Giấy chuyển tuyến là gì? Cách xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế ?

Giấy chuyển tuyến là gì? Hiện nay, việc chuyển tuyến là một việc rất thường gặp trong cuộc sống. Khi chuyển tuyến thì phải làm các thủ tục, trong đó không thể thiếu giấy chuyển tuyến. Do đó trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn làm rõ các vấn đề pháp lý trên một cách hiệu quả nhất. Trong trường hợp các bạn có nhu cầu tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900 6174 để có thể nhận được sự hỗ trợ của đội ngũ Luật sư chúng tôi một cách nhanh chóng nhất.

>> Tư vấn của Luật sư cách làm giấy chuyển tuyển. Gọi ngay 19006174 

Anh Khang (Kiên Giang) có câu hỏi như sau:

“Xin chào Luật sư! Tôi có một số thắc mắc cần được hỗ trợ tư vấn như sau:

Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của tôi là tỉnh nơi tôi sinh sống. Tôi muốn đi khám bệnh tại một thành phố khác thì liệu trong trường hợp này tôi có cần cần giấy chuyển tuyến hay không? Nếu có thì để xin chuyển tuyến cần giấy tờ gì? Thủ tục xin chuyển tuyến là như thế nào? Rất mong Luật sư có thể giải đáp giúp tôi những thắc mắc này, tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!”.

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn anh Khang đã gửi câu hỏi đến Luật sư của Tổng đài pháp luật. Tại bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của anh. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hỗ trợ cho anh và các bạn đọc.

Giấy chuyển tuyến là gì?

Giấy xin chuyển tuyến là gì có lẽ là thắc mắc chung của rất nhiều người. Bài viết này sẽ trình bày một cách cụ thể các vấn đề pháp ý liên quan đến vấn đề này.

Trước tiên, chúng ta cần phải làm rõ các khái niệm có liên quan. Về định nghĩa của chuyển tuyến khám chữa bệnh thì hiện nay không có quy định nào định nghĩa một các chính xác về thuật ngữ chuyển tuyến khám chữa bệnh là gì Tuy nhiên, có thể hiểu một cách khái quát chung thì chuyển tuyến khám chữa bệnh là việc chuyển bệnh nhân từ một cơ sở khám chữa bệnh thực hiện việc xin chuyển sang cơ sở một khám chữa bệnh khác, tùy theo trường hợp có thể là theo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật hoặc theo nguyện vọng của bệnh nhân. Như vậy, giấy chuyển tuyến là giấy xác nhận việc chuyển tuyến khám chữa bệnh.

giay-chuyen-tuyen-la-gi

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định có 03 hình thức chuyển tuyến, bao gồm các hình thức sau:

Thứ nhất là hình thức chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên. Hình thức chuyển tuyến này được quy định liền kề theo trình tự như sau: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1. Đến đây, có lẽ bạn sẽ thắc mắc các tuyến bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh nào. Việc phân loại tuyến khám chữa bệnh lại đã được quy định rất cụ thể tại Điều 3 Thông tư 43/2013/TT-BYT

Tuyến Trung ương hay còn được gọi tuyến 1. Trong hệ thống các khám chữa bệnh hiện nay thì tuyến này là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật gồm các bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,…

Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hay còn được gọi là tuyến 2 gồm bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện hạng I, hạng II thuộc Sở Y tế,…

Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hay còn gọi là tuyến 3 gồm các bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, bệnh xá công an tỉnh, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh,…

Tuyến xã, phường, thị trấn hay còn gọi là tuyến 4 bao gồm trạm y tế xã, trạm xá, phòng khám bác sỹ gia đình,…

Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế hoặc Sở Y tế) sẽ cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân quyết định (bằng văn bản) tuyến chuyên môn kỹ thuật của mình

Ngoài ra, cần lưu ý rằng chuyển người bệnh sẽ không theo trình tự quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BYT này nếu thuộc trường hợp theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

Thứ hai là hình thức chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.

Thứ ba là hình thức chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.

Như vậy, trên đây là các thông tin có liên quan đến chuyển tuyến, giấy chuyển tuyến và các hình thức chuyển tuyến. Đây là những thông tin rất quan trọng ai cũng cần nắm rõ.

>> Tư vấn của Luật sư điều kiện để chuyển tuyến. Gọi ngay 19006174 

Mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật

Mức hưởng bảo hiểm y tế hiện nay khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật cũng là một trong những vấn đề rất được quan tâm.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi tại khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định rất chi tiết. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo các tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú

– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước

– Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Cần lưu ý rằng khi đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh thì sẽ được bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí điều trị nội trú kể từ ngày 01/01/2021. Trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến huyện thì sẽ được bảo hiểm y tế chi trả 100% từ ngày 01/01/2016.

Như vậy, trên đây là các quy định pháp luật về các mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh không đúng tuyến. Tùy theo việc đi khám chữa bệnh tại từng tuyến khác nhau sẽ có mức hương bảo hiểm y tế khác nhau.

>>Xem thêm: Luật Bảo hiểm y tế 2008

Điều kiện để được chuyển tuyến là gì?

Điều kiện để được chuyển tuyến được quy định cụ thể theo từng trường hợp tại Điều 5 Thông tư số 14/2014/TT-BYT, cụ thể là như sau:

Đầu tiên, đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị tuy nhiên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, nhận thấy nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển người bệnh lên tuyến cao hơn nữa. Cần lưu ý rằng Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).

https://tongdaiphapluat.vn/wp-content/uploads/2023/06/giay-chuyen-tuyen-dieu-kien0chuyen-tuyen-300x142.png

Trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán, được điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm và có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.

Trong trường hợp chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến thì điều kiện chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến là như sau: Thứ nhất, bệnh không phù hợp với cơ sở khám chữa bệnh đó hoặc trường hợp là bệnh phù hợp nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám chữa bệnh không đủ điều kiện chẩn đoán, điều trị. Ngoài ra, bệnh còn phải phù hợp với danh mục kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh cùng tuyến dự kiến chuyển đến đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, vẫn còn trường hợp chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên các địa bàn giáp ranh để bảo đảm điều kiện thuận lợi cho người bệnh.

Những trường hợp đã chuyển người bệnh theo đúng các quy định đã liệt kê trong từng trường hợp ở trên đều là chuyển đúng tuyến. Nếu không theo đúng quy định thì được xem là chuyển vượt tuyến.

Cần lưu ý rằng nếu người bệnh không đáp ứng các điều kiện trên nhưng vẫn yêu cầu chuyển tuyến thì sẽ được giải quyết chuyển tuyến để bảo đảm quyền lựa chọn nơi khám chữa bệnh của người bệnh. Tuy nhiên, khi chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi phải cung cấp thông tin để người bệnh biết về phạm vi quyền lợi và mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh không theo đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Như vậy, trên đây là các điều chuyển tuyến mà ai cũng nên nắm rõ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình.

>> Tư vấn của Luật sư điều kiện, quyền lợi khi chuyển tuyến. Gọi ngay 19006174 

Xin giấy chuyển tuyến cần giấy tờ gì?

Hiện nay, khi muốn chuyển tuyến phải xin giấy chuyển lên tuyến tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Lưu ý rằng để xin giấy để chuyển tuyến thì cần phải có các loại giấy tờ như sau:

– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân

– Thẻ bảo hiểm y tế

– Giấy kết luận bệnh đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện chuyển tuyến theo quy định.

Như vậy, khi xin giấy chuyển tuyến thì cần phải có các loại giấy tờ trên.

>> Tư vấn của Luật sư thủ tục xin chuyển tuyến. Gọi ngay 19006174 

Thủ tục xin giấy xin chuyển tuyến?

Để có thể chuyển tuyến dễ dàng hơn thì cần nắm rõ các quy định về thủ tục xin giấy để chuyển tuyến, được chia thành 02 trường hợp như sau:

Thủ tục chuyển tuyến BHYT trong trường hợp cơ sở khám chữa bệnh thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến

Đối với trường hợp cùng tuyến được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 14/2014/TT-BYT, gồm trình tự như sau

thu-tuc-giay-chuyen-tuyen-dieu-kien-chuyen-tuyen

a) Thông báo và giải thích rõ ràng lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh.

b) Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển.

d) Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp;

đ) Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến;

e) Bàn giao người bệnh, giấy xin chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.

Như vậy, đây là thủ tục trong trường hợp chuyển người bệnh lên tuyến trên.

>>Xem thêm: Thông tư 40/2015/TT-BYT đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu chuyển tuyến

Thủ tục chuyển tuyến BHYT trong trường hợp người bệnh chuyển về tuyến dưới

Bên cạnh việc chuyển lên tiếng trên thì cũng có các trường hợp chuyển về tiếng dưới. Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư số 14/2014/TT-BYT quy định về thủ tục chuyển người bệnh về tuyến dưới được thực hiện theo các các quy định tại điểm a, b, đ, e của phần thủ tục chuyển lên tuyến trên đã được trình bày tại phần trước.

Như vậy, thủ tục chuyển tuyến BHYT được chia thành 02 trường hợp, bao gồm trường hợp cơ sở khám chữa bệnh thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến và trường hợp người bệnh chuyển về tuyến dưới. Từng trường hợp đều được quy định rất cụ thể tại Điều 7 Thông tư số 14/2014/TT-BYT.

>> Tư vấn của Luật sư thủ tục xin chuyển tuyến trong trường hợp chuyển về tuyến dưới. Gọi ngay 19006174 

Nơi khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến trung ương nhưng xuống bệnh viện tuyến tỉnh để khám chữa bệnh là trái tuyến hay đúng tuyến?

Có một thắc mắc thường gặp đó chính là nếu trong trường hợp nơi khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến trung ương nhưng xuống bệnh viện tuyến tỉnh để khám chữa bệnh là trái tuyến hay đúng tuyến. Để trả lời câu hỏi này cần phải căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT về những trường hợp được coi là đúng tuyến. Nhận thấy rằng việc nơi khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến trung ương nhưng xuống bệnh viện tuyến tỉnh để khám chữa bệnh không thuộc các trường hợp được xem là đúng tuyến tại Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT.

Do đó, nếu đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở bệnh viện tuyến trung ương mà tự xuống bệnh viện tuyến tỉnh để khám chữa bệnh thì sẽ được xác định là trái tuyến bảo hiểm y tế.

Một số trường hợp được xem là đúng tuyến có thể kể đến chẳng hạn như là: Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh;

Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).

Như vậy, nơi khám chữa bệnh ban đầu ở tuyến trung ương nhưng xuống bệnh viện tuyến tỉnh để khám chữa bệnh là trái tuyến. Điều này là điều quan trọng cần nắm rõ để các thủ tục chuyển tuyến được diễn ra nhanh chóng hơn.

Tóm lại giấy chuyển tuyến là bắt buộc phải có khi có ý định chuyển tuyến khám chữa bệnh. Việc nắm rõ các quy định liên quan đến giấy xin  chuyển tuyến là điều cần thiết để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình.

Như vậy, trên đây là toàn bộ lời tư vấn của các Luật sư về quy định pháp luật có liên quan đến thắc mắc về giấy để chuyển tuyến. Nếu anh Khang còn bất cứ trở ngại khó khăn nào cần được các Luật sư hỗ trợ, vui lòng gọi đến số điện thoại của Tổng đài pháp luật 1900 6174 để được đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp hỗ trợ nhanh chóng.

>> Tư vấn của Luật sư  điều kiện, thủ tục chuyển tuyến. Gọi ngay 19006174 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc