Mẫu giấy mua bán đất viết tay – Hướng dẫn cách viết hợp đồng mua bán đất

Mẫu giấy mua bán đất viết tay, hợp đồng mua bán đất viết tay hiện nay đang được cung cấp rộng rãi mà phổ biến trên mạng. Tuy nhiên, không phải mẫu giấy nào cũng đầy đủ, chính xác và được cập nhật mới nhất. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây về mẫu đơn mua bán đất viết tay! Trong trường hợp bạn còn có những thắc mắc muốn nhận được sự tư vấn từ các luật sư đất đai hãy gọi ngay cho Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp.

giấy mua bán đất viết tay

Hình ảnh mẫu giấy mua bán đất viết tay

Sử dụng giấy mua bán đất viết tay có hiệu lực pháp lý không?

Chị Trang (Phú Thọ) gửi câu hỏi về giấy mua bán đất viết tay:

Chào luật sư, luật sư có thể cho tôi hỏi vài vấn đề liên quan đến giấy mua bán đất viết tay được không ạ? Tôi có mua một mảnh đất giá 2 tỷ. Tuy nhiên, do tôi mua từ một người bạn thân nên chúng tôi quyết định không thành lập văn bản hợp đồng mà thống nhất với nhau làm giấy mua bán đất viết tay và có chữ ký tay của cả hai bên.

Tính đến nay đã được hai tháng kể từ khi tôi chuyển tiền nhưng bên bán không chịu giao giấy tờ đất cho tôi. Luật sư cho tôi hỏi giấy mua bán đất viết tay có hiệu lực pháp lý không ạ? Và tôi có quyền kiện bên bán không?

>>Tư vấn mua bán đất hợp pháp – Gọi ngay 19006174

Trả lời:

Luật sư của Tổng đài Pháp luật đã tiếp nhận thông tin bạn đã cung cấp và đưa ra tư vấn như sau:

Căn cứ quy định tại Điều khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 về hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai năm 2013 về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Căn cứ vào điều khoản trên trong Luật đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất sẽ có quyền hạn chuyển đổi, cho thuê; sử dụng để góp vốn vào công ty; thừa kế, cho thuê lại, thế chấp quyền sử dụng đất.

Như vậy, căn cứ vào hai điều luật trên thì việc thành lập văn bản mua bán đất thì phải được công chứng và xác nhận của nhà nước. Mọi trường hợp giấy mua bán đất viết tay hoặc chỉ có chữ ký tay thì sẽ không được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, với trường hợp của chị đã giao tiền cho bên bán thì chị vẫn có thể đề đơn lên tòa án và yêu cầu tòa án giải quyết và công nhận được hiệu lực của giao dịch quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Ở trường hợp của chị thì chị hoàn toàn có quyền đề nghị tòa án công nhận hiệu lực của giao dịch, đề nghị bên bán chuyển đổi, trả lại quyền sử dụng đất cho chị một cách hợp pháp để chị có thể tiến hành tất cả các thủ tục liên quan để công chứng. Hoặc nếu không, chị có thể yêu cầu bên bán trả lại cho bạn tất cả các khoản bồi thường về tiền bạc.
Nếu người bán có hành vi gian dối thì chị có thể đề đơn kiện lên tòa án và yêu cầu cơ quan hình sự điều tra làm rõ sự việc và người đó có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây, là lời tư vấn gửi đến luật sư của chị Trang. Như mọi người thấy, trường hợp của chị Trang khi luật sư chúng tôi đưa ra lời khuyên thì đã gần như muộn và phải dính líu đến những thủ tục lằng nhằng. Do đó, nếu không rào cản gì thì chúng tôi khuyên bạn hãy gọi điện đến Tổng đài Pháp luật 19006174 để nhận tư vấn từ luật sư trước khi thực hiện bất cứ hành động nào, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến mua bán đất đai, nhà cửa.

>>>Xem thêm: Hợp đồng mua bán đất hợp pháp 2022

hợp đồng mua bán đất viết tay

Hướng dẫn cách viết mẫu giấy mua bán đất viết tay – Gọi 19006174

Mẫu giấy mua bán đất viết tay mới nhất

Anh Thanh (Hà Nội) gửi câu hỏi về mẫu giấy mua bán đất viết tay mới nhất:

Chào luật sư, tôi chuẩn bị mua một miếng đất 112m2 ở ngoại thành Hà Nội. Vì tôi mua của người họ hàng ở quê nên chúng tôi định chỉ làm hợp đồng mua bán đất viết tay. Nhưng tôi sợ rằng giao dịch sẽ không hợp pháp hoặc có vấn đề gì khác phát sinh không đáng có. Vậy luật sư có thể cho tôi tham khảo mẫu giấy mua bán đất viết tay hợp pháp bản mới nhất không? Xin chân thành cảm ơn luật sư!

>>Hướng dẫn viết mẫu giấy mua bán đất viết tay – Gọi ngay 19006174

Trả lời:

Tổng đài Pháp luật đã từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp tìm kiếm mẫu giấy mua bán đất viết tay trên mạng rồi sau đó mang đến hỏi ý kiến của luật sư. Tuy nhiên, sau khi luật sư của chúng tôi xem xét kỹ càng thì lại thiếu rất nhiều dẫn đến phải viết lại từ đầu. Vì vậy, sau đây chúng tôi xin cung cấp cho bạn mẫu giấy mua bán đất viết tay

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

(Số: ……………./HĐCNQSDĐ,TSGLĐ)

Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Tại: ……………………………………

Chúng tôi gồm có:

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN A):

Ông/bà: ……………………………………..Năm sinh: …………………………………

CMND số: ………………………….Ngày cấp………………. Nơi cấp………………

Hộ khẩu: ……………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………………………………………………………….

Ông/bà: ……………………………… Năm sinh: ……………………………………

CMND số: ……………………………Ngày cấp Nơi cấp ……………………………

Hộ khẩu: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………………………

Là chủ sở hữu bất động sản: …………………………………………………………

BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN B):

Ông/bà: ……………………………… Năm sinh: ……………………………………

CMND số: ………………………….. Ngày cấp………………….. Nơi cấp…………

Hộ khẩu: …………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………………………

Ông/bà:…………………………..Năm sinh: …………………………………………

CMND số: ……………..Ngày cấp……………… Nơi cấp …………………………

Hộ khẩu: …………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………………………

Hai bên đồng ý thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1: QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT CHUYỂN NHƯỢNG

1.1. Quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất của bên A đối với thửa đất theo cụ thể như sau:

– Thửa đất số: ……………………………………………………………………………

– Tờ bản đồ số: …………………………………………………………………………

– Địa chỉ thửa đất: ………………………………………………………………………

– Diện tích: …………………………m2 (Bằng chữ:……………………………….)

– Hình thức sử dụng: …………………………………………………………………

+ Sử dụng riêng: ………………………………………………………………….m2

+ Sử dụng chung: ………………………………………………………………..m2

– Mục đích sử dụng: …………………………………………………………………

– Thời hạn sử dụng: …………………………………………………………………

– Nguồn gốc sử dụng: ………………………………………………………………

Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có): …………………………………

2.2. Tài sản gắn liền với đất là: ………………………………………………………

Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản có: …………………………………

ĐIỀU 2: GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

2.1. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này là: …………………đồng.

(Bằng chữ: ………………………………………….đồng Việt Nam).

2.2. Phương thức thanh toán: ………………………………………………………

2.3. Việc thanh toán số tiền nêu tại khoản 1 Điều này do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

ĐIỀU 3: VIỆC ĐĂNG KÝ TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ LỆ PHÍ

3.1. Việc đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật do bên A chịu trách nhiệm thực hiện.

3.2. Lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo Hợp đồng này do bên A chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 4: VIỆC GIAO VÀ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

4.1. Bên A có nghĩa vụ giao thửa đất và tài sản gắn liền với đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này cùng với giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho bên B vào thời điểm ……………………………………..

4.2. Bên B có nghĩa vụ thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 5: TRÁCH NHIỆM NỘP THUẾ, LỆ PHÍ

Thuế, lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo Hợp đồng này do bên ………………… chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

6.1. Nghĩa vụ của bên A:

a) Chuyển giao đất, tài sản gắn liền với đất cho bên B đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu, tình trạng đất và tài sản gắn liền với đất như đã thoả thuận;

b) Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho bên B.

6.2. Quyền của bên A:

Bên A có quyền được nhận tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; trường hợp bên B chậm trả tiền thì bên A có quyền:

a) Gia hạn để bên B hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên A, bên B vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại;

b) Bên B phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.

ĐIỀU 7: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

7.1. Nghĩa vụ của bên B:

a) Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận cho bên A;

b) Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;

d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

7.2. Quyền của bên B:

a) Yêu cầu bên A giao cho mình giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất;

b) Yêu cầu bên A giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu, tình trạng đất và tài sản gắn liền với đất như đã thoả thuận;

c) Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng;

d) Được sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn.

ĐIỀU 8: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 9: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

9.1. Bên A cam đoan:

a) Những thông tin về nhân thân, về thửa đất và tài sản gắn liền với đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b) Thửa đất thuộc trường hợp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

c) Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:

– Thửa đất và tài sản gắn liền với đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

e) Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

9.2. Bên B cam đoan:

a) Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b) Đã xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất và tài sản gắn liền với đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

c) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

d) Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

ĐIỀU 10: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

10.1. Hai bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình được thỏa thuận trong hợp đồng này.

10.2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

10.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ……. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm ……

Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

BÊN A

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

BÊN B

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày …….. tháng ………. năm ……….. , tại: ………………………………

Tôi , Công chứng viên phòng Công chứng số …………. tỉnh (thành phố)…………

CÔNG CHỨNG:

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được giao kết giữa bên A là ………………………………… và bên B là ………………………………………..; các bên đã tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng;

– Tại thời điểm công chứng, các bên đã giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

– Nội dung thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

– …………………………………………………………

– Hợp đồng này được làm thành ………. bản chính (mỗi bản chính gồm ……. tờ, ……..trang), giao cho:

+ Bên A …… bản chính;

+ Bên B ……. bản chính;

Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.

Số ………………………….., quyển số …………….TP/CC-SCC/HĐGD.

CÔNG CHỨNG VIÊN

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn mẫu giấy mua bán đất viết tay. Tuy nhiên, nếu sau khi đọc xong mẫu tham khảo của chúng tôi mà vẫn không biết cách làm giấy mua bán đất viết tay làm sao cho đúng, chuẩn, không biết cách điền các thông tin còn trống như thế nào thì nên gọi điện đến Tổng đài Pháp luật 19006174 của chúng tôi để được luật sư tư vấn kỹ hơn, chi tiết hơn.

>>>Xem thêm: Giấy ủy quền mua bán đất

Sử dụng giấy mua bán đất viết tay có cần phải công chứng không?

Chị Thy (Gia Lai) gửi câu hỏi đến tổng đài:

Chào luật sư, gia đình tôi dự định mua một mảnh đất 250m2 của nhà hàng xóm để trồng cây ăn trái. Vì thân quen nên chúng tôi chỉ làm giấy mua bán đất viết tay. Hàng xóm nhà tôi bảo chỉ cần có người làm chứng với có đủ chữ ký 2 bên là được, không cần công chứng cho mất thời gian. Tôi thì lại sợ rủi ro pháp lý sau này. Vậy luật sư cho tôi hỏi hợp đồng mua bán đất viết tay có cần phải công chứng không ạ?

>>Tư vấn thủ tục mua bán đất hợp pháp – Gọi 19006174

Trả lời:

Tất cả các dạng hợp đồng, văn bản liên quan đến quyền mua bán sử dụng đất, quyền sở hữu đất, quyền sở hữu tài sản gắn với đất của hộ gia đình thì cần phải được ký tên bởi chính người đứng tên sổ đỏ ấy hoặc người được ủy quyền mua bán theo các quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT và Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP có quy định: Người có tên ở giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền mua bán chỉ nên ký hợp đồng hoặc là văn bản giao dịch với quyền sử dụng tài sản, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi các thành viên trong gia đình sử dụng đất đồng ý và thành lập văn bản. Văn bản đó phải được chứng minh hoặc chứng thực bởi cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trên đây, là một vài thông tin của chúng tôi cung cấp tới bạn về việc công chứng giấy tờ đất đai cần thiết. Nếu bạn có những thắc mắc thêm về thủ tục làm giấy mua bán đất, các giấy tờ nào cần đi kèm hợp đồng mua bán thì bạn nên gọi đến số 19006174 để được luật sư của chúng tôi tư vấn cụ thể hơn.

Thực tế, thủ tục mua bán đất thường khá phức tạp và có thể xảy ra nhiều rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.

>>>Xem thêm: Thuế chuyển quyền sử dụng đất

mẫu giấy tờ mua bán đất viết tay

Tư vấn thủ tục mua bán đất với giấy mua bán đất viết tay – Gọi 19006174

Hợp đồng mua bán đất viết tay chưa được công chứng thì có đòi lại đất được không?

Chị Chi (Hà Tĩnh) gửi câu hỏi về tổng đài:

Thưa luật sư, ngày xưa khi tôi và chồng tôi lấy nhau về thì chồng tôi đang gánh một khoản nợ khá lớn. Sau khi tôi trả hết nợ cho chồng xong có mua một mảnh đất để xây nhà. Tuy nhiên, tại thời điểm đầu năm 2004 chủ đất và tôi thỏa thuận rằng không làm hợp đồng mà chỉ viết tay và có người làm chứng. Do tôi có kinh doanh, buôn bán quy mô nhỏ nên tôi cũng có một số tiền tương đối vào hàng tháng còn chồng tôi thì đa số ở nhà làm nội trợ nên không có tiền. Sau khi trả nợ xong xuôi tiền vay mượn để mua đất, xây nhà thì tôi có phát hiện ra chồng tôi ngoại tình. Sau khi mọi chuyện vỡ lở ra thì chồng tôi về nhà đánh đập chửi bới tôi thường xuyên. Đến nay thì tôi không thể cứ thế cam chịu nên quyết định ly hôn nhưng tôi muốn dành lại mảnh đất mà tôi tự kiếm tiền mua trong khoảng thời gian vẫn là vợ chồng. Tuy nhiên, đến hiện nay thì tôi chỉ có giấy mua bán đất viết tay chưa có chứng thực. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có thể lấy lại được mảnh đất đó không?

>>Tư vấn các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai – Gọi 19006174

Trả lời:

Luật sư Tổng đài Pháp luật đã tiếp nhận tất cả các thông tin từ chị và đưa ra tư vấn như sau:

Tất cả các thỏa thuận, chuyển nhượng bất động sản đều là những giao dịch về dân sự. Do đó, pháp luật luôn tôn trọng giao dịch giữa người mua và người bán. Tuy nhiên thì việc chuyển nhượng thì luôn phải tuân theo các quy định của pháp luật: Người tham gia giao dịch phải có năng lực, hành vi dân sự; Người thực hiện giao dịch là phải thực hiện hoàn toàn tự nguyện; những điều luật, nội dung khi giao dịch không vi phạm pháp luật, không làm trái với đạo đức xã hội.

Tuy nhiên, trong trường hợp của chị Chị thì chị Chi làm hợp đồng bằng viết tay và không có công chứng. Ở vấn đề này, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định các điều luật, điều khoản bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền thu hồi đất tại Điều 11:

“Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng có giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của bên chuyển quyền (không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển quyền) thì không phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 135 hoặc khoản 1 Điều 136 Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP”.

Bên cạnh đó, Điều 101 Luật đất đai 2013 cũng quy định:

“Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất…

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…”

Như vậy, trong trường hợp của chị Chi thì chị và chồng đã thực hiện giao dịch từ năm 2004 nên tính đến nay đương nhiên chị và chồng đang sở hữu mảnh đất mà không cần phải chuyển nhượng quyền sử dụng đất nữa.

Và nếu chị muốn đứng tên mảnh đất đó một mình thì chị cần phải có chứng cứ để chứng minh hoặc xác nhận rằng mảnh đất đó là có tiền bạn bỏ ra mua hoặc góp phần lớn tiền, hoặc được thừa kế, được cho hoặc tặng.

Trường hợp này là một trường hợp khá phức tạp mà chúng tôi đã từng tiếp nhận. Bởi vì chị Chị đã gọi điện đến chúng tôi để nhờ tư vấn từ sớm nên chúng tôi đã có đưa ra giải pháp và giúp chị đòi lại miếng đất về lại quyền sở hữu của mình. Vì vậy, nếu có vấn đề khúc mắc, mong muốn được tư vấn thì hãy gọi đến số điện thoại của tổng đài 19006174 để được tư vấn một cách nhanh chóng, thuận tiện, không tốn chi phí đi lại.

>>>Xem thêm: Thủ tục mua bán đất

Những rủi ro của giấy mua bán đất viết tay

Anh Hùng (An Giang) có câu hỏi:

Chào luật sư, tôi đang chuẩn bị tiến hành mua một mảnh đất để làm nhà trên thành phố. Tôi có tìm đến bên môi giới vì do tôi cũng không biết nhiều về đất đai. Sau khi được dẫn đi xem vài mảnh đất thì tôi có chọn được một mảnh ưng nhất và có hẹn mai đến ký hợp đồng. Tuy nhiên, thì người môi giới cho tôi nói là thủ tục này đơn giản chỉ cần làm giấy mua bán đất viết tay và ký là xong. Nhưng đây là một mảnh đất mà tôi sử dụng tích góp bao nhiêu năm nên không an tâm. Vậy luật sư cho tôi hỏi là khi mà tôi viết tay như vậy thì có xảy ra chuyện gì không ạ?

>>Luật sư tư vấn rủi ro của giấy mua bán đất viết tay và cách xử lý – Gọi 19006174

Trả lời:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài Pháp luật. Chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo luật đất đai năm 2013, người sử dụng đất sẽ được thực hiện các quyền chuyển đổi, cho thuê, thuê lại, tặng, thừa kế, mua bán, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên chủ sở hữu.

Do đó, nếu anh không được sang tên ở trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mọi giao dịch sẽ không đạt đủ điều kiện theo yêu cầu của pháp luật.

Vì vậy, trong trường hợp khi môi giới đất bảo anh chỉ cần viết tay thì có thể anh đang bị trục lợi hoặc bị lừa gạt. Tuyệt đối không nên mua những miếng đất mà hợp đồng mua bán đất viết tay vì sau này khi muốn bán hoặc để lại cho con cháu thì anh không có quyền thực hiện.

Rất nhiều người đã bị lừa bởi hình thức mua bán đất bằng giấy mua bán đất viết tay này. Do đó, khi làm hợp đồng mua bán đất viết tay thì nên tham khảo ý kiến của luật sư. Vì luật sư là người có hiểu biết về pháp luật sẽ tư vấn cho bạn cách tốt nhất.

>>>Xem thêm: Quy trình mua bán đất hợp pháp

Mua đất bằng hợp đồng ủy quyền cho nên hay không?

Anh Duy( Hà Nội) hỏi về việc có nên mua đất bằng giấy mua bán đất viết tay hay không:

Thưa luật sư, tôi có mua một miếng đất bằng hợp đồng ủy quyền của bạn tôi đó là anh Kiên. Anh Kiên lại là người được ủy quyền từ một người anh em xa là chị Hằng để bán miếng đất. Sau khi được chị Hằng ủy quyền thì anh Kiên có làm sổ đỏ và đưa lại cho tôi.

Luật sư cho tôi hỏi rằng khi tôi nhận sổ đỏ từ anh Kiên thì tôi có được sở hữu chính chủ mảnh đất ấy không? Có được ký tên và kê khai đóng dấu không? Nếu tôi muốn bán hoặc làm gì với mảnh đất thì có được không hay phải có được sự đồng ý của chị Hằng?

>>Tư vấn thủ tục ủy quyền mua bán đất – Gọi 19006174

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch:

Điều 118. Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch

1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.

Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.

2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:

a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;

b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;

c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;

d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;

đ) Nhận thừa kế nhà ở;

e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Trường hợp nhà ở cho thuê thì ngoài các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này, nhà ở còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Qua các điều khoản, điều luật mà chúng tôi vừa đề cập ở trên thì quy định của pháp luật đối với đất chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì sẽ không được đem ra để mua bán. Ở đây thì mảnh đất này chị Hằng đã có giấy chứng nhận sử dụng đất nên người đứng ra làm các thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất là chị Hằng. Tuy nhiên, chị Hằng đã ủy quyền cho anh Kiên vì vậy anh Kiên có quyền thay chị Hằng làm các thủ tục. Vì vậy, anh Duy được phép kê khai, ký tên vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trường hợp trên thì chúng tôi không khuyến khích mua đất theo hợp đồng ủy quyền. Vì vậy, nếu có ý định mua đất thì nên nhờ những luật sư có chuyên môn cao tư vấn để tránh mất tiền, công sức, thời gian.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Ở bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số thông tin, một số câu hỏi mà chúng tôi thường nhận được từ chính khách hàng của chúng tôi về giấy mua bán đất viết tay để bạn tham khảo và rút kinh nghiệm cho chính bạn. Nếu có khúc mắc gì bạn hãy gọi đến 19006174 để được giải đáp nhanh nhất, không phải chờ đợi. Hoặc nếu không tiện thì bạn có thể gửi email hoặc gặp trực tiếp luật sư để được tư vấn trường hợp khó ví dụ như mẫu giấy mua bán đất viết tay, hướng dẫn cách viết hợp đồng mua bán đất viết tay đúng quy định.