Kháng cáo là gì? Quy định về kháng cáo [ Cập nhật 2024]

Kháng cáo là gì? Ai có quyền kháng cáo bản án, quyết định hình sự? Thủ tục kháng cáo vụ án hình sự như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng đài pháp luật giải quyết trong bài viết dưới đây. Ngoài ra bạn có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến quy định kháng cáo hoặc cần được hỗ trợ về vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi qua hotline tư vấn miễn phí 1900.6174 để được Luật sư giải đáp trực tiếp.

khang-cao-la-gi

Kháng cáo là gì?

 

Kháng cáo là một trong những cơ sở pháp lý làm phát sinh thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án, quyền của đương sự và những chủ thể khác theo quy định pháp luật. Kháng cáo là quyền tố tụng quan trọng, được pháp luật về Tố tụng Việt Nam ghi nhận và bảo đảm thực hiện để những chủ thể có quyền kháng cáo được thể hiện sự không đồng tình của mình đối với phán quyết của Tòa án trong bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

Khái niệm về kháng cáo chưa được định nghĩa rõ ràng, cụ thể trong các văn bản pháp lý, chính vì vậy khái niệm này vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào một số văn bản pháp lý liên quan đến kháng cáo thì có thể hiểu “Kháng cáo là thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án, là thủ tục để các chủ thể có quyền kháng cáo thể hiện sự không đồng tình của mình và yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật”.

Kháng cáo nói chung là một trong những quyền cơ bản của con người, không chỉ được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam mà còn được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế. Kháng cáo là quyền của những người tham gia tố tụng trong giai đoạn xét xử nhưng không phải người tham gia tố tụng nào cũng có quyền kháng cáo.

Chủ thể của quyền kháng cáo là những người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích bị ảnh hưởng bởi phán quyết của Tòa án, họ thực hiện quyền kháng cáo để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước phán quyết của Tòa án mà theo họ là thiếu căn cứ, không hợp pháp và làm mất quyền lợi của họ. Nói cách khác chỉ những chủ thể là người tham gia tố tụng được pháp luật quy định thì mới có quyền kháng cáo.

Kháng cáo phải được thực hiện đúng theo quy định về trình tự thủ tục, thời hạn, giới hạn cũng như các quy định khác của pháp luật. Kháng cáo là cơ sở để xét xử phúc thẩm, theo đó quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm sẽ được xem xét lại hoặc xử lại vụ án. Thông qua kháng cáo,

Kháng cáo chỉ được coi là hợp pháp khi thực hiện trình tự kháng cáo đúng trình tự, đúng thời gian luật định, nếu không thủ tục xét xử phúc thẩm sẽ không phạt sinh. Thông qua việc kháng cáo, Tòa án kiểm tra lại tính hợp pháp của bản án, quyết định sơ thẩm đó, đồng thời khắc phục những thiếu sót, sai lầm của Tòa án cấp dưới.

Trên đây là những phân tích của Luật sư về khái niệm kháng cáo là gì? Nếu bạn đọc còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ tới Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn Luật hình sự chính xác, nhanh chóng nhất từ các Luật sư.

Ai có quyền kháng cáo bản án, quyết định hình sự?

 

Anh Lý (Trà Vinh) có câu hỏi sau:

“Chào Luật sư! Con trai tôi (20 tuổi) đã bị tuyên án về tội trộm cắp tài sản và bị phạt tù những 5 năm với căn cứ là phạm tội trộm cắp có tổ chức. Tuy nhiên là con trai tôi không có tham gia tổ chức trộm cắp, mà lúc đấy vì mê game và mua sắm, đua đòi theo bạn bè nên mới đi trộm nhà người khác. Trùng hợp là khi đã mới gắp nhóm tổ chức đi trộm đó nên con trai tôi mới đi sau để kiếm lời.

Con tôi không có bàn bạc gì với nhóm tổ chức ăn trộm đó, trước thời gian họ bàn bạc đi ăn trộm thì con tôi vẫn đang ở quán game, đến khuya mới đi trộm. Vậy nhưng tòa án tuyên 5 năm tù với con trai tôi nên tôi không đồng ý, tôi có cả phần trích xuất camera của quán game đó. Luật sư cho tôi hỏi liệu tôi có thể kháng cáo không?

Xin cảm ơn Luật sư!”

 

>>> Ai có quyền kháng cáo bản án, quyết định hình sự? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn Pháp luật! Với trường hợp của anh, Luật sư đưa ra câu trả lời như sau:

Quyền kháng cáo trong mỗi lĩnh vực là khác nhau, do đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh nên người có quyền kháng cáo trong mỗi lĩnh vực riêng là khác nhau.

Đối với các vụ án dân sự:

Theo quy định tại Điều 271 Bộ Luật tố tụng Dân sự năm 2015 về các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ án có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Đối với các vụ án hình sự:

Điều 331 Bộ Luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về các chủ thể có quyền kháng cáo rộng hơn, bao gồm:

– Bị cáo, bị hại, người đại diện theo pháp luật của họ.

Bị cáo là đối tượng bị buộc tội trong vụ án hình sự, họ có thể phải chịu hình phạt và bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra bằng một bản án, quyết định của Tòa án hoặc có thể được tuyên vô tội và được trả tự do ngay. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, pháp luật trao cho họ có quyền kháng cáo cho chính bản thân bị cáo.

Người đại diện hợp pháp của bị cáo có thể là cha, mẹ, anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha (trường hợp bị cáo là người chưa thành niên hoặc là người có nhược điểm về thể chất, tâm thần).

– Người bào chữa bảo vệ lợi ích cho người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Để đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi cho bị cáo (người bị hạn chế về năng lực hành vi tố tụng) Luật Tố tụng hình sự Việt Nam quy định người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của bị cáo – người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần. Đây là quyền kháng cáo độc lập của người bào chữa, quyền này không phụ thuộc vào việc bị cáo có đồng ý hay không, khi người bào chữa kháng cáo không loại trừ quyền tự bào chữa của bị cáo.

– Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện theo pháp luật.

Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. Do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự tham gia tố tụng để giải quyết vấn đề dân sự vụ án hình sự nên quyền kháng cáo của họ hạn chế trong phạm vi phần bản án, quyết định liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ.

Người bảo vệ quyền lợi của đương sự chưa thành niên, có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định sơ thẩm liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ. Đây cũng là quyền độc lập của người bảo vệ quyền lợi của đương sự, không phụ thuộc đương sự có đồng ý hay không.

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ mong muốn bảo vệ quyền lợi cho bị hại có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần hình phạt cũng như bồi thường thiệt hại.

Nếu người bị hại là người từ 18 tuổi trở lên (đã thành niên), khỏe mạnh và không gặp vấn đề gì về thể chất, tinh thần thì họ phải tự mình thực hiện quyền kháng cáo. Nếu người bị hại là người chưa thành niên, có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo đối với bản án sơ thẩm.

– Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Người được Tòa án tuyên không có tội tức là người mà quyền lợi, nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng. Họ có thể là người không liên quan đến việc thực hiện tội phạm nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng phải xử lý theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ.

Căn cứ vào các quy định trên có hiểu hiểu rõ phần nào những chủ thể có quyền kháng cáo trong bản án, quyết định hình sự. Vậy, theo trường hợp của anh Lý thì anh không có quyền kháng cáo bởi vì anh không phải đối tượng có quyền kháng cáo, không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Tuy nhiên, con trai anh đã 20 tuổi, đã trưởng thành và có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sư. Chính vì vậy, con trai anh là chủ thể có quyền nộp đơn kháng cáo, là bị cáo bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bản án hình sự của Tòa án.

Trên đây là những phân tích của chúng tôi về vấn đề ai có quyền kháng cáo bản án, quyết định hình sự? Nếu anh Lý còn thắc mắc hay câu hỏi nào khác, hãy liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Bị cáo là gì? Bị can, bị cáo khác nhau như thế nào? BLHS 2015

khang-cao-la-gi-ai-co-quyen-khang-cao

Thời hạn kháng cáo là bao lâu?

 

Anh Huy (Bắc Kạn) có câu hỏi sau:

“Chào Luật sư! Hiện tại tôi là bị hại của vụ án liên quan đến tội cướp giật tài sản, Tòa án đang xét xử điều tra và sắp đến thời gian tuyên án. Tuy nhiên khi tham gia xét xử, tôi cảm thấy có khả năng bị cáo sẽ không bị xử phạt nặng nên có thể tôi sẽ kháng cáo.

Luật sư cho tôi hỏi thời hạn về kháng cáo là bao lâu? Mong Luật sư tư vấn”

 

>>> Thời hạn kháng cáo là bao lâu? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

 

Chào anh Huy, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn Pháp luật! Với trường hợp của anh, Luật sư đưa ra câu trả lời như sau:

Quyền kháng cáo chỉ được thực hiện khi các bản án, quyết định chưa có hiệu lực thi hành, thường thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tòa án cấp sơ thẩm tuyên án thì đương sự hoặc những chủ thể khác theo quy định có quyền kháng cáo. Đối với đương sự, đại diện của tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa, không có mặt trong thời gian tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đối với trường hợp có đơn kháng cáo quyết định đình chỉ vụ án hoặc tạm đình chỉ vụ án cấp sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo chỉ còn 7 ngày tính từ ngày chủ thể nhận được quyết định của Tòa.

Nếu đơn kháng cáo được gửi qua đường bưu điện thì ngày kháng cáo sẽ bắt đầu được xác định từ ngày bưu cục nơi gửi đóng dấu trên phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận.

Tuy nhiên trong một số trường hợp quá thời hạn kháng cáo mà vì lý do chính đáng thì đơn kháng cáo vẫn sẽ được chấp nhận.

Đối với trường hợp của anh Huy thì anh là người bị hại liên quan đến tội cướp giật tài sản. Chính vì vậy, anh Huy là chủ thể có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi về thời hạn kháng cáo là bao lâu? Nếu anh Huy còn thắc mắc hoặc đang cần Luật sư hỗ trợ, vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng trong vụ án hình sự – Nhận toàn bộ các vụ việc

Thủ tục kháng cáo vụ án hình sự

 

>>> Tư vấn thủ tục kháng cáo vụ án hình sự nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

 

Căn cứ Điều 332, 334 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về Thủ tục kháng cáo, tiếp nhận và xử lý kháng cáo được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đơn kháng cáo và tài liệu, chứng cứ

Người có yêu cầu kháng cáo cần phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử trước đó, thể hiện quan điểm không đồng tình với bản án, quyết định của Tòa.

Theo khoản 2 Điều 332 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 yêu cầu đơn kháng cáo phải có nội dung chính sau:

– Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

– Họ và tên, địa chỉ nơi cư trú của người kháng cáo;

– Lý do lập đơn kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;

– Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

Kèm theo đơn kháng cáo, người có quyền kháng cáo phải trình bày trực tiếp các chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của việc kháng cáo.

Theo các quy định nêu trên, đơn kháng cáo cần có nội dung và hình thức như sau:

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày……tháng…….năm……

 

ĐƠN KHÁNG CÁO VỤ ÁN HÌNH SỰ

 

Kính gửi: – Toà án nhân dân tỉnh/thành phố ………………………………………………………………………

– Toà án nhân dân quận/huyện………………………………………………………………………………………..

Tôi tên là: ………………………………………… Ngày sinh: …………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………….

Thường trú: …..…………………………………………………………………………………………………………….

Tôi bị cáo, Tòa án nhân dân quận ………………………………xét xử sơ thẩm ngày ……về tội danh:

…………………………………………………………………………………………..với mức án là …năm tù giam.

Tôi làm đơn này xin quý Toà xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm của Toà án Nhân Dân huyện….……………………………………………………………………………………………………………………….

Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:

1. ….……………………………………………………………………………………………………………………………

2. ….……………………………………………………………………………………………………………………………

3. ….……………………………………………………………………………………………………………………………

    Người kháng cáo

   (Ký và ghi rõ họ tên)

 

Bước 2: Gửi đơn kháng cáo hoặc kháng cáo trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền

Căn cứ khoản 1 Điều 332 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.

Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam thì bị cáo vẫn có quyền kháng cáo, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ sẽ nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
Nếu người có quyền kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo thì Tòa phải lập biên bản về việc kháng cáo theo mẫu thống nhất quy định tại Điều 133 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.

Bước 3: Tòa án tiếp nhận và xử lý kháng cáo

Sau khi Tòa án nhận được đơn kháng cáo hoặc biên bản về việc kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo (Điều 334 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015). Sau khi xét thấy kháng cáo là hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm sẽ thông báo về việc kháng cáo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo và thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo.

Trường hợp kháng cáo hợp lệ nhưng chưa ghi rõ ràng về nội dung thì sẽ thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ. Trường hợp nộp đơn kháng cáo quá thời hạn thì Tòa án sẽ yêu cầu người làm đơn kháng cáo nêu rõ lý do bất khả kháng và đưa ra chứng cứ chứng minh nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.

Trường hợp người làm đơn kháng cáo không có quyền kháng cáo thì trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án sẽ trả lại đơn kháng cáo, nêu rõ lý do trả lại đơn và có thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, Viện kiểm sát cùng cấp. Khi trả lại đơn có thể bị khiếu nại trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, thủ tục khiếu nại sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành xét xử

Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án có kháng cáo và chứng cứ, tài liệu,…kèm theo nếu có, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý. Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, phiên họp trong thời gian 3 ngày kể từ ngày thụ lý.

Sau khi thụ lý hồ sơ, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu thì thời hạn chuyển là 15 ngày; Đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương thì thời hạn là 20 ngày từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án.

Đối với các loại tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thì thời hạn thì có thể kéo dài đến 30 ngày mới có thể gửi trả hồ sơ về Tòa án (Điều 341 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015). Đối với trường hợp Tòa án phúc thẩm nhận được chứng cứ, tài liệu bổ sung trước khi xét xử thì phải chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp, sau khi Viện kiểm sát nhận được sẽ trả lại Tòa trong thời hạn 3 ngày.

Đối với trường hợp kháng cáo quá hạn, nếu lý do bất khả kháng được Tòa án chấp nhận thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm sẽ phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm, kèm theo chứng cứ nếu có.

Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm 03 Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn, các chứng cứ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn. Phiên họp xét kháng cáo sẽ diễn ra trong vòng 3 ngày trước ngày xét đơn kháng cáo quá hạn với sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.

Trước khi bắt đầu phiên tòa, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo. Việc bổ sung, thay đổi kháng cáo phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo.

Người kháng cáo có thể rút một phần kháng cáo khi Viện kiểm sát xét thấy không liên quan đến kháng cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ đình chỉ xét xử phần kháng cáo đó trong bản án phúc thẩm.

Trên đây là những phân tích của chúng tôi về thủ tục kháng cáo vụ án hình sự. Mọi thắc mắc của người dân vui lòng liên hệ đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn, hỗ trợ chính xác, nhanh chóng nhất!

>>> Xem thêm: Cải tạo không giam giữ được áp dụng khi nào? BLHS mới nhất

thu-tuc-khang-cao-la-gi

Phân biệt kháng cáo và kháng nghị

 

Kháng cáo và kháng nghị đều là những quyền tố tụng được pháp luật tố tụng hình sự ghi nhận, bảo đảm thực hiện để các chủ thể có quyền được bày tỏ sự không đồng tình của mình với phán quyết của Tòa án. Kháng cáo và kháng nghị đều là có nội dung là đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét lại bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của những người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát.

Kháng cáo và kháng nghị không phải cùng một loại văn bản, chúng ta sẽ phân biệt theo các tiêu chí dưới đây:

 

Tiêu chí 
Kháng cáo Kháng nghị
Khái niệm
 Kháng cáo là hành vi tố tụng sau khi xử sơ thẩm vụ án, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền phản bác án bằng chứng cứ và đơn kháng cáo, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.  

Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền thực hiện, thể hiện ý kiến phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử một cách chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những điểm sai trong bản án, quyết định của Tòa án.

Hình thức
Người có quyền kháng cáo sẽ thực hiện kháng cáo lên tòa án phúc thẩm. Kháng nghị thực hiện qua 03 hình thức gồm: phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Chủ thể thực hiện
Người có quyền kháng cáo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bao gồm:
Người có quyền kháng cáo:
– Bị cáo, bị hại, người đại diện hợp pháp của họ;
– Người bào chữa cho người chưa thành niên (dưới 18 tuổi), người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
– Nguyên đơn hoặc bị đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của họ;
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ;
– Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất
– Người được Tòa án tuyên là không có tội.
Người có quyền kháng nghị được quy định tại khoản 1 Điều 336 và Điều 373, 400 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, bao gồm:
– Kháng nghị phúc thẩm sẽ do: Viện kiểm sát cùng cấp hoặc viện kiểm sát cấp trên trực tiếp;
– Kháng nghị giám đốc thẩm do: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng viện kiểm sát quân sự trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
– Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm do: Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Thời hạn
– Đối với bản án sơ thẩm thời hạn là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo hoặc đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
– Đối với quyết định sơ thẩm thời hạn là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
– Trường hợp kháng cáo quá hạn phải do Hội đồng 3 thẩm phán xem xét.
– Kháng nghị bản án sơ thẩm: thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án đối với Viện Kiểm sát cùng cấp và thời hạn 30 ngày đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

– Kháng nghị quyết định sơ thẩm: 07 ngày kể từ ngày tòa án ra quyết định đối với Viện Kiểm sát cùng cấp và 15 ngày đối với Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp.

– Đối với Giám đốc thẩm:

+ Chỉ được tiến hành kháng nghị trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật trong trường hợp kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án.

+ Khi kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất kể lúc nào, cho dù người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

+ Việc kháng nghị về lĩnh vực dân sự trong vụ án hình sự sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự.

– Tái thẩm:

+ Thời hạn kháng nghị không được quá thời gian 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới có lợi cho người bị kết án liên quan đến vụ án.

+Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả khi người bị kết án đã chết mà cần minh oan.

+ Việc kháng nghị về lĩnh vực dân sự trong vụ án hình sự sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Nội dung
Thể hiện bằng Đơn kháng cáo ghi rõ với các nội dung:
– Ngày, tháng, năm (thời gian, địa điểm) làm đơn;
– Họ và tên, địa chỉ nơi cư trú của người kháng cáo;
– Lý do muốn kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
– Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo;
Thể hiện bằng quyết định kháng nghị với các nội dung:
– Ngày, tháng, năm (thời gian) ra quyết định, số của quyết định kháng nghị;
– Tên Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
– Kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm;
– Lý do kháng nghị, căn cứ và yêu cầu của Viện kiểm sát;
– Họ tên, chức vụ của người ký quyết định;

 

Trên đây là toàn bộ những giải đáp về kháng cáo là gì theo quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ. Cảm ơn người dân đã tin tưởng và chọn Tổng đài pháp luật là người hỗ trợ.