Khởi kiện giành lại quyền nuôi con – Tư vấn hồ sơ, thủ tục

Khởi kiện giành lại quyền nuôi con thường xảy ra khi một trong hai bên nhận thấy bên còn lai không còn đáp ứng các điều kiện về tài chính, tinh thần, môi trường sống tốt nhất cho con. Hồ sơ thủ tục giành quyền nuôi con thực hiện như thế nào? Những câu hỏi liên quan đến giành quyền nuôi con được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu nội dung, bạn có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp nhanh chóng!

 

dich-vu-gianh-quyen-nuoi-con-khi-chong-nhau-nhet
Ai có quyền khởi kiện giành lại quyền nuôi con

 

Ai có quyền khởi kiện giành lại quyền nuôi con?

 

Chị Thanh – Thái Bình có câu hỏi:

“Chào luật sư! Vợ chồng tôi đã ly hôn từ năm 2015 và có một đứa con. Thời điểm vợ chồng ly hôn do tôi không đủ điều kiện kinh tế để nuôi con nên Tòa đã giao quyền nuôi trực tiếp cho chồng cũ. Chồng cũ bây giờ không làm ăn gì và còn nghiện cờ bạc, giao con cho ông bà nội chăm sóc và không quan tâm. Hiện nay tôi có công việc ổn định và tôi đang sống một mình, tôi muốn giành lại quyền nuôi con. Vậy luật sư tôi muốn biết tôi có quyền khởi kiện để giành lại quyền nuôi con không? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Người nào có quyền khởi kiện giành quyền nuôi con, gọi ngay 1900.6174 để nhận giải đáp.

Trả lời:

Chào chị Thanh! Cảm ơn chị đã gửi những băn khoăn thắc mắc của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi, dựa trên những quy định pháp luật hiện nay, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề của chị như sau:

Khi tòa án quyết định ly hôn đồng nghĩa việc vợ, chồng phải tự thỏa thuận về quyền nuôi con hoặc qua cơ quan có thẩm quyền để xác định quyền trực tiếp nuôi con.

Khởi kiện quyền giành lại quyền nuôi con sau ly hôn là quyền của một trong hai đương sự yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi quan hệ vợ chồng chấm dứt. Giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo quy định của Bộ luật tố tụng.

Căn cứ tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định người có quyền yêu cầu thay đổ người trực tiếp nuôi con bao gồm chủ thể như sau:

– Cha mẹ đẻ của người con. Họ là người trực tiếp nuôi hoặc không trực tiếp nuôi theo quy định bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật trước đó nhưng có yêu cầu đòi lại quyền nuôi.

– Người thân thích

– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình

– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em

– Hội liên hiệp phụ nữ

Như vậy, đối với trong trường hợp của chị là mẹ đẻ của bé khi chị thấy cha của bé không còn đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc bé tốt nhất thì chị có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi bé, để giành lại quyền nuôi con.

Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến khởi kiện giành lại quyền nuôi con, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 của chúng tôi để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.

>> Xem thêm: Quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn mới nhất được quy định thế nào?

 

Căn cứ chấm dứt việc nuôi con

 

Chị Hồng Anh – Hà Nội có câu hỏi:

“ Chào luật sư! Tôi và chồng đã ly hôn từ năm 2014. Thời điểm đó tòa ra quyết định tôi và chồng tôi mỗi người nuôi một đứa tôi nuôi đứa nhỏ (5 tuổi) và chồng tôi nuôi đứa lớn (9 tuổi). Một mình tôi nuôi đứa thứ hai, tôi hiện nay đã có nhà riêng và lương của tôi một tháng 15 triệu. Sắp tới chồng tôi tái hôn, vì tôi lo chồng tôi có vợ mới sẽ không quan tâm con nữa nên tôi muốn giành lại quyền nuôi con. Con lớn nhà tôi mong muốn ở cùng với tôi.

Vậy tôi muốn hỏi luật sư tôi có thể yêu cầu Tòa chấm dứt quyền nuôi con của chồng cũ tôi không? Tôi cảm ơn luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn căn cứ chấm dứt quyền trực tiếp nuôi con, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Hồng Anh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật. Đối với câu hỏi của chị, qua việc phân tích Luật sư đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định việc chấm dứt nuôi con như sau:

– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi quyền nuôi con phù hợp lợi ích của con để con được phát triển tốt nhất. Thỏa thuận được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và đảm bảo việc nuôi dưỡng, giáo dục con tốt nhất.

– Người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

– Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con. Trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa quyết định giao con cho người giám hộ.

Như vậy, đối với trường hợp chị trên, có thể thấy chị hiện nay đang một mình nuôi con, có nhà riêng công việc ổn định. Chồng chị sắp tới tái hôn nên sẽ không có nhiều thời gian để chăm sóc và giáo dục con. Con lớn (9 tuổi) của anh chị cũng có mong muốn được ở với mẹ. Trên thực tế, chị có nhiều cơ sở để yêu cầu Tòa chấm dứt quyền nuôi con của chồng cũ.

Nếu chị Hồng Anh còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến căn cứ chấm dứt việc nuôi con, hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

 

lam-giay-khai-sinh-online-o-dau
Điều kiện giành lại quyền nuôi con

 

Điều kiện giành lại quyền nuôi con

 

Chị Mai – Thanh Hóa có câu hỏi:

“Chào luật sư! Tôi và chồng đã ly hôn năm 2017 lúc đó vợ chồng có một bé gái 4 tuổi. Thời điểm ly hôn vì tôi chưa có kinh tế nên đã nhường quyền nuôi con cho chồng. Hiện nay con gái tôi đã 9 tuổi và tôi đang làm trưởng phòng marketing lương tháng 20 triệu. Vậy luật sư cho tôi hỏi hiện nay tôi muốn giành lại quyền nuôi còn thì có được không? Tôi có đủ điều kiện để giành lại quyền nuôi con không? Mong luật sư giải đáp!”

 

>> Tư vấn miễn phí điều kiện giành lại quyền nuôi con, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào chị Mai, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi dành do Tổng Đài Pháp Luật, đối với câu hỏi của chị dựa theo quy định pháp luật hiện hành chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

– Điều kiện về chủ thể:

Người trực tiếp nuôi con là người có đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền cha mẹ với con cái căn cứ quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

– Điều kiện vật chất:

Vợ/ chồng người yêu cầu nuôi con phải chứng minh được có đủ điều kiện về vật chất như có tài sản thể hiện qua công việc ổn định, có thu nhập, chỗ ở hợp pháp để nuôi con và đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người con.

Mọi điều kiện vật chất để đảm bảo cho người con có được cuộc sống tốt nhất.

– Điều kiện tinh thần:

Người nuôi con trực tiếp không được thực hiện các hành vi bạo lực gia đình đối với con cái, không để con tiếp cận với những tệ nạn xã hội.

Tạo môi trường sống tốt nhất dành cho con cái cả về học tập và vui chơi để đảm bảo con được hình thành và phát triển bình thường.

Đối với thông tin chị đã cung cấp xét thấy chị có đầy đủ điều kiện để giành lại quyền nuôi con, nhưng do con gái chị hiện nay đã 9 tuổi nên việc thay đổi người trực tiếp nuôi con cần có sự đồng ý của bé. Trong quá trình tìm hiểu chị còn bất kỳ thắc mắc nào hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để nhận tư vấn nhanh chóng từ Luật sư!

 

thu-tuc-khoi-kien-gianh-lai-quyen-nuoi-con
Thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con

 

Thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con

 

Anh Bình – Sóc Sơn có câu hỏi:

“ Chào luật sư! Tôi và vợ cũ đã ly hôn từ năm 2017. Thời điểm vợ chồng tôi quyết định ly hôn khi đó con trai tôi chưa được 3 tuổi nên Tòa quyết định giao quyền nuôi con cho vợ cũ. Sau khi ly hôn tôi đã sang Hàn làm việc, đầu năm nay tôi mới về Việt Nam. Hiện tại con trai tôi đã gần 7 tuổi, vợ tôi là người trực tiếp nuôi con nhưng hiện nay không có việc làm ổn định nên không đủ điều kiện để lo con trai.

Hiện tôi và vợ thống nhất với nhau việc chuyển quyền nuôi con trực tiếp nuôi con cho tôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi thủ tục giành lại quyền nuôi con thực hiện như thế nào? ”

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con, gọi ngay 1900.6174.

Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con Trả lời:

Chào anh Bình, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Tổng Đài Pháp Luật, dựa theo quy định pháp luật hiện nay đối với câu hỏi của anh chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con

Vợ/ chồng thỏa thuận về quyền nuôi con, yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình quyền nuôi con trực tiếp thực hiện như sau:

– Bước 1: Vợ/ chồng lập văn bản thỏa thuận quyền nuôi con sau ly hôn.

– Bước 2: Nộp đơn khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận thỏa thuận về quyền nuôi con.

– Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ, kiểm tra điều kiện nuôi dưỡng của cha mẹ. Trường hợp xét thất thỏa thuận này là tự nguyện, phù hợp lợi ích của con thì Tòa án sẽ ra quyết định việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn. Thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải quyết đòi lại quyền nuôi con từ 04 – 06 tháng từ ngày thụ lý vụ án.

Trên đây Luật sư đã hướng dẫn chi tiết thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con, trong quá trình thực hiện thủ tục anh gặp khó khăn cần hỗ trợ hãy gọi ngay hotline 1900.6174 để Luật sư hướng dẫn cụ thể và nhanh chóng!

 

Luật sư tư vấn giành lại quyền nuôi con

 

Tổng Đài Pháp Luật hiện nay là một trong những đơn vị hỗ trợ và tư vấn các vấn đề về hôn nhân gia đình hàng đầu hiện nay. Với đội ngũ luật sư, chuyên gia, cố vấn pháp lý với trình độ chuyên môn sâu rộng, có nhiều năng kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình nói riêng và các lĩnh vực pháp lý khác nói chung. Như vậy Tổng Đài Pháp Luật luôn tự tin có thể hỗ trợ các bạn những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến vấn đề khởi kiện giành lại quyền nuôi con, cụ thể:

 

– Tư vấn hồ sơ, thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con nhanh chóng.

– Tư vấn điều kiện giành lại quyền nuôi con

– Tư vấn căn cứ nào để chấm dứt quyền nuôi con

– Luật sư hỗ trợ soan thảo hồ sơ khởi kiện giành lại quyền nuôi con

 

Liên hệ Luật sư – Tổng Đài Pháp Luật

Khi đến với Tổng Đài Pháp Luật khách hàng sẽ được đội ngũ Luật sư hỗ trợ phân tích mọi vấn đề liên quan đến quan hệ hôn nhân gia đình, từ đó khách hàng sẽ hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ của mình đối với bên còn lại để đưa ra được những cách giải quyết phù hợp nhất cho vụ án của mình.

Vì vậy nếu có bất cứ câu hỏi nào cần đến sự giải đáp của Luật sư ly hôn của chúng tôi, quý khách hàng có thể tham khảo về thông tin liên hệ như sau:

Thông tin liên hệ của Tổng Đài Pháp Luật:

Số điện thoại: 1900.6174
Website: tongdaiphapluat.vn
Email: lienhe.luatthienma@gmail.com

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật trả lời cho những câu hỏi liên quan đến khởi kiện giành lại quyền nuôi con. Hy vọng thông qua bài viết trên của chúng tôi sẽ phần nào cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích, để các bạn có thể tiến hành thủ tục hồ sơ giành quyền nuôi con một cách thuận tiện nhất. Vì vậy, mọi băn khoăn, thắc mắc của các bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp đến hotline 1900.6174 của chúng tôi để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.