Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài năm 2022?

Yêu nhau, đến với nhau nhưng lại nhận ra đối phương không hợp để làm vợ chồng thì hoàn toàn có thể đơn phương yêu cầu ly hôn. Thế nhưng nếu vợ/chồng là người nước ngoài thì thủ tục ly hôn có khó không?

Bài viết sau đây Tổng đài tư vấn ly hôn miễn phí sẽ hỗ trợ giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề ly hôn đơn phương với người nước ngoài cho quý bạn đọc cùng tìm hiểu.

ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì?

Theo khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có nêu rõ:

“ Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài chính là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”

Như vậy ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể được chia ra thành những trường hợp cụ thể như sau:

– Chấm dứt quan hệ hôn nhân với vợ hoặc chồng là người ngoại quốc hoặc người kia là người gốc Việt nhưng có quốc tịch nước ngoài

– Cả vợ và chồng đều là người Việt Nam nhưng sinh sống tại nước ngoài và việc chấm dứt hôn nhân cũng như chia chác tài sản trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo pháp luật nước ngoài.

Mọi thắc mắc liên quan đến ly hôn có yếu tố nước ngoài, vui lòng liên hệ đến số hotline tư vấn hôn nhân gia đình 1900.6174 để được Luật sư ly hôn hỗ trợ và tư vấn trọn vẹn nhất!

>>> Luật sư tư vấn ly hôn đơn phương với người nước ngoài, liên hệ 19006174

Ly hôn đơn phương với người nước ngoài thì giải quyết ở đâu?

Câu hỏi của chị Andrew Nguyễn ( 32 tuổi- Cái Răng, Cần Thơ):
Xin chào Tổng đài pháp luật, tôi sinh sống và làm việc tại Nevada (Mỹ) 11 năm. Trong quá trình sinh sống và làm việc tại đó thì tôi quen và có quan hệ yêu đương với James. Đến năm 2013, chúng tôi chính thức kết hôn và anh ấy cùng tôi chuyển về Việt Nam sinh sống. Thế nhưng, chung sống với nhau được 6 năm thì tôi mới bàng hoàng phát hiện anh ta là một con nghiện.
Thời gian đầu, khi anh ta chỉ mới sử dụng các chất kích thích nhằm mục đích giải trí như cần sa, cocaine hay mdma và ketamin thì tôi không hề phát hiện ra vì anh ta chẳng có dấu hiệu bất thường gì. Tuy nhiên, cuối năm 2020, anh ta dần bộc lộ những biểu hiện không giống người bình thường tôi đã sinh nghi và theo dõi. Ở một buổi tất niên anh ta tham gia vào đúng noel năm 2020 thì tôi đứ người khi phát hiện anh ta cùng đám bạn ngoại quốc của mình đang rủ nhau cùng phê heroine.
Tôi đã khóc rất nhiều và khuyên ngăn anh ta đừng sử dụng nữa, thế nhưng anh ta càng ngày càng trở nên điên loạn. Anh ta không chỉ không nghe lời tôi mà còn đánh đập, bạo hành tôi cũng như thường xuyên lấy đồ đạc trong nhà đem đi bán để được thoả mãn thú vui phê ma tuý.
Đỉnh điểm là giữa năm 2021, nhà tôi đã không còn lại bất kì một thứ gì, con tôi phải nghỉ học vì không thể đóng nổi học phí. Tôi không thể chịu đựng nổi người chồng này nữa. Tôi muốn đơn phương ly hôn. Nhưng tôi không am hiểu về luật pháp Việt Nam và ly hôn đơn phương với người nước ngoài, vậy cho tôi hỏi đơn vị có thẩm quyền nào sẽ giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn với người nước ngoài của tôi?

>>> Tư vấn làm thủ tục ly hôn với người nước ngoài, gọi ngay 19006174

Trả lời:
Những đơn vị có thẩm quyền giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn với người nước ngoài theo quy định tại Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam”

Thông thường những yêu cầu chấm dứt hôn nhân có yếu tố nước ngoài sẽ được giải quyết bởi Toà án nhân dân cấp tỉnh. Chỉ một số trường hợp Toà án nhân dân cấp huyện sẽ giải quyết như việc ly hôn hoặc việc đơn phương chấm dứt hôn nhân giữa vợ và chồng là công dân hai nước láng giềng có cư trú tại khu vực giáp ranh biên giới của hai nước.

Như vậy toà án có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương với người nước ngoài là toà án nơi bị đơn (trường hợp này là chồng chị) cư trú. Trong trường hợp chị không biết cụ thể nơi chồng mình cư trú, làm việc thì chị có thể yêu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. Nếu chồng chị không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì chị có thể yêu cầu Tòa án nơi chị cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết chị nhé!

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Hồ sơ ly hôn đơn phương với người nước ngoài gồm những gì?

Câu hỏi của chị Minh Ngọc (Sóc Trăng):
Tôi và chồng kết hôn năm 2018. Anh ta là một Việt Kiều Đức giàu có, khi yêu nhau, anh ta cung phụng tôi như một bà hoàng. Gia đình tôi vui mừng vì con gái lấy được chồng giàu sang. Chúng tôi đăng ký kết hôn trong một lần tôi về Việt Nam năm 2018.
Sau khi kết hôn, mọi thứ không như tôi tưởng tượng. Lúc đầu anh ta rất yêu thương tôi, nhưng sau này sống chung một thời gian dài hơn tôi mới biết anh ta thực chất là một kẻ cuồng ghen. Anh ta sẽ không cho tôi ra ngoài nếu anh ta không thể đi cùng tôi, anh ta kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống của tôi. Thậm chí sẵn sàng đánh đập tôi nếu anh ta cảm thấy nghi ngờ.
Chính vì thế, ngay cả việc tôi muốn về thăm bố mẹ tôi ở Việt Nam cũng bị cấm cản với lý do “ Mày về thăm thằng bồ năm xưa của mày ở bển à?”. Tôi thực sự cảm thấy ngộp thở và mệt mỏi. Tôi muốn đệ đơn đơn phương ly hôn. Vậy cho tôi hỏi, hồ sơ ly hôn đơn phương với người nước ngoài gồm những gì?

>>> Tư vấn hoàn tất hồ sơ ly hôn với người nước ngoài, liên hệ 19006174

Trả lời:
Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho các luật sư Tổng đài Pháp Luật. Để thực hiện thủ tục ly hôn với người nước ngoài, chị cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn bao gồm:

– Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu của Tòa án)

– Giấy chứng nhận kết hôn bản chính (nếu có), trong trường hợp mất bản chính thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

– CCCD hoặc Hộ chiếu; Hộ khẩu (bản sao có chứng thực)

– Bản sao Giấy khai sinh của các con (nếu có con)

– Bản sao chứng từ, tài liệu liên quan đến quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

ly hôn có yếu tố nước ngoài

Lưu ý: Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài nhưng muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải làm thủ tục hợp thức lãnh sự Giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới có thể nộp đơn xin ly hôn tại toà án.

Trên thực tế, việc hoàn tất thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Chính vì vậy nếu có nhu cầu cần được hỗ trợ, bạn hãy liên hệ với các luật sư Tổng đài pháp luật để nhận hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

Thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài tiến hành như thế nào?

Câu hỏi của chị Minh Tuyết (Đống Đa, Hà Nội):
Xin chào luật sư, tôi đang bắt đầu làm hồ sơ đơn phương ly hôn với chồng tôi là một người ngoại quốc. Tôi biết hồ sơ thủ tục khi ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng như ly hôn đơn phương với chồng là người ngoại quốc khá phức tạp. Luật sư cho tôi hỏi sau khi tôi hoàn tất hồ sơ đơn phương ly hôn với người nước ngoài này xong thì thủ tục tiếp theo tôi phải làm là gì?

>>> Luật sư tư vấn làm thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài, liên hệ 19006174

Trả lời:
Đúng là thủ tục đơn phương chấm dứt hôn nhân với người ngoại quốc thường phức tạp hơn các thủ tục đơn phương ly hôn thông thường. Sau đây Tổng đài pháp luật xin tóm tắt các thủ tục cần thiết một cách đơn giản nhất để chị tiện theo dõi:

Bước 1: Đây là bước đầu tiên trong ly hôn đơn phương, chị phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con, đơn xin ly hôn,… theo đúng quy định của pháp luật.

Bước 2: Sau khi chị chuẩn bị xong các loại giấy tờ cần thiết, chị gửi đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết, thông thường là Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú.

Bước 3: Toà án xem xét hồ sơ và thụ lý vụ án
Sau khi cán bộ Tòa án tiếp nhận đơn và Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán để xem xét hồ sơ. Tòa án sẽ thực hiện việc tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án và thu thập chứng cứ ở nước ngoài.

Nếu đủ điều kiện thụ lý vụ án thì Tòa án sẽ gửi thông báo cho bạn, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải và mở lại phiên tòa trong văn bản thông báo thụ lý vụ án cho đương sự ở nước ngoài.

Bước 4: Quyết định công nhận đơn phương ly hôn
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công sẽ xem xét hồ sơ, yêu cầu các bên giao nộp chứng cứ và thực hiện thủ tục hòa giải.

Trường hợp vợ chồng thỏa thuận được với nhau về các vấn đề phải giải quyết trong vụ án ly hôn (như quyền nuôi con hay chia tài sản khi ly hôn…) thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà một trong hai bên vợ, chồng không có thay đổi ý kiến về thỏa thuận đã thống nhất đó giữa hai vợ chồng thì Tòa án ra quyết định công nhận đơn phương ly hôn.

Quyết định công nhận ly hôn đơn phương với người nước ngoài sẽ có hiệu lực ngay khi được ban hành. Thủ tục ly hôn coi như hoàn thành khi có quyết định này và tất nhiên không ai có quyền kháng cáo.

Tuy nhiên trên thực tế, thủ tục cũng như quá trình hoàn ly hôn với người nước ngoài rất phức tạp và cần nhiều thời gian để giải quyết hơn. Nếu hồ sơ chuẩn bị không đầy đủ và yếu về tính pháp lý thì thời gian giải quyết ly hôn đơn phương có thể sẽ bị kéo dài.

Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài nhưng vắng mặt

Câu hỏi của chị Phạm Thuý (TpHCM):
Tôi có chồng là người Singapore, hai vợ chồng lấy nhau từ hơn 10 năm trước. 2019 tôi và chồng quyết định về Việt Nam làm ăn nhưng cuối 2020 chồng tôi bắt đầu có dấu hiệu ngoại tình. Cho đến giữa năm 2021 thì anh ta đã thằng thừng nói với tôi và bỏ về nước. Giờ tôi muốn đơn phương ly hôn với anh ta nhưng anh ta lại vắng mặt, không có ở Việt Nam. Vậy thì thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài như thế nào thưa luật sư?

>>> Luật sư tư vấn ly hôn vắng mặt có yếu tố nước ngoài, gọi ngay 19006174

Trả lời:
Theo Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về sự vắng mặt của nguyên đơn, bị đơn dân sự rằng:

“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

Như vậy nếu toà án giải quyết mà sau 2 lần gửi giấy triệu tập bị đơn vẫn vắng mặt và không có người đại diện tham gia thì vụ án sẽ được tiến hành xét xử bình thường khi vắng mặt bị đơn.

Với trường hợp của chị, chị nên yêu cầu chồng của mình nếu không thể tham gia giải quyết tại Toà án Việt Nam thì có thể làm đơn xin vắng mặt. Toà án sẽ căn cứ vào đó để tiếp tục giải quyết vụ việc ly hôn cho chị nhanh chóng.

ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Đơn phương ly hôn với người ngoại quốc nhưng chồng lại ở nước ngoài phải làm sao?

Câu hỏi của Chị Ngọc (Trường Thi – TP Vinh):
Tôi và anh L là một Việt Kiều kết hôn ở bên Ý được 10 năm. Trong quá trình sinh sống, tôi quá mệt mỏi vì tính cách phóng khoáng, trăng hoa của anh. Một tuần 7 ngày thì anh ta tiệc tùng mất 6 ngày rưỡi, không chăm lo, vun đắp cho gia đình còn đánh đập tôi. Quá mệt mỏi cũng như lo lắng cho tương lai của con mình, tháng 4/2021, tôi quyết định cùng con bay về Việt Nam.
Thế nhưng anh không buông tha, vẫn liên tục làm phiền tôi bằng các cuộc gọi đe doạ. Tôi không thể sống kiểu này được nữa. Tôi đệ đơn ly hôn đơn phương nhưng toà án bảo tôi phải địa chỉ cư trú của chồng tôi nhưng thực lòng thì tôi không còn biết vì anh ta đã chuyển nhà. Vậy luật sư cho tôi hỏi, yêu cầu đơn phương ly hôn có được giải quyết khi chồng đang ở nước ngoài và không có địa chỉ cụ thể hay không?

>>> Tư vấn thủ tục đơn phương ly hôn khi vợ/chồng ở nước ngoài, liên hệ 19006174

Trả lời:
Sau khi đọc câu hỏi, chúng tôi xác định được vấn đề rằng chồng chị đang ở nước ngoài nhưng chị không biết rõ địa chỉ, nơi cư trú hoặc chính anh ta đang giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ. Vấn đề này thông thường sẽ được giải quyết như sau:

– Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ cụ thể cũng như thân nhân của chồng cũng không có địa chỉ, tin tức gì về anh ta thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm C khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.

– Nếu thông qua thân nhân trong nước của chồng chị mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với chồng chị, nhưng những người đó không cung cấp địa chỉ, tin tức của chồng chị cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho chồng chị biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết cho quá trình thụ lý vụ án.

Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của chồng chị vẫn không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của anh ta cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho chồng chị biết để cung cấp các tài liệu cần thiết thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.

Sau khi xét xử Toà án sẽ gửi cho thân nhân của bị đơn bản án đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản án tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú. Việc này nhằm mục đích để chồng chị quyết định có nên kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng hay không.

Thông thường thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài sẽ được tòa án xét xử vắng mặt trong các trường hợp sau đây:

– Bên vắng mặt đã cung cấp đầy đủ lời khai; tài liệu, chứng cứ cũng như đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ.

– Tòa án đã tiến hành niêm yết công khai theo quy định tại khoản 3 Điều 474 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

– Tòa án không nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 477 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về kết quả thực hiện việc tống đạt cho chồng chị ở nước ngoài.

Sau khi có Bản án ly hôn nếu chồng chị có mặt tại Việt Nam thì anh ta có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Còn nếu chồng chị cư trú ở nước ngoài không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo bản án là 01 tháng; kể từ ngày bản án được tống đạt hợp lệ hoặc kể từ ngày bản án được niêm yết hợp lệ.

Trường hợp Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài khi không nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về kết quả tống đạt cho đương sự ở nước ngoài thì thời hạn kháng cáo là 12 tháng kể từ ngày tuyên án.

Án phí và thời gian giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài?

Câu hỏi của chị T.T Tú (32 tuổi – Hà Tĩnh):
Tôi lấy chồng được 7 năm, chồng tôi là người Campuchia. Thời gian gần đây, kinh tế gia đình tôi tốt lên đặc biệt. Tôi bất ngờ và hỏi thì chồng tôi bảo dạo giờ được các bác dưới xuôi chỉ cho các mối làm ăn. Tôi rất vui và hạnh phúc khi chồng mình làm ăn kinh doanh được.
Thế nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu thì nhận tin chồng tôi nằm trong đường dây buôn bán ma tuý xuyên quốc gia. Đường dây hiện đã bị triệt phá nhưng chồng tôi đã tẩu thoát sang Campuchia 3 tháng nay không có tin tức gì. Biết tin, mẹ tôi, đằng ngoại nhà tôi cùng rất nhiều người khác đã khuyên tôi ly dị chồng. Dù thương anh, nhưng vì hai đứa con, tôi đành đồng ý. Tôi đang làm đơn gửi lên toà án yêu cầu giải quyết, không biết án phí và thời gian giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài như thế nào? Không biết tôi có ly hôn được không.

>>> Luật sư tư vấn phân chia tài sản và quyền nuôi con khi ly hôn, liên hệ 19006174

Trả lời:
Đầu tiên về án phí làm thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài, theo quy định chung khi chưa có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng. Nếu có tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng thì mức án phí sẽ được tính theo giá trị tài sản đó với các mức cụ thể như sau:

– Tài sản từ 06 triệu đồng trở xuống: Án phí là 300.000 đồng;

– Tài sản trên 06 triệu đồng đến 400 triệu đồng: Án phí là 5% giá trị tài sản;

– Tài sản trên 800 triệu đồng đến 02 tỷ đồng: Án phí là 36 triệu đồng + 3% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng;

– Tài sản trên 02 tỷ đồng đến 04 tỷ đồng: Án phí là 72 triệu đồng + 2% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng;

– Tài sản trên 04 tỷ đồng: Án phí là 112 triệu đồng + 0,01% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng.

Bên cạnh án phí theo quy định, bạn có thể chịu thêm các chi phí khác như:

– Chi phí chứng thực hồ sơ; chi phí dịch thuật;

– Lệ phí ủy thác tư pháp xác minh ra nước ngoài.

– Phí chuyển giao hồ sơ, văn bản;

– Phí thuê luật sư tư vấn các thủ tục cũng như giấy tờ để tiến hành hoàn tất thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài

thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoà

Và về thời gian giải quyết một vụ án ly hôn với người nước ngoài, chị có thể tham khảo thêm thông tin theo các nội dung sau đây:

Phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, sau ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên họp hòa giải (nếu có) được quy định cách ngày mở phiên họp hòa giải chậm nhất là 01 tháng.

Trường hợp phiên tòa hòa giải lần thứ nhất không tiến hành được hoặc hai bên không hòa giải được mà phải tổ chức thêm phiên hòa giải lần thứ hai thì phiên hòa giải lần thứ hai được quy định cách lần hoà giải thứ nhất không quá 01 tháng. Trường hợp vợ chồng hòa giải không thành, tòa án mới ra quyết định đưa vụ án ra để xét xử.

Phiên tòa này phải được mở sớm nhất là 09 tháng và chậm nhất là 12 tháng kể từ ngày có văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên tòa (nếu có) được quy định cách ngày mở phiên tòa chậm nhất là 01 tháng.

Như vậy, xem xét tổng thể thì thời gian giải quyết vụ án ly hôn đơn phương với người nước ngoài sẽ mất đến khoảng 09 tháng đến 12 tháng kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Để quá trình này diễn ra nhanh hơn, chị có thể liên hệ tới các luật sư của Tổng đài để được hỗ trợ qua hotline 19006174

Dịch vụ luật sư giải quyết ly hôn đơn phương với người nước ngoài của Tổng đài pháp luật

Ngoài việc tư vấn và giải đáp các thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý thông qua tổng đài 19006174, Tổng đài pháp luật hiện đang cung cấp dịch vụ ly hôn giúp giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp và khó giải quyết hơn như vấn đề ly hôn với người nước ngoài.

Với đội ngũ luật sư tận tâm, chuyên môn cao, Tổng đài pháp luật cam kết cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết nhanh gọn, chính xác và hiệu quả nhất. Cụ thể các dịch vụ mà luật sư Tổng đài pháp luật hiện đang cung cấp như sau:

– Tư vấn, hướng dẫn khách chuẩn bị hồ sơ cũng như giấy tờ cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài; thủ tục ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương với người nước ngoài;

– Tư vấn, giải đáp các mục, các loại giấy tờ cần chuẩn bị mà khách hàng cảm thấy chưa rõ cũng như trực tiếp soạn thảo hồ sơ và các giấy tờ liên quan về việc ly hôn với người nước ngoài;

– Hỗ trợ thu thập tài liệu cần thiết từ cả hai bên để hoàn tất hồ sơ ly hôn; hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ ly hôn;

– Nhận ủy quyền nộp hồ sơ lên toà án để giải quyết thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài cho khách hàng;

– Tư vấn các hướng giải quyết cũng như hỗ trợ giải quyết trong trường hợp ly hôn vắng mặt có yếu tố nước ngoài;- Tư vấn giải quyết ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con, chia tài sản có yếu tố nước ngoài;

– Luật sư tư vấn, giúp và tất nhiên bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng tại Tòa án có thẩm quyền.

– Tư vấn bất kì các vấn đề pháp lý liên quan khác trong quá trình khách hàng tiến hành làm thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài hoặc ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Như vậy trên đây Tổng đài pháp luật đã cung cấp cho các bạn những thông tin quan trọng về vấn đề ly hôn đơn phương với người nước ngoài. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại cho các bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ đóng góp hay phản hồi nào, hãy liên hệ tới hotline 19006174 để được các luật sư hỗ trợ thêm.

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174