Không đi bầu cử có được không? Quy định mới nhất năm 2024

Không đi bầu cử có được không? Đây luôn là câu hỏi được nhiều cử tri đặc biệt quan tâm. Vậy theo quy định của pháp luật thì bầu cử như nào là đúng, phiếu bầu như nào là hợp lệ? Tổng đài pháp luật sẽ tư vấn giúp bạn đọc hiểu biết đúng và có những kiến thức cơ bản xoay quanh nội dung này. Bầu cử là một quyền của nhân dân để nhân dân có thể chọn ra được những ứng viên ưu tú nhất nhằm đảm nhận chức vụ cao trong xã hội.

>>Không đi bầu cử có được không? Gọi ngay 1900.6174

khong-di-bau-cu-co-duoc-khong

Không đi bầu cử có được không?

 

Anh Tùng(Thanh Hóa) có câu hỏi:

Chào luật sư, tôi có những thắc mắc sau đây cần luật sư giải đáp giúp tôi. Tháng 3 năm nay mới vừa đủ 18 tuổi, hiện tại là lao động tự do và ra sinh sống và làm việc ở Hà Nội mới được 5 ngày thì thấy người nhà gọi điện thông báo là đến 30/5/2022 ở thôn sẽ tiến hành bầu cử trưởng thôn mới, nhiệm kỳ 2022-2027.

Do tính chất công việc đặc thù mà tôi không về tham gia vào buổi bầu cử được. Sau khi tôi đi tham khảo ý kiến của người dân trong thôn thì họ nói là ông Trưởng thôn hiện tại yêu cầu tất cả những cá nhân trong thôn xóm khi đủ điều kiện để tham gia bầu cử phải tự mình có mặt tại nhà văn hóa thôn để tham gia bầu cử Trưởng thôn nhiệm kỳ mới.

Ông ấy còn nhấn mạnh: “Nếu ai không tham gia sẽ có hình thức xử phạt nghiêm khắc” vì làm ảnh hưởng đến số lượng phiếu bầu và cử tri trong thôn. Hiện tại tôi đang rất lo lắng về vấn đề này. Mong luật sư có thể cho tôi biết là tôi không tham gia hay không đi bầu cử có được không? Ông trưởng thôn nói như vậy là đúng hay sai? Mong luật sư giải đáp thắc mắc này cho tôi càng nhanh càng tốt. Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

>> Tư vấn về quy định không đi bầu cử có được không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Tùng! Cảm ơn anh đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu, luật sư sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề của anh Tùng như sau:

Điều kiện để 1 công dân có thể tham gia Bầu cử

Theo quy định tại Điều 27 Hiến pháp năm 2013:

“Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử”.

Tuy nhiên, không phải công dân từ đủ 18 tuổi trở lên là có thể tham gia bầu cử ngoài điều kiện quy định về độ tuổi còn tùy vào từng trường hợp như sau:

Trường hợp công dân đủ 18 tuổi trở lên không được bầu cử.

Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, có 4 trường hợp không được bầu cử như sau:

1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án hay bị tước quyền bầu cử do có quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án tử hình do mình phạm tội gây ra.

3. Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo. Người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn hoặc cải tạo không giam giữ.

4. Người mất năng lực hành vi dân sự hoàn toàn.

Vì vậy, trường hợp này của anh Tùng đã đủ điều kiện để thực hiện quyền bầu cử của mình. Về độ tuổi thì anh đã đủ 18 tuổi và anh không thuộc 4 trường hợp không được bầu cử.

Bầu cử là quyền của công dân được nhà nước trao cho và bảo đảm thực hiện, nhằm mục đích nhân dân có thể đưa ra những ý kiến chủ quan của mình nhằm đánh giá đúng năng lực của cán bộ được bầu cũng như thể hiện tính dân chủ của công dân. Vì đây là quyền của cá nhân nên cá nhân có thể làm hoặc không làm.

Quyền nó khác với nghĩa vụ ở chỗ: nghĩa vụ gắn với tính bắt buộc còn quyền gắn với tính tự nguyện. Vì thế không 1 ai có thể bắt ép bạn phải thực hiện quyền bầu cử của mình. Cán bộ địa phương chỉ có quyền nhắc nhở bạn về thời gian, địa điểm, hình thức… của buổi bầu cử chứ không được ép buộc cử tri phải tham gia bầu cử.

Mọi biện pháp gây khó khăn như: không ký các giấy tờ, xử lý kỷ luật, phạt vi phạm… là hành vi xâm phạm đến quyền tự do của công dân, sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Trường hợp Trưởng thôn của bạn nhấn mạnh vấn đề xử phạt nếu cử tri không tham gia bầu cử là trái với quy định của pháp luật và xâm phạm đến quyền cử tri của công dân.

Như vậy, do tính chất đặc thù của công việc mà anh Tùng không thể tham gia bầu cử thì anh không cần phải lo lắng. Anh có thể không cần tham gia buổi bầu cử và không cần phải bỏ phiếu nếu mình không muốn. Trường hợp này, anh không bầu cử sẽ không vi phạm pháp luật cũng không ai có quyền xử phạt bạn khi anh không tham gia bầu cử.

Nếu còn bất cứ thắc mắc hay băn khoăn nào liên quan đến vấn đề không đi bầu cử có được không, anh có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp.

Quy định về việc bỏ phiếu bầu

 

Anh Văn ( Quảng Trị) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có một chút thắc mắc nhờ luật sư tư vấn cho tôi. Anh tôi là lao động tự do hiện tại 30 tuổi. Hai ngày nữa thì ở phường nơi anh tôi cư trú có tổ chức bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã phường. Nhưng cách đấy 3 ngày trên đường đi làm về anh tôi không may bị tai nạn và phải đi cấp cứu ở bệnh viện cấp tỉnh. Anh tôi bị gãy tay phải và 2 chân bị trật khớp.

Hai ngày nữa là ngày bầu cử và anh tôi đủ điều kiện để tham gia bầu cử. Nhưng do tình trạng sức khỏe, anh tôiôi không thể đi đến địa điểm tổ chức và không thể viết phiếu bầu được. Vậy luật sư có thể cho tôi hỏi anh tôi không đi bầu cử có được không? Nếu anh tôi muốn thực hiện quyền bầu cử của mình thì cần làm gì? Quy định khi đi bỏ phiếu bầu là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

>> Quy định về không đi bầu cử có được không và bỏ phiếu bầu mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Văn! Cảm ơn anh Văn đã gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn pháp lý của chúng tôi. Sau khi tìm hiểu về vấn đề của anh luật sư sẽ tư vấn cho anh Văn về trường hợp của mình như sau:

Quy định khi bỏ phiếu bầu cử

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 69 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:

“ Cử tri phải tự mình đi bầu cử không được nhờ người khác đi bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này…”

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 69 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:

“Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật cho phiếu bầu của cử tri…”

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 69 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015:

“ Trường hợp cử tri bị ốm đau, già yếu, khuyết tật không đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện bầu cử…”

Do bị tai nạn giao thông dẫn đến anh trai của anh không thể trực tiếp đi đến địa điểm tổ chức bầu cử được. Đối với trường hợp này theo Khoản 4 điều 69 Luật bầu cử thì Tổ bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi anh đang điều trị do bị tai nạn giao thông. Địa điểm cụ thể là bệnh viện nơi anh trai anh điều trị để có thể nhận phiếu bầu và thực hiện quyền bầu cử của mình.

Thứ hai, do tay anh trai anh bị gãy nên không thể tự viết được. Theo Khoản 3 điều 69 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015  thì có thể nhờ người khác viết hộ trong trường hợp không tự viết được. Người được nhờ viết hộ phải giữ bí mật về phiếu bầu của cử tri.

Như vậy, anh trai của anh vẫn có thể thực hiện quyền bầu cử của mình. Anh trai anh có thể nhờ người viết hộ phiếu bầu cho mình nhưng phải tự mình bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu dự trữ mà tổ bầu cử đưa đến tận nơi anh điều trị. Mọi trường hợp nhờ người bỏ phiếu hộ hoặc gửi phiếu qua đường bưu điện thì phiếu của anh trai anh sẽ không hợp lệ.

Về vấn đề thắc mắc “ không đi bầu cử có được không” của anh là nếu như tình trạng sức khỏe anh trai xấu đi thì anh có thể không thực hiện quyền bầu cử. Có nghĩa là anh trai anh không cần tham gia buổi bầu cử và không cần bỏ phiếu bầu cử nếu mình không muốn. Trường hợp này không ai có thể ép buộc anh.

Khi nào phiếu bầu không hợp lệ?

 

Chị Nhạn ( Nghệ An) có câu hỏi.

Thưa luật sư! Luật sư có thể giải đáp thắc mắc giúp tôi được không. Tôi là Lê Nhạn tôi năm nay 20 tuổi đang học đại học của 1 trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Năm 2021 vừa rồi do tình hình dịch bệnh Covid 19 nên tôi học online ở địa phương (Nghệ An).

Trong thời gian ở quê thì tôi có tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thị xã nơi tôi sinh sống. trong danh sách bầu cử có 7 người và tôi được hướng dẫn là chọn 5 người trong số 7 người đó. Tôi có đọc thông tin về sơ yếu lý lịch thì thấy cả 7 người đều tốt nghiệp đại học chính quy và được đào tạo nghiệp vụ rất đầy đủ. Tôi phân vân vì không biết chọn người nào cho phù hợp vì tôi cũng chưa tiếp xúc với người nào và các ứng viên cũng chưa có lần nào tiếp xúc cử tri cả.

Vì là lần đầu tiên tôi tham gia bầu cử nên tôi chọn 6 người vì cho rằng chọn thừa hơn thiếu. Lúc vừa bỏ phiếu xong đang ngồi uống nước thì nghe các cử tri khác bàn tán là theo quy định thì chỉ được bỏ 5 người và nếu phiếu nào bỏ nhiều hơn hay ít hơn 5 người sẽ không được tính. Vậy luật sư có thể giải thích cho tôi là phiếu bầu của tôi có hợp lệ hay không. Tôi xin cảm ơn!

 

>> Không đi bầu cử có được không và điều kiện để phiếu bầu hợp lệ, gọi ngay 1900.6174

Trả lời

Cảm ơn chị đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi. Sau khi tìm hiểu xong vấn đề của chị, luật sư đưa ra câu trả lời như sau:

Thứ nhất, căn cứ vào Điều 27 Hiến pháp 2013 thì chị đã đủ tuổi để tham gia bầu cử và theo như cách chị trình bày có thể thấy chị không thuộc các trường hợp không được bầu cử.

Thứ hai, chị đã thực hiện đúng quy trình là bỏ phiếu kín, trực tiếp và phổ thông. Có nghĩa là chị đã tự mình viết phiếu bầu, tự mình bỏ vào hòm phiếu với ý chí và nguyện vọng của mình

Thứ ba, về phiếu bầu, trường hợp này chị chọn theo hình thức 6 loại 1. Nhưng theo quy định ấn định số lượng đại biểu được bầu là 5, chị lại chọn 6. Phiếu của chị đã để số người được bầu nhiều hơn số liệu đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử.

Căn cứ vào Điểm c Khoản 1 Điều 74 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 trường hợp phiếu bầu không hợp lệ được quy định:

“Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử”.

Như vậy, phiếu bầu của chị Lê Nhạn là phiếu bầu không hợp lệ vì đã vi phạm về số lượng đại biểu trong phiếu bầu nên phiếu của chị sẽ bị hủy và không được tính vào kết quả của cuộc bầu cử. Vậy lần sau mình tham gia bầu cử chỉ nên hỏi rõ đơn vị tổ chức bầu cử về điều lệ, nội dung của cuộc bầu cử để phiếu bầu của mình được hợp lệ.

Nếu còn gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề không đi bầu cử có được không và khi nào phiếu bầu không hợp lệ, chị có thể liên hệ đến Tổng đài pháp luật để nhận được sự tư vấn.

Những trường hợp không được đi bầu cử

 

Chị Huyền (Hưng Yên) có câu hỏi.

Xin chào luật sư, mong luật sư giúp tôi giải đáp vấn đề này. Tôi sinh năm 1993 hiện tại đang làm việc và sinh sống tại Hưng Yên. Chồng tôi là Mạnh Hiếu sinh năm 1990. Năm 2019 do có mâu thuẫn với H (xin phép dấu tên) nên chồng tôi đã đánh nhau với hàng xóm và gây thương tích cho H với tỷ lệ thương tật lên đến 20%.

Sau phiên xét xử tại tòa án huyện thì chồng tôi bị tuyên án tù giam 3 năm thời hạn tù tính từ ngày chồng tôi bị tạm giam để điều tra 1/12/2019. Nhưng đến tháng 6/2022 này ở xã tôi có tổ chức bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Tôi từng nghe chồng tôi than thở rằng “ đủ tuổi đã lâu nhưng chưa 1 lần tham gia bầu cử, nhất định nhiệm kỳ này sẽ trực tiếp đi bầu cử”.

Vậy nên, luật sư cho tôi hỏi: với trường hợp chồng tôi đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn thì có được tham gia bầu cử không? Nếu có thì chồng tôi không tham gia bầu cử có được không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

>> Trường hợp không được đi bầu cử và không đi bầu cử có được không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời

Cảm ơn chị và gia đình đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho tổng đài tư vấn pháp lý của chúng tôi. Sau khi tìm hiểu về vấn đề của chị đội ngũ luật sư chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho chị như sau:

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 30 Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri

“ Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri”

Như vậy trong trường hợp này chồng của chị là anh Mạnh Hiếu không được ghi tên vào danh sách cử tri vì chồng của chị đang chấp hành hình phạt tù mà không hưởng án treo.

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 29 luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định:

“Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này”.

Như vậy có thể thấy do chồng chị không có tên trong danh sách cử tri nên chồng chị sẽ không có quyền tham gia bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã vào tháng 6 tới. Có nghĩa là chồng chị đã bị tước quyền bầu cử của mình vì đang phải chấp hành hình hạt tù có thời hạn mà không được hưởng án treo.

Như vậy, chồng chị không được tham gia bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã trong thời gian chấp hành hình phạt tù. Chồng của chị sẽ được tham gia bầu cử khi đã chấp hành xong hình phạt tù.

 

khong-di-bau-cu-co-duoc-khong-nhung-truong-hop-khong-duoc-di-bau-cu

Không đi bầu cử có bị xử phạt không?

 

Anh Hoàng ( Lai Châu) có câu hỏi:

Tôi năm nay 38 tuổi và hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi vẫn có hộ khẩu thường trú ở quê. Sắp tới tại địa phương tôi sẽ tổ chức bầu cử trưởng thôn. Tuy nhiên, vì thành tích, nên địa phương tôi thường xuyên bắt ép cử tri phải tham gia bầu cử đầy đủ. Nhưng do Ngày hôm đó, tôi có việc bận và không thể về tham gia bầu cử được. Vậy tôi muốn hỏi, không đi bầu cử có được không và có bị phạt không? Quy định về mức phạt này là bao nhiêu? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Không đi bầu cử có được không và có bị xử phạt không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Hiện nay vì thành tích, nhiều địa phương bắt ép cử tri phải tham gia bầu cử. Việc bắt ép đó đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do dân chủ của cử tri, trái với hiến pháp và pháp luật. Vậy nên, tình trạng bỏ phiếu thay diễn ra phổ biến. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong bầu cử vì bầu cử vì tình thế bắt buộc, trái với ý muốn của cử tri.

Do vậy, các cử tri thường hay có những câu hỏi, những vấn đề như: không đi bầu cử có được không, không đi bầu cử có bị xử phạt không,…

Theo quy định tại Điều 27 Hiến pháp 2013 và theo Điều 3 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân

“ Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử…”

Như vậy, nếu cá nhân đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia trực tiếp bầu cử Đại biểu Quốc hội, bầu cử hội đồng nhân dân các cấp tỉnh, huyện, xã. Bầu cử thể hiện quyền tự do dân chủ, tự mình thực hiện, tự mình tìm ra những nhân tài ưu tú nhất để có thể gánh vác được những trách nhiệm của nhân dân giao phó. Nhưng không phải cứ đủ 18 tuổi trở lên là được bầu cử. Những trường hợp sau đây không được bầu cử:

1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án hoặc bị tước quyền bầu cử theo quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Người phạm tội trong lĩnh vực hình sự mà bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án.

3. Người phạm tội hiện tại đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo.

4. Người bị mất năng lực hành vi dân sự.

Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân, vì thế quyền bầu cử không gắn liền với nghĩa vụ bắt buộc. Cử tri có tham gia bầu cử hay không là tùy thuộc vào ý chí, nguyện vọng của cử tri không ai có quyền ép buộc hay xử phạt về hành vi cử tri không bỏ phiếu. Những trường hợp gây khó khăn cho cử tri vì cử tri không bỏ phiếu dưới mọi hình thức là trái với quy định của pháp luật.

Cán bộ địa phương, cán bộ thuộc ban bầu cử có trách nhiệm nhắc nhở cử tri về các vấn đề thời gian bầu, địa điểm bầu, số lượng đại biểu, thành phần tham gia, hướng dẫn cách bầu…

Thế nên, trong trường hợp của bạn do có việc bận không về kịp để tham gia cuộc bầu cử thì sẽ không bị phạt. Việc có tham gia bầu cử hay không thì tùy thuộc vào ý chí của cử tri, không ai có quyền bắt ép hay xử phạt mình trong khi mình không đi bầu cử.

Với những dẫn chứng trên hy vọng sẽ giúp anh giải đáp phần nào câu hỏi không đi bầu cử có được không và không đi bầu cử có bị xử phạt không. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào thì bạn có thể liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 của chúng tôi để được tư vấn.

 

khong-di-bau-cu-co-duoc-khong-va-co-bi-xu-phat

Những nguyên nhân dẫn đến câu hỏi không đi bầu cử có được không

Thực ra một vấn đề xảy ra sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Một vấn đề xảy ra sẽ xoay quanh 2 trường hợp: tích cực, tiêu cực. Về câu hỏi không đi bầu cử có được không bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

1. Thứ nhất, do ảnh hưởng từ từ công công việc hay nói cách khác là do đặc thù của công việc mà thời gian nghỉ nghỉ không trùng thời gian bầu cử

2. Thứ hai, do cử tri cảm thấy không cần thiết vì một phiếu bầu của mình cũng không ảnh hưởng gì đến kết quả bầu cử

3. Thứ ba, do tình thế bất khả kháng không thể đi bầu cử được cũng như không muốn nhờ người bỏ phiếu hộ vì sợ lộ thông tin

4. Thứ tư, do vị trí địa lý xa và khó giao thương nên cử tri cũng không muốn đi bầu cử.

5. Thứ năm, do pháp luật cho phép cử tri tự do thực hiện quyền của mình nên sẽ không có sự ràng buộc giữa việc không đi bầu cử có được không với việc liệu không đi bầu cử có bị xử phạt không.

Không đi bầu cử có được không? Không đi bầu cử có một số mặt hạn chế sau:

+ Đầu tiên, khi không đi bầu cử thì cử tri sẽ không có cơ hội để bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của mình khi chọn lựa các Đại biểu ưu tú.

+ Thứ hai, cử tri tự mình đánh mất đi quyền tự do dân chủ, tự mình tham gia và các mối quan hệ pháp luật được pháp luật bảo hội.

+ Thứ ba, không đi bầu cử sẽ làm ảnh hưởng tới số lượng phiếu bầu và chất lượng phiếu bầu

+ Thứ tư, không đi bầu cử có thể ảnh hưởng đến các cử tri khác vì các cử tri có thể tị nạnh nhau thế thì số lượng phía bầu nó sẽ bị suy giảm.

Như vậy, nếu cử tri không đi bầu cử sẽ làm mất đi quyền lợi của mình, bên cạnh đó còn gây ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng của phiếu bầu và sẽ không tìm được người có trình độ theo nhu cầu của mình.

Cảm ơn quý các bạn đã tìm hiểu về vấn đề không đi bầu cử có được không, nếu các bạn có gì thắc mắc về vấn đề bầu cử, và các vấn đề khác liên quan đến pháp luật xin liên hệ với Tổng đài pháp luật của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để nhận được sự tư vấn kịp thời. Với đội ngũ chuyên viên và chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp tất cả mọi vấn đề pháp lý của các ban.