Làm căn cước công dân cần những gì? Quy định mới nhất 2022

Làm căn cước công dân cần những gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong khi Nhà nước đang chuyển đổi và dần dần loại bỏ chứng minh nhân dân hay căn cước công dân cũ. Vậy đi làm căn cước công dân cần tuân theo quy định nào?

Tất cả vấn đề liên quan sẽ được giải thích trong bài viết dưới đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc về vấn đề làm căn cước công dân cần những gì và cần được giải đáp nhanh chóng, hãy liên hệ 1900.6174 để được tư vấn.

làm căn cước công dân cần những gì

Làm căn cước công dân cần những gì?

Câu hỏi của bạn Đạt gửi đến Tổng đài pháp luật về làm căn cước công dân cần những gì như sau:
“Thưa luật sư, gần đây địa phương tôi có thông báo đến mọi người rằng chúng tôi cần chuẩn bị để chuyển đổi từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân gắn chíp. Tôi chưa biết đi làm căn cước công dân cần những gì nên muốn nhờ luật sư giải đáp. Mong được luật sư phản hồi. Tôi chân thành cảm ơn!”

>>> Luật sư tư vấn làm căn cước công dân cần những gì, liên hệ ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của bạn Đạt. Để trả lời thắc mắc của bạn, luật sư giải đáp như sau:

Hiện nay nhà nước đang khuyến khích người dân chuyển đổi từ chứng minh nhân dân và căn cước công dân mã vạch sang căn cước công dân gắn chip vì những lợi ích mà loại gắn chip này mang lại như: độ bảo mật thông tin cao hơn, dung lượng lưu trữ lớn hơn hay cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm (chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học,…). Do đó, việc chuyển đổi căn cước công dân đang được triển khai rộng rãi trên toàn quốc.

Như vậy, làm căn cước công dân cần những gì? Và để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi đó, khi đi làm căn cước công dân gắn chíp thì bạn cần mang theo những loại giấy tờ sau:

Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 40/2019?TT-BCA)

– Trường hợp 1: Đối với người đổi từ Chứng minh nhân dân (CMND) sang Căn cước công dân gắn chip (CCCD) cần chuẩn bị giấy tờ sau:

+ Chứng minh nhân dân (CMND) đã được cấp, sổ hộ khẩu

+ Trong trường hợp thông tin công dân trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chip có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì bạn nên mang theo Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp pháp khác.

(Công dân sẽ không cần mang theo sổ hộ khẩu nếu nhận được thông báo vì một số điểm cấp cơ sở dữ liệu dân cư đã được cập nhật đầy đủ)

– Trường hợp 2: Đối với người đổi từ Căn cước công dân mã vạch sang Căn cước công dân gắn chip.

Vì khi được cấp căn cước công dân mã vạch thì thông tin của công dân đã được lưu trên cơ sở dữ liệu quốc gia, vì vậy khi công dân đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chíp mới thì mọi người chỉ cần mang theo:

+ Căn cước công dân mã vạch đã được cấp

+ Trong trường hợp thông tin công dân trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chip có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì bạn nên mang theo Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp pháp khác.

Lưu ý: Tại một số địa phương, công dân cần thêm một bước đi xin giấy giới thiệu đổi chứng minh nhân dân sang căn cước công dân tại Công an cấp xã, sau đó mới nộp tại Công an cấp huyện và làm thủ tục chuyển đổi căn cước công dân gắn chip tại công an cấp huyện

Như vậy, để trả lời câu hỏi đi làm căn cước công dân cần những gì của anh Đạt, chúng tôi xin phép tóm tắt ngắn gọn rằng bạn chỉ cần mang theo giấy tờ tùy thân hiện tại của bạn (chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân mã vạch) và giấy khai sinh (nếu cần) để làm thủ tục chuyển đổi sang căn cước công dân gắn chịp tại công an cấp huyện của địa phương bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật chúng tôi về vấn đề làm căn cước công dân cần những gì. Mọi thắc mắc xin vui lòng gọi điện tới số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp.

>>> Xem thêm: Bao nhiêu tuổi được làm căn cước công dân

Đối tượng được làm căn cước công dân

Câu hỏi của chị Kim gửi đến Tổng đài pháp luật:
“Thưa luật sư, tôi năm nay 42 tuổi và hiện tại thẻ chứng minh nhân dân cũ của tôi sắp hết hạn. Tôi muốn hỏi luật sư là trong trường hợp của tôi có được phép đổi chứng minh nhân dân của tôi qua căn cước công dân gắn chịp không? và khi làm căn cước công dân cần những gì ạ? Tôi cảm ơn luật sư và mong luật sư giải đáp.”

>>> Tư vấn làm căn cước công dân ở đâu, liên hệ 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của chị Kim. Với thắc mắc của chị, luật sư xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật căn cước công dân 2014, công dân Việt nam từ đủ 14 tuổi trở lên mà chưa được cấp căn cước công dân gắn chip sẽ được ưu tiên CẤP MỚI.

Đối với những trường hợp sau sẽ được CẤP ĐỔI

– Công dân khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi sẽ được phép cấp đổi căn cước công dân (Căn cứ tại Điều 21 Luật căn cước công dân 2014)

–  Những người đã được cấp chứng minh nhân dân 9 số (CMND giấy); người đã được cấp căn cước công dân 12, căn cước công dân mã vạch nhưng bị hỏng, mất, hết hạn sử dụng hoặc có thay đổi hay bổ sung thông tin … sẽ được cấp đổi căn cước công dân gắn chip.

Như vậy, căn cứ vào những thông tin trên, chị Kim hoàn toàn được phép chuyển đổi chứng minh nhân dân cũ sang căn cước công dân gắn chịp. Chị hãy chuẩn bị những giấy tờ và hồ sơ cần thiết để thực hiện ngay việc chuyển đổi tại công an huyện của địa phương.

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề làm căn cước công dân cần những gì, xin vui lòng các bạn gọi điện đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn 24/7

>>> Xem thêm: Những trường hợp nào phải làm căn cước công dân

làm căn cước công dân cần những gì

Thủ tục làm căn cước công dân

Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip lần đầu

Câu hỏi của chị Liên về vấn đề làm căn cước công dân cần những gì như sau:
“Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp. Con trai tôi năm nay 15 tuổi và chuẩn bị thi vào cấp 3 tại địa phương. Con trai tôi thì chưa làm chứng minh nhân dân nên mọi người có bảo tôi là đi làm căn cước công dân gắn chip cho cháu. Vì vậy tôi muốn nhờ luật sư giải đáp là cần mang theo những gì? Và thủ tục làm căn cước công dân cần những gì trong lần đầu, có rắc rối không? Tôi chân thành cảm ơn luật sư!”

>>> Giải đáp thắc mắc thủ tục làm căn cước công dân trọn gói, liên hệ 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị Liên đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Với thắc mắc của chị, luật sư xin phép giải đáp như sau:

Trường hợp con trai chị năm nay đủ 15 tuổi thì đã đủ điều kiện để được cấp mới căn cước công dân (theo quy định là đủ 14 tuổi). Vậy để chuẩn bị làm căn cước công dân gắn chip cho cháu thì chị chỉ cần chuẩn bị:

Giấy khai sinh của cháu và sổ hộ khẩu (bản gốc). Sau đó chị mang hồ sơ đến công an huyện để làm thủ tục cấp căn cước công dân cho cháu.

Thủ tục làm căn cước công dân cần những gì thì chúng cũng không quá phức tạp, hiện nay đang có 02 cách để làm căn cước công dân Tổng đài pháp luật sẽ chia sẻ với các bạn độc giả dưới đây:

– Cách 1: Làm căn cước công dân trực tiếp tại cơ quan Công an

– Cách 2: Làm căn cước công dân online

 

 

Làm CCCD trực tiếp tại cơ quan Công an Làm CCCD Online
Bước 1: Yêu cầu cấp thẻ CCCD

 

Bạn mang giấy tờ và hồ sơ đã chuẩn bị trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền để đề nghị cấp thẻ CCCD Công dân đề nghị cấp thẻ CCCD online trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an. bạn kiểm tra thông tin của mình trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin đã chính xác thì tiếp theo bạn đăng ký thời gian và địa điểm đề nghị cấp thẻ CCCD. Hệ thống sẽ chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị
Bước 2: Tiếp nhận đề nghị cấp CCCD Cán bộ phụ trách sẽ tiếp nhận thông tin công dân, sau đó tìm kiếm thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp thẻ

+ Trường hợp công dân đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu để lập hồ sơ cấp thẻ.

+ Trường hợp công dân đã có thông tin trong cơ sở dữ liệu NHƯNG có sự thay đổi, điều chỉnh thì cán bộ đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh những nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp thẻ.

+ Trường hợp công dân CHƯA CÓ thông tin trong cơ sở dữ liệu thì cán bộ đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin cá nhân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp thẻ (sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh)

Công dân khai báo đầy đủ thông tin cá nhân trên tờ khai điện tử. Sau đó công dân nộp hồ sơ online và nhận giấy hẹn làm việc trực tiếp tại Cơ quan công an
(người dân nhận đăng ký lịch làm căn cước công dân qua Zalo hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia)
Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay Cả 2 cách thức trên đều phải thực hiện chung bước 3 là chụp ảnh và lăn vân tay.

+ Cán bộ tiến hành mô tả đặc điểm nhận dạng của công dân, chụp ảnh và cuối cùng là thu thập vân tay để in trên phiếu thu nhận thông tin CCCD cho công dân kiểm tra, ký tên

+ Lưu ý ảnh chân dung của công dân: Ảnh màu, phông nền trắng, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, đầu để trần, không đeo kính, trang phục nghiêm túc, lịch sự, trang điểm nhẹ nhàng, đầu tóc gọn gàng.

+ Trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì đươc phép mặc lễ phục tông giáo, trang phục dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên nhưng vẫn phải đảm bảo rõ mặt và rõ hai tai.

Bước 4: Trả kết quả Công dân nộp lệ phí, sau đó nhận giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân. Công dân đi nhận CCCD tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ và làm thủ tục đăng ký CCCD theo thời gian ghi trên giấy hẹn hoặc trả qua đường bưu điện (công dân tự trả phí vận chuyển).

Thời gian trả kết quả tối đa trong vòng 08 ngày làm việc (Căn cứ Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA)

 

Trên đây là 02 phương án chị Liên và các bạn độc giả có thể lựa chọn để làm căn cước công dân gắn chip. Bạn hoàn toàn có thể tra cứu / phản hồi tình trạng thẻ căn cước công dân của mình qua Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc bạn có thể phản ánh qua cho luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi của bạn. Tổng đài pháp luật sẵn sàng giải đáp cho bạn bất kỳ thắc nào liên quan đến làm căn cước công dân cần những gì cũng như các vấn đề pháp lý khác. Liên hệ Tổng đài pháp luật qua số hotline 1900.6174

>>> Xem thêm: Nơi cấp căn cước công dân ghi ở đâu?

Thủ tục cấp đổi từ căn cước công dân mã vạch

Câu hỏi của anh Dũng (Thái Bình) có nội dung như sau:
“Thưa luật sư, tôi có câu hỏi muốn hỏi luật sư là hiện tại căn cước công dân của tôi là loại căn cước công dân mã vạch nhưng sắp hết thời hạn sử dụng. Tôi muốn chuyển đổi sang căn cước công dân gắn chip thì thủ tục chuyển đổi như thế nào và khi làm căn cước công dân cần những gì? Có khó khăn không ạ? Tôi cảm ơn luật sư!”

>>> Tư vấn khi nào nên đổi căn cước công dân gắn chip: Gọi 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của anh Dũng. Với thắc mắc của anh, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Vè cơ bản việc cấp đổi Căn cước công dân mã vạch qua Căn cước công dân gắn chip cũng tương tự như chuyển đổi Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số sang Căn cước công dân gắn chip. Điều khác biệt là khi công dân chuyển đổi CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip thì CCCD mã vạch sẽ bị thu lại (Căn cứ khoản 3 Điều 24 Luật Căn cước công dân)

Thủ tục cấp đổi chứng minh nhân dân / căn cước công dân mã vạch sang thẻ căn cước công dân gắn chip không quá phức tạp, cũng khá tương đồng so với thủ tục cấp CCCD gắn chip lần đầu.

– Bước 1: Công dân mang theo Sổ hộ khẩu, CMND / CCCD muốn chuyển đổi đến Công an huyện. Sau đó, điền vào tờ khai Căn cước công dân – Mẫu CC01. Nếu công dân bị mất CMND / CCCD thì cần làm thêm đơn CMND01, đơn này cần có dấu xác nhận của công an cấp xã, phường

– Bước 2: Xuất trình sổ hộ khẩu để đối chiếu thông tin với tờ khai. Nộp lại CMND / CCCD cũ

• Nếu CMND 9 số còn rõ ảnh, số và chữ thì cắt mỗi cạnh góc vuông 2cm, sau đó ghi vào hồ sơ và trả CMND đã được cắt góc cho công dân.

• Nếu CMND 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét ảnh, số và chữ thì tiến hành thu và hủy CMND đó, ghi vào hồ sơ và cấp giấy xác nhận số CMND cho công dân

•  Với CMND 12 số, cắt mỗi cạnh góc vuông 1,5 cm. Sau đó ghi vào hồ sơ và trả CMND đã cắt góc cho công dân

– Bước 3: Chụp ảnh và thu thập vân tay (giống việc làm thủ tục cấp CCCD gắn chip lần đầu)

– Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ CCCD và nộp lệ phí.

Thời gian trả thẻ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Thông thường tại thành phố, thị xã sẽ không quá 07 ngày làm việc.

Nơi trả kết quả: Tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hoặc qua đường bưu điện

Trên đây là các bước anh Dũng và các bạn độc giả cũng trong trường hợp của anh có thể áp dụng để chuyển đổi căn cước công dân mã vạch sang căn cước công dân gắn chip. Nếu bạn muốn được nghe tư vấn trực tiếp từ luật sư và giải đáp thắc mắc nhanh chóng, hãy liên hệ tới Tổng đài pháp luật qua số điện thoại 1900.6174

>>> Xem thêm: Thủ tục làm CMND cho trẻ 14 tuổi

Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề làm căn cước công dân cần những gì?

Cần làm những thủ tục gì để bổ sung thông tin ngày, tháng, năm sinh để làm thẻ căn cước công dân

Câu hỏi từ bạn anh Thiên (Hà Nội) có nội dung như sau:
“Thưa luật sư, theo tôi được biết để cấp thẻ CCCD có gắn chip thì công dân phải bổ sung đầy đủ thông tin bắt buộc trong sổ hộ khẩu nhất là các thông tin về ngày, tháng, năm sinh, quê quán, dân tộc hay quốc tịch. Nhưng trong CMND và sổ hộ khẩu của tôi chỉ có năm sinh là 1960, không có ngày, tháng sinh. Tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn là trường hợp của tôi có được phép làm thẻ CCCD gắn chip điện tử không? Nếu tôi bắt buộc phải bổ sung thông tin ngày, tháng sinh trước thì phải làm những thủ tục gì và tại cơ quan nào được không?  Và khi làm căn cước công dân cần những gì ạ? Tôi cảm ơn luật sư!”

>>> Tư vấn – Giải đáp thông tin cần thiết để làm căn cước công dân, liên hệ ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của anh Thiên. Với những thắc mắc của anh, luật sư xin được giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Căn cước công dân thì mặt trước của thẻ CCCD phải có đầy đủ thông tin về ngày, tháng, năm sinh của công dân. Vì vậy với trường của anh Thiên chỉ có năm sinh thì bắt buộc phải bổ sung thông tin ngày, tháng sinh trước để được làm thủ tục cấp CCCD.

Thủ tục bổ sung thông tin ngày, tháng sinh:

– Nếu công dân có đầy đủ giấy tờ hợp lệ thể hiện thông tin ngày, tháng, năm sinh và những giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về cư trú thì mang đến nộp tại Công an cấp huyện. Tại đây sẽ tiếp nhận hồ sơ điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu của công dân đồng thời với việc tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD

– Nếu công dân chưa có đầy đủ giấy tờ hợp lệ thể hiện thông tin ngày, tháng, năm sinh: Công dân sẽ phải đến Ủy ban nhân dân cấp xã (hoặc phường) để làm thủ tục đăng ký khai sinh lần đầu hoặc làm thủ tục bổ sung ngày, tháng, năm sinh vào giấy khai sinh. Sau đó lmaf tiếp thủ tục cấp CCCD theo quy định.

Hy vọng những thông tin trên hữu ích với anh Thiên và với tất cả độc giả tại Tổng đài pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp liên quan đến vấn đề làm căn cước công dân làm những gì. Hãy gọi ngay tới số hotline 1900.6174  bất kỳ lúc nào bạn có câu hỏi về pháp lý cần giải đáp.

>>> Đặt câu hỏi cho luật sư tư vấn: Tại đây!

làm căn cước công dân cần những gì

Công dân làm căn cước công dân ở đâu?

Câu hỏi của chị Lan Anh như sau:
“Thưa luật sư, hiện tại tôi đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội. Quê tôi ở Hà Nam vậy tôi muốn hỏi luật sư là tôi có được phép làm thủ tục cấp CCCD gắn chip tại Hà Nội không? Hay tôi phải làm căn cước công dân ở quê tôi, là Hà Nam vậy ạ?  Và khi làm căn cước công dân cần những gì ạ? Mong được luật sư giải đáp. Tôi cảm ơn luật sư!”

>>> Tư vấn bị mất căn cước công dân thì làm lại cần giấy tờ gì: Gọi 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của chị Lan Anh. Luật sư giải đáp thắc mắc của chị như sau:

Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về nơi làm thủ tục cấp căn cước công dân gắn chip như sau:

“Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp mới, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân”

Điều 13 Thông tư này tiếp tục khẳng định:

“Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp mới, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại địa phương mình”

Thông tư 59 là thông tư mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2021, và theo những điều luật trong đó thì công dân hoàn toàn có thể yêu cầu cấp CCCD tại nơi thường trú hoặc tạm trú. Do đó chị có thể yêu cầu cấp CCCD tại Hà Nội mà không phải về quê làm thủ tục cấp CCCD.

Trên đây là những thông tin Tổng đài pháp luật muốn chia sẻ với bạn về nội dung làm căn cước công dân cần những gì. Hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích cho riêng mình. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề làm căn cước công dân cần những gì và cần được giải đáp, hãy liên hệ tới Tổng đài pháp luật qua số điện thoại 1900.6174 để được nhận tư vấn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.