Lỗi đi trên vỉa hè bị phạt bao nhiêu theo quy định mới 2024

Lỗi đi trên vỉa hè bị xử phạt bao nhiêu? Dừng, đỗ xe trên vỉa hè trong trường hợp nào không bị xử phạt? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Ngoài ra, nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy kết nối ngay đến Tổng đài pháp luật qua số hotline 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>>> Đường dây nóng hỗ trợ Luật giao thông, gọi ngay 1900.6174

Phổ biến việc đi xe trên vỉa hè giờ cao điểm

 

loi-di-tren-via-he

 

Tình trạng tắc đường thường xuyên xảy ra ở các thành phố lớn, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Không chỉ dưới lòng đường, trên vỉa hè, từng hàng xe máy nối đuôi nhau lưu thông ngược chiều. Theo người dân, họ đi lên vỉa hè chỉ để cách giải quyết tạm thời khi dưới đường đang ùn tắc quá lâu, nếu không đi như vậy, mọi người sẽ muộn làm, trễ việc.

Khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.” Như vậy, nếu một người tham gia giao thông không đi đúng phần đường quy định, vượt đèn đỏ, đi lên vỉa hè,… là hành vi bất hợp pháp.

Ngoài ra, theo khoản 2 phần II Giải thích từ ngữ ở Thông tư số 04/2008/TT-BXD, hè (hay còn gọi là vỉa hè, hè phố) là một trong những bộ phận của đường đô thị, nhằm mục đích phục vụ chủ yếu cho người đi bộ và kết hợp để tạo thành nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.

Dựa vào những quy định trên, có thể thấy, vỉa hè không phải là phần đường dành cho ô tô, xe máy. Vì vậy, bất luận lý do là gì, ngoại trừ việc đi lên hè để vào nhà ở) thì ô tô, xe máy đi trên vỉa hè đều trái quy định của pháp luật. Nếu cố tình đi lên vỉa hè, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt với lỗi đi trên vỉa hè theo mức phạt được quy định tại Nghị định 100/2019 NĐ – CP.

>>> Xem thêm: Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường – Mức phạt và cách xác định

Lỗi đi trên vỉa hè bị phạt như thế nào?

 

Lỗi đi trên vỉa hè bị phạt bao nhiêu đối với xe máy?

 

Anh Dũng (Hà Nội) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi tên là Dũng, sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Tôi có vấn đề thắc mắc cần Luật sư tư vấn:

Hôm qua, trên đường tôi đi làm, tôi có đi xe máy lên vỉa hè ở đoạn đường Nguyễn Chí Thanh. Thực sự, lúc đó tôi quá vội, chỉ còn 5’ nữa đến giờ chấm công mà đường di chuyển bị tắc. Khi tôi đi đến đoạn giao cắt giữa đường Nguyễn Chí Thanh và đường Pháo Đài Láng, tôi bị chiến sĩ cảnh sát giao thông dừng xe và được thông báo vi phạm lỗi đi trên vỉa hè.

Tôi bị lập biên bản, đồng thời bị xử phạt 500.000 đồng. Luật sư cho tôi hỏi việc xử phạt với mức tiền phạt 500.000 đồng của chiến sĩ cảnh sát giao thông có đúng quy định không?
Tôi xin cảm ơn luật sư!”

>>> Đi xe trên vỉa hè có bị phạt không? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn anh đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn pháp luật! Với những hiểu biết trong khả năng của chúng tôi, cùng những quy định của pháp luật, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Tại điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc người tham gia giao thông điều khiển xe máy đi trái quy định của pháp luật, cụ thể là không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường/ làn đường như quy định của pháp luật, điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp lái xe đi qua hè phố để vào nhà bị phạt tiền với mức phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng.

Như vậy, cảnh sát giao thông xử phạt anh với mức phạt 500.000 đồng hoàn toàn đúng quy định pháp luật. Anh không có hành vi nào để có thể bị xem là tình tiết tăng nặng hay coi là tình tiết giảm nhẹ nên mức tiền phạt anh sẽ lấy trung bình giữa 400.000 đồng và 600.000 đồng.

Nếu anh Dũng còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đến hotline 1900.6174 để được tư vấn luật giao thông chính xác từ Luật sư.

Lỗi đi trên vỉa hè bị xử lý như thế nào đối với ô tô?

 

Anh Hoàng (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, Tôi có một vài thắc mắc cần Luật sư giải đáp như sau:

Vào ngày thứ hai tuần trước (05/09/2022), sau khi ăn sáng, tôi và mấy người bạn đi uống cà phê. Trước quán cà phê có một vỉa hè khá to, có thể đi vừa ô tô của tôi. Lúc đó, ở dưới đường đang rất tắc do hôm đấy là ngày khai giảng của các cháu học sinh, phương tiện đi lại nhiều hơn ngày thường. Vì thế, tôi đã điều khiển xe ô tô của tôi trên vỉa hè một đoạn.

Khi di chuyển đến ngã tư, tôi bị chiến sĩ cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng xe. Tôi xuống xe, xuất trình đầy đủ giấy tờ và được thông báo lỗi vi phạm là lỗi đi trên vỉa hè. Tôi bị xử lý lỗi với mức phạt 5.000.000 đồng, đồng thời bị giữ Giấy phép lái xe 02 tháng.

Tôi nghĩ lỗi này đơn giản, vậy sao tôi lại bị phạt đến tận 5.000.000 đồng, thậm chí còn giữ Giấy phép lái xe của tôi 02 tháng? Không biết cảnh sát giao thông xử phạt tôi như vậy có đúng không? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

>>> Ô tô đi trên vỉa hè bị xử phạt như thế nào?  Gọi ngay 1900.6174

 

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi và quan tâm đến dịch vụ tư vấn của Tổng đài tư vấn pháp luật! Với những hiểu biết của chúng tôi, cùng những quy định của pháp luật, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Theo điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung ở điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người tham gia giao thông điều khiển ô tô không đi bên phải chiều đi của mình, đi không đúng phần đường/ làn đường quy định, lưu thông xe trên hè phố (trừ trường hợp lái xe đi qua vỉa hè để vào nhà ở) sẽ bị xử lý với mức phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng.

Thêm vào đó, căn cứ vào điểm b khoản 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Theo đó, khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ, khoản 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngoài việc xử lý vi phạm bằng hình thức phạt tiền, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

Như vậy, khi điều khiển ô tô di chuyển trên vỉa hè, anh bị cảnh sát giao thông phạt tiền 5.000.000 đồng và bị giữ bằng lái xe trong vòng 02 tháng là hoàn toàn đúng quy định. Hành vi của anh không có tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ nào nên cảnh sát giao thông lấy mức trung bình của hai hình thức (hình thức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung) để xử lý hành vi của anh.

Trong trường hợp anh còn băn khoăn về lỗi đi trên vỉa hè với ô tô, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được dịch vụ tư vấn tiết kiệm, nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Lỗi mở cửa xe gây tai nạn – Mức phạt và Mức bồi thường mới

muc-phat-loi-di-tren-via-he-nguoc-chieu

Mức phạt đối với lỗi đi xe trên vỉa hè ngược chiều

 

Chị Hoà (Đà Nẵng) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi tên là Hoà, đang làm công nhân ở thành phố Đà Nẵng. Tôi có chút thắc mắc mong muốn được tư vấn:

Mỗi buổi sáng tôi thường chở con tôi đi học. Đoạn đường đến trường cháu mật độ giao thông rất cao, hay xảy ra tình trạng ùn tắc. Vì không thể sang đường được và lúc đó đã gần muộn giờ cháu học (khoảng 6h45) nên tôi đã đi lên vỉa hè, ngược chiều với hướng di chuyển. Tôi đang điều khiển xe thì có một người dân chạy ra nói tôi đi như vậy là vi phạm pháp luật.

Tôi nghĩ điều này là bình thường và cảm thấy khá khó chịu khi bị nói vậy. Luật sư cho tôi hỏi việc đi xe trên vỉa hè ngược chiều của tôi có trái quy định pháp luật không?
Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

>>> Lỗi đi trên vỉa hè ngược chiều bị xử phạt thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị đã quan tâm và gửi câu hỏi đến dịch vụ tư vấn của Tổng đài tư vấn pháp luật! Bằng vốn hiểu biết của chúng tôi, cùng những quy định của pháp luật, chúng tôi xin tư vấn giải quyết thắc mắc của chị như sau:

Căn cứ vào điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về việc người điều khiển xe máy đi trái quy định của pháp luật.

Trái quy định của pháp luật được hiểu là không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần/làn đường, điều khiển xe đi trên hè phố (trừ trường hợp lái xe đi qua vỉa hè để vào nhà) bị xử lý với mức phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng.

Ngoài ra, chiếu theo điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung ở điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe ô tô không đi bên phải chiều đi của mình, đi không đúng phần hoặc làn đường quy định, lưu thông xe trên hè phố (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà) sẽ bị xử lý với mức phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng.

Tiếp đó, theo điểm b khoản 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi điểm c khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt người tham gia giao thông điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Cụ thể, khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngoài việc xử lý vi phạm bằng hình thức phạt tiền, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, đó là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

Việc điều khiển xe ngược chiều trên vỉa hè không vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng không đặt biển cấm đi ngược chiều. Tuy nhiên, nếu người tham gia giao thông đi xe người chiều trên vỉa hè, người đó vẫn vi phạm lỗi đi trên vỉa hè và sẽ bị xử lý theo luật định.

Như vậy, hành vi điều khiển xe trên vỉa hè của chị là trái với quy định của pháp luật. Nếu chị điều khiển xe máy đi trên hè phố, chị sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng, tuỳ vào lỗi của chị có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ không.

Còn trong trường hợp loại xe chị di chuyển trên vỉa hè là xe ô tô thì chị sẽ bị xử lý với hai hình thức phạt: phạt tiền và phạt bổ sung. Về hình thức phạt tiền, mức phạt mà chị phải chịu dao động từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng. Về hình thức phạt bổ sung, chị sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. Mức phạt tiền và thời gian tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe phụ thuộc vào mức độ vi phạm của chị.

Nếu chị còn vấn đề gì chưa rõ về lỗi đi trên vỉa hè ngược chiều, xin vui lòng gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn tận tình, miễn phí từ Luật sư.

>>> Xem thêm: Lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông phạt bao nhiêu?

Mức phạt đối với lỗi dắt xe đi bộ trên vỉa hè

 

Chị Linh (Hải Dương) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi tên là Linh, sinh sống và làm việc ở thành phố Hải Dương. Tôi có một vấn đề cần xin tư vấn giải quyết:

Tuần trước, trên đường đi làm về, xe máy của tôi có gặp chút vấn đề nên tôi không thể tiếp tục điều khiển được. Lúc đó, đang trong giờ tan làm của công nhân, tan học của học sinh nên đường rất tắc. Vì thế, tôi đã dắt bộ xe lên vỉa hè để tránh gây cản trở giao thông và tìm quán sửa xe.

Khi đi, tôi đi đúng chiều di chuyển của mình. Tuy nhiên, hôm qua tôi đọc thông tin trên mạng thì thấy trong quy định của pháp luật chứa lỗi đi xe trên vỉa hè. Không biết việc dắt xe đi bộ trên vỉa hè của tôi có bị coi là lỗi đi trên vỉa hè không? Mong Luật sư tư vấn!”

>>> Dắt xe đi bộ trên vỉa hè có bị xử phạt? Gọi ngay 1900.6174

 

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị đã quan tâm và gửi câu hỏi đến dịch vụ tư vấn của Tổng đài tư vấn pháp luật. Bằng vốn hiểu biết của chúng tôi, cùng những quy định của pháp luật, chúng tôi xin tư vấn giải quyết thắc mắc của chị như sau:

Căn cứ Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về việc sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố:

“1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.

2. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;

b) Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định;

c) Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường.”

Song song đó, theo Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, vỉa hè (hay còn gọi là hè phố) là lối đi dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, ở đây, không có biển báo cấm dắt xe. Ngoài ra, để coi là một lỗi vi phạm và bị xử phạt thì cảnh sát giao thông phải chứng minh được người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm bằng hình ảnh, người làm chứng,… Nếu không thể chứng minh được lỗi, cảnh sát giao thông không thể xử phạt được.

Trong trường hợp này, chị đang dắt xe và không lái xe tham gia giao thông. Vì vậy, hành vi dắt xe đi bộ trên vỉa hè của chị không vi phạm pháp luật. Song, nếu hành vi này của chị làm cản trở giao thông hoặc đang điều khiển xe, nhìn thấy cảnh sát giao thông chị mới dắt xe thì khi đó, chị sẽ bị nhắc nhở, xử phạt tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm của hành vi.

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc về luật giao thông đường bộ, hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí nhanh chóng nhất từ phía Luật sư.

>>> Xem thêm: Không đem giấy tờ xe phạt bao nhiêu tiền? [Cập nhập năm 2022]

Mức phạt đối với lỗi ghếch bánh xe lên vỉa hè

 

Anh Hoàng Anh (Ninh Bình) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi tên là Hoàng Anh, quê ở Ninh Bình. Tôi có một vấn đề thắc mắc xin tư vấn của Luật sư:

Tôi làm nghề lái xe dịch vụ. Tuần trước tôi có chở khách từ Ninh Bình ra Hà Nội tham quan du lịch. Lúc đợi khách tham quan ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám và để thuận tiện cho việc di chuyển của khách, tôi có đỗ xe ở vỉa hè, đồng thời ghếch bánh xe lên đó để gọn gàng hơn, tránh gây ách tắc giao thông.

Đỗ được một vài phút, có một chiến sĩ cảnh sát giao thông xuất hiện và thông báo với tôi về lỗi ghếch bánh xe lên vỉa hè. Đồng chí lập biên bản và xử phạt tôi với mức tiền phạt 900.000 đồng. Tôi không làm ùn tắc giao thông hay gây ra bất kỳ điều gì làm các phương tiện giao thông trên đường khó khăn di chuyển. Không biết cảnh sát giao thông phạt tôi vậy có đúng với quy định của pháp luật không? Mong Luật sư tư vấn!”

>>> Tư vấn lỗi ghếch bánh xe lên vỉa hè, gọi ngay 1900.6174

 

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi, cũng như quan tâm đến dịch vụ tư vấn của Tổng đài tư vấn pháp luật! Từ những quy định của pháp luật và vốn hiểu biết của chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho anh như sau:

Căn cứ vào điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về một trong các trường hợp người điều khiển xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng:

Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm b khoản 6 Điều này.

Ngoài ra, chiếu theo điểm d khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về một trong những hành vi vi phạm sẽ bị phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe:

“Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều hoặc bên trái (theo hướng lưu thông) của đường đôi; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, những hành vi dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định, đỗ xe ô tô ghếch bánh lên vỉa hè sẽ bị xử lý với mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Hơn nữa, nếu người điều khiển xe dừng hoặc đỗ xe ở phái bên trái đường một chiều hay song song với một xe khác cũng đang dừng hoặc đỗ thì mức phạt sẽ tăng lên tới tối đa 2 triệu đồng.

Người điều khiển xe chỉ được ghếch bánh lên vỉa hè khi khu vực dừng hoặc đỗ xe đó có biển số 408a. Do đó, việc ghếch bánh lên vỉa hè để đỗ xe của anh là hành vi trái với quy định pháp luật và cảnh sát giao thông xử phạt anh 900.000 đồng là hoàn toàn đúng quy định. Bởi lẽ, khu vực anh đỗ xe ghếch bánh lên không có biển số 408a và hành vi của anh không chứa tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ nào.

Nếu còn thắc mắc gì về lỗi ghếch bánh xe lên vỉa hè, anh vui lòng gọi trực tiếp đến hotline 1900.6174 để gặp luật sư tư vấn nhanh chóng nhất.

muc-phat-loi-di-tren-via-he-xe-may

Một số quy định về việc dừng đỗ xe trên vỉa hè

 

Anh Hiệp (Lào Cai) có câu hỏi như sau:

“Thưa luật sư, tôi tên là Hiệp, quê ở Lào Cai. Tôi có một thắc mắc cần xin tư vấn từ Luật sư:

Do đợt dịch Covid-19 vừa qua, tôi không đi làm được, hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn nên được nhận trợ cấp từ Nhà nước. Gần đây, khi tình hình dịch bệnh ổn định, cuộc sống đỡ bấp bênh hơn, tôi có làm thủ tục vay ngân hàng để mua ô tô chạy taxi dịch vụ. Vì không được tiếp xúc với pháp luật nhiều nên trước khi vào nghề, tôi muốn tìm hiểu một số quy định cơ bản về pháp luật đề phòng trường hợp phạm lỗi mà không biết tại sao.

Tôi mong muốn Luật sư có thể cung cấp cho tôi một số quy định về việc dừng đỗ xe trên vỉa hè. Tôi ở nông thôn, khi đi xe lên thành phố có vỉa hè, tôi không biết dừng đỗ như thế nào cho đúng pháp luật. Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

>>> Luật sư tư vấn một số quy định về việc dừng đỗ xe trên vỉa hè, gọi ngay 1900.6174

 

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn anh đã quan tâm và gửi câu hỏi đến cho Tổng đài tư vấn pháp luật! Bằng những quy định của pháp luật và vốn hiểu biết của chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho anh như sau:

Căn cứ vào Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008:

“1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.

2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.”

Vì thế, người điều khiển phương tiện giao thông nên đỗ xe ở những nơi có lề đường rộng, các khu đất bên ngoài phần đường dành cho xe chạy. Bên cạnh đó, khi tham gia giao thông anh nên đỗ xe ở sát mép đường phía bên phải tính theo chiều anh đang di chuyển và đỗ ở nơi có biển cho phép dừng/ đỗ xe trong trường hợp lề đường quá hẹp hoặc không có.

Nếu cần tìm hiểu thêm về các quy định khác, anh vui lòng liên hệ đến hotline 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ.

Dừng, đỗ xe trên vỉa hè trong trường hợp nào không bị xử phạt?

 

Anh Vĩnh (Long An) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi tên là Vĩnh, quê ở Long An. Tôi có một vấn đề mong muốn nhận được sự tư vấn từ luật sư:

Tuần trước gia đình tôi đi Nha Trang du lịch biển. Chúng tôi di chuyển bằng ô tô. Do đang không khỏe trong người nên lúc vợ tôi và các con xuống biển tắm, tôi ngồi trong ô tô đợi. Tôi dừng xe và đỗ trên vỉa hè để gọn gàng và tránh cản trở lưu thông.

Khi mọi người tắm xong, lên xe về, tôi đang di chuyển trên đường thì cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng xe tôi lại và báo tôi phạm lỗi đỗ xe trên vỉa hè. Từ trước đến nay, tôi chưa từng biết về lỗi này và tôi tưởng được phép làm như vậy nên mới mắc phải. Luật sư cho tôi hỏi có trường hợp nào dừng, đỗ xe trên vỉa hè mà không bị xử phạt không?

Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

>>> Tư vấn trường hợp dừng, đỗ xe trên vỉa hè không bị xử phạt, gọi ngay 1900.6174

 

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn anh đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn pháp luật! Sau đây, chúng tôi xin tư vấn cho anh về vấn đề này như sau:

Pháp luật hiện hành có Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có xác định rất chi tiết về những mức phạt tiền dành cho các hành vi: dừng hoặc đỗ xe không đúng nơi quy định; dừng xe không sát theo lề đường, vỉa hè bên phải chiều đi;…

Để dừng hoặc đỗ xe trên vỉa hè không bị xử phạt, anh cần nắm rõ về hệ thống biển báo, ký hiệu quy định Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ; hay Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp cho đơn vị được phép trông giữ xe theo quy hoạch đã phê duyệt. Về quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ năm 2016, tại đây có biển mang kí hiệu I.408a biểu thị chỉ dẫn cho phép anh đỗ một phần xe trên vỉa hè, cụ thể là “Nơi được đỗ xe một phần trên hè phố” với điều kiện phải đỗ từ nửa thân xe trở lên trên hè phố.

Ngoài ra, khoảng cách, chiều dài nơi đỗ xe được xác định giới hạn bằng vạch kẻ trên đường. Trong trường hợp khác, có thể đặt thêm biển phụ chỉ hiệu lực của vùng cho phép đỗ. Bên cạnh đó, biển này còn có thể đặt vuông góc theo chiều hướng đi hay đặt song song và có hiệu lực từ vị trí đặt biển.

Nếu đơn vị thực hiện việc trông giữ xe theo vị trí đã được quy hoạch, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, anh được phép dừng hoặc đỗ xe theo quy định. Vì vậy, bạn cần kiểm tra xem khu vực mình đỗ xe có biển báo hay biển được cấp phép dừng hoặc đỗ xe theo quy định hay không.

Bài viết trên đây của Tổng đài pháp luật đã cung cấp cho bạn đọc những vấn đề liên quan đến lỗi đi trên vỉa hè. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm cho mình những thông tin bổ ích, giúp cho việc tham gia giao thông được an toàn và hiệu quả hơn. Nếu các bạn có còn bất cứ vấn đề nào thắc mắc, hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất.