Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1 triệu bị xử lý như thế nào? Và cấu thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1 triệu là hành vi gian lận, lừa dối hoặc sử dụng các phương pháp gian trá để chiếm đoạt tài sản của người khác mà không có sự cho phép hoặc quyền hợp lệ. Đây là một hành vi phạm tội và được coi là một trong những hình thức tội phạm kinh tế nghiêm trọng. Hiện nay, pháp luật Hình sự nước ta đã quy định lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một tội phạm. Vậy, BLHS quy định như thế nào về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản? Trong trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản với trị giá tài sản là 1 triệu thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?…

Qua bài viết dưới đây, Tổng đài Pháp luật sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1 triệu” qua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gọi ngay 1900.6174

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

 

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi gian lận, lừa dối, trao đổi những thông tin không đúng sự thật để lợi dụng sự tin tưởng của người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của họ một cách bất hợp pháp.  Bản chất của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng những thủ đoạn gian dối để người khác tin tưởng và giao tài sản của họ cho mình. Đây là một hình thức phạm tội nghiêm trọng và có thể gây thiệt hại về cả mặt tài chính và tinh thần cho nạn nhân.

lua-dao-chiem-doat-tai-san-1-trieu

Hiện nay, những thủ thuật, thủ đoạn lừa đảo thường gặp phải như: 

– Giả là cán bộ nhà nước hoặc nhân viên ngân hàng để yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân, chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin về tài khoản ngân hàng;

– Gửi quà từ nước ngoài về; 

– Giả làm người thân để mượn tiền bằng cách gọi điện, cắt ghép video, …

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gọi ngay 1900.6174

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1 triệu bị xử lý như thế nào?

 

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 174 BLHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người nào sử dụng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có trị giá từ 2 triệu đến 50 triệu đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đối với trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có trị giá dưới 2 triệu đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc một trong những trường hợp sau: 

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn tiếp tục vi phạm;

– Đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc về một trong các tội được quy định tại Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của BLHS, chưa được xóa án tích mà còn tiếp tục vi phạm;

lua-dao-chiem-doat-tai-san-1-trieu

– Hành vi vi phạm làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Như vậy, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có trị giá dưới 1 triệu đồng nếu không thuộc các trường hợp nêu trên sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. 

Theo đó, người nào dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt tiền từ  1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Ngoài ra, người có hành vi này còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

>>>Xem thêm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu có phải đi tù không?

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bao lâu?

 

Thời hiệu truy cứu tách nhiệm hình sự được hiểu là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn này thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hiện nay, pháp luật không quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với từng tội danh mà sẽ quy định theo từng loại tội phạm tại Điều 27 BLHS. 

Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ được tính như sau: 

– Đối với trường hợp phạm tội thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 174 BLHS là tội phạm ít nghiêm trọng: thời hiệu là 05 năm;

lua-dao-chiem-doat-tai-san-1-trieu

– Đối với trường hợp phạm tội thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 174 BLHS là tội phạm nghiêm trọng: thời hiệu là 10 năm;

– Đối với trường hợp phạm tội thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 174 BLHS là tội phạm rất nghiêm trọng: thời hiệu là 15 năm;

– Đối với trường hợp phạm tội thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều 174 BLHS là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: thời hiệu là 20 năm.

Lưu ý: Thời gian tính thời hiệu sẽ được tính từ thời điểm xảy ra hành vi phạm tội. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thời hiệu truy cứu trách nghiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gọi ngay 1900.6174

Cấu thành của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

(1) Về mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thể hiện qua việc người phạm tội bằng cách sử dụng những thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong đó bao gồm hai hành vi liên tiếp là dùng thủ đoạn gian đối và chiếm đoạt tài sản. Cụ thể như sau: 

– Hành vi dùng thủ đoạn gian dối: Hành vi này được thể hiện qua việc người phạm tội bằng những lời nói, hành động hoặc thủ đoạn khác cung cấp những thông tin sai lệch, không đúng sự thật để người bị hại tin tưởng và giao tài sản của họ cho người phạm tội.

lua-dao-chiem-doat-tai-san-1-trieu

– Hành vi chiếm đoạt tài sản: Hành vi này có thể được hiểu là hành vi chuyển tài sản thuộc sở hữu của nạn nhân sang cho mình một cách bất hợp pháp.

Tuy nhiên, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chị bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây hậu quả trên thực tế. Tức là, số tiền chiếm đoạt có trị giá từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng mà thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 174 BLHS. 

(2) Về mặt chủ quan của tội phạm:

Người thực hiện những hành vi khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là, người phạm tội hoàn toàn nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi phạm pháp và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn tiếp tục (hoặc mong muốn tiếp tục) thực hiện hành vi vi phạm để cho hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc hậu quả xảy ra dù không mong muốn.

(3) Mặt khách thể của tội phạm:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm trực tiếp phạm xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ.

(4) Về mặt chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt. Tức là, bất kỳ cá nhân nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và thực hiện hành vi khách quan của tội phạm thì đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về cấu thành của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gọi ngay 1900.6174

Một số lưu ý khi giải quyết vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

* Xác định dấu hiệu phạm tội:

Việc xác định dấu hiệu tội phạm là yếu tố cơ bản khi đưa ra kết luận một hành vi nào có có phạm tội hay không. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, việc xác định dấu hiệu tội phạm được thể hiện qua một số hoạt động như sau: 

– Thu thập đầy đủ những tài liệu, chứng cứ thể hiện rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như: người làm chứng, lời khai của nạn nhân, ghi âm, video, hình ảnh, tin nhắn,…

– Xem xét, đánh giá, phân tích về các yếu tố cấu thành tội phạm đặc biệt là hành vi khách quan và chủ thể thực hiện hành vi phạm tội. 

– Đánh giá tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt bởi hành vi gian dối, lừa đảo. 

* Xác định thủ đoạn gian dối:

Thủ đoạn gian dối là yếu tố tiên quyết đế xác định hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điều này được thể hiện qua những hành vi cụ thể như sau: 

– Người phạm tội cung cấp những những thông tin không đúng sự thật, thông tin giả mạo để người khác tin tưởng mình. Thông thường việc này được thể hiện qua tin nhắn trao đổi, gọi điện thoại, trao đổi trực tiếp, …

Có hành vi chiếm đoạt tài sản: Hành vi này có thể được hiểu là hành vi chuyển tài sản thuộc sở hữu của nạn nhân sang cho mình một cách bất hợp pháp.

Tóm lại, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm vào quyền sở hữu của người khác và gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức hay xã hội. Pháp luật cần tồn tại để bảo vệ quyền và sự công bằng cho mọi thành viên trong xã hội. Về cơ bản, đối với trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản với trị giá 1 triệu thì chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 174 BLHS. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về những lưu ý khi giải quyết vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gọi ngay 1900.6174

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng đài Pháp luật về vấn đề “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1 triệu” và những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp