Trong đời sống hôn nhân, con cái là sợi dây kết nối các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, khi không thể tìm được tiếng nói chung, thì ly hôn là giải pháp tốt nhất của hai vợ chồng. Việc ly hôn khi có 2 đứa con là điều không ai mong muốn.
Vậy pháp luật sẽ quy định ra sao về quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn. Để giải đáp thắc mắc này, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật.
>> Tư vấn ly hôn miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Ly hôn khi có 2 đứa con, giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn?
Câu hỏi: Chị Ngọc Bích ở Phú Thọ có câu hỏi gửi về Tổng đài pháp luật như sau:
“Chào luật sư của Tổng đài pháp luật. Tôi là Bích, tôi và chồng đã kết hôn được 6 năm nay. Hiện tại, vợ chồng tôi đang có 2 bé một bé 5 tuổi và một bé 2.5 tuổi. Sau khi, tôi đẻ bé thứ 2 là con gái, chồng tôi bắt đầu thay đổi tính nết. Ngày nào cũng cờ bạc, rượu chè, luôn buông lời xúc phạm mẹ con tôi. Có lần đánh tôi đến mức phải nhập viện.
Tôi không thể chịu đựng thêm được nữa, tôi muốn ly hôn với anh ta. Nhưng hiện tại, tôi lại không có công việc ổn định. Liệu vợ chồng ly hôn khi có 2 con có được không, ly hôn khi có 2 đứa con được không? Tôi sợ nếu ly hôn thì tôi sẽ mất quyền nuôi con, tôi muốn giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn. Và chồng tôi dùng bạo lực với vợ thì sẽ bị phạt ra sao? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Tư vấn ly hôn khi có 2 đứa con. Gọi ngay 19006174
Luật sư xin trả lời:
Xin chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với câu chuyện của chị, chúng tôi cũng rất đồng cảm và xin được trả lời chị như sau:
Đầu tiên là về việc giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn: Căn cứ vào điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, bé thứ 2 của chị đang dưới 2 tuổi. Vì thế, bé sẽ nghiễm nhiên được chị chăm sóc và nuôi dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp chị không đủ điều kiện nuôi con và vợ chồng chị không thể thỏa thuận với nhau về việc ly hôn khi có 2 đứa con. Thì tòa án sẽ xem xét điều kiện nuôi con theo 2 điều kiện sau:
– Điều kiện kinh tế: Có đủ thu nhập để đảm bảo cuộc sống của cả mẹ và con
– Điều kiện nhân thân: Nhân thân tốt, có trách nhiệm, không vi phạm pháp luật, không có hành vi bạo lực gia đình và phải có lối sống lành mạnh…
Khi đủ cả hai điều kiện này thì chị sẽ có quyền ly hôn khi có 2 đứa con và nuôi cả hai bé. Đối với bé lớn của chị, 4 tuổi, thì tòa án sẽ xem xét cả hai điều kiện để quyết định giao con cho ai là hợp lý.
Vì chồng chị đang là người vi phạm pháp luật và có hành vi bạo lực gia đình, có lối sống thiếu văn hóa, thiếu văn minh. Tuy nhiên, chị lại không có thu nhập ổn định nhưng chị vẫn có khả năng giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn. Trong trường hợp, chị chứng minh được mình có thể đảm bảo cuộc sống của cả ba mẹ con. Vì vậy, chị cần nhanh chóng tìm việc để chứng minh với Tòa án rằng mình có thể đảm bảo cuộc sống cho các con.
Thêm nữa, chị cần thu thập tất cả những tài liệu minh chứng chứng minh chồng chị có những hành vi thiếu văn hóa, bạo lực gia đình, ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của các con. Để khi ly hôn khi có 2 đứa con, chị có thể giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn.
Tiếp theo là hành vi bạo lực gia đình của chồng chị, theo quy định tại Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 như sau:
“- Hành vi bạo hành thể xác: hành hạ, ngược đãi, đánh đập, cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng người khác;
– Hành vi bạo hành tình dục: cưỡng ép quan hệ tình dục;
– Hành vi bạo hành tinh thần: lăng mạ, cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây ra những hậu quả nghiêm trọng;
– Hành vi bạo hành khác: cưỡng ép thành viên trong gia đình tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ của thành viên trong gia đình; chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; …”
>>> Xem thêm bài viết: Quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn và các quy định của pháp luật
Theo đó thì mỗi hành vi bạo lực sẽ tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể xử lý vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa, theo điểm b khoản 2 điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.”
Theo thông tin của chị cung cấp cho Tổng đài pháp luật và với câu hỏi “ly hôn khi có 2 đứa con được không?” thì chồng chị đã từng đánh đập và chị phải nhập viện. Vì thế, chị có thể đến ủy ban nhân dân để xác nhận chứng minh rằng chồng chị đã có những hành vi vi phạm pháp luật. Việc này sẽ giúp cho chị chị có thêm điều kiện để giành quyền nuôi cả 2 con khi cha mẹ ly hôn.
Mọi thắc mắc liên quan đến giành quyền nuôi con khi ly hôn, vui lòng liên hệ đến số hotline tư vấn hôn nhân gia đình 1900.6174 để được Luật sư ly hôn giỏi hỗ trợ và tư vấn trọn vẹn nhất!
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Thủ tục ly hôn khi có 2 đứa con nhanh gọn và giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn?
Câu hỏi:Chị Nga ở Hà Giang có câu hỏi gửi về Tổng đài pháp luật như sau:
“Chào Luật sư của Tổng đài pháp luật. Tôi là Nga, hiện tại tôi và chồng đã cưới nhau được gần 9 năm. Chúng tôi đã có hai cháu: một cháu trai tròn 7 tuổi và một cháu gái gần 4 tuổi. Tuy nhiên, gần đây, vợ chồng chúng tôi không thể tìm được tiếng nói chung nên nên tôi đã quyết định dọn về nhà ngoại cùng với hai con. Về phần của chồng tôi, anh ta không có công việc ổn định, ngày nào cũng cờ bạc rượu chè.
Luật sư có thể tư vấn cho tôi về thủ tục ly hôn khi có 2 đứa con nhanh gọn, giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn và mức phí cho việc ly hôn đơn phương là bao nhiêu? Xin chân thành cảm ơn luật sư!”
Tư vấn chưa ly hôn nhưng có con với người khác. Gọi ngay 19006174
Luật sư xin trả lời:
Xin chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với câu hỏi của chị: ly hôn khi có 2 đứa con, chúng tôi cũng rất đồng cảm và xin được trả lời chị như sau:
Theo như thông tin chị đã gửi về Tổng đài pháp luật thì theo quy định tại điều 56 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Trong điều kiện này chị có thể để tiến hành làm thủ tục ly hôn đơn phương, thủ tục ly hôn khi có 2 đứa con và hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
+ Đơn xin ly hôn đơn phương có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn. Trong đơn, chị cần nêu những nội dung như sau:
– Về kết hôn: kết hôn ở đâu, thời gian nào, lý do xảy ra mâu thuẫn, xảy ra mâu thuẫn khi nào, chị dọn về nhà mẹ đẻ khi nào
– Về con chung: cháu tên là gì, sinh năm bao nhiêu….
– Về tài sản chung: có những tài sản chung gì và kèm theo các giấy tờ trong trường hợp có xảy ra tranh chấp tài sản đất đai
– Về nợ chung: ai là người nợ, chị muốn giải quyết như thế nào về số nợ chung đó.
+ Giấy khai sinh của con chị
+ Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, thẻ căn cước của chị và chồng chị.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính. Trong trường hợp, anh chị làm mất Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính. Chị cần phải xin xác nhận nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mà anh chị đã kết hôn.
Sau khi làm xong hồ sơ, chị gửi hồ sơ đó đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà chồng chị đang cư trú.
Theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, giảm, miễn, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí như sau: Án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng (nếu không có tranh chấp đất đai)
Còn mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án có tranh chấp dân sự như sau:
Giá trị tài sản có tranh chấp | Mức án phí |
a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống | 300.000 đồng |
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng |
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng |
Trên đây là thủ tục ly hôn khi có 2 đứa con mà luật sư đã cung cấp cho chị. Nhưng trên thực tế để chuẩn bị các hồ sơ các bằng chứng chứng minh chồng chị có những hành vi vi phạm luật hôn nhân là rất khó khăn. Vì thế, nếu có bất kỳ thắc mắc gì, khách hàng có thể liên hệ ngay tới hotline 19006174 để được tư vấn miễn phí.
Ly hôn khi có 2 con nhỏ dưới 3 tuổi
Câu hỏi:Bạn Ngọc ở Vĩnh Phúc có câu hỏi gửi về Tổng đài Pháp luật như sau:
“Chào luật sư Tổng đài pháp luật. Em là Ngọc. Hiện tại em và chồng đã kết hôn được 5 năm và có 2 con nhỏ: một bé một tuổi và một bé gần 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, khoảng gần một năm trở lại đây, hai vợ chồng em không tìm được tiếng nói chung. Vì không muốn làm rối loạn tâm lý của hai bé, nên vợ chồng em quyết định dừng lại.
Luật sư cho em hỏi liệu ly hôn khi có 2 con nhỏ dưới 3 tuổi có được không, ly hôn khi có 2 đứa con được không? Em có thể giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn và quy định về quyền nuôi con là như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn luật sư!”
Tư vấn thủ tục đổi họ cho con sau ly hôn. Gọi ngay 19006174
Luật sư xin trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với câu chuyện của bạn, chúng tôi cũng rất đồng cảm và xin được trả lời bạn như sau:
Theo quy định của điều 81 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo như thông tin bạn đã cung cấp thì hiện tại hai con của bạn đang dưới 3 tuổi. Vì thế, Tòa án sẽ ưu tiên giao cho mẹ (tức là bạn) trực tiếp quyền nuôi dưỡng cả hai bé. Nhưng trong trường hợp, bạn là mẹ không đủ điều kiện để chăm nom, giáo dục nuôi dưỡng cả hai con thì Tòa vẫn sẽ tôn trọng sự thỏa thuận nếu hai bên có thể thỏa thuận được.
Nếu bạn và chồng bạn không thể thỏa thuận với nhau thì Tòa sẽ xem xét các cơ sở như: về tài chính, về nhân thân để quyết định quyền nuôi con sẽ thuộc về ai. Để giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn và ly hôn khi có 2 đứa con, bạn sẽ cần phải chứng minh mình có tài chính để chăm sóc và nuôi dưỡng con của mình. Vì vậy, nếu gặp khó khăn trong việc chứng minh tài chính, bạn có thể liên hệ với chúng tôi có hotline 19006174 để được hỗ trợ miễn phí.
>>> Xem thêm bài viết: Ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi, quyền nuôi con thuộc về ai?
Vợ chồng không có công ăn việc làm ổn định thì quyền nuôi con nghiêng về bên nào?
Câu hỏi:Bạn Nguyễn Thị Bình ở Hà Nội có câu hỏi gửi về Tổng đài pháp luật như sau:
“Chào Tổng đài pháp luật. Tôi là Bình, hiện tại, tôi và chồng đã kết hôn được 5 năm và có con 4 tuổi. Cách đây 2 năm, tôi có đi làm công ty và có mối quan hệ với người khác trong quan công ty. Nhưng khi hiểu ra vấn đề, tôi đã chấm dứt mối quan hệ ngoài luồng đó và quay lại với chồng tôi. Tuy nhiên, chồng tôi ngày nào cũng chửi rủa đánh đập tôi. Tôi không thể chịu đựng được của hôn nhân như thế này.
Giờ tôi muốn ly hôn, ly hôn khi có 2 đứa con liệu giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn có được không? Hiện tại thì chồng tôi cũng đang không có công ăn việc làm ổn định. Cảm ơn tổng đài pháp luật!”
Tư vấn thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt. Gọi ngay 19006174
Luật sư xin trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với câu chuyện của bạn, chúng tôi cũng rất đồng cảm và xin được trả lời bạn như sau:
Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau :
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Theo như thông tin bạn đã cung cấp cho chúng tôi thì bạn có thể làm thủ tục ly hôn đơn phương. Vì cuộc sống hôn nhân của bạn đang không tìm được tiếng nói chung và đã mất đi mục đích chính trong hôn nhân.
Về quyền nuôi dưỡng con của hai vợ chồng, căn cứ vào điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo quy định của pháp luật và theo thông tin bạn đã cung cấp cho luật sư, con của bạn hơn 4 tuổi. Điều này có nghĩa là bạn không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng con.
Vì vậy nếu ly hôn khi có 2 đứa con muốn giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn, bạn phải chứng minh được với Tòa án rằng khi con ở với bạn sẽ có điều kiện tốt hơn khi ở với bố. Bạn có khả năng chăm sóc nuôi dưỡng và đảm bảo cho con các quyền lợi cơ bản nhất. Vì thế, bạn cần nhanh chóng tìm được công việc ổn định thì mới có thể giành quyền nuôi con.
Muốn giành quyền nuôi con và cấm chồng gặp con
Câu hỏi: Chị Phạm Thị Phương Anh ở Bình Định có câu hỏi gửi về Tổng đài pháp luật như sau:
“Chào luật sư, tôi là Phương Anh. Tôi và chồng đã kết hôn được 3 năm và có một con chung hơn 1 tuổi. Chồng tôi là một người nhu nhược, luôn nghe lời của mẹ chồng, rồi đổ lỗi trách móc, chửi rủa tôi. Nhà chồng luôn khinh bỉ tôi vì tôi không có công ăn việc làm đàng hoàng. Hiện tại, tôi đang ở nhà mẹ đẻ được một tháng cùng với con của mình. Tôi muốn chấm dứt cuộc hôn nhân này và muốn được nuôi con. Nhưng không muốn chồng và gia đình nhà chồng gặp con mình.
Mong luật sư có thể giải đáp thắc mắc giúp tôi. Cảm ơn luật sư!”
Tư vấn xin giấy chứng nhận độc thân sau khi ly hôn. Gọi ngay 19006174
Luật sư xin trả lời:
Xin chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với câu chuyện của chị, chúng tôi cũng rất đồng cảm và xin được trả lời chị như sau:
Theo căn cứ tại Điều 81, Điều 82, Điều 83 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:
“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Trong trường hợp này nếu như hai vợ chồng chị có thể tự thỏa thuận về vấn đề nuôi con thì Tòa án sẽ giao con cho hai vợ chồng chị tự thỏa thuận.
Tuy nhiên, trong trường hợp nếu hai vợ chồng chị không tự thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ giao con của chị cho chị nuôi. Vì con chị mới được hơn 1 tuổi. Nhưng nếu chị không có đủ điều kiện để nuôi con. Tòa án sẽ xem xét quyền nuôi con thuộc về ai?
Trong trường hợp, chị có đủ điều kiện để nuôi bé, chị vẫn phải tạo cơ hội cho gia đình chồng và chồng đến thăm non và có trách nhiệm kinh tế với con. Nếu chị có hành vi cấm cản gây ảnh hưởng đến quyền làm bố của đứa bé thì chị sẽ bị vi phạm pháp luật.
Nếu chị không muốn chồng và nhà chồng chị đến thăm con thường xuyên, chị có thể yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề này cho mình.
Vợ bị nhiễm HIV, chồng có được quyền nuôi hai con sau ly hôn?
Câu hỏi: Anh Phùng Đức Trọng ở Hải Dương có câu hỏi gửi đến tổng đài pháp luật như sau:
“Chào luật sư tôi là Trọng. Em trai tôi lấy vợ được 5 năm. Hai vợ chồng em trai tôi có 2 cháu, một cháu 2 tuổi, một cháu 4 tuổi. Do mẹ hai cháu có ngoại tình, không chung thủy, nên có dính HIV.
Giờ em trai tôi muốn ly hôn khi có 2 đứa con, liệu rằng em trai tôi có quyền nuôi 2 cháu không? Tôi xin cảm ơn luật sư!”
Tư vấn giấy chứng nhận ly hôn. Gọi ngay 19006174
Luật sư xin trả lời:
Xin chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với câu chuyện của anh, chúng tôi cũng rất đồng cảm và xin được trả lời anh như sau:
Về quyền nuôi dưỡng con của hai vợ chồng, căn cứ vào điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo đó, vợ em bạn sẽ được quyền ưu tiên nuôi bé 2 tuổi. Còn bé 4 tuổi sẽ nhận được sự xem xét của Tòa án. Nếu em bạn muốn nuôi cả hai bé thì cần phải chứng minh được vợ em trai bạn không đủ điều kiện để chăm sóc, dưỡng dục, giáo dục con của em bạn.”
Đối với trường hợp của em bạn thì vợ em bạn có ngoại tình và nhiễm HIV. Điều đó chứng tỏ, vợ em bạn đã vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình. Do đó, em trai bạn có thể thu thập những tài liệu minh chứng chứng minh việc vợ em bạn có ngoại tình và bị HIV để Tòa án có cơ sở xem xét, quyết định quyền nuôi con sẽ thuộc về ai.
Nếu bạn đang còn thắc mắc về việc thì dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn, ly hôn khi có 2 đứa con của Tổng đài pháp luật sẽ là một lựa chọn sáng suốt. Luật sư sẽ tư vấn chi tiết, nhanh chóng cho bạn về vụ án và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bạn một cách tối đa nếu có xảy ra tranh chấp tài sản vợ chồng và tranh chấp nuôi con. Khi sử dụng dịch vụ ly hôn của Tổng đài pháp luật bạn sẽ yên tâm về chất lượng dịch vụ tư vấn. Bạn sẽ không cần phải tự mày mò thực hiện các thủ tục ly hôn phức tạp. Thậm chí, tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc vì không hiểu biết về pháp luật một cách đầy đủ. Nếu bạn cần dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật và giải quyết ly hôn, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng: 19006174 để được hỗ trợ kịp thời.
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174