Mức phạt vi phạm hợp đồng là bao nhiêu? Các trường hợp nào bị phạt vi phạm hợp đồng? Bồi thường vi phạm hợp đồng theo pháp luật như thế nào? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Ngoài ra, nếu bạn còn vướng mắc nào liên quan đến vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ các luật sư.
>> Mức phạt vi phạm hợp đồng là bao nhiêu? Luật sư tư vấn 1900.6174
Mức phạt vi phạm hợp đồng
Mức phạt vi phạm hợp đồng theo Luật thương mại
Chị Trang (Quảng Ninh) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp như sau:
Công ty tôi đã ký một hợp đồng mua hàng của một công ty chuyên cung cấp vải. Hợp đồng trị giá 1 tỷ, trong đó, có thỏa thuận rõ là nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì sẽ bị phạt 8% giá trị của hợp đồng. Sau đó, bên công ty kia lại đơn phương hủy hợp đồng do tìm được công ty khác mua hàng với giá cao hơn.
Công ty tôi có yêu cầu họ nộp tiền phạt hợp đồng nhưng họ từ chối. Vậy luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này, công ty chuyên cung cấp vải có bị phạt vi phạm hợp đồng không? Nếu có thì mức phạt vi phạm hợp đồng mà họ phải chịu là bao nhiêu?
Tôi cảm ơn luật sư!
>>> Luật sư tư vấn mẫu phạt vi phạm hợp đồng theo Luật thương mại, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Trang, cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự của Tổng đài pháp luật. Sau khi xem xét vấn đề của chị, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Thứ nhất, phạt vi phạm được hiểu là việc bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng nếu có thỏa thuận trong hợp đồng, trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 về mức phạt vi phạm hợp đồng cụ thể như sau:
Mức phạt đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ các trường hợp được quy định tại Điều 266 Luật Thương mại 2005.
Chú ý: Căn cứ theo Điều 307 Luật thương mại có quy định như sau:
+ Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có quy định khác.
+ Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải chịu chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp luật thương mại có thỏa thuận khác.
Như vậy, trong trường hợp này, do bên công ty đối phương có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng nên họ đã vi phạm hợp đồng. Bên cạnh đó, trong hợp đồng, công ty chị và công ty họ có thỏa thuận về mức phạt vi phạm hợp đồng là 8% (mức phạt này phù hợp với quy định của luật). Vì vậy, phía công ty chị có quyền yêu cầu họ nộp phạt 8% giá trị hợp đồng theo đúng thỏa thuận và có thể yêu cầu họ bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại trực tiếp.
Ngoài ra, nếu chị còn thắc mắc nào liên quan đến mức phạt vi phạm hợp đồng, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư.
Mức phạt vi phạm hợp đồng theo Luật dân sự
Anh Hùng (Hậu Giang) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau: Tôi có ký hợp đồng mua nhà chung cư với một người chủ căn chung cư. Hợp đồng có trị giá 2,3 tỷ, trong hợp đồng có ghi rõ sẽ bị phạt 100.000.000 đồng nếu có bên nào vi phạm.
Hiện tại, tôi không muốn thực hiện hợp đồng này nữa vì tôi đã tìm được một căn khác có giá tốt hơn, nằm ở vị trí thuận tiện đi lại. Vì vậy, tôi muốn hỏi, trong trường hợp tôi tự ý hủy hợp hồng thì thì tôi phải chịu mức phạt vi phạm hợp đồng là bao nhiêu?
Tôi cảm ơn luật sư!
>>> Mức phạt vi phạm hợp đồng theo Luật dân sự là bao nhiêu? Luật sư giải đáp 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hùng, cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng đài pháp luật. Chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 418 Bộ luật dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm như sau:
+ Phạt vi phạm hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, theo đó khi hợp đồng bị vi phạm bên vi phạm có nghĩa vụ nộp cho bên bị vi phạm một khoản tiền như đã thỏa thuận.
+ Mức phạt vi phạm là do các bên tự thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
+ Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận việc vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
+ Chú ý: Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải chịu bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm theo hợp đồng
Theo như thông tin anh cung cấp, anh và chủ căn chung cư đã thỏa thuận về mức phạt vi phạm hợp đồng là 100.000.000 đồng. Kết hợp với quy định tại Điều 418 Bộ luật dân sự 2015, mức phạt vi phạm là do thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng.
Vì vậy, trong trường hợp này, nếu anh tự ý hủy hợp đồng với lý do không chính đáng thì mức phạt vi phạm hợp đồng mà anh phải chịu là 100.000.000 đồng theo như thỏa thuận. Ngoài ra, nếu anh còn thắc mắc về mức phạt vi phạm hợp đồng theo Luật dân sự, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư.
Mức phạt vi phạm hợp đồng xây dựng
Anh Trường (Thái Bình) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp như sau: công ty tôi có ký hợp đồng xây dựng nhà kho cho một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo với trị giá hợp đồng là 5 tỷ đồng. Trong hợp đồng có nêu rõ nếu tự ý hủy hợp đồng thì sẽ bị phạt 10% giá trị hợp đồng.
Hiện nay, do công ty tôi tìm được một công trình của người quen và có mức công xây dựng. Cùng với đó, do không có khả năng thực hiện cùng lúc hai công trình này nên tôi muốn hủy hợp đồng với doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo để thực hiện hợp đồng kia.
Vì vậy, tôi muốn hỏi, nếu công ty tôi tự ý hủy hợp đồng với doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo thì mức phạt vi phạm hợp đồng xây dựng mà công ty tôi phải chịu là bao nhiêu? Tôi cảm ơn luật sư!
>>> Luật sư tư vấn mẫu phạt vi phạm hợp đồng xây dựng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Trường, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Sau khi phân tích vấn đề của anh, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 146 Luật xây dựng 2014 về thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng và điểm c khoản 46 Điều 1 Luật xây dựng sửa đổi 2020 thì phạt vi phạm hợp đồng xây dựng được quy định như sau:
“1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thỏa thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.”
Đồng thời, tại điểm k khoản 1 Điều 141 Luật Xây dựng 2014 có nêu rõ: trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng là một nội dung phải được quy định cụ thể trong hợp đồng xây dựng.
Theo như thông tin anh cung cấp, anh đã ký hợp đồng xây dựng nhà kho trị giá 5 tỷ đồng với một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo. Hợp đồng có quy định về việc tự ý hủy hợp đồng sẽ bị phạt 10% giá trị hợp đồng.
Căn cứ theo quy định của pháp luật, trong trường hợp này, nếu công ty của anh tự ý hủy hợp đồng với doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo mà lý do là ký được một hợp đồng xây dựng khác tốt hơn thì công ty anh sẽ phải chịu mức phạt vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận là 10% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Bên cạnh đó, công ty anh còn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên doanh nghiệp kia theo quy định của pháp luật liên quan.
Nếu anh còn thắc mắc về mức phạt vi phạm hợp đồng xây dựng, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được các luật sư tư vấn trực tiếp.
Trường hợp nào bị phạt vi phạm hợp đồng?
Anh Hà (Hải Dương) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau: Tôi có thực hiện giao kết hợp đồng mua đất trị giá 5 tỉ với một người chị quen. Trong thỏa thuận ở hợp đồng chúng tôi có ghi rõ rằng nếu bên nào tự ý hủy hợp đồng sẽ bị phạt 200.000.000 đồng. Sau đó, khi đến ngày giao đất thì người kia đổi ý không bán đất cho tôi nữa vì thấy giá đất đang tăng nên muốn giữ lại để sau bán kiếm nhiều lời hơn. Tôi có yêu cầu người này nộp tiền phạt vi phạm theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng họ từ chối và không nộp phạt.
Do nhiều lần yêu cầu bên kia trả tiền phạt không được nên tôi muốn nộp đơn ra tòa án để yêu cầu người này thực hiện giao kết. Tuy nhiên, tôi muốn hỏi qua luật sư trước là trong trường hợp này thì theo pháp luật hiện nay người kia có bị phạt vi phạm hợp đồng không?
Tôi cảm ơn luật sư!
>>> Các trường hợp nào bị phạt vi phạm hợp đồng? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hà, cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng đàì pháp luật. Sau khi xem xét vấn đề của anh, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo như quy định hiện nay đối với các loại hợp đồng khác nhau sẽ có những quy định riêng về phạt hợp đồng nhưng chung quy lại thì việc phạt hợp đồng chỉ được áp dụng khi hai bên giao kết hợp đồng có thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng.
Do đó, nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về phạt hợp đồng thì các bên tham gia giao kết hợp đồng sẽ phải thực hiện theo đúng thỏa thuận đó. Còn trong trường hợp hợp đồng không có quy định về phạt vi phạm thì người vi phạm sẽ không phải nộp phạt vi phạm.
Tuy nhiên, dù không có thỏa thuận về phạt vi phạm thì người bị vi phạm vẫn có quyền yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình căn cứ theo quy định tại Điều 13, Điều 360 và Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, trong trường hợp của anh, vì người bán đất đã tự ý hủy hợp đồng với lý do không chính đáng nên người này thuộc trường hợp bị phạt vi phạm hợp đồng. Vì vậy, anh hoàn toàn có quyền yêu cầu họ nộp phạt vi phạm hợp đồng theo như thỏa thuận dân sự đã giao kết trong hợp đồng. Ngoài ra, nếu anh còn thắc mắc về các trường hợp bị phạt vi phạm hợp đồng hay mức phạt vi phạm hợp đồng, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư.
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật dân sự
Anh Trung (Ninh Bình) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có vấn đề mong luật sư giải đáp như sau: Tôi có thực hiện giao kết hợp đồng với một người quen về việc mua một mảnh đất tại Thanh Hóa trị giá 2,3 tỷ đồng. Trong hợp đồng chúng tôi có ghi rõ nếu như bên nào vi phạm sẽ bị phạt 50.000.000 đồng và bồi thường thiệt hại cho bên còn lại 50.000.000 đồng.
Do giá đất tăng cao nên người này không muốn bán cho tôi nữa mà muốn bán cho người khác với giá cao hơn. Do vậy, tôi đã yêu cầu họ nộp phạt và bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng người này không chịu. Hiện tại, tôi muốn khởi kiện ra tòa để yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ như thỏa thuận.
Tuy nhiên, tôi chưa nắm rõ mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật dân sự. Vì vậy, tôi muốn hỏi, theo luật dân sư, mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng như thế nào? Tôi cảm ơn luật sư!
>>> Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật dân sự như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Trung, cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn. Sau khi xem xét vấn đề của anh, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự 2015 về vấn đề phạt vi phạm hợp đồng như sau:
+ Phạt vi phạm hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, theo đó khi hợp đồng bị vi phạm bên vi phạm có nghĩa vụ nộp cho bên bị vi phạm một khoản tiền như đã thỏa thuận.
+ Mức phạt vi phạm là do các bên tự thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
+ Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận việc vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Như vậy, theo quy định trên, việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi các bên có thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạt và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không có thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng.
Người bị vi phạm có quyền yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng khi hợp đồng được thực hiện theo như thỏa thuận. Bên cạnh đó, trong trường hợp các bên tham gia giao kết hợp đồng không thỏa thuận cụ thể về mức bồi thường thiệt hại thì người vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại toàn bộ về lợi ích cũng như chi phí phát sinh do hợp đồng không được thực hiện cho người bị vi phạm.
Như vậy, trong trường hợp này, do anh và người kia đã có thỏa thuận trước về mức phạt hợp đồng là 50.000.000 đồng và mức bồi thường hợp đồng là 50.000.000 đồng nên người đó sẽ phải trả cho anh số tiền là 100.000.000 đồng tương ứng với tiền phạt vi phạm và tiền bồi thường thiệt hại cho hành vi vi phạm hợp đồng của họ.
Ngoài ra, nếu anh còn có thắc mắc về thủ tục kiện tục liên quan đến mức phạt và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng hay mức phạt vi phạm hợp đồng, hãy gọi ngay đến dường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp.
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật thương mại
Anh Ngọc (Ninh Thuận) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp như sau: Công ty tôi có thực hiện giao kết hợp đồng với một doanh nghiệp khác về việc mua một lô hàng trị giá 4 tỷ đồng. Khi ký hợp đồng, chúng tôi có ghi rõ nếu như bên nào vi phạm sẽ bị phạt 100.000.000 đồng.
Do họ tìm được công ty khác mua hàng với giá cao hơn nên đã tự ý hủy hợp đồng với công ty tôi. Vì sự hủy hợp đồng đột ngột này, công ty tôi đã bị thiệt hại 100.000.000 triệu đồng tiền lãi do không có hàng giao cho đối tác và phải nộp phạt 50.000.000 đồng do vi phạm hợp đồng với doanh nghiệp thứ ba.
Ngay sau đó, công ty tôi đã yêu cầu họ nộp phạt và bồi thường thiệt hại cho chúng tôi nhưng công ty kia chỉ đóng tiền phạt còn lại không bồi thường. Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư, nếu như trong hợp đồng chúng tôi không thỏa thuận về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì trong trường hợp này công ty tôi có được quyền yêu cầu bên kia bồi thường hại không?
Tôi cảm ơn luật sư!
>>> Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật thương mại như thế nào? gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Ngọc, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Sau khi xem xét vấn đề của anh, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ tại Điều 302 Luật thương mại 2005 về Bồi thường thiệt hại như sau:
“1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”
Và căn cứ theo Điều 307 Luật thương mại 2005 quy định về quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại như sau:
“1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.”
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên của Luật thương mại 2005 thì chế tài phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi các bên tham gia giao kết hợp đồng có thỏa thuận. Còn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng là trách nhiệm đương nhiên của người vi phạm khi hành vi vi phạm của họ gây ra thiệt hại trực tiếp cho người bị vi phạm.
Người bị vi phạm có quyền người vi phạm hợp đồng bồi thường những tổn thất về lợi ích trực tiếp của mình nếu hợp đồng được thực hiện và khoản chi phí phát sinh và thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng mang lại.
Tuy nhiên trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vi phạm hợp đồng chỉ phát sinh trong trường hợp có đủ các yếu tố được quy định tại điều 303 Luật thương mại 2005, cụ thể:
“Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.”
Theo đó, thì nếu hành vi vi phạm hợp đồng của người vi phạm thuộc vào các trường hợp của Điều 294 Luật Thương mại 2005 thì được miễn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Để được bồi thiệt thiệt hại thì người bị vi phạm có nghĩa vụ phải chứng minh tổn thất và hạn chế tổn thất do hợp đồng bị vi phạm theo quy định tại Điều 304 và 305 Luật Thương mại 2005. Đồng thời, bên vi phạm có thể chứng minh mình thuộc các trường hợp được miễn hoặc giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại để được giảm bớt hoặc miễn không phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Quay trở lại với trường hợp của anh, do bên công ty kia đã có hành vi vi phạm hợp đồng là tự ý hủy hợp đồng với công ty anh với lý do không chính đáng nên họ có nghĩa vụ nộp phạt vi phạm theo thỏa thuận và bồi thường thiệt hại cho công ty anh. Tuy nhiên, công ty anh cũng có nghĩa vụ chứng minh tổn thất và hạn chế tổn thất để được bồi thường thiệt hại theo quy định. Trường hợp bên kia không thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì công ty anh có thể thỏa thuận để giải quyết bằng Trọng tài hoặc khởi kiện ra tòa án để yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ngoài ra, nếu anh còn thắc mắc về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo quy định của Luật thương mại hay mức phạt vi phạm hợp đồng, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư.
Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề liên quan đến mức phạt vi phạm hợp đồng. Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và chính xác nhất. Ngoài ra, nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề pháp lý, gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn kịp thời từ luật sư.