Nhận lại cha mẹ ruột là thủ tục mang đầy tính nhân văn. Vậy thủ tục nhận lại cha mẹ ruột như thế nào? Cha mẹ ruột có nhận lại được con sau khi đã cho nhận con nuôi không? Tất cả những vấn đề trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp ở bài viết dưới đây. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối trực tiếp cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!
>> Luật sư tư vấn thủ tục nhận lại cha mẹ ruột miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Thẩm quyền xác định cha mẹ ruột cho con
Anh Gia Huy (Bình Định) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp:
Tôi năm nay 30 tuổi và đã lấy vợ được hơn 3 năm. Sau một lần đi ăn liên hoan cùng công ty do uống say nên tôi đã đi quá giới hạn với một đồng nghiệp nữ dẫn đến cô ấy đã mang thai. Đồng nghiệp nữ đấy đã có gia đình và chồng cô ấy cũng biết về việc này. Tôi cùng vợ chồng cô ấy đã thỏa thuận sau khi đứa bé sinh ra thì tôi sẽ làm thủ tục nhận cha con và để con theo họ tôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi cơ quan nào sẽ có thẩm quyền xác định cha mẹ ruột cho con? Tôi xin chân thành cảm!”
>>> Luật sư giải đáp miễn phí về thẩm quyền xác định cha mẹ ruột cho con, liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình:
Cảm ơn anh Gia Huy đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Để anh có thể hiểu rõ hơn về trường hợp mình đang gặp phải, các Luật sư sẽ đưa ra phân tích về quy định của pháp luật như sau:
Căn cứ tại Điều 101 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau:
– Cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo các quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp việc nhận lại cha, mẹ, con đó không có tranh chấp.
– Tòa án có thẩm quyền sẽ giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc là người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và các trường hợp được quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về việc xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để tiến hành ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan hay tổ chức có liên quan theo các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, đối với trường hợp mà anh Huy đang thắc mắc, nếu như anh đã thỏa thuận được việc nhận cha con và việc nhận này không có tranh chấp giữa các bên thì cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ là nơi có thẩm quyền để xác định cha con cho anh theo các quy định của pháp luật. Trong quá trình nhận lại con, nếu anh còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy nhấc máy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!
>> Xem thêm: Nghĩa vụ cấp dưỡng khi không kết hôn theo quy định mới nhất
Thủ tục nhận lại cha mẹ ruột như thế nào?
Chị Tuệ Lâm (Hải Dương) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp:
Hồi còn nhỏ gia đình tôi chuyển sang địa phương khác để sinh sống và làm việc. Vì thời điểm đấy phương tiện giao thông chưa được phổ biến nên trong quá trình di chuyển tôi đã bị lạc mất cha mẹ và các anh chị em. Sau khi bị lạc tôi được một gia đình nhận tôi làm con nuôi. Hiện tôi đã trưởng thành và đi làm. Thời gian gần đây tôi đã có cơ hội được tìm thấy và gặp lại cha mẹ ruột của mình. Do đã xa cách nhiều năm nên tôi rất muốn nhận lại cha mẹ ruột. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, pháp luật quy định như thế nào về thủ tục nhận lại cha mẹ ruột? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Thủ tục nhận lại cha mẹ ruột được thực hiện như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Xin chào chị Tuệ Lâm! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi thắc mắc đến luật sư tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Nội dung câu hỏi của chị về thủ tục nhận lại cha mẹ ruột, đã được đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
– Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con sẽ nộp tờ khai theo mẫu quy định và các chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc quan hệ mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con thì các bên phải có mặt.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có bất cứ tranh chấp nào thì công chức tư pháp – hộ tịch sẽ ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh các giấy tờ cũng như chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con thì thời hạn sẽ được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Kết hợp với quy định chi tiết hơn tại Điều 3 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch về Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịch như sau:
– Người tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ; nếu như hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện thì người tiếp nhận hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện theo quy định.
Trường hợp người nộp hồ sơ nhận lại cha mẹ ruột không thể bổ sung cũng như hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận hồ sơ sẽ phải lập văn bản hướng dẫn, trong văn bản đó nêu rõ các loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện và ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
– Người tiếp nhận phải có trách nhiệm tiếp nhận đúng và đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo các quy định của pháp luật hộ tịch, người tiếp nhận không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định là phải nộp.
– Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc là bản sao được cấp từ sổ gốc (sau đây được gọi tắt là bản sao) hoặc là bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trong trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra và đối chiếu với bản chính, sau đó ký xác nhận, cán bộ tiếp nhận không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó.
Đối với các loại giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra và đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc là ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và sau đó trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc là bản chụp các giấy tờ đó.
– Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch thì cán bộ trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra các nội dung giấy tờ hộ dịch và Sổ hộ tịch.
Nếu người yêu cầu đăng ký hộ tịch thấy các nội dung đúng và phù hợp với hồ sơ đăng ký hộ tịch thì người yêu cầu sẽ ký và ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch theo hướng dẫn của cán bộ trả kết quả.
Như vậy, đối với trường hợp của chị Tuệ Lâm, khi chị muốn đăng ký nhận lại cha mẹ ruột thì chị chỉ cần làm tờ khai và có các chứng cứ chứng minh quan hệ cha, me, con và gửi lên cơ quan hộ tịch.
Về các chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ ruột với con thì căn cứ tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP chị cần phải chuẩn bị các giấy tờ chứng minh để nhận lại cha mẹ ruột như sau:
– Văn bản của cơ quan y tế, của cơ quan giám định hoặc là cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc ở nước ngoài xác nhận quan hệ cha mẹ với con.
– Trong trường hợp chị không có chứng cứ để chứng minh quan hệ cha mẹ với con thì theo quy định tại khoản 1 của Điều này thì chị cùng với cha mẹ chị lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo các quy định tại Điều 5 Thông tư này, và phải có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Qua những phân tích ở trên, Tổng Đài Pháp Luật đã giải đáp đầy đủ những vấn đề mà chị đang gặp phải. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ nhận lại cha mẹ ruột, nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào, hãy nhấc máy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng nhất từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm!
>> Xem thêm: Thủ tục nhận cha con ngoài giá thú theo quy định pháp luật
Cha mẹ ruột có nhận lại được con sau khi đã cho nhận con nuôi không?
Chị Ngọc Trâm (Bình Dương) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp.
Năm 2000 vợ chồng tôi có sinh được một bé gái. Lúc đấy vì cuộc sống của gia đình quá khó khăn và muốn cho con có được cuộc sống tốt hơn nên vợ chồng tôi đã cho người khác con của mình. Thủ tục tiến hành giao nhận con nuôi được hoàn thành ngay trong năm 2000. Hiện nay, cuộc sống của hai vợ chồng tôi cũng đã ổn định, một phần vì tuổi cũng đã cao mà chúng tôi lại không có con nên chúng tôi muốn nhận lại đứa con mà năm 2000 vợ chồng tôi đã cho người khác. Xét về hoàn cảnh cha mẹ nuôi của con tôi thì họ có những hành vi bóc lột sức lao động của con tôi và có sự phân biệt giữa con nuôi và con đẻ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này, vợ chồng tôi có được nhận lại con sau khi đã cho nhận con nuôi không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Luật sư giải đáp miễn phí thủ tục nhận lại cha mẹ ruột khi đã được cho nhận con nuôi, liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Xin chào chị Ngọc Trâm! Cảm ơn chị đã dành sự tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề mà chị đang thắc mắc, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:
Để xác định được sau khi cho nhận con nuôi thì cha mẹ đẻ có nhận lại được con hay không thì sẽ căn cứ theo quy định về hệ quả của việc nhận nuôi con nuôi tại Điều 24 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 cụ thể như sau:
– Sau khi các bên tiến hành giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ có tất cả các quyền cũng như nghĩa vụ của cha mẹ và con với nhau; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng sẽ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ với nhau theo các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Kể từ ngày tiến hành tổ chức việc giao nhận con nuôi thì cha mẹ đẻ của con sẽ không còn có các quyền cũng như nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại, đại diện theo pháp luật, quản lý hay là định đoạt về tài sản riêng đối với con mà mình đã cho nhận làm con nuôi trừ khi giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi của con nuôi có các thỏa thuận khác.
Như vậy khi vợ chồng chị đã cho nhận con nuôi thì các quyền cũng như nghĩa vụ của vợ chồng chị đối với con đẻ của mình sẽ chấm dứt kể từ ngày giao nhận con nếu các bên không có thỏa thuận nào khác về việc cho nhận này. Trường hợp đang trong quá trình nhận con nuôi thì vợ chồng chị sẽ không thể nhận lại con nếu không thỏa thuận được với cha mẹ nuôi của con và không làm thủ tục chấm dứt đăng ký nuôi con nuôi.
Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định như sau :
Việc chấm dứt nuôi con nuôi sẽ được cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi có đơn yêu cầu của một trong số những người dưới đây:
– Khi con nuôi là người đã thành niên.
– Cha nuôi hoặc mẹ nuôi của con nuôi.
– Cha đẻ, mẹ đẻ hoặc là người giám hộ của con nuôi.
– Các cơ quan, tổ chức khác như các cơ quan lao động, thương binh và xã hội hoặc là Hội liên hiệp phụ nữ các cấp.
Căn cứ để chấm dứt việc nuôi con bao gồm :
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì việc nuôi con nuôi sẽ có thể bị chấm dứt nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
– Sau khi người con nuôi bị Tòa án kết án tức bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật về một trong các tội như ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi; tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm cũng như danh dự của cha mẹ nuôi theo quy định của Bộ luật Hình sự hoặc trường hợp người con nuôi có hành vi phá hoại, tẩu tán tài sản của cha mẹ nuôi;
– Khi con nuôi là người đã thành niên và cha mẹ nuôi có ý chí tự nguyện về việc chấm dứt việc nuôi con nuôi;
– Sau khi cha mẹ nuôi bị Tòa án kết án về một trong các tội danh theo quy định của Bộ luật Hình sự bao gồm: tội ngược đãi, hành hạ con nuôi; tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi;
– Nếu cha mẹ đẻ cũng như người yêu cầu có các căn cứ chứng minh cha mẹ nuôi lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi để thực hiện các hành vi bóc lột sức lao động, trục lợi, bắt cóc, mua bán trẻ em, xâm hại tình dục đối với con nuôi;
– Nếu việc nhận con nuôi được thực hiện giữa ông, bà và cháu ruột của mình; anh, chị, em ruột với nhau thì việc nhận nuôi con nuôi này bị nghiêm cấm và không được pháp luật chấp nhận;
– Có sự phân biệt đối xử của cha mẹ nuôi giữa con đẻ của mình và con nuôi;
– Cha mẹ nuôi có các hành vi lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi để thực hiện các hành vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
– Các bên nhận con nuôi và bên được nhận nuôi có hành vi làm giả mạo các giấy tờ, tài liệu để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, đăng ký việc nuôi con nuôi;
– Con nuôi lợi dụng việc được nhận làm con nuôi của những người là người có công với cách mạng, thương binh, người thuộc dân tộc thiểu số nhằm mục đích được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước;
– Mối quan hệ nuôi con nuôi sẽ bị chấm dứt nếu cha mẹ đẻ lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số hoặc là trốn tránh việc bị xử lý các vi phạm về pháp luật dân số.
Do đó, đối với trường hợp của chị Ngọc Trâm, vợ chồng chị có thể nhận lại con sau khi đã cho nhận con nuôi nếu :
– Vợ chồng chị và cha mẹ nuôi của con đã đạt được thỏa thuận về việc chấm dứt việc nuôi con nuôi và một trong hai bên làm đơn yêu cầu gửi lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
– Vợ chồng chị không thỏa thuận được về việc nhận lại con với cha mẹ nuôi của con thì theo như chị đã trình bày ở trên Tổng Đài Pháp Luật nhận thấy cha mẹ nuôi có những hành vi có thể làm căn cứ để chấm dứt việc nuôi con nuôi. Trường hợp này, vợ chồng chị sẽ thu thập đầy đủ các căn cứ chứng minh cha mẹ nuôi có những hành vi mà pháp luật cấm sau đó sẽ nộp lên cơ quan có thẩm quyền kèm theo đơn yêu cầu để được giải quyết. Mọi thắc mắc liên quan đến điều kiện nhận lại cha mẹ luôn trong trường hợp con đã được nhận nuôi, chị vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp chi tiết!
>> Xem thêm: Con riêng có được hưởng thừa kế không? Các tranh chấp thừa kế
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề nhận lại cha mẹ ruột và các quy định của pháp luật liên quan. Mọi thông tin chia sẻ đều dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành. Hy vọng bài viết này sẽ góp phần cung cấp cho các bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích nhất. Trong trường hợp, bạn còn bất kỳ vấn đề vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm mọi nơi, mọi lúc và nhanh chóng nhất!