Những đơn vị nào không có mã số thuế? Và những quy định về cấp mã số thuế?

Những đơn vị nào không có mã số thuế? Đây là câu hỏi được khá nhiều gười quan tâm đến hiện nay.Khi cá nhân, tổ chức tạo được nguồn thu nhập và những nguồn thu đó được coi là thu nhập chịu thuế. Theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức sẽ phải đăng ký cấp mã số thuế, đối với trường hợp chưa có mã số thuế để sử dụng nó nhằm mục đích kê khai và nộp thuế. Và bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn có những thông tin cần thiết về vấn đề này. Hãy nhấc máy và liên hệ ngay 1900.6174 nếu có vấn đề câng giải đáp!

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về những đơn vị nào không có mã số thuế, gọi ngay 1900.6174

Mã số thuế là gì?

 

Thuế được coi như là nguồn thu chủ yếu vào trong ngân sách Nhà nước. Từ nguồn thu này, Nhà nước sẽ sử dụng nó cho nhiều mục đích khác nhau nhằm phát triển kinh tế – xã hội của đất nước như xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ an sinh xã hội,… Và để cơ quan Nhà nước dễ dàng hơn trong công tác quản lý nguồn thu từ thuế của mỗi cá nhân, tổ chức nộp vào, pháp luật đã đặt ra quy định về việc đăng ký mã số thuế. Mã số thuế sẽ giúp cơ quan thuế dễ dàng nhận diện được đối tượng kê khai và nộp thuế là ai.

nhung-don-vi-nao-khong-co-ma-so-thue

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về những đơn vị nào không có mã số thuế, gọi ngay 1900.6174

Vậy thì, mã số thuế là gì? Quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật quản lý thuế, theo đó, mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế. 

Các đối tượng sẽ phải đăng ký cấp mã số thuế được quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật quản lý thuế, cụ thể:

“Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm:

a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.”

Đồng thời, theo quy định tại điểm a,b khoản 3 Điều 30 Luật quản lý thuế, theo đó, bao gồm cả doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và tổ chức khác sẽ được cấp một mã số duy nhất sử dụng trong suốt quá trình hoạt động. Cũng theo đó, với cá nhân, Luật quản lý thuế cũng quy định rằng, mỗi cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Đồng thời, một mã số thuế khi đã được sử dụng để cấp cho một đối tượng thì không thể sử dụng nó để cấp cho một đối tượng khác.

Chỉ cấp 01 mã số thuế duy nhất là bởi xét tới mục đích của việc cấp mã số thuế là để cơ quan thuế dễ dàng quản lý người nộp thuế. Có thể thấy, tại một khu vực, các doanh nghiệp được thành lập ra khá nhiều, đồng thời, với mật độ dân cư sinh sống trong một khu vực, nếu không cấp mã số thuế thì cơ quan thuế sẽ khó kiểm soát được tình trạng đóng thuế của các cá nhân, doanh nghiệp. Cũng như dễ dàng xảy ra tình trạng có sự cố tình lợi dụng sự khó kiểm soát, quản lý của cơ quan thuế mà trốn thuế, điều này sẽ gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước. 

Như vậy, khi có thu nhập chịu thuế hoặc doanh nghiệp có sự bắt đầu hoạt động kinh doanh, sản xuất theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức sẽ phải tiến hành đăng ký cấp mã số thuế. Đồng thời, mỗi cá nhân sẽ được cấp 01 mã số duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời, với tổ chức thì được cấp 01 mã số duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về mã số thuế, gọi ngay 1900.6174

Đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế

 

Việc cấp mã số thuế được coi là cần thiết và quan trọng khi cá nhân có thu nhập chịu thuế hoặc là khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cũng theo như quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật quản lý thuế, theo đó, việc đăng ký thuế được thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông hoặc thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế. Vậy, đối tượng nào sẽ phải thực hiện đăng ký trực tiếp?

Theo như nội dung đã trình bày, đăng ký thuế được thực hiện theo hai hình thức là đăng ký theo cơ chế một cửa liên thông hoặc đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế.

nhung-don-vi-nao-khong-co-ma-so-thue

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về những đơn vị nào không có mã số thuế, gọi ngay 1900.6174

Đối tượng thực hiện đăng ký theo cơ chế một cửa liên thông được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật quản lý thuế. Với những đối tượng khi không thuộc trường hợp quy định trên, thì sẽ thực hiện đăng ký thuế trực tiếp. Quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC, về những đối tượng sẽ phải thực hiện việc đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế. Khi tổ chức, cá nhân thuộc vào các trường hợp được quy định trong Thông tư thì sẽ thực hiện việc đăng ký thuế trực tiếp thay vì thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông.

Như vậy, có hai hình thức đăng ký thuế và khi tổ chức, cá nhân thuộc vào đối tượng quy định đăng ký thuế trực tiếp thì sẽ phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp mà không thể thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về đối tượng thực hiện đăng kí thuế trực tiếp với cơ quan thuế, gọi ngay 1900.6174

Những đơn vị nào không có mã số thuế?

 

Trong hệ thống thuế hiện nay, mã số thuế được phân loại thành hai loại chính: Mã số thuế doanh nghiệp và Mã số thuế cá nhân.

Mã số thuế doanh nghiệp là một dãy số được cơ quan quản lý thuế cấp cho các tổ chức kinh doanh khi họ thực hiện các nghĩa vụ thuế. Nó bao gồm các mã số thuế của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cũng như các văn phòng đại diện và chi nhánh (thường được gọi là đơn vị trực thuộc) và các địa điểm kinh doanh có nghĩa vụ khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế. Mã số thuế này là một phần quan trọng của quy trình thu thuế và giúp cơ quan thuế theo dõi và kiểm tra hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Mã số thuế cá nhân, ngược lại, được cấp cho các cá nhân khi họ có thu nhập phải chịu thuế theo quy định của nhà nước. Các nguồn thu nhập có thể phải chịu thuế bao gồm tiền lương, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, khoản thưởng trúng số và nhiều nguồn thu nhập khác. Mã số thuế cá nhân giúp cơ quan thuế xác định và thu thuế từ các cá nhân theo đúng quy định pháp luật.

Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn vị đều có mã số thuế. Trong trường hợp cơ quan nhà nước, chúng không được cấp mã số thuế vì chúng không phải là một tổ chức kinh doanh hoặc một cá nhân có thu nhập chịu thuế. Thay vào đó, cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ quản lý, giám sát, cung cấp dịch vụ công và thực hiện các chính sách của nhà nước, mà không liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để tạo ra thu nhập chịu thuế. Do đó, chúng không được cấp mã số thuế doanh nghiệp hoặc cá nhân.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về những đơn vị nào không có mã số thuế, gọi ngay 1900.6174

Quy định về cấp mã số thuế

 

Pháp luật có sự quy định về việc cấp mã số thuế cho từng cá nhân, doanh nghiệp. Bởi việc cấp mã số thuế có liên quan đến việc quản lý quá trình đóng thuế của người nộp thuế mà do đó, pháp luật có sự quy định chặt chẽ về vấn đề này.

Cụ thể được quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật quản lý thuế và cũng theo như những nội dung đã được trình bày trong phần “Mã số thuế là gì?” mà theo đó, có thể hiểu quy định của pháp luật về việc cấp mã số thuế được xác định như sau:

Trước hết, đối với cá nhân, pháp luật đã quy định rằng mỗi cá nhân sẽ có một mã số thuế duy nhất được sử dụng trong suốt cuộc đời. Quy định mỗi cá nhân sẽ chỉ có một mã số thuế để đảm bảo cơ quan thuế dễ dàng hơn trong quá trình quản lý. Bởi nếu một cá nhân có từ 2 mã số thuế trở lên, sẽ gây khó khăn cho quá trình quản lý số thuế đã nộp vào của cá nhân cũng như dễ dẫn đến tình trạng trốn thuế.

Do đó, với cá nhân, khi xảy ra trường hợp có từ 2 mã số thuế trở lên thì cá nhân đó sẽ phải nhanh chóng thực hiện thủ tục được quy định để huỷ mã số thuế thứ hai và chỉ được sử dụng duy nhất mã số thuế ban đầu.

nhung-don-vi-nao-khong-co-ma-so-thue

Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, cũng giống như cá nhân, sẽ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nếu người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế.

Ngoài ra, Luật quản lý thuế cũng quy định rõ rằng, với một mã số thuế đã được cấp cho một cá nhân hoặc doanh nghiệp nào đó thì không được tiếp tục sử dụng nó để cấp cho cá nhân hoặc doanh nghiệp khác. Bởi xét đến đúng mục đích ban đầu của việc đăng ký mã số thuế là để dễ dàng quản lý nguồn thu từ thuế của cá nhân, tổ chức, nên việc cùng một mã số thuế lại được sử dụng để cấp cho nhiều đối tượng khác nhau thì có thể thấy, mục đích ban đầu của quy định về việc đăng ký mã số thuế đã không được thực hiện chính xác.

Như vậy, cả cá nhân và doanh nghiệp đều giống nhau ở việc, mã số thuế sẽ được cấp đúng một số duy nhất. Với cá nhân sẽ sử dụng nó cho đến trong suốt cuộc đời; còn với doanh nghiệp thì sẽ sử dụng nó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí vềquy đinh về cấp mã số thuế, gọi ngay 1900.6174

Cấu trúc mã số thuế và cách phân loại

 

Mã số thuế được xác định theo một cấu trúc nhất định do Bộ Tài chính quy định cụ thể, và từ cấu trúc của mã số thuế, nó còn nhằm giúp phân loại mã số đó được sử dụng cho đối tượng nào.

Cấu trúc của mã số thuế được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC: N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 – N11N12N13

Trong đó:

– Hai chữ số đầu N1N2 là số phân khoảng của mã số thuế.

– Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.

– Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.

– Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.

– Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.

Có thể thấy, trong cấu trúc được quy định trên sẽ có 13 chữ số. Tuy nhiên, không phải mã số thuế của cá nhân, tổ chức nào cũng sẽ đủ 13 số mà sẽ tuỳ vào đối tượng cụ thể mà sẽ được cấp mã số thuế phù hợp. 

Cụ thể, với mã số thuế 10 chữ số, tức là từ N1 đến N10 sẽ được sử dụng cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc tổ chức không có tư cách pháp nhân nhưng trực tiếp phát sinh nghĩa vụ thuế; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác (sau đây gọi là đơn vị độc lập). 

Mã số thuế 13 chữ số và dấu gạch ngang (-) dùng để phân tách giữa 10 số đầu và 3 số cuối được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác.

Như vậy, mã số thuế sẽ có cấu trúc gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và điều này tùy thuộc vào từng đối tượng, chủ thể xin cấp mã số thuế cụ thể để xác định việc cấp mã số thuế cho chủ thể đó là 10 hay 13 chữ số.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về những đơn vị nào không có mã số thuế, gọi ngay 1900.6174

Đơn vị sự nghiệp có thu có phải đăng ký mã số thuế không?

 

Đơn vị sự nghiệp có thu nhập hàng năm, theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, là một trong những đối tượng phải chịu thuế. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, tức là được công nhận và quản lý theo quy định của pháp luật. Các tổ chức này, khi có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định.

Theo điều 15 của Nghị định 51/2010/NĐ-CP, việc lập hóa đơn là bắt buộc khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Vì vậy, trong trường hợp đơn vị sự nghiệp kinh doanh hàng hoặc dịch vụ, việc đăng ký mã số thuế và lập hóa đơn là bước cần thiết để tuân thủ quy định pháp luật về thuế.

Trong trường hợp đặc biệt của chị, đơn vị sự nghiệp mà cơ quan của chị làm việc đã tự chủ về tài chính, và do đó đã đáp ứng một trong những điều kiện để có tư cách pháp nhân. Nếu đơn vị này nằm trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định 16/2015/NĐ-CP, theo mục a, khoản 3 của Điều 12 của Nghị định này, cần thực hiện việc hạch toán chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) hàng năm theo quy định.

Do đó, hiện nay, các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ các quy định về nộp thuế. Trong đó, các đơn vị sự nghiệp là đối tượng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, và việc đăng ký mã số thuế và lập hóa đơn là phần không thể thiếu của quy trình này.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về những đơn vị sự nghiệp có thu có phải đăng kí mã số thuế?gọi ngay 1900.6174

Trên đây là toàn bộ các thông tin cần thiết mà Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã tìm hiểu mà muốn cung cấp thêm thông tin cho các bạn về vấn đề Những đơn vị nào không có mã số thuế. Với những nội dung theo quy định của pháp luật đã được trình bày trong bài viết này, hi vọng rằng các bạn đã có thể hiểu rõ hơn và có những thông tin cần thiết về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc hay cần hỗ trợ về những vấn đề pháp lý khác, các bạn vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng nhất.

 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp