Nợ ngắn hạn là gì? Cách tính nợ ngắn hạn trong BCTC như thế nào?

Nợ ngắn hạn thường xuất hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vậy nợ ngắn hạn là gì? Nợ ngắn hạn gồm những gì? Tính nợ trong báo cáo tài chính như thế nào? Tất cả các vấn đề pháp lý nêu trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Nếu bạn cần được hỗ trợ giải quyết bất cứ vấn đề gì về nợ ngắn hạn, liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các luật sư tư vấn luật doanh nghiệp giải đáp nhanh chóng nhất.

no-ngan-han-la-gi

 

Nợ ngắn hạn là gì? Ví dụ về nợ ngắn hạn

 

>> Nợ ngắn hạn là gì? Gọi ngay 1900.6174  để được giải đáp miễn phí.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thường xuất hiện các khoản nợ ngắn hạn để xoay vòng vốn doanh nghiệp.

Theo Thông tư 200 /2014/TT – BTCchuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 quy định về nợ ngắn hạn như sau:

Nợ ngắn hạn chính là nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của công ty bắt buộc phải trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ hoạt động bình thường. Nợ ngắn hạn thường được tiến hành thanh toán bằng các tài sản lưu động, là những tài sản sẽ được sử dụng hết trong vòng 1 năm.

Ví dụ các khoản nợ ngắn hạn như các khoản nợ phải trả, nợ ngắn hạn, thuế thu nhập phải trả,…

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật cho câu hỏi nợ ngắn hạn là gì. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy nhấc máy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Vay dài hạn là tài khoản nào? Điều kiện và thủ tục vay dài hạn 2022

Nợ ngắn hạn có ý nghĩa gì?

 

>> Ý nghĩa của nợ ngắn hạn là gì? Liên hệ ngay 1900.6174 để được tư vấn chi tiết.

Các doanh nghiệp để tồn tại được cần đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán đến hạn, trước tiên, đó là các khoản nợ ngắn hạn. Vì thế, các nhà quản trị, nhà đầu tư, ngân hàng, đối tác và các bên khác sử dụng thông tin báo cáo tài chính rất quan tâm đến giá trị nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có khả năng thanh toán càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp đó có năng lực tài chính tốt, đảm bảo thanh toán tốt các khoản nợ, đặc biệt các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán tốt còn là tín hiệu tích cực về tình hình tài chính của doanh nghiệp, là một điểm cộng nổi bật để hồ sơ doanh nghiệp được các nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn.

Bên cạnh đó trong trường hợp doanh nghiệp cần thực hiện vay vốn ngân hàng, khả năng thanh toán là chỉ tiêu hàng đầu để các ngân hàng đánh giá, xếp hạng tín nhiệm tín dụng, từ đó đưa ra các quyết định cung cấp vốn vay hay không, hạn mức vay bao nhiêu.

Ngược lại, doanh nghiệp có khả năng thanh toán thấp sẽ báo hiệu các vấn đề về tài chính e ngại, nhiều rủi ro của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng khả năng thanh toán thấp hoặc tệ hơn, doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán trong tương lai và trong thời gian dài sẽ có thể đứng trước rủi ro là phá sản. Vì thế, rất ít nhà đầu tư sẽ cân nhắc và lựa chọn hồ sơ doanh nghiệp. Cũng như vậy, phía ngân hàng cũng sẽ khá khó khăn khi cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp vì rủi ro không thanh toán được rất lớn!

Do đó, tiêu chí nợ ngắn hạn cần được quan tâm hàng đầu.Việc theo dõi thường xuyên các khoản nợ ngắn hạn sẽ đánh giá được khả năng thanh toán, từ đó nắm bắt được tình hình dòng tiền ra, vào của doanh nghiệp, lên kế hoạch chủ động, xử lý kịp thời các vấn đề khi xuất hiện tình trạng khả năng thanh toán thấp.

Trên đây luật sư đã giải đáp chi tiết về ý nghĩa của nợ ngắn hạn. Nếu bạn chưa hiểu rõ về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí.

y-nghia-cua-no-ngan-han-la-gi

 

>> Xem thêm: Nợ quá hạn là gì? Quy trình xử lý nợ quá hạn như thế nào?

Các chỉ tiêu nợ ngắn hạn là gì?

 

>> Các chỉ tiêu nợ ngắn hạn là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp chi tiết.

Các chỉ tiêu nợ ngắn hạn được sử dụng nhằm mục đích xác định khả năng đáp ứng các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp phát sinh trong vòng 1 năm. Với mục đích này, các chỉ tiêu này sẽ tập trung vào khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp và các nguồn để chi trả các khoản nợ này là vốn lưu động. Các chỉ tiêu trả nợ ngắn hạn gồm:

– Một là, hệ số thanh toán hiện thời (Current ratio)

Hệ số thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động : Nợ ngắn hạn.

Current ratio = Current assets : Current liabilities.

– Hai là, hệ số thanh toán nhanh (Quick or Acid-test ratio)

Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp sẽ được phản ánh thông qua các chỉ tiêu tài chính sau:

Hệ số thanh toán nhanh = Tiền và chứng khoán ngắn hạn : Nợ ngắn hạn.

Quick ratio = Quick assets : Current liabilities.

Hay là: Tiền và chứng khoán ngắn hạn = Tài sản lưu động – Hàng tồn kho (Quick assets = Current assets – Inventory)

– Ba là, chỉ tiêu vốn lưu động ròng (Net working capital)

Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn.

Khi một doanh nghiệp xác định rằng doanh nghiệp đã nhận được một khoản lợi ích kinh tế phải được tiến hành thanh toán trong vòng 12 tháng, thì doanh nghiệp đó phải ngay lập tức ghi vào bút toán ghi có cho một khoản nợ hiện tại. Tùy theo tính chất của các khoản lợi ích doanh nghiệp nhận được, kế toán doanh nghiệp phải phân loại nó thành tài sản hoặc chi phí, sẽ nhận được bút toán ghi nợ.

Như vậy, nội dung trên Tổng đài pháp luật đã phân tích về các chỉ tiêu nợ ngắn hạn. Để được luật sư giải đáp chi tiết và kỹ càng hơn về các chỉ tiêu này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi.

>> Xem thêm: Chi phí thành lập công ty bao gồm những khoản nào [MỚI NHẤT]?

Các khoản nợ phải trả ngắn hạn? Nợ ngắn hạn là tài khoản nào?

 

>> Cách xác định các khoản nợ ngắn hạn là gì? Liên hệ ngay hotline 1900.6174 

Nợ ngắn hạn là một phần không thể thiếu trên báo cáo tài chính. Vậy các khoản nợ phải trả ngắn hạn là gì? Nợ ngắn hạn là những tài khoản nào?

Các khoản nợ phải trả và các tài khoản tương ứng được quy định như sau:

– Mã 311: Nợ phải trả người bán ngắn hạn: là số tiền phải thanh toán cho người bán, trong thời hạn không quá 12 tháng hay trong 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh.

– Mã 312: Người mua trả tiền trước ngắn hạn: Là số tiền người mua đã ứng trước để mua các tài sản, các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm cung cấp sản phẩm cho người mua trong thời hạn không quá 12 tháng hay trong 1 chu kỳ kinh doanh.

– Mã 313: Thuế và các khoản nộp Nhà nước: là tổng các khoản tiền mà doanh nghiệp sẽ phải nộp cho Nhà nước gồm thuế, phí, lệ phí khác.

– Mã 314: Phải trả cho người lao động: là số tiền doanh nghiệp phải trả cho người lao động tại thời điểm làm báo cáo tài chính.

– Mã 315: Chi phí phải trả ngắn hạn: là các khoản nợ phải trả do doanh nghiệp đã tiến hành nhận hàng hóa, dịch vụ nhưng mà chưa có hóa đơn hoặc các khoản chi phí chưa có đủ hồ sơ nhưng chắc chắn sẽ phát sinh và cần phải tính vào chi phí sản xuất. Thời hạn để thanh toán của các khoản phí phải trả ngắn hạn này là dưới 12 tháng.

– Mã 316: Phải trả nội bộ ngắn hạn: là số tiền trong chu kỳ không quá 12 tháng hay 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh tại thời điểm báo cáo, giữa cấp trên và chi nhánh hay đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp phải trả cho các chi phí nội bộ này.

– Mã 317: Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng: là các khoản chênh lệch giữa số tổng tiền lũy kế mà các khách hàng sẽ phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch lớn hơn doanh thu lũy kế tương ứng đã ghi nhận.

– Mã 318: Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn: sẽ thể hiện các khoản doanh thu chưa thực hiện tương ứng với phần nghĩa vụ của doanh nghiệp cần phải thực hiện trong thời gian 12 tháng hoặc 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh, tại thời điểm báo cáo.

– Mã 319: Khoản phải trả ngắn hạn khác: là các khoản phải trả có kỳ hạn dưới 12 tháng như các giá trị tài sản thừa chưa rõ nguyên nhân, các khoản phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội, ký quỹ ngắn hạn, ký cược…

– Mã 320: Khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn: là tổng các giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp đi vay của các tổ chức tài chính, ngân hàng…

– Mã 321: Khoản dự phòng phải trả ngắn hạn: sẽ phản ánh các khoản dự phòng cho các khoản phải trả trong thời hạn thanh toán dưới 12 tháng hoặc trong 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh.

– Mã 322: Quỹ khen thưởng, phúc lợi: là số tiền sử dụng cho các phúc lợi, các quỹ khen thưởng được ban điều hành điều khiển nhưng doanh nghiệp chưa sử dụng.

– Mã 323: Quỹ bình ổn giá hàng hóa: là các khoản tiền dự phòng cho quỹ bình ổn giá khi thị trường có các biến động ảnh hưởng đến giá sản phẩm và hàng hóa.

– Mã 324: Khoản giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ: là các khoản chi phí phản ánh các giá trị của trái phiếu của bên bán lại, mà chưa kết thúc hợp đồng tại thời điểm báo cáo.

Trên đây là thông tin về các khoản nợ phải trả và tài khoản tương ứng với các khoản nợ này. Nếu bạn chưa nắm rõ về các vấn đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết và kỹ càng hơn.

no-ngan-han-la-gi-bao-gom-nhung-tai-khoan-nao

 

>> Xem thêm: Chi phí quản lý doanh nghiệp theo quy định Thông tư 200 mới nhất

Cách tính nợ ngắn hạn trong báo cáo tài chính

 

>> Luật sư hướng dẫn chi tiết cách tính nợ ngắn hạn trong báo cáo tài chính. Gọi ngay 1900.6174 

Để tiến hành tính các khoản nợ ngắn hạn trên báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần tuân theo các quy định tại Điều 112, Thông tư 200/2014/TT-BTC. Cụ thể như sau:

Chỉ tiêu Mã số trên BCĐKT Cách lấy số liệu
Nợ ngắn hạn 310 Là tổng các giá trị các chỉ tiêu bên dưới
Phải trả người bán ngắn hạn 311 Dựa vào số dư “Có” chi tiết của tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở chi tiết cho từng người bán.
Người mua trả tiền trước ngắn hạn 312 Căn cứ vào số phát sinh Có chi tiết của tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở chi tiết cho từng khách hàng.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 313 Căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”.
Phải trả người lao động 314 Căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 334 “Phải trả người lao động”.
Chi phí phải trả ngắn hạn 315 Căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 335 “Chi phí phải trả”.
Phải trả nội bộ ngắn hạn 316 Căn cứ vào số dư Có chi tiết của các tài khoản 3362, 3363, 3368.
Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 317 Căn cứ vào số dư Có của tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng”.
Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 318 Căn cứ vào số dư Có chi tiết theo từng hợp đồng của tài khoản 3387 – “Doanh thu chưa thực hiện”.
Phải trả ngắn hạn khác 319 Căn cứ vào số dư Có chi tiết của các tài khoản: tài khoản 338, 138, 344.
Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 320 Căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 341 và 34311 (chi tiết phần đến hạn thanh toán trong 12 tháng tiếp theo).
Dự phòng phải trả ngắn hạn 321 Căn cứ vào số dư “Có” chi tiết của tài khoản 352 “Dự phòng phải trả”.
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322 Là số dư “Có” của tài khoản 353 “Quỹ khen thưởng, phúc lợi”.
Quỹ bình ổn giá 323 Là số dư “Có” của tài khoản 357 – Quỹ bình ổn giá.
Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 324 Là số dư “Có” của tài khoản 171 “Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ”.

 

Việc theo dõi và phân tích các chỉ tiêu nợ ngắn hạn ở trên có ý nghĩa rất lớn trong các quyết định kinh doanh, hợp tác, đầu tư của đa dạng đối tượng người đọc báo cáo tài chính.

>> Xem thêm: Thuế doanh nghiệp cần phải đóng 2022 – Cách tính và mức nộp

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề nợ ngắn hạn là gì. Mọi thông tin chia sẻ đều dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích nhất. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.