Phụ cấp độc hại đối với các ngành nghề như thế nào?

Phụ cấp độc hại được quy định như thế nào? Là câu hỏi băn khoăn của nhiều người lao động. Vậy thế nào là phụ cấp độc hại? Những ngành nghề nào được hưởng phụ cấp này? Phụ cấp này được tính như thế nào? Tất cả vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết sau đây. Trong quá tình tìm hiểu các quy định của pháp luật, bạn có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp nhanh chóng!

>> Tư vấn quy định về phụ cấp độc hại, Gọi ngay 1900.6174

tu-van-quy-dinh-ve-phu-cap-doc-hai

 

Phụ cấp độc hại là gì?

 

>> Phụ cấp độc hại là gì? Gọi ngay 1900.6174

 

Phụ cấp độc hại được hiểu là khoản tiền được trả thêm cho người lao động, công chức, viên chức theo tháng, quý hoặc năm khi người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm và độc hại hoặc đặc biệt nguy hiểm, độc hại

Khoản này được trả để bù đắp một phần sức khỏe, tổn hại về tinh thần, thể chất hoặc thậm chí là khả năng lao động cho người lao động.

Tùy thuộc vào từng ngành nghề, từng lĩnh vực mà có những đặc trưng và đặc thù công việc riêng. Vì vậy, việc trả khoản này sẽ được trả phụ thuộc vào đối tượng lao động và những yêu cầu công việc khác nhau với từng lĩnh vực, công việc cụ thể.

Tổng Đài Pháp Luật chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật lao động, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật doanh nghiệp,… Tổng đài sở hữu đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý am hiểu những quy định của pháp luật và có kinh nghiệm giải quyết thành công nhiều vấn đề trong thực tế. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

Những ngành nghề được hưởng phụ cấp độc hại

 

>> Những ngành nghề nào được hưởng phụ cấp độc hại? Gọi ngay 1900.6174

 

Căn cứ vào Danh mục nghề công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm mới nhất của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH, để xác định người lao động có thuộc danh mục nghề, công việc, nặng nhọc, độc hại nguyê hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH quy định 1838 nghề, công việc vó yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Thông tin chia 1838 nghề, công việc thành 31 lĩnh vực khác nhau, cụ thể như sau:

– Lĩnh vực Khai thác khoáng sản: 108 nghề/công việc;

– Lĩnh vực Cơ khí, luyện kim: 180 nghề/công việc;

– Lĩnh vực Hóa chất: 159 nghề/công việc;

– Lĩnh vực Vận tải: 100 nghề/công việc;

– Lĩnh vực xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi: 58 nghề/công việc;

– Ngành nghề liên quan đến điện: 100 nghề/công việc;

– Lĩnh vực thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông: 39 nghề/công việc;

– Ngành nghề liên quan đến sản xuất xi măng: 39 nghề/công việc;

– Lĩnh vực sành sứ, thủy tinh, nhựa tạp phẩm, giấy, gỗ: 52 nghề/công việc;

– Lĩnh vực da giày, dệt may: 58 nghề/công việc;

– Lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp (bao gồm trồng trọt, khai thác, chế biến nông, lâm sản, chăn nuôi – chế biến gia súc, gia cầm): 118 nghề/công việc;

– Lĩnh vực thương mại: 47 nghề/công việc;

– Lĩnh vực phát thanh, truyền hình: 18 nghề/công việc;

– Lĩnh vực dự trữ quốc gia: 05 nghề/công việc;

– Lĩnh vực y tế và dược: 66 nghề/công việc;

– Ngành nghề liên quan đến thủy lợi: 21 nghề/công việc;

– Ngành nghề liên quan đến cơ yếu: 17 nghề/công việc;

– Lĩnh vực địa chất: 24 nghề/công việc;

– Lĩnh vực xây dựng (xây lắp): 12 nghề/công việc;

– Ngành nghề liên quan đến vệ sinh môi trường: 27 nghề/công việc;

– Lĩnh vực sản xuất gạch, gốm, sứ, đá, cát, sỏi, kính xây dựng, vật liệu xây dựng: 46 nghề/công việc;

– Lĩnh vực sản xuất thuốc lá: 32 nghề/công việc;

– Lĩnh vực địa chính: 06 nghề/công việc;

– Khí tượng thủy văn: 08 nghề/công việc;

– Lĩnh vực khoa học công nghệ: 57 nghề/công việc;

– Lĩnh vực hàng không: 55 nghề/công việc;

– Lĩnh vực sản xuất, chế biến muối ăn: 03 nghề/công việc;

– Ngành nghề liên quan đến thể dục – thể thao, văn hóa thông tin: 47 nghề/công việc;

– Thương binh và xã hội: 14 nghề/công việc;

– Ngành nghề liên quan đến bánh kẹo, bia, rượu, nước giải khát: 23 nghề/công việc;

– Lĩnh vực du lịch: 08 nghề/công việc;

– Lĩnh vực ngân hàng: 16 nghề/công việc;

– Lĩnh vực sản xuất giấy: 24 nghề/công việc;

– Ngành nghề liên quan đến thủy sản: 38 nghề/công việc;

– Lĩnh vực dầu khí: 119 nghề/công việc;

– Lĩnh vực chế biến thực phẩm: 14 nghề/công việc;

– Ngành nghề liên quan đến giáo dục – đào tạo: 04 nghề/công việc;

– Công việc liên quan đến hải quan: 09 nghề/công việc

– Lĩnh vực sản xuất ô tô xe máy: 23 nghề/công việc

– Lưu trữ: 01 nghề/công việc

– Lĩnh vực tài nguyên môi trường: 24 nghề/công việc

– Cao su: 19 nghề/công việc

Ngoài việc tham khảo tên gọi và chức danh nghề thì có thể xem mô tả đặc điểm điều kiện lao động trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để xác định.

 

>> Xem thêm: Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật

 

cach-tinh-phu-cap-doc-hai

 

Cách tính phụ cấp độc hại

 

Anh Mạnh ( Uông Bí – Quảng Ninh) có câu hỏi:“Thưa Luật sư, tôi là Mạnh, năm nay 34 tuổi. Tôi hiện đang là công nhân làm việc trong dây chuyền sản xuất nước ép trái cây tại địa phương. Tôi đã làm việc tại công ty được 5 năm và có tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Tôi nghe đồng nghiệp nói là người lao động sẽ được hưởng phụ cấp độc hại. Vậy tôi muốn hỏi, tôi có được hưởng phụ cấp  không? Phụ cấp này được tính như thế nào? Mong nhận được sự giải đáp từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Phụ cấp độc hại được tính như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

 

Phần trả lời của luật sư!

Thưa bạn Mạnh! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề này, Luật sư của chúng tôi xin giải đáp như sau:

 

Cách tính phụ cấp độc hại với công chức, viên chức mới nhất?

 

>> Cách tính phụ cấp độc hại với công chức, viên chức mới nhất? Gọi ngay 1900.6174

 

Pháp luật quy định khác nhau về mức tính phụ cấp độc hại đối với từng đối tượng.

– Bộ Nội vụ quy định các cán bộ, công chức, viên chức sau sẽ được hưởng phụ cấp này:

+ Công chức kể cả dự bị, tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước

+ Công chức thuộc biên chế Nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam

– Mức lương phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức được tính theo hệ số như sau:

+ Mức 1: Hệ số 0,1 = 149.000 đồng/tháng;

+ Mức 2: Hệ số 0,2 = 298.000 đồng/tháng;

+ Mức 3: Hệ số 0,3 = 447.000 đồng/tháng;

+ Mức 4: Hệ số 0,4 = 596.000 đồng/tháng

Quy định áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm:

– Mức 1 áp dụng đối với cán bộ, công chức,viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

+ Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm

+ Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, hơi nóng hoặc quá lạnh

+ Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn, làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép

+ Cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép

– Mức 2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm tiết a điểm 2 mục II nêu trên

– Mức 3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên

– Mức 4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên

Đối với cán bộ, công chức, viên chức, phụ cấp độc hại là loại phụ cấp được tính theo thời gian người lao động làm việc thực tế tại nơi có các yếu tố độc hại và nguy hiểm.

Tiền phụ cấp sẽ được trả cùng với kỳ lương hàng tháng và không dùng để đóng hay hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức làm việc dưới 4h/ngày thì sẽ được tính toán bằng 1/2 ngày làm việc đó.

Trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức làm việc từ 4h trở lên thì được tính bằng cả ngày làm việc

Phụ cấp độc hại quy định như thế nào đối với người lao động?

 

>> Tư vấn quy định về phụ cấp độc hại đối với người lao động, Gọi ngay 1900.6174

 

Cách tính phụ cấp độc hại đối với những lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu được quy định đầy đủ tại Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH

– Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%

– Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 7% và cao nhất bằng 15%

Các mức phụ cấp được so với mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường. Thời gian tính phụ cấp cho những người lao động này cũng được thực hiện tương tự như đối với cán bộ, công chức, viên chức

Cách tính phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những đối tượng lao động còn lại

Theo quy định của Bộ luật lao động 2019:

“Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động”

Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định Nghị định 49/2013/NĐ-CP, mức lương của công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản quy định về hướng dẫn việc chi trả tiền lương, phụ cấp cho người lao động. Vì vậy, nếu người lao động làm việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức phụ cấp sẽ tùy theo sự thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động.

 

>> Xem thêm: Tai nạn lao động – Điều kiện và chế độ bồi thường mới nhất

Cách tính phụ cấp độc hại đối với người làm văn thư lưu trữ như thế nào?

 

>> Tư vấn chính xác cách tính phụ cấp độc hại đối với người làm văn thư lưu trữ, Gọi ngay 1900.6174

 

Theo quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức phụ cấp này đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm việc trong các kho lưu trữ thuộc các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước như sau:

– Mức 2 áp dụng theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm các công việc lựa chọn, phân loại, bảo quản tài liệu và tổ chức sử dụng tài liệu trong kho lưu trữ

– Mức 3 áp dụng theo lương tối thiểu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công việc khử trùng tài liệu, tu sửa phục chế tài liệu hư hỏng

Như vậy, đối với người làm công việc văn thư lưu trữ mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm chỉ áp dụng đối với đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm việc trong các kho lưu trữ thuộc cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

Phụ cấp độc hại bằng hiện vật

 

>> Điều kiện để được hưởng phụ cấp độc hại bằng hiện vật? Gọi ngay 1900.6174

 

Điều kiện để công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề được hưởng chế độ bồi dưỡng Phụ cấp bằng hiện vật:

– Làm các ngành nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

– Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm

Mức bồi dưỡng được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức:

+ Mức 1: 10.000 đồng

+ Mức 2: 15.000 đồng

+ Mức 3: 20.000 đồng

+ Mức 4: 25.000 đồng

Tùy thuộc vào từng ngành nghề, từng lĩnh vực và từng đối tượng để xác định được mức hưởng phụ cấp cho người lao động.

Nếu trong quá trình tìm hiểu điều kiện và mức hưởng phụ cấp dành cho người lao động, bạn có bất kỳ băn khoăn nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời!

 

>> Xem thêm: Chế độ tử tuất của người hưởng lương hưu tham gia BHXH [2022]

phu-cap-doc-hai-co-phai-nop-thue-thu-nhap-ca-nhan-khong

 

Phụ cấp độc hại có phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không?

 

>> Phụ cấp độc hại có phải nộp thuế Thu nhập cá nhân không? Gọi ngay 1900.6174

 

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân và khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC) về các khoản phụ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

– Phụ cấp về ưu đãi đối với người có công theo quy định của pháp luật

– Phụ cấp quốc phòng, an ninh

– Phụ cấp đối với ngành nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

– Phụ vấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật

– Trợ cấp đối với những hoàn cảnh khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp thôi việc, mất việc theo quy định của Bộ luật lao động 2019

– Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

– Trợ cấp do bị suy giảm khả năng lao động

– Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng

– Trợ cấp khác theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội

– Trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp; trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương; tiền công theo quy định của Chính phủ

Vì vậy, theo quy định khoản phụ cấp này sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân.

 

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm có phải tính đóng bảo hiểm xã hội không?

 

>> Phụ cấp độc hại, nguy hiểm có phải tính đóng bảo hiểm xã hội không? Gọi ngay 1900.6174

 

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc dựa trên mức lương và mức phụ cấp lương. Tuy nhiên, không phải khoản phụ cấp lương nào cũng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Những khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội:

+ Phụ cấp chức vụ, chức danh;

+ Phụ cấp trách nhiệm;

+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ Phụ cấp thâm niên;

+ Phụ cấp khu vực;

+ Phụ cấp lao động;

+ Phụ cấp thu hút;

+ Các khoản phụ cấp có tính chất tương tự

Vì vậy, phụ cấp độc hại, nguy hiểm là khoản phụ cấp phải đống bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Trên đây là những quy định của pháp luật về vấn đề phụ cấp độc hại mà Tổng Đài Pháp Luật muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn giải đáp được những vương mắc, băn khoăn liên quan đến mức phụ cấp dành cho người lao động. Trong quá trình tìm hiểu điều kiện, mức hưởng phụ cấp và các vấn đề liên quan, bạn còn bất kỳ khó khăn hay băn khoăn nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp cụ thể, chi tiết, hiệu quả!