Bản đồ địa chính là gì? Nội dung bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là gì? Trên thực tế thì việc tranh chấp đất đai đang ngày càng được diễn ra phổ biến. Do vậy, việc sử dụng những dữ liệu đất đai từ phía các cơ quan nhà nước quản lý là rất quan trọng. Đây chính là cơ sở cho việc giải quyết những tranh chấp này. Và bản đồ địa chính là một trong số đó.

Chắc hẳn, ai cũng đã từng nghe qua bản đồ địa chính, nhưng không phải ai cũng biết cách xem bản đồ địa chính cụ thể như thế nào. Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ đi sâu vào tìm hiểu về bản đồ địa chính là gì, cũng như các vấn đề khác có liên quan đến loại bản đồ này.

Nếu bạn có bất kì thắc mắc pháp lý nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại hãy liên lạc ngay với Tổng Đài Pháp Luật theo đường dây nóng 1900.6174 để nhận sự tư vấn từ các chuyên viên.

>>> Bản đồ địa chính là gì? Gọi ngay 1900.6174

Bản đồ địa chính là gì? Các loại bản đồ địa chính?


Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về “Bản đồ địa chính là gì?”. Theo quy định tai Khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013, bản đồ địa chính là bản đồ chi tiết thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý liên quan, được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận theo quy định của pháp luật. Các thông tin trên bản đồ địa chính bao gồm vị trí, ranh giới, diện tích và số hiệu của từng thửa đất.

Bản đồ địa chính là một phần quan trọng trong hồ sơ địa chính, gồm ba bộ phận chính: Bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nó là cơ sở để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hỗ trợ quản lý đất đai hiệu quả và giúp người dân hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến đất đai.

ban-do-dia-chinh-la-gi

Bản đồ địa chính được lập ở các tỷ lệ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và mức độ chi tiết cần thiết. Cụ thể, bản đồ địa chính gồm các tỷ lệ sau: 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000. Trong đó:

– Tỷ lệ 1:200: Sử dụng phổ biến ở vùng đô thị phát triển, nơi cần thể hiện chi tiết cao.

– Tỷ lệ 1:500: Áp dụng phổ biến ở các vùng đô thị đang phát triển, nơi cần quản lý chi tiết nhưng không quá phức tạp như đô thị phát triển.

– Tỷ lệ 1:1000: Dùng phổ biến ở vùng ven, ngoại ô và nông thôn có mật độ dân cư vừa phải.

– Tỷ lệ 1:2000 và 1:5000: Sử dụng phổ biến ở các khu vực thưa dân cư nhưng có nhiều đất nông nghiệp và lâm nghiệp….

>>> Xem thêm: Địa chính đo sai đất xử lý như thế nào?

Mục đích của bản đồ địa chính là gì?


Bản đồ địa chính là một công cụ quan trọng trong quản lý đất đai, được sử dụng rộng rãi bởi cơ quan nhà nước và người dân. Sau đây là 04 mục đích chính của bản đồ địa chính:

Thứ nhất, bản đồ địa chính là công cụ quan trọng để thống kê và kiểm kê diện tích đất đai từng khu vực, cũng như trên phạm vi cả nước. Việc này giúp cung cấp số liệu chính xác về diện tích, loại đất và mục đích sử dụng của từng loại đất. Thông tin này rất cần thiết cho các cơ quan quản lý nhà nước để đưa ra các chính sách quản lý và phát triển hợp lý.

Thứ hai, bản đồ địa chính xác lập quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất cho từng lô đất cụ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhận và xác nhận quyền lợi, quyền sở hữu đất đai của nhà nước và của mọi công dân, giúp giảm thiểu các tranh chấp về đất đai.

Thứ ba, là công cụ không thể thiếu trong việc hỗ trợ nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan đến đất đai. Các nhiệm vụ này bao gồm thu thuế đất, giải quyết tranh chấp, quy hoạch sử dụng đất, và đền bù giải phóng mặt bằng…

Thứ tư, bản đồ địa chính cung cấp những thông tin về đất đai và cơ sở pháp lý cho các hoạt động dân sự như thừa kế, chuyển nhượng, cho, tặng, thế chấp, kinh doanh bất động sản… Thông qua bản đồ địa chính, người dân và doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định vị trí, ranh giới, và các đặc điểm của thửa đất. Từ đó thuận lợi hơn trong các giao dịch và hoạt động liên quan đến đất đai.

>>> Bản đồ địa chính là gì? Liên hệ ngay Luật sư tư vấn 1900.6174

Nội dung của bản đồ địa chính là gì?


Căn cứ Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, bản đồ địa chính phải thể hiện các yếu tố nội dung chính nhằm đảm bảo tính chính xác và đầy đủ cho việc sử dụng trong quản lý và quy hoạch, cụ thể như sau:

– Khung bản đồ: Bao gồm các thông tin về tọa độ, tỷ lệ bản đồ và hệ quy chiếu sử dụng. Khung bản đồ giúp người dùng xác định chính xác vị trí và phạm vi của khu vực được thể hiện trên bản đồ.

– Điểm khống chế tọa độ và độ cao quốc gia các hạng, điểm địa chính và điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định

– Mốc và đường địa giới hành chính

ban-do-dia-chinh-la-gi

– Mốc giới quy hoạch và chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện, các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn

– Ranh giới, loại đất, số thứ tự và diện tích thửa đất

– Nhà ở và công trình xây dựng khác: Nhà ở và các công trình xây dựng chính phải được thể hiện rõ trên bản đồ địa chính, ngoại trừ các công trình xây dựng tạm thời. Nếu có yêu cầu, các công trình ngầm cũng phải được ghi rõ trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình

– Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất bao gồm như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến phải được thể hiện trên bản đồ địa chính. Điều này giúp cung cấp cái nhìn toàn diện về việc sử dụng đất và cơ sở hạ tầng trong khu vực.

– Địa vật và công trình có giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội, ý nghĩa định hướng cao

– Dáng đất/điểm ghi chú độ cao: Khi có yêu cầu, dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao cũng phải được thể hiện trên bản đồ địa chính

– Ghi chú thuyết minh: Cuối cùng, ghi chú thuyết minh là phần không thể thiếu trên bản đồ địa chính. Các ghi chú này phải tuân theo quy định về ký hiệu bản đồ địa chính tại mục IIđiểm 12 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, đảm bảo tính đồng bộ và dễ hiểu.

>>> Bản đồ địa chính là gì? Liên hệ ngay 1900.6174

Hướng dẫn thủ tục trích lục bản đồ địa chính

Trích lục bản đồ địa chính là gì?


Trích lục bản đồ địa chính là một tài liệu quan trọng trong quản lý và sử dụng đất đai. Mặc dù pháp luật đất đai không có quy định hay giải thích cụ thể về nó. Tuy nhiên, căn cứ vào Phụ lục số 13 ban hành kèm theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, chúng ta có thể hiểu về trích lục bản đồ địa chính như sau:

– Trích lục bản đồ địa chính là hình thức cung cấp và xác thực thông tin chi tiết về thửa đất, được lập dựa trên bản đồ địa chính. Nó chứa các thông tin quan trọng liên quan đến thửa đất, bao gồm:

+ Số thứ tự thửa đất và tờ bản đồ số: Đây là thông tin cơ bản giúp xác định vị trí chính xác của thửa đất trên bản đồ địa chính. Số thứ tự thửa đất và số tờ bản đồ giúp người sử dụng dễ dàng tìm kiếm và đối chiếu thông tin.

+ Diện tích thửa đất: Được tính bằng đơn vị mét vuông. 

+ Mục đích sử dụng đất: Trích lục bản đồ địa chính cung cấp thông tin về mục đích sử dụng đất của thửa đất, như đất ở, đất nông nghiệp, đất công nghiệp, v.v. Thông tin này giúp đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích và theo quy định của pháp luật.

+ Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú

+ Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ lý về quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật

+ Bản vẽ thửa đất: Bao gồm thông tin về sơ đồ thửa đất và chiều dài các cạnh của thửa đất 

>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin trích lục hồ sơ địa chính mới nhất – Lệ phí xin trích lục là bao nhiêu?

Thủ tục trích lục bản đồ địa chính


Dưới đây là các bước chi tiết để thực hiện thủ tục xin trích lục bản đồ địa chính mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu

Trước tiên, người dân cần điền vào Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai theo mẫu số 01/PYC ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT. Trong phiếu này, người yêu cầu cần đánh dấu vào ô “trích lục bản đồ” để yêu cầu trích lục bản đồ địa chính. Nếu cần thông tin khác, có thể đánh dấu vào ô “tất cả thông tin trên”. Phiếu yêu cầu sau đó được nộp tại một trong các cơ quan sau:

– Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai

– UBND cấp xã

ban-do-dia-chinh-la-gi

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết

Sau khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ tiến hành các bước sau:

– Cung cấp trích lục bản đồ

– Thông báo và yêu cầu người tiến hành thủ tục hoàn thành nghĩa vụ tài chính

– Từ chối cung cấp thông tin (nếu có0: Nếu từ chối, cơ quan phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.

Một số trường hợp sau đây có thể sẽ không được cung cấp thông, dự liệu. Cụ thể:

+ Phiếu yêu cầu không rõ ràng: Nội dung yêu cầu không cụ thể hoặc không rõ ràng.

+ Thiếu thông tin cá nhân: Phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên, và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu.

+ Mục đích sử dụng không phù hợp, không đúng quy định pháp luật.

+ Không hoàn thành việc nộp phí (nếu có)

Bước 3: Trả kết quả

Thời hạn trả kết quả phụ thuộc vào thời điểm nộp yêu cầu:

– Trả kết quả trong ngày: Nếu nhận yêu cầu trước 15 giờ

– Trả kết quả vào ngày làm việc tiếp theo: Nếu nhận yêu cầu sau 15 giờ

– Trả kết quả theo thỏa thuận: Nếu có yêu cầu cung cấp dữ liệu tổng hợp

>>> Liên hệ Tổng Đài Pháp Luật tư vấn về “Bản đồ địa chính là gì?” Gọi ngay 1900.6174

Trên đây là những kiến thức pháp luật vô cùng hữu ích liên quan đến “Bản đồ địa chính là gì”  mà Tổng đài pháp luật muốn gửi cho các bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin vừa nêu đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cập nhật thông tin của quý bạn đọc gần xa.

Nếu còn gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến vấn đề thừa kế trên thực tế, các bạn hãy gọi ngay cho các Luật sư qua số máy 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, chính xác nhất!

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến tongdaiphapluat.mkt@gmail.com.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.