Khiếu nại CSGT ở đâu? Cách khiếu nại nhanh chóng nhất?

“Khiếu nại CSGT ở đâu?” là câu hỏi mà Tổng Đài Pháp Luật nhận rất nhiều trong thời gian gần đây. Khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cảnh sát giao thông là việc người khiếu nại đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng, các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó là trái với quy định của pháp luật, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

Vậy, cụ thể viết đơn khiếu nại CSGT như thế nào cho đúng? Có thể nộp đơn khiếu nại CSGT ở đâu? Bài viết sau đây của chúng tôi trả lời tất cả các câu hỏi vừa nêu trên, bên cạnh đó là những thông tin vô cùng hữu ích liên quan.

Nếu bạn có bất kì thắc mắc pháp lý nào cần được giải đáp, đừng ngân ngại hãy liên lạc ngay với Tổng Đài Pháp Luật theo đường dây nóng 1900.6174 để nhận sự tư vấn từ các chuyên viên.

>>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để được luật sư tư vấn về “Khiếu nại CSGT ở đâu?”

Đường dây nóng khiếu nại CSGT xử phạt sai?


Đường dây nóng là phương tiện tiện lợi giúp người dân có thể phản ánh, khiếu nại các thông tin đến cơ quan có thẩm quyền mà không phải ngay lập tức tới cơ quan công an. Đồng thời, việc phản ánh thông tin qua số điện thoại cũng giúp vụ việc của người dân được tiếp nhận nhanh chóng nhất và giải quyết vấn đề kịp thời.

khieu-nai-csgt-o-dau

Cụ thể, bạn có thể tham khảo những đường dây nóng sau để khiếu nại CSGT về hành vi xử phạt sai:

– Đường dây nóng của Bộ Công An: 069.2342593.

Cần lưu ý rằng, số điện thoại trên là số điện thoại cố định nên không thể tiếp nhận tin nhắn phản ánh, khiếu nại. Do đó, nếu cần thực hiện việc khiếu nại thì bạn nên gọi điện thoại trực tiếp qua số điện thoại trên để được tiếp nhận thông tin khiếu nại và giải quyết. 

Ngoài ra, nếu bạn muốn phản ánh về tình hình trật tư an toàn giao thông, vấn đề ùn tắc thì bạn có thể liên hệ qua đường dây nóng sau: 069.234.2608/099.567.6767

>>> Khiếu nại CSGT ở đâu? Luật sư tư vấn miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Có phải nộp phạt nếu thấy CSGT xử phạt sai?


Khi bạn thấy việc xử phạt của cảnh sát giao thông là sai thì có quyền thực hiện việc khiếu nại hoặc khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cũng đã giải thích rõ về vấn đề này.

Theo đó, khi bị xử phạt vi phạm hành chính, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, người bị xử phạt cần phải chấp hành quyết định trong thời hạn 10 ngày. Đối với trường hợp trong quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Trường hợp người bị xử phạt thực hiện việc khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, ngoại trừ trường hợp:

– Khi người giải quyết khiếu nại, khởi kiện ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.

Như vậy, dù đang khiếu nại cảnh sát giao thông về hành vi xử phạt hành chính sai thì bạn vẫn sẽ phải nộp phạt trước (ngoại trừ trường hợp được quy định trên). Nếu kết quả khiếu nại chứng minh được hành vi xử phạt của các cán bộ CSGT đó là sai thì chiến sỹ CSGT đó sẽ phải chịu trách nhiệm. Khi đó, người CSGT này sẽ phải lập biên bản chịu trách nhiệm, xin lỗi người mình xử phạt sai. Và lúc đó bạn sẽ được hoàn lại tiền phạt đã nộp.

>>> Xem thêm: Khiếu nại chi cục thuế theo quy định Luật Khiếu nại 2011

CSGT xử phạt sai có phải bồi thường cho người dân?


Việc yêu cầu CSGT bồi thường khi xử phạt sai được xem là trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 584 BLDS 2015, để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì phải đáp ứng đầy đủ 03 căn cứ sau:

– Có thiệt hại xảy ra

– Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật (không phải do sự kiên bất khả kháng nào gây ra, lỗi không hoàn toàn thuộc về bên bị thiệt hại)

– Nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra có mối quan hệ. Tức là, vì có hành vi trái pháp luật nên người bị thiệt hại mới có thiệt hại xảy ra và ngược lại.

khieu-nai-csgt-o-dau

Về xác định thiệt hại: Căn cứ vào các quy định tại Điều 589, 590, 591, 592 BLDS 2015 để chứng minh về mức độ thiệt hại. Thông thường, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm sẽ bao gồm những nội dung sau:

– Tài sản bị mất, hủy hoại hoặc hư hỏng

– Lợi ích đi kèm việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất và giảm sút

– Chi phí về việc ngăn chặn, khắc phục và hạn chế thiệt hại

– Các thiệt hại khác

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại: Tại khoản 1 Điều 585 BLDS 2015, các bên có thể thỏa thuận về việc bồi thường như mức bồi thường, hình thức bồi thường. Nếu không thể thoả thuận thì bạn có thể khởi kiện tại Toà án để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại.

Lưu ý: Thời hiệu khởi kiện về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người yêu cầu biết hay phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân bị xâm phạm.

Như vậy, CSGT xử phạt sai sẽ phải nộp phạt cho người dân khi: Người bị xử phạt sai chứng minh được cảnh sát giao thông đã xử phạt sai, có thiệt hại và thiệt hại xảy ra với người đó là do quyết định xử phạt sai của cảnh sát giao thông gây nên và ngược lại. 

>>> Khiếu nại CSGT ở đâu? Luật sư tư vấn chi tiết, gọi ngay 1900.6174

Các hình thức khiếu nại CSGT


Khi bạn bị cảnh sát giao thông xử phạt và không đồng tình với quyết định xử phạt được ban ra thì bạn có thể lựa chọn hình thức khiếu nại quyết định xử phạt đó tới cơ quan có thẩm quyền.

Tại quy định khoản 1 Điều 8 Luật khiếu nại 2011, việc khiếu nại được thực hiện bằng một trong hai hình thức là khiếu nại trực tiếp hoặc bằng đơn khiếu nại.

Trường hợp khiếu nại bằng đơn


Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật khiếu nại 2011, trong đơn khiếu nại phải ghi rõ, đầy đủ những nội dung sau: 

+ Ngày, tháng, năm thực hiện việc khiếu nại

+ Tên, địa chỉ của người khiếu nại

+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại

+ Nội dung, lý do khiếu nại 

+ Tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. 

Lưu ý: Phần ký tên hoặc điểm chỉ trong đơn khiếu nại phải do người khiếu nại thực hiện.

Bạn có thể căn cứ vào mẫu đơn khiếu nại theo Mẫu số 01 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 để đảm bảo ghi đúng, đủ những nội dung được quy định.

khieu-nai-csgt-o-dau

>>> Khiếu nại CSGT ở đâu? Luật sư tư vấn miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Trường hợp khiếu nại trực tiếp


Căn cứ khoản 3 Điều 8 Luật khiếu nại 2011, người tiếp nhận khiếu nại sẽ ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

Bên cạnh đó, người tiếp nhận khiếu nại cũng có thể hướng dẫn cho người khiếu nại viết đơn khiếu nại. Trong đó, những nội dung cần ghi rõ cũng sẽ tương tự như hình thức khiếu nại bằng đơn khiếu nại tại khoản 2 Điều 8 Luật khiếu nại 2011.

>>> Khiếu nại CSGT ở đâu? Tư vấn miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Khiếu nại CSGT ở đâu?


Sau đây, Tổng Đài pháp luật xin được đưa ra câu trả lời về câu hỏi: “Khiếu nại CSGT ở đâu?“:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại 2011, khi bạn có căn cứ cho rằng quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của bạn thì khi thực hiện việc khiếu nại lần đầu, bạn sẽ khiếu nại đến trụ sở Đội, phòng CSGT nơi lập biên bản.

Trường hợp, vụ việc của bạn đã được giải quyết nhưng bạn vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu được đưa ra hay mặc dù bạn đã nộp đơn khiếu nại nhưng đã quá thời hạn giải quyết mà vụ việc của bạn không được giải quyết: Bạn có quyền khiếu nại lần 02 lên Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện tại Tòa án

>>> Khiếu nại CSGT ở đâu? Luật sư tư vấn miễn phí, gọi ngay 1900.6174

Thời hiệu khiếu nại quyết định xử phạt của CSGT


Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật khiếu nại 2011, thời hiệu khiếu nại quyết định xử phạt sai của cảnh sát giao thông sẽ là 90 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt nhận hoặc biết được quyết định xử phạt. 

Nếu quá thời hạn được quy định trên thì việc khiếu nại của bạn sẽ khó để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Tuy nhiên, trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu là do đi công tác, học tập ở nơi xa, ốm đau, thiên tai, địch họa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó sẽ không tính vào thời hiệu khiếu nại.

>>> Khiếu nại CSGT ở đâu? Liên hệ ngay 1900.6174

Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho anh/chị một số nội dung liên quan đến vấn đề “Khiếu nại CSGT”. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.