Rút tiền bảo hiểm xã hội là vấn đề luôn được quan tâm của những người đã, đang và sẽ tham gia bảo hiểm xã hội. Vì đây chính là quyền lợi của họ sau những năm tháng lao động và đóng bảo hiểm xã hội định kỳ – nhiều người còn coi đây là một khoản tiết kiệm lâu dài. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng hiểu rõ về các thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần cần những gì, cách đăng ký rút bảo hiểm xã hội. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng theo dõi những tư vấn cụ thể nhất đến từ các luật sư của Tổng đài pháp luật vì biết đâu đó chính là những giải pháp cho vấn đề quy trình rút bảo hiểm xã hội của bạn.
Muốn rút tiền bảo hiểm xã hội thì phải làm gì?
Chị Ngọc (Bắc Ninh) có câu hỏi: “Sau khi đi làm 2 năm tại công ty A, tôi xin nghỉ việc vào 1/2020. Hiện nay vì tình hình dịch bệnh, không đi làm được nên tôi có nhu cầu muốn rút tiền bảo hiểm xã hội một lần. Không biết khi đi làm công ty mới tôi có được tiếp tục đóng BHXH vào sổ cũ không và các thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào? Mong được luật sư tư vấn!”
Tổng đài tư vấn về quy định sổ BHXH – 19006174.
Trả lời: Căn cứ Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng BHXH một lần như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Vì bạn đã đóng BHXH 2 năm nên theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn có thể rút bảo hiểm xã hội 1 lần nếu có nhu cầu. Vì nếu khi bạn rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở công ty cũ thì khi làm ở công ty mới bạn phải thực hiện đóng bảo hiểm xã hội từ đầu và không được cộng dồn 2 năm trước đó.
Điều kiện rút tiền bảo hiểm xã hội
Chị Hà (Ninh Bình) có câu hỏi: “Tôi đã nghỉ việc được 1 năm, trước đó tôi luôn đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ trong vòng hơn 3 năm. Giờ tôi muốn rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần có được không? Hy vọng luật sư có thể hướng dẫn rút bảo hiểm xã hội một lần. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Trả lời:
Tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11.11.2015 của Chính phủ quy định người lao động mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần:
Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, bao gồm: Bản chính Sổ bảo hiểm xã hội và Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.
Trên đây là những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến điều kiện rút tiền bảo hiểm xã hội. Bạn đã đủ điều kiện rút bảo hiểm xã hội trước thời hạn. Ngoài ra, nếu bạn không lựa chọn cách rút bảo hiểm xã hội một lần thì hệ thống quản lý sẽ tự động bảo lưu cho bạn và bạn có thể tiếp tục đóng BHXH khi đi làm ở doanh nghiệp, công ty mới.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến các thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần, hãy liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn về quy định sổ BHXH – 19006174.
Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị Luật sư chuyên nghiệp, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn tư vấn bảo hiểm một cách hiệu quả nhất dành cho những khách hàng là tư vấn viên, đại sứ của công ty bảo hiểm. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ trọn vẹn nhất!
Thủ tục rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần
Câu hỏi của chị Nga đến từ Bắc Ninh như sau: “Tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được 4 năm 6 tháng. Hiện tại, tôi có mong muốn rút tiền bảo hiểm xã hội nhưng chưa hiểu rõ về luật. Mong luật sư có thể tư vấn cho tôi về các thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần cần những gì và số tiền tôi có thể được hưởng là bao nhiêu? Rút tiền bảo hiểm xã hội ở đâu? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Trả lời: Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu….
Mức hưởng BHXH một lần được quy định tại Khoản 2 Điều 60, Luật BHXH 2014 như sau:
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Với trường hợp của bạn, bạn đã đủ điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần và mức hưởng BHXH của bạn phụ thuộc vào số tiền BHXH bạn đóng hàng tháng. Để đảm bảo rằng số tiền BHXH một lần bạn nhận được là phù hợp với số tiền BHXH bạn đóng hàng tháng cũng như để được tư vấn về các thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần, bạn hãy liên hệ qua hotlineTổng đài tư vấn về quy định sổ BHXH – 19006174 để được tư vấn sớm nhất ngay hôm nay!
Rút tiền bảo hiểm xã hội được bao nhiêu?
Chị Nhung (Bắc Kạn) có câu hỏi: “Tôi có thực hiện việc đóng BHXH tại công ty cũ, sau đó tôi có xin nghỉ và dừng việc đóng BHXH. Giờ tôi không biết mình có được rút bảo hiểm xã hội không và nếu được rút BHXH một lần thì được bao nhiêu. Thời gian rút bảo hiểm xã hội trong bao lâu? Mong được luật sư tư vấn về quy định rút bảo hiểm xã hội!”
Trả lời: Theo Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 quy định về việc thực hiện chính sách hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động như sau: “Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”
Tại Khoản 2, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ lao động Thương Binh và Xã hội quy định: “Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội”.
Đối với trường hợp của bạn, bạn cần xác định chính xác xem bạn đã đóng BHXH trong khoảng thời gian bao lâu và mức phí BHXH đóng mỗi tháng là bao nhiêu, thời gian không đóng BHXH là bao lâu,… Từ đó, chúng tôi mới có thể đưa ra tư vấn chính xác nhất cho vấn đề của bạn. Nếu muốn nhận được tư vấn trực tiếp từ đội ngũ luật sư uy tín của chúng tôi, bạn có thể liên lạc với Tổng đài tư vấn về quy định sổ BHXH – 19006174 để được tư vấn sớm nhất!
Hồ sơ rút tiền bảo hiểm xã hội bị quá hạn chứng minh thư thì phải làm sao?
Chị Hòa (Thái Nguyên) có câu hỏi: “Tôi đang có nhu cầu làm hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần, tuy nhiên chứng minh thư của tôi đã quá hạn. Không biết tôi có thể thay chứng minh thư bằng loại giấy tờ tùy thân khác không? Rút bảo hiểm xã hội có cần sổ hộ khẩu không?”
Tổng đài tư vấn về quy định sổ BHXH – 19006174
Trả lời: Theo Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì đối với trường hợp của bạn, hồ sơ hưởng BHXH 1 lần gồm có:
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần hay mẫu đơn xin rút sổ bảo hiểm xã hội (mẫu số 14-HSB).
Như vậy, chứng minh thư không phải loại giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ rút tiền bảo hiểm xã hội tuy nhiên bạn vẫn cần chứng minh thư để chứng minh chính chủ và đối chiếu thông tin trong quy trình rút bảo hiểm xã hội một lần.
Do đó, nếu đang trong thời gian chờ chứng minh thư/ căn cước công dân mới bạn có thể xuất trình bất cứ loại giấy tờ tùy thân khác có liên quan như sổ hộ chiếu, bằng lái xe, giấy xác nhận thân nhân,… cho cơ quan BHXH.
Cách rút bảo hiểm xã hội một lần
Chị Diệu (Hòa Bình) có câu hỏi: “Tôi đã xin nghỉ làm tại công ty A được 1 năm. Trong 2 năm làm tại công ty A, tôi có đóng đầy đủ BHXH theo tháng và được trừ trực tiếp vào tiền lương của tôi. Tuy nhiên, cho đến khi tôi nghỉ việc công ty vẫn chưa trả sổ BHXH cho tôi và yêu cầu tôi chờ. Đến nay đã 1 năm, tôi có mong muốn rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần nhưng không có sổ cũng như không biết hồ sơ rút bảo hiểm xã hội gồm những gì, làm hồ sơ rút bảo hiểm xã hội ở đâu. Mong được luật sư tư vấn!”
Tổng đài tư vấn về quy định sổ BHXH – 19006174
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 5, Điều 21 Luật BHXH đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm “Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.
Đồng thời, tại Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 46 quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của BHXH Việt Nam thì:
“Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH”.
Trong trường hợp này, bạn sẽ yêu cầu bên công ty A trả lại sổ BHXH cho bạn chứ không cần báo lên cơ quan BHXH. Bên cạnh đó, các yếu tố như có tiếp tục đóng BHXH trong thời gian nghỉ việc không, bạn đã đóng BHXH được bao lâu sẽ ảnh hưởng đến việc bạn được rút bao nhiêu tiền bảo hiểm xã hội. Do đó, hãy hoàn thành hồ sơ thật kỹ càng trước khi đăng ký rút bảo hiểm xã hội nhé!
Tổng đài tư vấn rút tiền bảo hiểm xã hội
Việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động thường liên quan đến doanh nghiệp, cơ quan họ làm việc. Do đó, có nhiều trường hợp sau khi đã kết thúc hợp đồng lao động, người lao động hoang mang trước việc nên rút tiền bảo hiểm xã hội hay tiếp tục đóng BHXH tự nguyện. Để đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng, Tổng đài pháp luật với dịch vụ tư vấn về BHXH trực tuyến đã hỗ trợ rất nhiều người giải quyết vấn đề liên quan đến BHXH, giải đáp các thắc mắc liên quan đến quy định rút bảo hiểm xã hội.
Khi liên hệ với Tổng đài pháp luật về BHXH, khách hàng sẽ nhận được những tư vấn liên quan đến cách rút tiền bảo hiểm xã hội trước thời hạn, hướng dẫn thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần, cách làm hồ sơ rút bảo hiểm xã hội, rút bảo hiểm xã hội có đóng lại được không, làm 5 năm lãnh bảo hiểm xã hội… một cách chu đáo, tận tình nhất, giúp khách hàng nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý. Còn chần chờ gì mà chưa liên hệ với Tổng đài pháp luật qua hotline 19006174 – Tổng đài tư vấn về quy định sổ BHXH