Sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất – Hướng dẫn chi tiết hồ sơ, thủ tục

Sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất có được không? Sang tên sổ đỏ cần chuẩn bị hồ sơ gì? Thủ tục sang tên như thế nào? Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn có thể giải đáp thắc mắc với vấn đề sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, để được Luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí, vui lòng liên hệ chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174.

 

Anh Diện (Lào Cai) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:

Mẹ tôi là chủ sở hữu, sử dụng nhà đất tại phường Nam Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Nhà đất trên đã được cấp sổ đỏ năm 2021 mang tên mẹ tôi, do mẹ tôi mua của người khác sau khi bố tôi qua đời.

Đến năm 2022, mẹ tôi cũng qua đời. Hiện nay chỉ còn tôi và 01 em gái đã lấy chồng. Mẹ tôi mất không để lại di chúc. Nay tôi muốn làm thủ tục sang tên sổ đỏ để chuyển từ tên mẹ tôi sang tên tôi. Tôi được nghe nhiều người thân, bạn bè bày cách nhưng thủ tục khá phức tạp và mất thời gian.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi, sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất cần những giấy tờ gì? Thủ tục sang tên được thực hiện như thế nào? Trong trường hợp tôi tự ý sang tên sổ đỏ có được không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề trên. Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

>> Tư vấn miễn phí thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất, gọi ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn đất đai trả lời:

Chào anh Diện! Cảm ơn anh đã gửi thắc mắc của mình đến với đội ngũ Luật sư của chúng tôi! Đối với trường hợp của gia đình anh, Luật sư của chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Hiện nay, việc cha mẹ mất đi để lại tài sản là chuyện thường thấy. Tài sản cha mẹ để lại có thể là tiền, vàng, nhà, đất… Đối với những tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan có thẩm quyền, những người thừa kế có thể thỏa thuận, phân chia một cách nhanh gọn.

Tuy nhiên, đối với di sản là bất động sản do phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, phải tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ nên hồ sơ, giấy tờ và trình tự thủ tục tương đối chặt chẽ. Nếu những người thừa kế không tiến hành đúng các bước theo trình tự luật định thì không thể nhận di sản, cho dù là con cái được thừa kế sổ đỏ từ bố mẹ cũng không ngoại lệ.

Quy định về cách phân chia di sản thừa kế

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí quy định phần chia di sản thừa kế, liên hệ ngay 1900.6174

Phân chia di sản thừa kế là việc những người thừa kế theo pháp luật thỏa thuận, đàm phán, thống nhất với nhau về tỷ lệ di sản thừa kế mà mỗi người được hưởng.

Các trường hợp phân chia di sản thừa kế:

Theo quy định tại Điều 650 Bộ Luật dân sự 2015 về các trường hợp phân chia di sản thừa kế bao gồm:

– Người chết không để lại di chúc cho những người còn sống;

– Người có tài sản khi còn sống có lập di chúc nhưng di chúc không hợp pháp nên không được pháp luật thừa nhận;

– Người thừa kế được chỉ định trong di chúc chết trước hoặc chết cùng lúc với người lập di chúc, tổ chức được hưởng thừa kế đã bị giải thể/phá sản trước khi người lập di chúc chết;

– Những người được hưởng di sản theo di chúc nhưng thuộc trường hợp không đủ tư cách hưởng di sản hoặc từ chối không muốn nhận di sản;

– Người chết có để lại di chúc nhưng một phần tài sản không được ghi nhận và định đoạt trong di chúc;

– Phần di sản được trình bày trong di chúc nhưng phần di chúc đó bị vô hiệu thì phần di sản này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Cách thức phân chia di sản thừa kế:

Pháp luật hiện hành dựa trên mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng để chia ra các hàng thừa kế. Cụ thể, tại Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 đang quy định có 03 hàng thừa kế:

– Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Chồng, vợ, cha/mẹ (bao gồm cả cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi), con (con đẻ/con nuôi) của người để lại di sản;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông/bà nội, ngoại, anh/chị/em ruột của người chết; cháu nội, cháu ngoại của người để lại di sản;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm có: cụ nội/ngoại của người chết; bác/chú/cậu/cô/dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết trong trường hợp người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột; chắt nội, chắt ngoại của người chết.

Những người trong cùng một hàng thừa kế được hưởng phần di sản như nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được quyền hưởng di sản nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết hoặc không đủ tư cách hưởng di sản theo quy định hoặc bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 57 Luật Công chứng năm 2014 thì những người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác. Lúc này, tỷ lệ hưởng di sản của những người thừa kế có thể không bằng nhau.

Như vậy, khi phân chia di sản do bố mẹ để lại thì con là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền hưởng di sản cho dù di sản là nhà đất hay bất kỳ tài sản nào khác. Văn bản phân chia di sản chính là cơ sở để con cái sang tên sổ đỏ.

>> Xem thêm: Sang tên sổ đỏ cho tặng cần chuẩn bị giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

sang-ten-so-do-khi-bo-me-da-mat

Sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất có được không?

 

>> Sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất có được không? Liên hệ ngay 1900.6174

Mọi cá nhân đều có quyền ngang nhau trong việc để lại tài sản của mình cho người khác và được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật (Điều 610 Bộ Luật dân sự 2015).

Khi bố mẹ mất đi, sổ đỏ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bố mẹ trở thành di sản thừa kế.

– Trước khi mất, bố mẹ có lập di chúc:

Con được hưởng di sản theo di chúc nếu bố mẹ mất có để lại di chúc và trong di chúc chỉ định con là người thừa kế hoặc con không được bố mẹ chỉ định trong di chúc nhưng chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có thu nhập để tự nuôi sống bản thân thì vẫn được hưởng di sản của bố mẹ.

– Bố mẹ mất không để lại di chúc:

Di sản bố mẹ để lại được chia theo pháp luật cho các hàng thừa kế. Con là một trong những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên được hưởng di sản của cha mẹ, trừ các trường hợp pháp luật không cho phép hưởng hoặc tự nguyện từ chối hưởng.

Như vậy, sau khi bố mẹ mất, con có thể tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ. Việc sang tên này tùy từng trường hợp mà con có thể tự mình thực hiện hoặc thực hiện cùng với các đồng thừa kế khác.

Trong quá trình tìm hiểu quy định về việc sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất, anh gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng.

>> Xem thêm: Sang tên sổ đỏ đồng sở hữu cần giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

Sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất cần chuẩn bị hồ sơ gì?

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí hồ sơ cần chuẩn bị để sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất, liên hệ ngay 1900.6174

Để tiến hành sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất, anh cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật, bao gồm các giấy tờ sau đây:

– Sổ đỏ (01 bản chính + 02 bản sao y chứng thực);

– Văn bản thừa kế (Văn bản khai nhận di sản hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản) đã được công chứng/chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực (02 bản chính);

– CCCD/CMND của người thừa kế (02 bản sao y chứng thực);

– Giấy xác nhận thông tin cư trú của người thừa kế (nếu có) (02 bản sao y chứng thực);

– Giấy chứng tử/Trích lục khai tử của người để lại di sản (02 bản sao y chứng thực);

– Giấy tờ chứng minh quan hệ thừa kế: Giấy chứng nhận kết hôn, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Giấy khai sinh (02 bản sao y chứng thực);

Đơn đăng ký biến động đất đai/tài sản gắn liền với đất theo mẫu (01 bản chính – Kê khai theo mẫu);

– Tờ khai thuế đất phi nông nghiệp hoặc xác nhận đóng thuế đất phi nông nghiệp tùy từng Quận/Huyện đối với loại giấy tờ này;

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ;

– Sơ đồ trích đo hiện trạng (nếu có).

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất, anh gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

>> Xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ từ anh sang em cần chuẩn bị hồ sơ gì? Nộp ở đâu?

Thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất

 

>> Hướng dẫn thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.6174

Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi bố mẹ đã mất, con cái phải tiến hành thủ tục nhận di sản theo trình tự thủ tục mới có thể sang tên sổ đỏ mang tên mình. 

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế để sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất

 

Sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất, khai nhận di sản thừa kế cần chuẩn bị hồ sơ gì?

 

Để tiến hành khai nhận di sản thừa kế là nhà đất mà bố mẹ để lại, anh cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng/chứng thực;

– Sổ đỏ ;

– CCCD/CMND của người thừa kế ;

– Giấy xác nhận thông tin cư trú của người thừa kế (nếu có) ;

– Giấy chứng tử/Trích lục khai tử của bố mẹ – chủ sở hữu, sử dụng tài sản;

– Giấy chứng tử/Trích lục khai tử của những người thừa kế nhưng đã chết;

– Giấy tờ chứng minh quan hệ thừa kế: Giấy chứng nhận kết hôn, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Giấy khai sinh;

– Các loại giấy tờ khác có liên quan:

+ Sơ yếu lý lịch; Lý lịch đảng viên;

+ Thẻ mộ, ảnh thờ, gia phả, các loại đơn có xác nhận của chính quyền địa phương;

+ Sơ đồ trích đo thửa đất…

Sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất, khai nhận di sản thừa kế như thế nào?

 

Muốn sang tên sổ đỏ cho con khi bố mẹ đã mất, con cần thực hiện khai nhận di sản theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng/ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản. Hồ sơ đầy đủ được thụ lý, hồ sơ còn thiếu hoặc bị sai được hướng dẫn hoàn thiện.

Bước 3: Tổ chức hành nghề công chứng tiến hành niêm yết 15 ngày tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản và nơi bố mẹ anh thường trú cuối cùng trước khi chết.

Bước 4: Công chứng/chứng thực văn bản thừa kế

Sau 15 ngày không có bất kỳ khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến việc nhận di sản thừa kế thì tổ chức hành nghề công chứng tiến hành công chứng Văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản theo quy định của pháp luật về công chứng.

Đối với trường hợp chứng thực văn bản thừa kế tại Ủy ban nhân dân xã thì không phải trải qua thủ tục niêm yết 15 ngày mà có thể chứng thực Văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản được ngay theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Bước 5: Nộp phí công chứng, chứng thực và nhận kết quả là Văn bản thừa kế đã có xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân.

thu-tuc-sang-ten-so-do-khi-bo-me-da-mat

Thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất

 

Thủ tục sang tên sổ đỏ cho con khi bố mẹ đã mất bao gồm các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã/ Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tùy theo từng địa phương cụ thể. Nếu hồ sơ thiếu, cán bộ tiếp nhận sẽ hướng dẫn bổ sung. Nếu hồ sơ đủ anh sẽ nhận được phiếu tiếp nhận hồ sơ, trên đó có ghi ngày hẹn trả kết quả.

Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Bước 4: Sau khi có biên lai đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước, anh nộp lại cho cơ quan đất đai nơi anh đã nộp hồ sơ tại Bước 2 và nhận sổ đỏ mang tên anh – người được hưởng thừa kế từ bố mẹ.

 

Sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất hết bao nhiêu tiền?

 

>> Tư vấn chi tiết chi phí sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất, liên hệ ngay 1900.6174

 Đối với thừa kế di sản là bất động sản, con hưởng thừa kế từ bố mẹ, anh có thể được miễn toàn bộ thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ.

Tuy nhiên, không phải lúc nào anh cũng được miễn, trong một số trường hợp ngoại lệ, anh có thể vẫn phải chịu một phần hai loại thuế, phí nêu trên.

Ví dụ, trong quá trình thỏa thuận phân chia di sản, những người thừa kế khác của bố mẹ anh đồng ý tặng cho anh phần di sản mà họ được hưởng nhưng mối quan hệ giữa anh và họ không thuộc trường hợp được miễn thuế, lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật thì anh sẽ phải chịu thuế đối với phần tài sản được tặng cho này.

Ngoài ra, có một số nghĩa vụ tài chính khác mà anh sẽ phải nộp như: Phí thẩm định, phí cấp sổ đỏ…

Sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất mất bao lâu?

 

>> Giải đáp miễn phí thời gian sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất, liên hệ ngay 1900.6174

Thời gian sang tên sổ đỏ phải tuân theo quy định của pháp luật về đất đai. Chi tiết tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Theo đó:

– Thời gian đăng ký sang tên sổ đỏ khi thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày (điểm l, khoản 2, Điều 40).

– Thời gian trên được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày.

Như vậy, cơ bản thời gian để sang tên sổ đỏ là 10 ngày. Tùy từng trường hợp mà khoản thời gian này có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, thời gian tăng thêm cũng chỉ giới hạn tối đa là 10 ngày.

Tự ý sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất giải quyết như thế nào?

 

Tự ý sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất là việc con cái tự mình tiến hành các thủ tục để chuyển quyền sử dụng đất từ tên bố mẹ sang tên mình mà không thực hiện đầy đủ các bước theo quy định của pháp hoặc việc sang tên sổ đỏ không có ý kiến của các đồng thừa kế khác.

 

Tự ý sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất có được không?

 

Khi bố mẹ mất sẽ có hai trường hợp xảy ra:

– Nếu bố mẹ mất có để lại di chúc thì việc khai nhận di sản và sang tên sổ đỏ được thực hiện theo nội dung di chúc, đó cũng là ý nguyện của bố mẹ trước khi chết.

– Nếu bố mẹ chết không để lại di chúc thì con phải tiến hành thủ tục thừa kế di sản theo pháp luật. Di sản con được hưởng có thể là toàn bộ quyền sở hữu, sử dụng nhà đất mà cha mẹ để lại, cũng có thể chỉ là một phần quyền bởi ngoài con còn có các đồng thừa kế khác. Dù là toàn bộ hay một phần bất động sản thì con đều phải tiến hành đầy đủ các bước theo quy định của pháp luật và phải có sự đồng ý, thống nhất của tất cả những người thừa kế. Chỉ có như vậy, việc thừa kế tài sản mới được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Như vậy, con tự ý sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất là không được. Đây là hành vi trái pháp luật và sẽ phải chịu hình phạt tương xứng.

Thủ tục khởi kiện hành vi tự ý sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất

 

Khi một người con tự ý sang tên sổ đỏ và bị người khác phát hiện sẽ dẫn đến tranh chấp về quyền thừa kế. Trước khi đưa vụ việc ra Tòa án, các đồng thừa kế phải tiến hành thủ tục hòa giải tại địa phương. Trường hợp hòa giải thành thì không cần khởi kiện tại Tòa án. Nếu hòa giải không thành thì Biên bản hòa giải cũng là một trong các căn cư để khởi kiện ra Tòa.

Căn cứ pháp lý để tiến hành khởi kiện hành vi tự ý sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất là: Điều 203 Luật Đất đai 2013, Điều 26, Điều 35, Điều 186 đến Điều 192 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.

Thủ tục khởi kiện bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

– Đơn khởi kiện

– Các giấy tờ khác liên quan đến người để lại di sản, quyền thừa kế và hồ sơ về việc tự ý sang tên sổ đỏ của bố mẹ đã mất.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện cùng các giấy tờ liên quan lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất. Nộp tạm ứng án phí.

Bước 3: Tòa án xem xét và đưa ra quyết định thụ lý vụ án.

Bước 4: Tiến hành xét xử và tuyên án. Bản án có hiệu lực pháp luật sau thời gian luật định.

Trên đây là các quy định của pháp luật về cách chia thừa kế, trình tự thủ tục để nhận di sản thừa kế, thủ tục sang tên sổ đỏ cho con khi bố mẹ đã mất cũng như cách thức giải quyết khi con tự ý sang tên sổ đỏ.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, đối với trường hợp của gia đình anh, sau khi mẹ anh qua đời, anh cần tiến hành thủ tục thừa kế tại Tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã cùng các đồng thừa kế khác.

Sau khi có văn bản thừa kế đã được công chứng, chứng thực anh có thể thực hiện tiếp thủ tục sang tên sổ đỏ tại cơ quan đăng ký đất đai. Nếu muốn sang tên sổ đỏ một cách nhanh chóng và chính xác hãy nhấc máy và gọi ngay đến cho chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!

tu-y-sang-ten-so-do-khi-bo-me-da-mat-giai-quyet-the-nao

Trên đây là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề sang tên sổ đỏ khi bố mẹ đã mất. Trong quá thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ, nếu bạn gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7.

Liên hệ với chúng tôi

 

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  19006174