Sổ bảo hiểm xã hội lấy ở đâu? Lấy sổ bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì? Thủ tục như thế nào? Tất cả những vấn đề trên đều được giải đáp trong bài viết dưới đây. Ngoài ra, nếu bạn còn vướng mắc liên quan đến vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ các luật sư.
Sổ bảo hiểm xã hội lấy ở đâu sau khi nghỉ việc?
Anh Huy (Quảng Ninh) có một câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp
“Chào Luật sư, tôi là Huy hiện đang sinh sống tại Quảng Ninh. Khoảng hơn 1 năm trước, tôi có làm việc cho một công ty dầu khí tại Hải Phòng, tuy nhiên sau đó do môi trường độc hại cộng thêm với sức khỏe yếu nên tôi đã xin nghỉ ở đó. Tháng trước do gia đình khó khăn nên tôi đã quyết định đi rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, nhưng khi lên đến nơi thì cơ quan bảo hiểm yêu cầu tôi phải nộp cuốn sổ bảo hiểm xã hội cũ.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi bây giờ tôi muốn lấy lại cuốn sổ cũ kia thì phải làm như thế nào ạ?”
>>> Lấy sổ bảo hiểm xã hội ở đâu sau khi nghỉ việc? Liên hệ Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Huy, cảm ơn anh Huy đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Tổng đài pháp luật! Sau khi nghiên cứu về tình huống của anh đưa ra cũng như tìm hiểu các quy định pháp luật về lĩnh vực này, Luật sư xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì sau khi nghỉ việc, người lao động cần lấy sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ để đảm bảo quyền lợi cho mình sau này tại công ty mới.
Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
“Người sử dụng lao động phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu.”
Theo phân tích tại điều luật trên thì công ty cũ nơi anh Huy tham gia làm việc vào 1 năm trước sẽ là đơn vị có trách nhiệm trong việc chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội cho anh khi chấm dứt hợp đồng lao động. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì một người khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ chỉ được cấp một mã số bảo hiểm xã hội duy nhất trong suốt quá trình tham gia, vì vậy không có căn cứ để cơ quan bảo hiểm xã hội tự hủy sổ bảo hiểm xã hội của anh với lý do thời gian đã lâu.
Do đó, anh Huy có quyền yêu cầu công ty cũ thực hiện trách nhiệm chốt sổ, trả sổ cho mình. Nếu công ty không giải quyết thì anh có quyền khiếu nại lên Phòng lao động Thương binh và xã hội nơi công ty có trụ sở hoặc khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết.
Trong trường hợp sau 1 năm mà anh Huy không quay lại lấy sổ và công ty cũ đã phá sản hoặc giải thể thì khi đó, anh sẽ phải lên cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi cuối cùng đóng bảo hiểm xã hội để lấy sổ. Vì theo nguyên tắc, kể từ khi người lao động nghỉ việc thì đơn vị sử dụng lao động phải chốt sổ cho người lao động, sau đó 1 năm nếu người lao động không quay lại lấy sổ thì công ty hoặc doanh nghiệp sẽ chuyển sổ bảo hiểm xã hội của người lao động lên cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi công ty đang đặt trụ sở hoặc nơi công ty đang đóng bảo hiểm xã hội.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật đối với thắc mắc của anh Huy. Nếu còn băn khoăn về những vấn đề xoay quanh câu hỏi trên, anh Huy vui lòng liên hệ tới số hotline 1900.6174 để được tư vấn luật lao động chính xác và miễn phí.
>>> Xem thêm: Không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội tra cứu nhanh nhất ở đâu
Tại sao phải lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc?
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành người lao động sau khi nghỉ việc cần lấy sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ để đảm bảo quyền lợi cho mình sau này tại công ty mới.
Có rất nhiều lý do phải lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc như:
Sổ bảo hiểm xã hội là sổ dùng để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội. Hay khi người lao động muốn làm hồ sơ giấy tờ để được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì sổ bảo hiểm xã hội là tài liệu quan trọng, nếu không nộp sổ thì nhiều trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không giải quyết cho người lao động.
Ngoài ra, bảo hiểm xã hội cũng được xem như khoản bảo đảm cho người lao động khi họ gặp khó khăn hoặc thu nhập không ổn định. Do đó, khi người lao động nghỉ việc thì cần yêu cầu người sử dụng lao động chốt sổ bảo hiểm xã hội cho mình và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính còn thiếu.
Vì những lý do trên, người lao động cần lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc tại công ty cũ để đảm bảo quyền lợi cho mình, đồng thời thuận tiện hơn khi đến công ty mới làm việc giảm thiểu tối đa các rủi ro không đáng có khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Nếu bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào xoay quanh vấn đề tại sao cần lấy sổ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc thì hãy liên hệ tới chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
>>> Xem thêm: Mất sổ bảo hiểm xã hội phải làm sao? Thủ tục làm lại thế nào?
Lấy sổ bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì? Thủ tục như thế nào?
Chị Lan (Hai Bà Trưng) có câu hỏi gửi về như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được giải đáp:Tôi hiện đang là công nhân của công ty may ở Hải Dương. Năm 2018, tôi có đi làm ở công ty thực phẩm ở Hà Nam nhưng sau đó thấy không phù hợp về mức lương nên đã xin thôi việc. Khi nghỉ thì công ty chỉ đưa cho tôi quyết định thôi việc mà không trả cho tôi cuốn sổ bảo hiểm xã hội. Nay tôi muốn lấy lại cuốn sổ đó thì phải cần những giấy tờ gì và thủ tục như thế nào ạ?
Mong Luật sư tư vấn”
>>> Hướng dẫn làm thủ tục lấy sổ bảo hiểm xã hội nhanh chóng. Liên hệ luật sư 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Lan, cảm ơn câu hỏi chị gửi về Tổng đài pháp luật! Qua những thông tin mà chị cung cấp kết hợp với quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, Luật sư của xin đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành thì khi người lao động nghỉ việc, phía đơn vị sử dụng lao động sẽ là cơ quan có nhiệm vụ chốt và chi trả sổ bảo hiểm xã hội. Về trách nhiệm của người sử dụng lao động sẽ căn cứ theo Điểm a Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019:
“Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;”
Như vậy thì khi chị Lan nghỉ việc, công ty cũ nơi chị làm việc từ năm 2018 sẽ là nơi có trách nhiệm hoàn thành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả sổ về cho chị.
Về thủ tục lấy lại sổ bảo hiểm xã hội tại công ty cũ:
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi người lao động chính thức thôi việc, đơn vị sử dụng lao động phải nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội chậm nhất là 30 ngày. Sau thời gian này thì người lao động sẽ lên công ty/đơn vị cũ để nhận lại sổ bảo hiểm xã hội. Thời gian nhận sổ được người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận trước. Khi lên nhận lại sổ thì người lao động cần cầm theo những giấy tờ định danh cá nhân như:
Căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân còn thời hạn của mình để công ty/ đơn vị xác nhận và trả lại sổ cho mình. Người lao động lưu ý nên đến lấy sổ đúng hẹn, không nên để lâu vì sổ bảo hiểm xã hội là giấy tờ, tài liệu quan trọng để người lao động có thể tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị làm việc mới hoặc làm hồ sơ để hưởng chế độ thất nghiệp…
Do đó, khi chị Lan đã hoàn tất các nghĩa vụ của mình thì đơn vị sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến việc chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên chị Lan cũng cần lưu ý là khi công ty thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản chi trả dành cho mình, chị sẽ không phải trả bất cứ khoản tiền nào liên quan hoặc phát sinh trong quá trình lấy sổ hoặc các khoản phí khi chốt sổ bảo hiểm.
Trường hợp chị Lan còn băn khoăn hay có những câu hỏi mới xoay quanh vấn đề này, vui lòng liên hệ tới Luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn chính xác, nhanh chóng nhất.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn quy trình, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội nhanh chóng từ A-Z
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động
Chị Mỹ (Bình Thuận) có gửi câu hỏi về như sau:
Xin chào Luật sư, trước đây tôi có làm kế toán tại một công ty về bảo hiểm xe máy. Tuy nhiên khi đó do gia đình đang có biến cố lớn nên tôi phải nghỉ việc tại công ty đó. Hiện tại theo tôi được biết thì công ty vẫn đang hoạt động bình thường nên tôi muốn lên đó lấy lại sổ bảo hiểm xã hội. Vậy bây giờ tôi muốn quay lại đó lấy sổ bảo hiểm thì phải làm thế nào ạ? Mong Luật sư giải đáp và hướng dẫn ạ!
>>> Lấy sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động vẫn còn hoạt động như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Mỹ, cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc về cho Tổng đài pháp luật! Sau khi tìm hiểu cũng như nghiên cứu những quy định của pháp luật thì đội ngũ Luật sư của chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động, người lao động lưu ý thủ tục lấy sổ bảo hiểm như sau:
Bước 1: Người lao động yêu cầu cơ quan bảo hiểm chốt sổ bảo hiểm xã hội
Khi chuẩn bị nghỉ việc thì người lao động cần yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán các khoản tiền còn thiếu và chuẩn bị các thủ tục để chốt sổ bảo hiểm xã hội. Nên báo cho đơn vị sử dụng lao động trước 1 tháng tính từ thời điểm người lao động nghỉ việc để tránh những rủi ro phát sinh sau này.
Bước 2: Chờ đơn vị sử dụng lao động tiến hành chốt sổ bảo hiểm xã hội
Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi người lao động bắt đầu nghỉ việc thì đơn vị sử dụng lao động phải nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày. Đơn vị sử dụng lao động cũng cần lưu ý các quy định trước khi báo giảm lao động và chốt sổ cho người lao động như sau:
Nếu doanh nghiệp báo giảm và báo chốt sổ trễ hơn so với thời gian nghỉ thực tế thì sẽ bị truy thu lãi suất chậm nộp hồ sơ theo quy định của bảo hiểm xã hội.
Trường hợp thực hiện đồng thời báo giảm và báo chốt cho người lao động, đơn vị chỉ cần nộp 2 loại hồ sơ này 1 lần. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết nếu hồ sơ hợp lệ và đã thanh toán tất cả tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đó.
Bước 3: Nhận lại sổ bảo hiểm xã hội tại đơn vị cũ
Người lao động đến đơn vị/ doanh nghiệp cũ để nhận sổ bảo hiểm xã hội. Thời gian nhận sổ được người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận trước. Khi được hẹn trả sổ bảo hiểm xã hội người lao động lưu ý nên đến lấy sổ đúng hẹn, không nên để lâu. Sổ bảo hiểm xã hội là giấy tờ, tài liệu quan trọng để người lao động có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị làm việc mới hoặc làm hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp kịp thời…
Trên đây là cách lấy lại sổ bảo hiểm xã hội khi đơn vị sử dụng lao động vẫn còn hoạt động. Hi vọng thông qua phần trả lời của Luật sư, chị Lan đã có cho mình những thông tin hữu ích và chính xác nhất. Nếu còn những câu hỏi hay thắc mắc xoay quanh vấn đề trên, vui lòng liên hệ trực tiếp tới Tổng đài pháp luật của theo số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ và tư vấn một cách nhanh nhất.
>>> Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền lấy sổ bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2022
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không còn hoạt động và tuyên bố phá sản
Anh Minh (Hưng Yên) muốn hỏi Luật sư câu hỏi sau:
“Chào Luật sư, tôi có thắc mắc muốn được Luật sư giải đáp giúp ạ. Tôi hiện đã nghỉ việc được gần 1 năm tại công ty về sản xuất đồ thể thao. Trước đây khi làm việc tại đó thì công ty có đóng đầy đủ các khoản về bảo hiểm xã hội cho tôi và cũng cấp cho tôi 1 cuốn sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên sau 1 năm do không phù hợp với môi trường nên tôi đã xin nghỉ việc và được công ty đồng ý. Sau khi nghỉ việc, tôi muốn đi lấy lại sổ nhưng khi quay lại thì công ty cũ của tôi đã phá sản và không còn đặt trụ sở ở đó nữa. Vậy bây giờ tôi muốn lấy lại sổ thì phải làm thế nào ạ?
Mong Luật sư sớm phản hồi!”
>>> Lấy lại sổ bảo hiểm xã hội khi đơn vị sử dụng lao động không còn hoạt động và tuyên bố phá sản, Gọi ngay 1900.6174
Xin chào anh Minh, cảm ơn anh Minh đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài pháp luật! Đối với trường hợp của anh Minh, đội ngũ Luật sư của chúng tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu để đưa ra câu trả lời như sau:
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không còn hoạt động hoặc tuyên bố đã phá sản:
Trường hợp đơn vị/ doanh nghiệp không hoạt động và tuyên bố phá sản không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, để lấy được sổ bảo hiểm xã hội người lao động cần thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Người lao động chuẩn bị các giấy tờ định dạng cá nhân như: chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân còn thời hạn.
Bước 2: Đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi quản lý sổ bảo hiểm xã hội để đề nghị xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến thời điểm doanh nghiệp bị phá sản/ ngừng hoạt động.
Lưu ý: Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ bảo hiểm xã hội đến thời điểm đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, khi doanh nghiệp phá sản và không thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động có thể liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi quản lý sổ bảo hiểm xã hội đề nghị xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến thời điểm doanh nghiệp bị đóng cửa.
Đối với trường hợp của anh Huy, nếu anh đã nghỉ việc được hơn 1 năm và chưa lấy sổ bảo hiểm xã hội thì có thể lấy sổ theo 2 cách như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp nếu công ty cũ của anh còn hoạt động thì anh sẽ quay lại đơn vị sử dụng lao động đó để yêu cầu chốt sổ, sau đó đến thời hạn công ty hẹn đến lấy sổ thì sẽ đến lấy lại sổ bảo hiểm xã hội của mình.
Trên đây phần giải đáp của Tổng đài pháp luật đối với câu hỏi sổ bảo hiểm xã hội lấy ở đâu sau khi nghỉ việc. Hi vọng sau khi đọc nội dung tư vấn, anh Huy đã có được câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn về vấn đề trên, hãy gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
>>> Xem thêm: Trùng bảo hiểm xã hội – Hướng dẫn cách xử lý theo quy định
Cách lấy lại sổ bảo hiểm xã hội khi công ty đang giữ như thế nào?
Chị Phương (Hoàng Mai) có gửi câu hỏi như sau:
“Xin chào các Luật sư, tôi có trường hợp muốn được Luật sư tư vấn. Trước đây vào năm 2020, tôi có đi làm thợ may tại công ty may Tinh Lợi của Hải Dương. Tuy nhiên sau đó do tình hình dịch bệnh căng thẳng nên công ty đã ra quyết định cắt giảm nhân sự, trong đó có cả tôi. Khi công ty ra quyết định nghỉ việc thì họ vẫn giữ cuốn sổ bảo hiểm xã hội của tôi, giờ tôi muốn đi lấy lại thì phải làm thế nào ạ?
Mong Luật sư tư vấn!”
>>> Tư vấn về cách lấy lại sổ bảo hiểm xã hội khi công ty đang giữ, gọi ngay 1900.6174
Xin chào chị Phương, cảm ơn chị Phương đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với trường hợp này, phía Luật sư của chúng tôi xin đưa ra phương án tư vấn như sau:
Tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 có quy định cụ thể về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”
Như vậy theo phân tích từ điều luật trên thì thì khi chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp, người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí; hoàn trả hồ sơ; chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đối với trường hợp của chị Phương thì lý do chị nghỉ là vì tình hình dịch bệnh căng thẳng, công ty đã ra quyết định thôi việc đối với mình, do đó trường hợp này sẽ được coi là chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật.
Vậy nên khi chị nghỉ việc và công ty vẫn đang giữ sổ thì chị phải quay lại công ty cũ đó để yêu cầu công ty chốt cũng như hoàn trả lại cuốn sổ bảo hiểm xã hội cho mình.
Trong trường hợp nếu công ty không đồng ý trả lại mà vẫn giữ sổ của mình thì chị Phương có thể làm đơn khiếu nại lên Sở Lao động – Thương binh và xã hội về hành vi vi phạm của công ty cũ kia.
Nếu chị Phương còn những băn khoăn, thắc mắc mới liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ tới số hotline của Tổng đài pháp luật 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp một cách nhanh chóng nhất.
>>> Xem thêm: Thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội sau 1 năm nghỉ việc [Tổng đài pháp luật]
Nghỉ việc 2 năm có được lấy sổ bảo hiểm xã hội không?
Anh Thanh (Bình Dương) có câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp như sau:
“Chào Luật sư ạ! Tôi có một người em gái ruột, khoảng 2 năm trước từng làm nhân viên cho một công ty về đầu tư nước ngoài. Em tôi làm ở đó được khoảng hơn 1 năm thì nghỉ và trong khoảng thời gian đi làm thì công ty có cấp cho 1 cuốn sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, sau thời gian dịch covid kéo dài thì tình hình kinh tế của nhà tôi rất lao đao, mẹ tôi lại đang già yếu và mắc bệnh về xương khớp nên không đi lại thường xuyên được.
Bây giờ em gái tôi muốn lấy lại cuốn sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ đó sau 2 năm nghỉ việc thì có được không ạ? Cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời từ phía Luật sư!”
>>> Tư vấn lấy sổ bảo hiểm sau nhiều năm nghỉ việc. Gọi ngay 1900.6174
Chào anh Thanh, cảm ơn về câu hỏi anh gửi đến Tổng đài pháp luật! Đối với trường hợp nghỉ việc sau 2 năm có được lấy lại sổ bảo hiểm xã hội hay không, Luật sư của chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Trường hợp công ty cũ vẫn còn tồn tại và đang hoạt động
Theo quy định tại khoản 3 điều 48 Bộ luật lao động 2019 thì việc hoàn thành các thủ tục chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động là một trong các nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Do đó khi người lao động nghỉ việc và đơn vị/ doanh nghiệp cũ vẫn đang hoạt động thì người lao động cần quay lại chính đơn vị cũ đó để yêu cầu chốt và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho mình.
Nếu công ty cũ không thực hiện việc chốt sổ theo quy định, người lao động có thể thực hiện khiếu nại tới Thanh tra sở Lao động – Thương Binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính. Trường hợp Thanh tra sở Lao động – Thương Binh và xã hội đã giải quyết mà người lao động thấy không đồng ý với cách giải quyết đó, người lao động có thể thực hiện các thủ tục để khởi kiện tại Tòa Án.
Trường hợp công ty cũ đã giải thể/chấm dứt hoạt động
Sau 2 năm nghỉ việc, nếu công ty cũ đã giải thể hoặc phá sản, người lao động có thể làm thủ tục xin cấp sổ bảo hiểm xã hội do bị mất (áp dụng với trường hợp công ty đã chốt sổ bảo hiểm xã hội). Hồ sơ để đăng ký cấp lại sổ bao gồm:
– Hồ sơ gồm: Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, phiếu điều chỉnh thông tin theo mẫu TK1-TS.
– Nơi nộp: nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước đó (thường là nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh).
– Thời gian giải quyết: Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ của người lao động và nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ có trách nhiệm giải quyết và ra quyết định cấp lại sổ mới cho người lao động.
Trường hợp công ty cũ đã giải thể/chấm dứt hoạt động nhưng chưa thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm, người lao động cần liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội trước đây để được xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Thời gian này sẽ tính tới khi công ty cũ đóng đủ bảo hiểm xã hội.
Dựa theo những phân tích về quy định của pháp luật, đối với trường hợp của em gái anh Thanh thì sau 2 năm nghỉ việc, em gái anh vẫn hoàn toàn có thể lấy lại sổ bảo hiểm xã hội. Vì vậy, em gái anh nên lấy sổ bảo hiểm càng sớm càng tốt để tránh những rắc rối về sau, từ đó cũng đảm bảo được các quyền lợi cho em gái mình.