Ngày nay, với sự du nhập của văn hoá phương Tây, phong trào mang tên sống thử trước hôn nhân trở nên ngày càng phổ biến. Sống chung trước hôn nhân của sinh viên, các bạn trẻ hiện nay cũng không còn là chuyện hiếm thấy. Thế nhưng bên cạnh những tác động về mặt tình cảm đôi lứa, việc sống chung trước hôn nhân cũng đem lại những hệ luỵ nhất định. Trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ đưa ra một số thông tin cần thiết để người đọc hiểu rõ hơn về chủ đề này.
Sống thử trước hôn nhân là gì?
Quan điểm về sống thử trước khi xác lập hôn nhân, có nên quan hệ trước hôn nhân không ngày càng trở nên thoáng hơn trong thế hệ trẻ. Hôn nhân thực tế là khi hai người một nam một nữ cùng đăng ký kết hôn để trở thành vợ chồng hợp pháp.
Còn sống thử trước hôn nhân chính là khi hai người không chính thức là vợ chồng trên mặt pháp luật nhưng sống chung với nhau như vợ chồng bình thường.
Nguyên nhân cho việc này có thể là muốn tìm hiểu đối phương thông qua các trải nghiệm thực tế khi chung sống, từ đó có quyết định đúng đắn có nên kết hôn hay không. Nhưng cũng có rất nhiều bạn trẻ do nhận thức chưa thực sự đúng đắn nên chỉ muốn tìm kiếm thú vui, muốn trải nghiệm việc sống thử như vợ chồng này.
Thực tế cho thấy rất nhiều cặp vợ chồng sau khi kết hôn mới nhận ra hôn nhân không như mộng tưởng, dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc. Việc sống thử khi chưa đăng ký kết hôn có thể giải quyết phần nào thực trạng này. Tuy nhiên việc sống thử này vẫn chưa thật sự được công nhận của nhiều người hiện nay, đặc biệt là ở các thế hệ lớn đi trước.
Việc sống thử như vợ chồng với nhau trước hôn nhân này có thể coi như một con dao hai lưỡi, rất khó để phân định đúng sai. Vậy nhìn về góc độ pháp luật sẽ như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
>>> Sống thử trước khi kết hôn có vi phạm pháp luật không? Luật sư tư vấn 1900.6174
Sống thử trước hôn nhân có vi phạm pháp luật không?
Bạn Minh Tuyết (Hà Nội) có câu hỏi:
Em năm nay 21 tuổi, là sinh viên một trường đại học tại Hà Nội. Em quan niệm không gò bó về tình cảm yêu đương nên em đã dọn về sống chung với người yêu được nửa năm. Hai đứa em cũng mong muốn sau khi ra trường sẽ kết hôn nên không ngại sống chung với nhau trước hôn nhân. Tuy nhiên em có thắc mắc pháp luật hiện hành có cho phép sống thử trước khi kết hôn không? Điều này có vi phạm pháp luật không ạ?
>>> Những rủi ro có thể xảy đến khi sống thử như vợ chồng và hướng giải quyết, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Có nên sống thử trước hôn nhân, có nên quan hệ trước hôn nhân không là tuỳ thuộc vào quan điểm cá nhân của từng người. Dưới góc nhìn pháp lý, việc sống thử khi chưa kết hôn giữa hai người còn độc thân không phải là một hành vi vi phạm pháp luật nếu nó dựa trên ý chí hoàn toàn tự nguyện của cả hai bên nam và nữ.
Hiện nay pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể nào về vấn đề này nên hai bạn không bị cấm sống chung và cũng không vi phạm bất cứ quy phạm pháp luật nào. Tuy nhiên, do cả hai chưa chịu ràng buộc về mặt luật pháp và nghĩa vụ hôn nhân một vợ một chồng, nên nếu có bất kỳ tình huống nào xảy ra ví dụ như tranh chấp hay bạo hành thể xác thì sẽ không được pháp luật bảo hộ.
Việc sống thử có thể đem lại cái nhìn sâu sắc hơn về tình yêu nhưng nếu phát sinh các vấn đề pháp lý giữa hai người thì rất khó để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bởi vì chung quy lại hai bạn chưa kết hôn chính thức. Trong khi quan điểm về sống thử trước hôn nhân của sinh viên ngày càng cởi mở, chúng tôi khuyên hai bạn cần duy trì sự tỉnh táo trong mối quan hệ để đảm bảo quyền và lợi ích cá nhân của cả hai là tốt nhất nhé.
Trong trường hợp bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề sống thử trước hôn nhân, vui lòng đặt câu hỏi cho chúng tôi qua 1900.6174 để được Luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực tư vấn hôn nhân gia đình hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Sống thử trước hôn nhân có được pháp luật công nhận không?
Câu hỏi của chị Xuân (Nghệ An):
Tôi năm nay 32 tuổi, đã sống với bạn trai được 5 năm. Trước đây cả hai quyết định cư về sống với nhau rồi kết hôn sau nhưng cho đến giờ chúng tôi vẫn chưa hoàn tất đăng ký kết hôn. Vậy xin hỏi luật sư chúng tôi sống chung lâu như vậy, không đăng ký kết hôn thì có được pháp luật công nhận là vợ chồng không? Tôi cảm ơn nhiều.
>>> Tư vấn hoàn tất các thủ tục đăng ký kết hôn nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Trước khi trả lời câu hỏi sống chung như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn có được công nhận không, chị cần hiểu rõ về các quy định pháp lý hiện hành về hôn nhân. Theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014, thời điểm bắt đầu quan hệ vợ chồng được quy định như sau:
“Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.”
Quan hệ hôn nhân chỉ chính thức có hiệu lực khi hai bên hoàn tất đăng ký kết hôn. Cũng theo Điều 14 của bộ luật này, việc chung sống không qua đăng ký kết hôn được xem xét như sau:
“Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”
Như vậy, chỉ khi anh chị tiến hành đăng ký kết hôn hợp pháp mới được coi là vợ chồng. Nếu không, pháp luật sẽ không có căn cứ chứng minh sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ vợ chồng của hai anh chị. Các mâu thuẫn trong thời kỳ sống chung trước hôn nhân sẽ không được pháp luật hỗ trợ giải quyết.
Rất nhiều trường hợp vì mâu thuẫn khi sống thử không đăng ký kết hôn mà đánh mất quyền lợi chính đáng của một hoặc cả hai bên. Đây cũng là điều chị nên lưu ý để quá trình chung sống không gặp trở ngại đáng tiếc nào chị nhé. Chị có thể liên hệ với các luật sư của chúng tôi qua hotline tư vấn hôn nhân gia đình 1900.6174 để được hỗ trợ làm hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn cho mình chị nhé.
Sống thử trước hôn nhân. Nên hay không?
Câu hỏi của cô Liễu (Hải Phòng):
Tôi là một chủ trọ gần trường đại học Hải Phòng, những năm gần đây cho thuê trọ tôi nhận thấy là các cháu sinh viên sống chung với nhau như vợ chồng rất nhiều. Các bạn đi làm lớn tuổi hơn cũng thế. Tôi cũng không có ý can thiệp gì cả nhưng tôi thấy nó không hợp với thuần phong mỹ tục. Đấy là quan điểm của tôi. Còn theo các luật sư thì việc này có nên hay không?
>>> Tư vấn quyền và nghĩa vụ của hai bên sống chung với nhau như vợ chồng, liên hệ 1900.6174
Trả lời:
Về quan điểm về sống thử trước khi kết hôn của mỗi người là khác nhau. Có người thì phản đối kịch liệt nhưng cũng có người đồng tình và thậm chí là đấu tranh vì nó. Trong đó, quan điểm sống thử trước hôn nhân của sinh viên và giới trẻ ngày nay là cởi mở nhất.
Hiện nay người ta cũng đã cởi mở hơn nhiều về vấn đề này, tuy nhiên, việc sống chung trước khi kết hôn cũng giống như bao vấn đề khác, đều có mặt tích cực và tiêu cực. Chúng tôi không đồng tình nhưng cũng không phản đổi về vấn đề này vì đây là cảm nhận và suy nghĩ của mỗi người. Chúng tôi chỉ đưa ra một số nhìn nhận như sau:
Mặt tích cực của việc sống thử trước hôn nhân
Thứ nhất, tình yêu và việc sống chung là hai khái niệm và hai trải nghiệm hoàn toàn khác nhau. Không thể phủ nhận rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đổ vỡ hôn nhân là do vợ chồng không thể thích nghi với cuộc sống phải ở bên cạnh nhau hàng ngày hàng giờ.
Hôn nhân là một câu chuyện cả đời, không ai muốn mạo hiểm và vội vã. Ai cũng muốn tìm một người thật ưng ý cho quãng đời còn lại. Vậy nên, sống chung trước hôn nhân có thể là phương án giải quyết vấn đề này. Hai bên có thể nhìn nhận đối phương của mình một cách sâu sắc hơn về tính cách hay nhân phẩm để quyết định có tiến tới hôn nhân hay không.
Thứ hai, việc sống thử trước hôn nhân của sinh viên có thể giúp san sẻ bớt gánh nặng về kinh tế và cả hai cùng động viên và vượt qua những trở ngại trong cuộc sống. Đây cũng là phương thức cải thiện đời sống tinh thần cho tầng lớp trẻ hiện nay, trong khi cuộc sống của họ đang ngày càng bận rộn và áp lực hơn.
Thứ ba, một mối quan hệ luôn đòi hỏi hai vấn đề nếu thực sự muốn lâu dài và tìm thấy hạnh phúc ở mối quan hệ đó. Đó chính là tính tương thích và sự hoà hợp. Việc sống chung trước hôn nhân có thể phần nào thúc đẩy tính nhẫn nại và khả năng thấu hiểu của hai bên trong một mối quan hệ đó.
Mặt tiêu cực của việc sống thử trước hôn nhân
Thứ nhất, truyền thống và quan niệm xã hội ở nước ta luôn quan niệm việc kết hôn là nghi lễ chính thống để xác lập hôn nhân. Việc các cặp đôi sống thử có thể đi ngược lại quan niệm văn hóa xưa nay của dân tộc. Từ đó, họ có thể vướng phải nhiều chỉ trích từ xã hội và sự phản đối từ gia đình. Các cặp đôi cũng nên cân nhắc yếu tố này trước khi quyết định việc chung sống với nhau.
Thứ hai, về mặt sức khỏe tâm lý và sinh lý, việc các cặp đôi chưa kết hôn xảy ra mâu thuẫn khi sống chung dẫn đến tổn hại về sức khỏe là điều không hiếm gặp. Đây cũng là một phần lý do khiến các hành vi tội phạm xã hội được hình thành.
Ngoài ra, mang thai ngoài ý muốn cũng là trường hợp các cặp đôi nên xem xét khi cân nhắc có nên quan hệ trước hôn nhân không. Việc phát sinh quan hệ trong giai đoạn sống thử trước hôn nhân của sinh viên có thể gây các sự cố ngoài mong đợi. Tỷ lệ phá thai sớm, làm mẹ đơn thân từ khi còn trẻ tuổi có thể ảnh hưởng nặng nề tới tinh thần, cuộc sống của phụ nữ, tạo nên nhiều gánh nặng cho ngành y tế. Các trường hợp nạo phá thai có thể gây các hệ lụy sinh sản sau này.
Thứ ba, về mặt pháp lý, luật pháp nước ta không cấm nhưng cũng không công nhận và khuyến khích việc sống thử khi chưa kết hôn. Việc sống chung trước hôn nhân sẽ không có căn cứ để luật pháp xác nhận trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ nam nữ. Khi xảy ra các mâu thuẫn về tài sản, sức khỏe hay tính mạng sẽ khó có thể giải quyết theo cơ sở pháp luật. Hậu quả của việc này là mất quyền lợi chính đáng của các bên.
Như vậy, sống chung khi chưa đăng ký kết hôn có thể đem lại cả những lợi ích và tác hại nhất định. Các cặp đôi nên xem xét và thống nhất kỹ càng có nên sống thử như vợ chồng và có nên quan hệ trước hôn nhân không. Việc thảo luận và thống nhất ý kiến sẽ tạo tiền đề đầu tiên để hai bên hiểu và tôn trọng nhau khi yêu đương, sống thử với nhau.
Sống thử trước hôn nhân nên hay không là quan điểm cá nhân và là lựa chọn của mỗi người dựa trên mong cầu riêng của họ. Trong trường hợp sống chung trước khi kết hôn có vấn đề khó khăn nào phát sinh cần được hỗ trợ, bạn có thể liên hệ tới hotline 1900.6174 của Tổng đài pháp luật. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho mọi vấn đề của bạn.