Tách thửa đất nông nghiệp có điều kiện, quy định, thủ tục thế nào?

Tách thửa đất nông nghiệp cần những điều kiện nào? Trình tự thủ tục để tách ra sao? Có thể khiếu nại hay sửa hồ sơ tách thửa đất trồng cây hay không? Các luật sư có kinh nghiệm chuyên sâu sẽ giải đáp mọi vướng mắc pháp lý liên quan về những vấn đề tư vấn đất đai theo quy định của Pháp luật hiện hành. 

Tách thửa đất nông nghiệp
Tách thửa đất nông nghiệp có điều kiện, quy định, thủ tục thế nào?

Tách thửa đất nông nghiệp cần những điều kiện nào?

Anh Thanh (TP HCM): Xin chào luật sư của Tổng đài pháp luật, vừa rồi, tôi có được bố mẹ chia cho mảnh đất khoảng hơn 50m2. Nhưng mảnh đất lại nằm chung cùng mảnh đất của anh trai tôi và là đất vườn (đất nông nghiệp)  nằm trong khu dân cư. Theo như tôi được biết, điều kiện tách thửa là diện tích mỗi lô sau khi tách phải từ 40m2 trở lên. Bản thân tôi vẫn chưa nắm rõ những điều kiện khác đi kèm về việc tách thửa đất nông nghiệp nên muốn hỏi luật sư để có câu trả lời chính xác nhất để tôi chuẩn bị.

Ngoài ra, tôi muốn hỏi thêm cho chị gái tôi với trường hợp như sau: Chị tôi có mua một lô đất với diện tích 8*8=64m2 (thuộc mảnh đất rộng đã có sổ đỏ), không đủ diện tích để tách thửa theo quy định tách thửa mới nhất. Chính vì vậy, chị tôi phải viết tay giấy xin xây nhà chung với chủ lô đất và sau khi xây xong mới được tách. Vậy luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp diện tích đất không đủ điều kiện tách thửa thì sau khi xây xong có được phép sang nhượng, tách thửa hay không? Tôi chân thành cảm ơn. 

>> Luật sư tư vấn chuyên mục đất đai trực tuyến, gọi ngay: 1900.6174

Luật sư Quang trả lời: Chào bạn! Cảm ơn câu hỏi của bạn gửi về cho Luật sư tư vấn luật đất đai của chúng tôi!

Để trả lời câu hỏi thứ 1 về vấn đề của bạn, tham khảo quy định tại Điều 7 Quyết định 745/2014/QĐ-UBND về việc tách thửa đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như sau: 

– Đối với đất ở đô thị, đất ở nằm ven quốc lộ, tỉnh lộ và thuộc vùng quy hoạch phát triển đô thị thực hiện theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt; trường hợp không có quy hoạch chi tiết được phê duyệt thì thửa đất sau khi tách thửa phải có diện tích đất ở tối thiểu từ 24m2 trở lên với kích thước mặt tiền tối thiểu phải từ 3m trở lên, chiều sâu tối thiểu phải từ 5,5 m trở lên; trường hợp phải có lối vào cho thửa đất phía sau thì chiều rộng lối vào tối thiểu là 1,5 m.

– Đối với đất ở nông thôn và các trường hợp không thuộc khoản 1 Điều này thì diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa đất nông nghiệp thực hiện theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được phê duyệt thì thửa đất tối thiểu sau khi tách thửa phải có diện tích đất tối thiểu từ 48m2 trở lên với kích thước mặt tiền tối thiểu phải từ 04 m trở lên, chiều sâu tối thiểu phải từ 08 m trở lên; trường hợp phải có lối vào cho thửa đất phía sau thì chiều rộng lối vào tối thiểu là 1,5 m.

– Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu tách thửa để hợp với thửa đất liền kề thì thửa đất còn lại sau khi tách thửa đất nông nghiệp và thửa đất mới được hình thành sau khi hợp thửa phải có diện tích tối thiểu, kích thước mặt tiền, chiều sâu, lối vào cho thửa đất phía sau bảo đảm theo quy định tại 2 khoản trên.

Do bạn không đề cập rõ thửa đất của bạn ở thành thị hay nông thôn nên tôi đưa ra cả 2 trường hợp để bạn xác định được. Nhưng điều kiện về diện tích thì cả hai trường hợp đều đáp ứng được quy định. Ngoài ra, bạn cần so sánh đối chiếu về kích thước mặt tiền, chiều sâu và chiều rộng để đảm bảo theo đúng quy định của luật tách thửa mới nhất

Câu hỏi thứ 2 với trường hợp chị của bạn, tham khảo Quyết định số 11/2018/QĐ-UBND theo Điều 7 quy định về Diện tích đất ở tối thiểu sau khi tách thửa:

– Đối với đất ở đô thị, đất ở nông thôn ven quốc lộ, tỉnh lộ và thuộc quy hoạch khu đô thị mới thì diện tích đất ở tối thiểu sau khi tách thửa được thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa phải từ 40,0 m2trở lên và có kích thước mỗi cạnh không nhỏ hơn 3,5 m.

– Đất ở nông thôn không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa được thực hiện theo quy hoạch chi tiết được duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa phải từ 70,0 m2 trở lên và có kích thước mỗi cạnh không nhỏ hơn 4,0 m.

Vì vậy, đối với thửa đất có diện tích nhỏ hơn so với diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp theo quy định để tách thửa nhưng được hình thành trước vào ngày 22/10/2009, nhưng chưa đủ điều kiện tách thửa đất nông nghiệp và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng sẽ được cấp Giấy chứng nhận. Đối với những trường hợp có diện tích thực nhỏ hơn diện tích tối thiểu sẽ không được cấp giấy chứng nhận hay được phép tách thửa,…được thực hiện sau ngày 22/10/2009. 

Với trường hợp chị của bạn có mảnh đất với diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu, sau khi xây nhà có thể được cấp giấy chứng nhận hoặc giấy sang nhượng với điều kiện thực hiện trước ngày 22/10/2009 hoặc theo căn cứ tại điều 7 đã nêu trên nếu về việc tách thửa đất nông nghiệp đối với đất chưa đủ điều kiện về diện tích cũng được cấp giấy chứng nhận.

>> Xem thêm: Đất ở nông thôn là gì? Những quy định pháp lý mới nhất 2022

Trình tự thủ tục để tách thửa đất nông nghiệp?

Anh Hiếu (đang sinh sống và làm việc tại Bình Phước): Chào Quý luật sư, vào khoảng 2 năm trước, tôi và anh trai tôi có mua cùng nhau 1800m2 đất nông nghiệp đã có sổ đỏ do anh trai tôi đứng tên, để trồng rau sạch bán vào các siêu thị trong khu vực tỉnh Bình Phước. Nay do bất đồng quan điểm trong kinh doanh, tôi muốn tách riêng sổ liệu có được không? Và diện tích quy định được tách thửa đất nông nghiệp tại Bình Phước là bao nhiêu? 

>>> Tư vấn Luật đất đai, liên hệ ngay: 1900.6174

Luật sư Tiến trả lời: Chào anh, theo quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa do tỉnh Bình Phước ban hành thuộc điều 3 quyết định 31/2014/QĐ-UBND như sau: 

– Đất ở tại các phường thuộc các thị xã: Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long và các thị trấn thuộc các huyện, diện tích tách thửa đất nông nghiệp tối thiểu quy định như sau:

+ Đối với thửa đất tại các khu quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó có quy định rõ kích thước, diện tích, lộ giới, chỉ giới và khoảng lùi xây dựng, mật độ xây dựng thì việc tách thửa phải thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt;

+ Đối với thửa đất tiếp giáp với các đường phố có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m, diện tích tách thửa tối thiểu là 45m2 (bốn mươi lăm mét vuông) không tính phần diện tích hạn chế sử dụng (hành lang bảo vệ công trình: giao thông, đường điện, sông, suối) trong đó cạnh nhỏ nhất của thửa đất tối thiểu là 05m;

+ Đối với thửa đất tiếp giáp với các đường phố có lộ giới nhỏ hơn 20m, diện tích tách thửa tối thiểu là 36m2 (ba mươi sáu mét vuông) không tính phần diện tích hạn chế sử dụng (hành lang bảo vệ công trình: giao thông, đường điện, sông, suối) trong đó cạnh nhỏ nhất của thửa đất tối thiểu là 04m.

– Đất ở tại các xã thuộc các thị xã: Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long và các huyện: Diện tích tách thửa tối thiểu là 100m2 (một trăm mét vuông) không tính phần diện tích hạn chế sử dụng (hành lang bảo vệ công trình: giao thông, đường điện, sông, suối) trong đó cạnh nhỏ nhất của thửa đất tối thiểu là 05m.

– Thửa đất tách ra phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp với đường giao thông công cộng.

Theo quy định trên, ta thấy không phải đất nông nghiệp nào cũng có quyền tách thửa. Các thửa đất thuộc khu vực quy hoạch hoặc với mục đích sản xuất nông nghiệp mới được quyền tách theo và phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về diện tích tách thửa đất nông nghiệp với thửa đất được hình thành và diện tích đất còn lại sau tách. 

Bạn không đề cập cụ thể đến thị xã, phường mình đang sống nên luật sư dẫn luật đầy đủ các khu vực tại tỉnh Bình Phước. Bạn so sánh đối chiếu để xác định diện tích được tách thửa đất theo quy định của pháp luật. 

Thực tế, thủ tục tách thửa thường khá phức tạp và có thể xảy ra nhiều rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư tư vấn luật hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.

Tách thửa đất nông nghiệp
Thủ tục tách thửa đất

Tách thửa đất nông nghiệp cho diện tích khoảng 30m2 được không?

Chị Trịnh Giang (Hải Phòng): Chào các luật sư của Tổng đài pháp luật, mẹ tôi có mảnh đất khoảng 80 m2. Mẹ tôi đã xây nhà 5 năm trước với 50m2 để ở cùng gia đình em trai. Vì quý mến, nên mẹ tôi đã cho vợ chồng tôi 30m2 đất còn lại. Sau đó, vợ chồng tôi cũng đã xây căn nhà nhỏ cho thuê. Nhưng mảnh đất đó vẫn đứng tên mẹ tôi trong sổ đỏ. Chồng tôi hiện muốn tách thửa đất nông nghiệp riêng với 30m2 đó không biết có được không? Và chúng tôi phải cần thủ tục, giấy tờ gì không? Xin cảm ơn luật sư.

>>> Tư vấn đất đai, liên hệ: 1900.6174 – Tổng đài pháp luật hỗ trợ ngay. 

Luật sư Quang trả lời: Chào chị, do chị không đề cập cục thể đến tỉnh, thành phố có mảnh đất đó nên chúng tôi rất khó để tư vấn rõ về điều kiện để tách đất cho chị được. Vì theo quy định nhà nước, mỗi tỉnh sẽ có những yêu cầu khác nhau về điều kiện về diện tích bao nhiêu mới được tách thửa nên chị có thể đề cập rõ hơn trong câu hỏi sau hoặc truy cập vào trang web chính thức của Tổng đài pháp luật để tham khảo quyết định tách thửa ở tỉnh mình như thế nào, có địch tách đất với diện tích 30 m2 hay không? Dưới đây, tôi xin tư vấn cho chị về trình tự, thủ tục tách thửa đất theo điều 75 Nghị định 43/2013/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều liên quan đến Luật đất đai. 

“Điều 75 Trình tự thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa

1 Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

2 Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất nôgn nghiệp;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3 Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

4 Trường hợp tách thửa đất nông nghiệp do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

Như đã đề cập, mỗi địa bàn, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố sẽ có quyết định khác nhau về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Và vì chị lại không cung cấp thông tin cụ thể về địa chỉ có mảnh đất đó nên chúng tôi chưa thể tư vấn chính xác hồ sơ và thủ tục thế nào cho phù hợp với quy định pháp luật địa phương của chị. Thế nhưng, thông thường bộ hồ sơ tách thửa bao gồm các loại giấy tờ dưới đây: 

– Đơn xin tách thửa đất nông nghiệp 

– Giấy chứng nhận đã được cấp – bản chính 

– Văn bản chia tách thừa, chia tách quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền của hộ gia đình hoặc những người cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản đi liền với đất. 

Số lượng hồ sơ chỉ cần duy nhất 01 bộ chị nhé. 

Có thể khiếu nại hay sửa hồ sơ tách thửa đất nông nghiệp?

Anh Cương (Hậu Giang): Xin chào các luật sư, tôi đang có câu hỏi gấp mong muốn được phản hồi sớm. Vào khoảng 2 năm trước đây, bố mẹ tôi có chia cho anh trai tôi 250m2 đất. Vì bố mẹ cũng đã già nên việc làm hồ sơ, giấy tờ chuyển nhượng cũng là do anh trai tôi làm từ  A đến Z. Sự việc sẽ không có vấn đề gì nếu như anh tôi không khai khống lên thành 300m2 (50m2 khống chính thuộc đất mà bố mẹ cho tôi). Do mắt bố mẹ tôi cũng mờ, khó đọc nên đã ký vào tờ giấy chuyển nhượng, tôi hôm đó uống rượu cũng vào độ phê pha nên cũng đã ký. Hiện tại, trong hộ khẩu chỉ còn vợ tôi là chưa ký. 

Vậy xin hỏi luật sư có cách nào để khiếu nại hoặc sửa lại hồ sơ tách đất của anh trai tôi hay không? Vì bố mẹ tôi cũng xác nhận chỉ cho anh tôi 250 m2. Mong được luật sư giải đáp ngay, hiện tại lòng tôi như lửa đốt. Cảm ơn luật sư rất nhiều. 

>>> Luật sư tư vấn luật đất đai 24/7: 1900.6174

Luật sư Tiến trả lời: Chào anh, tôi hiểu tâm trạng của anh lúc này nên tôi sẽ tư vấn luôn như sau: 

Theo quy định tại khoản số 1 điều 117 thuộc Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Dù vậy, tại điều số 128 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về giao dịch dân sự bị vô hiệu nếu người xác lập không nhận thức hoặc không làm chủ được hành vi của mình. 

“Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.”

Vậy, theo thông tin anh chia sẻ, bố mẹ anh cho anh trai 250m2 đất nhưng khi xin tách thửa đất nông nghiệp,anh trai anh lại khai khống lên 300 m2. Vì bố mẹ đã già, mắt mờ không có khả năng đọc được nội dung trong giấy tờ và đã ký tên, còn anh lại đang say nên cũng đã ký vào mà chưa hề đọc hồ sơ. Với trường hợp của anh, anh có thể làm đơn lên Toà, yêu cầu Toà tuyên bố hợp đồng được ký là vô hiệu do những người tham gia xác lập không nhận thức được hành vi của mình tại thời điểm ký. 

Nếu trong trường hợp xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất, anh cũng có thể làm đơn yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyết giúp mình giải quyết vấn đề này. Vì theo như điều 202 thuộc Luật đất đai năm 2013, Nhà nước khuyến khích các bên trong tình trạng tranh chấp đất đai tự hoà giải hoặc tự giải quyết tranh chấp thông qua hình thức hòa giải cơ sở. 

Trong trường hợp, hai bên không thể hoà giải, anh hãy gửi đơn lên UBND cấp xã để hoà giải. Chủ tịch UBND xã sẽ có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải cấp địa phương. Thủ tục hoà giải sẽ diễn ra tại UBND xã được thực hiện tối đa là 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp của anh. 

Việc hoà giải đều được lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký của các bên và được xác nhận hòa giải thành công hay không thành công của UBND cấp xã. Biên bản hoà giải sẽ được gửi đến các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã – nơi xảy ra việc tranh chấp. 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, anh cứ yên tâm và không cần quá lo lắng. Mong anh sẽ giải quyết ổn thoả được vấn đề. Trân trọng. 

>> Xem thêm: Lệ phí tách thửa đất – Chi phí tách thửa đất nông nghiệp, đất thổ cư 2022

Phí đo đạc tách thửa đất nông nghiệp và thuế nhà đất là bao nhiêu?

Bạn Hồng (Bắc Ninh): Chào các luật sư ạ, ông bà ngoại cháu có mảnh đất nông nghiệp được nhà nước cung cấp rộng 3000 m2. Ông bà có cho mẹ cháu 70 m2 để làm nhà nhưng toàn bộ mảnh đất đó chưa có sổ đỏ. Hiện gia đình cháu muốn tách thửa và làm sổ đỏ cho cả 2 mảnh, nhưng khi mời các cán bộ địa chính bên xã qua đo thì chi phí cho mỗi thửa là 2 triệu thì họ mới về đo. Vậy luật sư cho cháu hỏi, chi phí phải nộp bao nhiêu cho việc đo thửa đất muốn phân tách cho mỗi sổ đỏ ạ? Và khi tách thửa trên 1m2 phải chịu thuế là bao nhiêu cho hai trường hợp đất vườn và đất nhà ở ạ? Cháu cảm ơn ạ.

>>> Luật sư tư vấn mọi vấn đề về đất đai liên hệ: 1900.6174

Luật sư Minh trả lời: Chào bạn, căn cứ theo quy định được ghi tại Điều số 2, điều số 3 thông tư  85/2019/TT-BTC hướng dẫn về phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó, đã bao gồm các khoản phí, lệ phí liên quan đến đất đai, các quyền được sử dụng đất thuộc thẩm quyền của hội đồng nhân dân bao gồm các phí sau:

– Phí thẩm định hồ sơ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo khoản 10 điều 2.

– Phí khai thác và sử dụng các tài liên liên quan đến đất đai theo khoản 10 điều 2. 

– Phí cung cấp thông tin về các giao dịch, bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với thửa đất theo điều khoản 17 điều 2. 

Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà và các tài sản gắn liền liên quan theo khoản 5 điều 3. 

Tại mỗi địa phương sẽ có quy định thu phí đo đạc khác nhau về việc tách thửa đất nông nghiệp được UBND cấp tỉnh ban hành. Với thông tin của bạn ở Bắc Ninh, tôi cung cấp cụ thể đến bạn văn bản quy định về phí đo đạc của tỉnh Bắc Ninh theo Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND như sau: 

Quy mô thửa đất Trích đo thửa đất
Đất đô thị Đất ngoài khu vực đô thị
Thửa < 100 m2 2.186.568 1.466.242
Thửa từ 100 – 300 m2 2.595.715 1.740.328
Thửa > 300 -500 m2 2.751.740 1.851.390
Thửa >500 – 1000 m2 3.368.549 2.252.670
Thửa >1000 -3000 m2 4.621.810 3.084.780
Thửa >3000-10000 m2 7.096.339 4.755.279
Từ 1 – 10 ha 8.515.606 5.706.335

Vì thửa đất rộng của ông bà ngoại bạn là 3000m2 trừ đi thửa đất cho mẹ bạn là 70m2, ông bà bạn còn 2930m2, thuộc trường hợp tính phí thứ 5 khoảng hơn 3 triệu đến 4 triệu 600. Phí đo đạc mảnh đất mẹ bạn được cho 70m2 thuộc trường hợp đầu tiên nhỏ hơn 100m2 là khoảng gần 1 triệu rưỡi đến 2 triệu rưỡi tuỳ vào vị trí đất đô thị hay đất ngoài đô thị. 

Đối với vấn đề thứ hai là thuế thu nhập cá nhân và phí trước khi được chuyển nhượng tách thửa cho mẹ bạn. 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân, thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản giữa những đối tượng dưới đây được miễn thuế:

“1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.”

Vậy nên ông bà ngoại bạn tách thửa cho con gái thì không phải nộp thuế thu cá nhân và lệ phí trước bạ. 

Tách thửa đất nông nghiệp
Phí đo đạc tách thửa đất

Tách thửa đất nông nghiệp cấp lại sổ hồng mất bao nhiêu ngày?

Anh Hậu (Nam Định): Xin kính chào luật sư, nhờ luật sư hỗ trợ giúp đỡ tôi giải đáp câu hỏi sau: Chuyện là gia đình tôi có thửa đất rộng 1000m2 đã làm sổ đỏ đầy đủ, nhưng năm ngoái xây nhà lại bị lạc mất đi đâu không biết, tìm mãi không thấy. Hiện giờ tôi đang muốn tách thửa đất nông nghiệp đó thành 4 phần để chia cho các con. Vậy luật sư cho tôi hỏi, nếu bây giờ xin cấp lại sổ và phân tách mảnh đất thành 4 phần sẽ mất thời gian là bao lâu? Tôi xin cảm ơn.

>>> Tư vấn luật đất đai, gọi ngay: 1900.6174 – Hỗ trợ 24/7

Luật sư Tiến trả lời: Chào anh, khi chủ sử dụng đứng tên làm mất sổ đỏ hoặc sổ hồng (giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất) được thực hiện theo quy định được ghi tại điều 77 Luật đất đai năm 2013. Cụ thể như sau:

Anh cần phải khai báo với UBND cấp xã nơi có mảnh đất bị mất số đỏ hoặc sổ hồng, UBND cấp xã sẽ niêm yết thông báo về việc bị mất sổ đỏ của anh. Sau khoảng 30 ngày kể từ ngày niêm yết thông báo, không thể tìm thấy sổ, hay có thông tin gì về sổ đỏ thì anh nộp bộ hồ sơ đề nghị xin cấp lại sổ. Sau đó, tối đa là 10 ngày theo quy định khoản 40 điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP, anh sẽ được cấp lại: 

“Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai

40. Sửa đổi Điều 61 như sau:

“Điều 61. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:

……………………………

đ) Tách thửa đất nông nghiệp, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý là không quá 15 ngày;

……………………………

q) Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày;”

Vậy nên, thời gian UBND cấp xã về việc cấp nhận số đỏ không quá 10 ngày; về việc thực hiện thủ tục tách thửa là không quá 15 ngày. 

>>> Tính tổng thời gian cho hai thủ tục của anh là cấp lại sổ đỏ và tách thành 4 thửa sẽ không quá 70 ngày. 

Phần trình bày trên là tư vấn cụ thể các trường hợp thực tế của Tổng đài pháp luật chúng tôi về việc tách thửa đất nông nghiệp. Còn có vướng mắc, hay băn khoăn cần hỗ trợ pháp lý khác liên quan, vui lòng liên hệ đến bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua hotline 1900.6174 để được giải đáp ngay. 

Trân trọng/.