Tái phạm nguy hiểm là gì? Tái phạm nguy hiểm là một dấu hiệu hay bị nhầm lẫn với tái phạm. Cả hai dấu hiệu này đều có thể là tình tiết định tội, định khung hay tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội. Để phân biệt tái phạm và tái phạm nguy hiểm, cũng như hình thức xử phạt như thế nào? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật để hiểu rõ về vấn đề này. Ngoài ra, nếu bạn đang thắc mắc cần được Luật sư tư vấn có thể gọi đến hotline tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6174 để được hỗ trợ hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Tái phạm nguy hiểm là gì?
Để biết tái phạm nguy hiểm là gì, trước hết, chúng ta cần hiểu khái niệm tái phạm. Theo quy định tại khoản 1 điều 53 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, tái phạm được hiểu là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Vậy, tái phạm nguy hiểm là gì? Theo khoản 2 điều này, những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
– Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
– Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
Như vậy, có thể hiểu, tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.
Phân biệt giữa tái phạm và tái phạm nguy hiểm
Anh Lâm (Tân Bình) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề muốn được Luật sư tư vấn như sau:
Tôi vừa bị cơ quan công an bắt vì tội tổ chức đánh bạc trái phép với lợi nhuận bao gồm tiền và hiện vật là 52 triệu đồng. Trước đó, tôi có bị kết án 10 năm tù về tội trộm cắp tài sản và đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng nhưng chưa được xóa án tích. Vậy Luật sư khi bị xử về tội tổ chức đánh bạc thì tôi sẽ phải chịu thêm tình tiết tăng nặng là tái phạm hay là tái phạm nguy hiểm? Mong Luật sư tư vấn!
>>> Khi nào bị coi là tái phạm nguy hiểm? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Lâm! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Để biết rằng anh thuộc tình tiết tăng nặng là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, chúng ta cần phân biệt rõ hai tình tiết này.
Về định nghĩa:
– Căn cứ tại khoản 1 điều 53 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, sửa đổi bổ sung năm tái phạm được hiểu là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý
– Theo quy định tại khoản 2 điều 53 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.
Về dấu hiệu xác định:
– Tái phạm:
+ Người phạm tội đã bị kết án: Người bị kết án được hiểu là người bị Tòa án ra quyết định kết tội bằng bản án đã có hiệu lực về mặt pháp luật. Khi bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì người bị kết tội được coi là người bị kết án. Như vậy, một trong những dấu hiệu của tái phạm là trước khi bị Tòa kết án thì người đó đã bị kết án 1 lần.
+ Người bị kết án chưa được xoá án tích:
Án tích được coi là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, đồng thời cũng là một trong những hình thức để thực hiện trách nhiệm hình sự. Án tích của người phạm tội tồn tại trong suốt quá trình mà người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi người đó được xóa án theo quy định của pháp luật. Sau khi người bị kết án về hành vi phạm tội chấp hành xong hình phạt tù và đã trải qua thời gian thử thách được quy định theo pháp luật thì được xóa án tích.
Tại khoản 1 Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, người được xóa án tích thì được coi như chưa bị kết án. Theo đó, một trong những dấu hiệu bắt buộc của tái phạm là việc kết án đó phải phát sinh án tích và án tích của người phạm tội chưa được xoá, mà người đó lại phạm tội mới thì mới xem là tái phạm.
+ Phạm tội mới do lỗi cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do lỗi vô ý:
Để xác định là người phạm tội có tái phạm hay không, luật hình sự quy định tội phạm mới được thực hiện phải thuộc một trong những trường hợp phạm tội nhất định như: Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới do lỗi cố ý, hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do lỗi vô ý, thể hiện nhân thân của người phạm tội không chịu tiếp thu các biện pháp cải tạo giáo dục của pháp luật.
– Tái phạm nguy hiểm:
+ Trước khi phạm tội mới thì người phạm tội đã tái phạm. Tức là trước khi bị xét xử về một tội danh, người này đã bị Tòa án Kết án 2 lần về tội phạm độc lập được quy định tại Bộ Luật Hình sự.
Bên cạnh đó, trong lần bị kết án thứ hai trước đó, người phạm tội đã bị áp dụng tình tiết tăng nặng là tái phạm. Dấu hiệu tái phạm phải được xác định bằng quyết định hoặc bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi bản án đó chưa được xóa án tích, mà người này lại phạm tội mới thì mới coi là tái phạm nguy hiểm.
Việc xác định tình tiết tái phạm của một tội phạm không thể được tiến hành một cách độc lập mà cần phải gắn liền chúng với việc xem xét về khía cạnh trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Trong khi đó, theo quy định của Bộ Luật Hình sự và Bộ Luật Tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền tuyên một người là có tội và quyết định ra hình phạt đối với người có tội là Tòa án.
Đồng thời, khoản 1 Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 chỉ nêu lên dấu hiệu nhằm xác định tình tiết tái phạm chứ không quy định về trình tự, thủ tục hay thẩm quyền xác định người phạm tội tái phạm. Vì vậy, khi người phạm tội bị kết án ở lần thứ hai mà không bị Tòa án xác định là tái phạm thì khi xét xử tội mới, Tòa án không được áp dụng tái phạm nguy hiểm đối với trường hợp này.
+ Người bị kết án và bản án đã kết án đối với họ chưa được xóa án tích. Dấu hiệu này được xác định như trường hợp tái phạm và trường hợp thứ nhất của tái phạm nguy hiểm.
+ Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới có thể là bất kì loại tội nào, bao gồm cả tội ít nguy hiểm, tội nghiêm trọng hay tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
Dấu hiệu về lỗi này chỉ đòi hỏi tội đó là tội do cố ý, không bao hàm cả tội phạm do lỗi vô ý. Đồng thời, tội này do người phạm tội thực hiện sau, được tiến hành xét xử sau và lần phạm tội mới này đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm độc lập quy định của Bộ Luật Hình sự.
Trong trường hợp của anh, trước đó, anh bị kết án 10 năm tù về tội trộm cắp tài sản, đây là tội rất nghiêm trọng. Sau đó, anh bị bắt về hành vi tổ chức đánh bạc trái phép với lợi nhuận lên tới 52 triệu đồng. Theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 322 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, hành vi của anh sẽ bị phạt tù từ 5 đến 10 năm, do đây cũng là tội rất nghiêm trọng.
Như vậy, có thể thấy, trước đó anh đã phạm tội rất nguy hiểm, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục phạm tội rất nguy hiểm do lỗi cố ý nên khi bị xử lý về tội tổ chức đánh bạc, anh sẽ phải chịu thêm tình tiết tăng nặng là tái phạm nguy hiểm.
Nếu a còn vướng mắc nào khác hoặc muốn được Luật sư hỗ trợ pháp lý, vui lòng gọi đến đường dây nóng 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật để được tư vấn luật hình sự nhanh chóng nhất!
Căn cứ để xem xét người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm hay không?
Chị Lan Hương (Hà Nội) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề thắc mắc cần Luật sư giải đáp như sau:
Trước đây, tôi từng bị Tòa kết án về tội buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm nhưng chưa được xóa án tích. Sau khi chấp hàng xong hình phạt tù thì tôi tiếp tục quay trở về kinh doanh. Nhưng vừa đây tôi lại bị kết án về tội đầu cơ với giá trị hàng hóa là 1 tỷ đồng và được xác định tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tái phạm.
Tuy nhiên tôi không được giải thích vì sao mình lại bị xác định là tái phạm như vậy. Vì vậy, nên tôi muốn hỏi là căn cứ để xem xét người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm hay không cụ thể như thế nào?
Mong Luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn!
>>> Luật sư tư vấn các căn cứ quyết định người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, gọi ngay 1900.6174
Xin chào chị Hương! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Để xác định là người phạm tội có thuộc trường hợp tái phạm hay không, cần phải xem xét những căn cứ sau:
– Người thực hiện hành vi phạm tội đã bị kết án trước đó về một tội khác.
Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, người thực hiện hành vi phạm tội đã bị kết án trước đó về bất kể tội nào mà không phụ thuộc vào loại tội hay dấu hiệu về lỗi. Tội mà người thực hiện hành vi phạm tội đã bị kết án trước đó có thể là một trong những tội sau:
Tội rất nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng hay tội đặc biệt nghiêm trọng; lỗi của người phạm tội ở đây có thể là do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.
– Người phạm tội đã bị Tòa án kết án nhưng chưa được xóa án tích.
Người đã được xóa án tích sẽ được coi như là người chưa bị kết án. Việc xóa án tích đối với người phạm tội sẽ được thực hiện theo chương X của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, việc xóa án tích sẽ được xem xét dựa trên việc người phạm tội đã chấp hành xong nội dung bản án liên quan tới họ hay chưa, bao gồm: hình phạt chính, hình phạt bổ sung và những quyết định khác như án phí, bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại…
Trường hợp người phạm tội mà chưa được xóa án tích về tội cũ mà lại vi phạm tội mới là căn cứ để xem xét đây có phải là hành vi tái phạm hay không.
– Người thực hiện hành vi phạm tội mới do lỗi cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do lỗi vô ý.
Trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng thì chỉ được xác định là tái phạm nếu hành vi phạm tội được thực hiện với lỗi cố ý, không được xác định là tái phạm nếu hành vi phạm tội được thực hiện với lỗi vô ý.
Trong trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới là tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng thì bất kể là lỗi cố ý hay vô ý thì đều được xác định là hành vi tái phạm.
Ngoài những căn cứ trên, khi xác định hành vi phạm tội có phải là tái phạm hay không cần chú ý những điểm sau:
– Việc tái phạm chỉ được đặt ra khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới và đáp ứng đầy đủ những dấu hiệu để cấu thành tội phạm độc lập, nếu không đáp ứng đủ cấu thành tội phạm của tội mới thì hành vi của người này không bị coi là phạm tội nên khi đó không đặt ra hành vi tái phạm
– Tình tiết tái phạm được quy định trong Bộ luật hình sự vừa là tình tiết định tội vừa là tình tiết định khung hình phạt và cũng vừa là tình tiết tăng nặng. Khi đó, nếu tình tiết tái phạm đã được coi là yếu tố định tội hoặc khung hình của hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Mọi thắc mắc về xác định hành vi tái phạm theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tranh tụng tư vấn nhanh chóng nhất!
Căn cứ xác định hành vi tái phạm nguy hiểm
Anh Trường Giang (Đồng Tháp) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có một vấn đề cần luật sư giải đáp như sau:
Trước đây, em trai tôi có bị kết án về tội cưỡng đoạt tài sản và bị phạt tù 12 năm. Em tôi đã chấp hành xong hình phạt chính là phạt tù 12 năm, tuy nhiên chưa chấp hành xong hình phạt phụ và chưa bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Cũng chính vì chưa thực hiện bồi thường thiệt hại cho nạn nhân nên giữa em tôi và nạn nhân có xảy ra xô xát, khiến cho nạn nhân chết.
Như vậy, hành vi của em trai tôi có được coi là tái phạm nguy hiểm hay không? Căn cứ nào để xác định hành vi tái phạm nguy hiểm? Mong Luật sư tư vấn!
>>> Căn cứ xác định hành vi tái phạm nguy hiểm. Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Giang. Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Để xác định được hành vi phạm tội có phải là tái phạm nguy hiểm hay không, chúng ta cần phải biết tái phạm nguy hiểm là gì? Hành vi được cho là tái phạm nguy hiểm nếu có đầy đủ những căn cứ sau:
– Người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý và chưa được xóa án tích nhưng lại thực hiện hành vi phạm tội mới về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý.
– Người phạm tội đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội do lỗi cố ý.
Theo đó, người nào đã bị Tòa án kết án 2 lần về tội phạm độc lập được quy định tại Bộ luật hình sự 2015, trong lần kết án thứ 2 trước đó người phạm tội đã bị áp dụng tình tiết tái phạm mà hành vi phạm tội này chưa được xóa án tích nay lại tiếp tục phạm tội mới do lỗi cố ý. Khi đó, không cần phân biệt tội mới mà người phạm tội thực hiện là loại tội nào, hành vi phạm tội mới của họ sẽ được xác định là tái phạm nguy hiểm.
Trong trường hợp em trai của anh, ở lần kết án thứ nhất, anh đã bị kết án 12 năm tù, thuộc loại tội rất nghiêm trọng. Xét hành vi phạm tội lần thứ hai của anh, theo quy định tại điểm a khoản 4 điều 134 về tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, anh sẽ bị phạt tù từ 7 đến 14 năm. Đây thuộc loại tội rất nghiêm trọng.
Như vậy, trước đó em trai anh đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý và chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục phạm tội rất nghiêm trọng do lỗi cố ý nên hành vi của anh sẽ được coi là tái phạm nguy hiểm.
Mọi thắc mắc về tái phạm nguy hiểm là gì? Và được xác định theo quy định hiện hành như thế nào, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: Tội giết người phạt bao nhiêu năm tù theo Bộ luật hình sự?
Quy định về tái phạm và tái phạm nguy hiểm
Anh Sơn Hùng (Hà Tĩnh) có câu hỏi:
Con trai tôi đã bị kết án 3 lần với 3 loại tội phạm khác nhau. Ở lần kết án thứ 2, con tôi bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tái phạm, đến lần thứ 3 thì là tái phạm nguy hiểm mà tôi không hiểu tái phạm và tái phạm được quy định như thế nào.
Vậy nên tôi muốn hỏi rằng, pháp luật quy định như thế nào về tái phạm và tái phạm nguy hiểm? Mong Luật sư tư vấn!
>>> Tư vấn quy định của pháp luật về tái phạm và tái phạm nguy hiểm, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hùng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Tái phạm và tái phạm nguy hiểm được quy định lần lượt tại điều 53 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.”
Theo quy định tại khoản 1 điều 53, những trường hợp được coi là tái phạm khi thỏa mãn những dấu hiệu sau:
+ Người phạm tội đã bị kết án:
Người bị kết án được hiểu là người bị Tòa án ra quyết định kết tội bằng bản án đã có hiệu lực về mặt pháp luật. Khi bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì người bị kết tội được coi là người bị kết án. Như vậy, một trong những dấu hiệu của tái phạm là trước khi bị Tòa kết án thì người đó đã bị kết án 1 lần.
+ Người bị kết án chưa được xoá án tích:
Án tích được coi là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, đồng thời cũng là một trong những hình thức để thực hiện trách nhiệm hình sự. Án tích của người phạm tội tồn tại trong suốt quá trình mà người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi người đó được xóa án theo quy định của pháp luật.
Sau khi người bị kết án về hành vi phạm tội chấp hành xong hình phạt tù và đã trải qua thời gian thử thách được quy định theo pháp luật thì được xóa án tích. Tại khoản 1 Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, người được xóa án tích thì được coi như chưa bị kết án. Theo đó, một trong những dấu hiệu bắt buộc của tái phạm là việc kết án đó phải phát sinh án tích và án tích của người phạm tội chưa được xoá, mà người đó lại phạm tội mới thì mới xem là tái phạm.
+ Phạm tội mới do lỗi cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do lỗi vô ý:
Để xác định là người phạm tội có tái phạm hay không, luật hình sự quy định tội phạm mới được thực hiện phải thuộc một trong những trường hợp phạm tội nhất định như: người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới do lỗi cố ý, hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do lỗi vô ý, thể hiện nhân thân của người phạm tội không chịu tiếp thu các biện pháp cải tạo giáo dục của pháp luật.
Còn tái phạm nguy hiểm là gì, được quy định như thế nào? Tại khoản 2 điều 53 quy định người phạm tội được cho là tái phạm nguy hiểm khi:
– Người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý và chưa được xóa án tích nhưng lại thực hiện hành vi phạm tội mới về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý.
– Người phạm tội đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội do lỗi cố ý. Theo đó, người nào đã bị Tòa án kết án 2 lần về tội phạm độc lập được quy định tại Bộ luật hình sự, trong lần kết án thứ 2 trước đó người phạm tội đã bị áp dụng tình tiết tái phạm mà hành vi phạm tội này chưa được xóa án tích nay lại tiếp tục phạm tội mới do lỗi cố ý. Khi đó, không cần phân biệt tội mới mà người phạm tội thực hiện là loại tội nào, hành vi phạm tội mới của họ sẽ được xác định là tái phạm nguy hiểm.
Nếu anh còn bất cứ thắc mắc hay băn khoan khi tìm hiểu quy định về tái phạm nguy hiểm, vui lòng liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Tái phạm hành vi trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào?
Anh Vân Trung (Hải Dương) có câu hỏi:
Cách đây 4 năm, tôi có bị bắt về tội trộm cắp tài sản và bị phạt tù 2 năm 6 tháng. Hiện tại, tôi vẫn chưa được xóa án tích mặc dù đã chấp hành xong hình phạt tù. Sau khi về quê, tôi và một vài người khác cùng nhau trộm vật liệu xây dựng của những nhà xung quanh. Sau 1 vài lần thì bị phát hiện và bị bắt.
Vậy hành vi của tôi có được coi là tái phạm hay không? Tôi sẽ phải chịu hình phạt tù như thế nào? Mong Luật sư tư vấn!
>>> Tái phạm hành vi trộm cắp bị xử lý như thế nào? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Trung! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:
Trước tiên, theo quy định tại khoản 1 điều 53 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, hành vi phạm tội được cho là tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
Như vậy, hành vi được cho là tái phạm cần phải đáp ứng các điều kiện sau: Đã bị kết án; chưa được xóa án tích; phạm tội do lỗi cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do lỗi vô ý.
Trường hợp của anh có cả 3 điều kiện trên (anh đã từng bị kết án về tội trộm cắp, chưa được xóa án tích và lại tiếp tục phạm tội do lỗi cố ý) nên hành vi của anh sẽ được coi là tái phạm.
Về hình phạt tù, do hành vi trộm cắp vật liệu xây dựng của anh là hành vi phạm tội có tổ chức được quy định tại điểm a khoản 2 điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 nên theo đó, anh sẽ bị phạt tù từ 2 đến 7 năm. Ngoài tội phạm được quy định tại điểm a khoản 2 điều 173, anh còn phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tái phạm theo quy định tại điểm h khoản 1 điều 52 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Bài viết trên đây là câu trả lời cho những vấn đề xoay quanh câu hỏi tái phạm nguy hiểm là gì, được quy định như thế nào trong Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Hi vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp phần nào những thông tin hữu ích cho bạn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được Luật sư giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.