Thỏa thuận lối đi chung là gì? Mẫu văn bản mẫu thỏa thuận lối đi chung mới nhất

Thoả thuận lối đi chung chưa được thống nhất giữa các bên liên quan là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tranh chấp về lối đi chung nói riêng và các tranh chấp dân sự về đất đai nói chung.

Vì vậy, bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ đi cung cấp đầy đủ những nội dung về “Thoả thuận lối đi chung” và giải đáp những thắc mắc liên quan khác. Ngoài ra, nếu có bất kì câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 của chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí từ những chuyên gia uy tín, giàu kinh nghiệm hàng đầu.

>>> Liên hệ ngay 1900.6174  để được tư vấn miễn phí về vấn đề “Thỏa thuận về lối đi chung”.

 

Anh Đăng ở Nam Định có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có mua một mảnh đất nhà chị Linh tuy nhiên mảnh đất này không có lối đi nên được nhà chị Linh bán cho tôi với một mức giá rẻ hơn. Sắp tới tôi có ý định sẽ xây nhà trên mảnh đất này, tuy nhiên vì không có lối đi nên tôi đã nhờ nhà chị Linh mở cho gia đình tôi 1 lối đi chung, gia đình tôi sẽ trả cho nhà chị một khoản tiền là 50 triệu đồng.

Chị Linh cũng có đồng ý và sắp tới chúng tôi sẽ cùng ký văn bản thỏa thuận về lối đi chung này để tránh những tranh chấp xảy ra sau này.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi mẫu văn bản thỏa thuận về lối đi chung hiện nay là gì? Văn bản này có phải công chứng hay không?”

Trả lời:

Chào anh Đăng, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra giải đáp cho vấn đề mà anh gặp phải như sau:

Lối đi chung là gì?

 

Lối đi chung là một phần diện tích đất được cắt ra để những người sử dụng đất xung quanh có thể sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng, nó cũng có thể được gọi là ngõ đi chung. Lối đi chung có thể được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như là lối mòn đã có từ lâu, do một hoặc nhiều hộ gia đình, cá nhân cùng cắt phần đất của mình ra để làm lối đi chung…

thoa-thuan-loi-di-chung

Tại khoản 1 Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 có quy định cụ thể rằng khi chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi những bất động sản xung quanh khiến cho không có lối đi hoặc có những lối đi không đủ thì sẽ có quyền yêu cầu chủ sở hữu những bất động sản vây quanh đó dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ

Tuy nhiên chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua sẽ phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền một khoản tiền hợp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

>>> Thắc mắc về “Thoả thuận lối đi chung”? Liên hệ 1900.6174 để nhận tư vấn chính xác nhất.

Lối đi chung thuộc sở hữu của ai?

Lối đi chung hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy với mỗi nguyên nhân, lối đi chung sẽ thuộc quyền sở hữu của các đối tượng khác nhau.

  1. Lối đi chung thuộc quyền sở hữu của Nhà nước
    Trường hợp lối đi chung được mở từ đất sử dụng làm đường thuộc quyền quản lý của Nhà nước thì sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
  2. Lối đi chung thuộc quyền sở hữu của các cá nhân khác:
    Trường hợp lối đi chung không thuộc quyền quản lý của Nhà nước thì để xác định quyền sở hữu lối đi chung, cần phải căn cứ vào các giấy tờ pháp lý sau:
    – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bao gồm diện tích lối đi chung theo quy định của Luật Đất đai 2013.
    – Giấy tờ chứng minh hoạt động chuyển nhượng, thừa kế hoặc tặng cho đối với diện tích đất có bao gồm phần diện tích lối đi chung hoặc diện tích đất lối đi chung.
    Nghĩa là, lối đi chung sẽ thuộc quyền sở hữu của chủ thể có giấy tờ chứng minh rằng, diện tích lối đi chung nằm trong diện tích đất mà mình sở hữu hợp pháp hoặc có giấy tờ pháp lý chứng minh được diện tích đất lối đi chung là do mình sở hữu.

>>> Tư vấn miễn phí, chính xác nhất về “Thoả thuận lối đi chung” qua hotline 1900.6174

Mẫu văn bản thỏa thuận lối đi chung mới nhất hiện nay

 

Hiện nay pháp luật hiện hành chưa có quy định về một mẫu văn bản thỏa thuận lối đi chung cụ thể, tuy nhiên mẫu văn bản thỏa thuận này cũng sẽ được trình bày tương tự như những văn bản thỏa thuận liên quan đến dân sự thông thường.

Anh Đăng có thể tham khảo mẫu văn bản thỏa thuận lối đi chung mà Tổng đài pháp luật chúng tôi trình bày dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——***——

BIÊN BẢN THỎA THUẬN LỐI ĐI CHUNG

 

Vào hồi …… giờ, ngày …… tháng …… năm …….., tại …

Chúng tôi gồm những ông bà có tên sau đây:

1. Ông (bà):…………….. Sinh ngày:……… Giới tính: ……………

Số CMND: ……………… Ngày cấp: …………………. Nơi cấp: ……

Số điện thoại: ………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………….

2. Ông (bà): ……….. Sinh ngày: ……… Giới tính: …………

Số CMND:……………………. Ngày cấp: ………. Nơi cấp:……….

Số điện thoại: ………………………………………………………………..

Địa chỉ thường trú: ……………………………………………………………….

3. Ông (bà): …………… Sinh ngày: ………………Giới tính: …………………..

Số CMND: ……… Ngày cấp: ……………….. Nơi cấp: ………………..

Số điện thoại: ……………………………………………………………………..

Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………

Chúng tôi đã thống nhất về việc lối đi chung giữa các hộ, cụ thể nội như sau:

1. Các hộ được phép sử dụng lối đi chung dài…… m, rộng….. m tại

2. Trong quá trình sử dụng cùng nhau chịu trách nhiệm về việc đảm bảo vệ sinh lối đi chung, sửa chữa để thuận tiện trong quá trình đi lại.

3. Khi một trong các hộ chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác thì người đó vẫn được tiếp tục sử dụng lối đi chung và có trách nhiệm chung với các hộ còn lại về việc vệ sinh, sửa chữa lối đi.

4. Biên bản thỏa thuận được lập thành …….. bản, có giá trị pháp lý như nhau.

Các hộ đã nhất trí thông qua nội dung biên bản và cùng ký xác nhận.

Xác nhận của UBND/Văn phòng công chứng

 

(ký, ghi rõ họ tên) ​

>>> Luật sư tư vấn miễn phí văn bản Thỏa thuận lối đi chung. Gọi ngay: 1900.6174

 

Hướng dẫn cách điền biểu mẫu thỏa thuận lối đi chung

 

– Về phần các bên thực hiện thỏa thuận về lối đi chung

Các bên thỏa thuận về lối đi chung trong văn bản thỏa thuận sẽ là tất cả các thành viên trong hộ gia đình sở hữu đất liền kề.

Theo đó mỗi bên có thể là 1 cá nhân hoặc 2 vợ chồng hoặc cũng có thể là toàn bộ gia đình ở mục này cần nêu rõ những thông tin cá nhân của từng người chẳng hạn như họ tên, ngày tháng năm sinh, cccd/cmnd, ngày cấp, số điện thoại liên hệ…

– Về đối tượng của văn bản thỏa thuận

Đối tượng trong trường hợp này sẽ là lối đi chung liền kề, nêu rõ cụ thể thông tin về thửa đất được tách làm lối đi chung

– Về mục thỏa thuận của các bê

Văn bản này là văn bản thỏa thuận của các bên về việc sử dụng lối đi chung do đó trong văn bản cần nêu rõ thỏa thuận mà các bên đã cùng nhau thống nhất trước đó chẳng hạn như lối đi chung xác định như thế nào, nằm trên đất của ai, quyền và nghĩa vụ của các bên như thế nào, cam kết thực hiện thế nào…

Như vậy, anh Đăng cần lưu ý một số điểm mà chúng tôi trình bày ở trên để có thể soạn thảo một biên bản thỏa thuận về lối đi chung hoàn hảo nhất, tránh được những rủi ro đáng tiếc trong tương lai.

>>> Luật sư tư vấn miễn phí hướng dẫn cách điền biểu mẫu thỏa thuận lối đi chung. Gọi ngay 1900.6174

 

 

thoa-thuan-loi-di-chung

Thỏa thuận lối đi chung có cần phải công chứng không?

Hiện nay pháp luật đất đai cũng như những văn bản pháp luật khác có liên quan chưa có quy định bắt buộc thỏa thuận lối đi chung phải được công chứng, chứng thực. Do đó việc công chứng hay không sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên.

Tuy nhiên để đảm bảo giá trị pháp lý của thỏa thuận này cũng như đảm bảo tính khách quan, tránh những tranh chấp, rủi ro xảy ra các bên cần tiến hành lập biên bản thỏa thuận bằng văn bản, có đầy đủ chữ ký của các bên và đem đi công chứng hoặc chứng thực tại UBND xac hoặc văn phòng công chứng.

>>> Thỏa thuận lối đi chung liệu có cần công chứng? Gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp thắc mắc và tư vấn miễn phí.

Nguyên tắc sử dụng lối đi chung trong thoả thuận lối đi chung

Lối đi chung trên thực tế sẽ do các bên tự do thỏa thuận, tuy nhiên trong trường hợp không thỏa thuận được thì các bên phải thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

– Bảo đảm việc khai thác lối đi chung hợp với mục đích sử dụng đất

– Không được lạm dụng quyền đối với lối đi chung của người khác

– Không được ngăn cản hoặc khiến việc khai thác đất liền kề trở nên khó khăn

– Không được lấn, chiếm hoặc thay đổi mốc giới ngăn cách

– Phải có nghĩa vụ tôn trọng cũng như duy trì ranh giới chung

>>> Tổng đài 1900.6174 hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp về Thoả thuận lối đi chung

Câu hỏi liên quan khác

Tranh chấp về lối đi chung giải quyết thế nào?

Khi xảy ra tranh chấp về lối đi chung, các bên có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Căn cứ Điều 202, 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp như sau:

– Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc các tài liệu tương đương tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung là Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án.

– Trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung sẽ thuộc về Tòa án.

Căn cứ Điều 202, 203 Luật Đất đai 2013 và Điều 25,26, 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, việc giải quyết tranh chấp lối đi chung như sau:

– Yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường hòa giải

Trường hợp các bên không thể tự hòa giải có thể làm đơn hòa giải gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có trách nhiêm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình, thời hạn hòa giải tối đa 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

– Yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện giải quyết/khởi kiện tại Tòa án

+ Trường hợp lối đi chung có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ liên quan, các bên khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện nơi có lối đi chung tranh chấp.

+ Trường hợp lối đi chung không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác, có thể nộp Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có lối đi chung đang tranh chấp.

Hoặc, trường hợp nộp Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng một trong các bên không đồng ý với kết quả giải quyết thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân để được giải quyết.

>>> Xem thêm: Tranh chấp lối đi chung là gì? Thủ tục giải quyết tranh chấp

Quyền và nghĩa vụ của các chủ sử dụng đất với lối đi chung?

Các chủ sử dụng đất liền kề với lối đi chung được sử dụng làm lối đi ra đường công cộng. Việc sử dụng không được làm ảnh hưởng đến các chủ sử dụng khác. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Dân sự 2015 thì các chủ sử dụng đất liền kề với lối đi chung được trổ cửa ra vào nhà, cửa sổ nhìn ra lối đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng. Không ai được quyền sử dụng lối đi chung vào mục đích cho riêng mình và cản trở quyền sử dụng lối đi chung của người khác.

>>> Tổng đài 1900.6174 tư vấn miễn phí, trực tiếp về “Thoả thuận lối đi chung”

Hy vọng những thông tin liên quan đến vấn đề “Thỏa thuận lối đi chung” mà chúng tôi trình bày ở trên sẽ phần nào giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc soạn thảo cũng như thực hiện thỏa thuận về lối đi chung trên thực tế. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, hãy nhấc máy và kết nối đến với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh nhất.

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp