Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2024

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất luôn là vấn đề phức tạp và khiến nhiều người không tránh khỏi sai sót trong quá trình thực hiện. Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu thế nào? Thời hạn và chi phí thực hiện ra sao? Liên hệ ngay Tổng đài pháp luật 1900.6174, những luật sư đất đai giàu kinh nghiệm có thể tư vấn, giải quyết những vấn đề này cho bạn.

thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cập nhật mới nhất theo quy định của pháp luật

Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu

Anh Đ.T gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật: 

Tôi mới mua một mảnh đất ở phố Hàng Gai. Sau khi làm giấy tờ chuyển nhượng tôi nghĩ đã xong thủ tục nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động vì chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy giờ tôi muốn làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải cần những thủ tục nào ?

>>> Tư vấn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gọi 19006174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Theo Điều 71 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai như sau: 

Điều 70. Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất

“Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:

a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.

Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;

b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:

a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;

d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;

đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai;

e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);

g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.

Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:

a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.

Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.” 

>>> Xem thêm bài viết về Giải quyết tranh chấp đất đai ngay!!!

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chuyển nhượng

Anh B.H gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật: 

Thưa luật sư, tôi có mua lại miếng đất anh A. Chúng tôi có 2 lần thanh toán tiền. Lần 1 tôi đã cọc 10% tiền đất. Đến lần 2 do chưa đủ tiền nên tôi có hy vọng trả góp thêm và có yêu cầu anh A ký vào hợp đồng để tôi xác nhận tôi đã nộp thêm tiền và miếng đất đó chắc chắn sẽ thuộc quyền sở hữu của tôi nhưng anh A không đồng ý. Luật sư cho tôi hỏi trong pháp luật có quy định như vậy là sai không ?

>>> Tư vấn Hợp đồng chuyển nhượng đất, gọi 19006174

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Theo có quy định của pháp luật về quy trình chuyển nhượng Quyền sử dụng đất có viết: 

Các bước trong quy trình chuyển nhượng Quyền sử dụng đất: 

– Bước 1: Ký xác nhận Hợp đồng đặt cọc về Chuyển nhượng Quyền sử dụng đất (nếu có).

– Bước 2: Ký xác nhận Hợp đồng Chuyển nhượng tại Phòng Công chứng.

– Bước 3: Nộp hồ sơ Chuyển đổi tên (Sang tên) và nộp thuế.

Quy trình chuyển nhượng Quyền sử dụng đất

– Bước 1: Ký xác nhận Hợp đồng đặt cọc về Chuyển nhượng Quyền sử dụng đất (nếu có):

Bên mua và Bên bán sẽ có một bản Hợp đồng đặt cọc. Bên mua sẽ đặt cọc một số tiền khoảng 5% -> 10% giá trị lô đất cho bên bán để đảm bảo rằng Bên bán sẽ chuyển nhượng lô đất cho Bên mua đồng thời sẽ không chuyển nhượng cho người khác. Thời gian đặt cọc thường giao động 2 – 3 tuần. Phí thanh toán này được gọi là thanh toán lần 1.

Nếu Bên mua đủ tiền thanh toán hết trong một lần thì Bên mua có thể ký luôn Hợp đồng Chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Phòng Công chứng và thanh toán tiền một lần mà không cần thông qua hợp đồng đặt cọc để giữ đất nữa. 

– Bước 2: Ký xác nhận Hợp đồng Chuyển nhượng tại Phòng Công chứng.

Bên mua và Bên bán sẽ tự thỏa thuận với nhau, lên lịch gặp mặt để ký Hợp đồng Chuyển nhượng chính thức. Đến ngày hẹn, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tại Phòng Công chứng để chuyển Quyền sở hữu lô đất sang Bên mua.

Sau khi hoàn thành các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần thiết trên hợp đồng như ký tên, lăn tay và được đóng dấu chứng nhận từ Phòng Công chứng, quyền sở hữu lô đất theo nguyên tắc đã thuộc về bên mua. Bên mua chỉ cần nộp hồ sơ tại UBND Quận để chuyển tên là thủ tục hoàn thành.

Bên mua sẽ tiến hành thanh toán nốt số tiền còn lại cho Bên bán ngay sau khi ký xong Hợp đồng Chuyển nhượng tại Phòng Công chứng, hay còn gọi là thanh toán lần 2.

Việc thanh toán sẽ diễn ra cùng lúc song song với quá trình ký tên đóng dấu Hợp đồng. Phòng Công chứng sẽ giữ hồ sơ hợp đồng cho đến khi Bên mua thanh toán đầy đủ số tiền cho Bên bán.

> Vì vậy, trong trường hợp của bạn hai bên đã thống nhất 2 lần thanh toán, nhưng đến thanh toán lần 2 bạn không đáp ứng đủ số tiền để mua mảnh đất đó, bên bán có quyền không lý vào hợp đồng và việc ký tên cũng sẽ chỉ xảy ra khi bạn đã hoàn tất thanh toán.

Thực tế, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường khá phức tạp và có thể xảy ra nhiều rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.

>> Xem thêm: Nên tư vấn luật đất đai tại văn phòng hay thuê luật sư đất đai?

thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hỗ trợ, tư vấn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên hệ 19006174

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thừa kế

Anh A.D gửi câu hỏi cho Tổng đài pháp luật: 

Chào luật sư, sau khi bố mẹ tôi mất đi có để lại cho tôi một mảnh đất để làm nhà thờ tổ nhưng tôi chưa đứng tên. Tôi là người được thừa hưởng mảnh đất đó theo nguyện vọng của bố mẹ và các em tôi đều lên xã xác nhận chuyện này. Nhà nước yêu cầu theo quy định phải chuyển qua sổ hồng. Tôi là nông dân không hiểu rõ về pháp luật, lên xã nhờ hỗ trợ họ cũng giải thích không rõ đầu đuôi, tôi không biết phải thực hiện đối sách thế nào cho đúng. Mong luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này

>>> Tư vấn thủ tục chứng nhận quyền sử dụng đất khi thừa kế, gọi 19006174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Bước 1: Bạn phải đến Phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản. Về hồ sơ bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế, trong trường hợp này chính là bạn.

– CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của bạn và anh em trong nhà bạn.

– Giấy chứng tử của bố mẹ bạn.

– Di chúc (nếu có)

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp , sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần…).

– Tiếp đó, Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.

– Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản sau khi bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện.

– Vào ngày hẹn, người thừa kế mảnh đất mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Bước 2: Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được xác nhận bạn có thể tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất tại UBND xã, huyện nơi có đất. Khi đi bạn cần lưu ý những thủ tục sau:

– Văn phòng đăng ký đất đai là nơi nộp hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất. Cơ quan quản lý nhà ở sẽ căn cứ theo hồ sơ bạn nộp để kiểm tra, xác định thửa đất sau đó gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có).

– Sau khi có thông báo từ cơ quan thuế, chủ nhà sẽ nhận được thông báo đi nộp nghĩa vụ tài chính từ cơ quan quản lý nhà ở. Trường hợp chủ nhà không thuộc diện phải nộp hoặc được miễn nộp nghĩa vụ tài chính thì không có bước này, còn không tất cả các trường hợp còn lại đều phải đi nộp tại cơ quan thuế.  

– Sau khi đã nộp thuế, chủ nhà sẽ nộp lệ phí, biên lai thu thuế trước cho cơ quan quản lý nhà ở để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Bạn có thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người mua. Thời gian này không tính vào thời gian chủ nhà đi nộp các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

Bước 3: Cuối cùng, bạn cần chuẩn bị Hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gồm:

– Văn bản đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. 

– Các giấy tờ về thừa kế có công chứng của nhà nước (Di chúc, Văn bản khai nhận di sản thừa kế…)

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Nếu không có bạn có thể thay bằng một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của người để lại di sản;

– Bản sao Giấy khai sinh của người thừa kế để làm cơ sở nộp thuế thu nhập cá nhân;

– Giấy chứng tử của người để lại di chúc;

– Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất;

– Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất;

– Lệ phí trước bạ phải đóng là 0,5% (Giá đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất do UBND tỉnh ban hành áp dụng tại thời điểm đăng ký nộp lệ phí trước bạ).

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thừa kế

Khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mất bao nhiêu tiền?

Anh L.B gửi câu hỏi cho Tổng đài pháp luật: 

Chào luật sư, tôi mới mua một mảnh của anh S từ năm 2018 nhưng chúng tôi chỉ chuyển nhượng bằng hợp đồng viết tay. Trước đó mảnh đất này cũng được anh S mua của người khác và cũng chuyển nhượng bằng hợp đồng viết tay. Bây giờ tôi muốn lên xin Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì lệ phí tôi phải nộp khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bao nhiêu?

>>> Tư vấn lệ phí làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gọi 19006174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư đã nghiên cứu và có những tư vấn như sau:

Điểm b khoản 1 Điều 127 Bộ Luật đất đai đã quy định;

“…..Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất….”

Theo thông tin bạn cung cấp thì năm 2018 bạn có một hợp đồng chuyển nhượng đất nhưng chưa được công chứng. Trường hợp hình thức giao dịch không đúng với quy định sẽ bị vô hiệu ngoại trừ giao dịch dân sự được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì Tòa án sẽ đưa ra quyết định công nhận hiệu lực theo yêu cầu của một bên hoặc các bên. Với trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Tuy nhiên, việc bạn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không nhất thiết phải làm thủ tục đất hay bắt phải nộp hợp đồng văn bản chuyển quyền sử dụng đất. Điều này đã được quy định rõ tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

“Điều 82. Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định

“Trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008 mà đất đó chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này thì người nhận chuyển quyền sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật Đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được bắt buộc người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”

Theo điều luật trên, bạn vẫn được thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không cần phải đi công chứng hợp đồng cũng như gửi đơn yêu cầu tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch. 

Bên cạnh việc yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bạn cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật căn cứ vào khoản 1 Điều 82 Nghị định 45/2014/NĐ-CPkhoản 3 Điều 2 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng nộp tiền sử dụng đất và cách tính tiền sử dụng đất 

Điều 2. Đối tượng thu tiền sử dụng đất

……Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm nhà ở, đất phi nông nghiệp được Nhà nước công nhận có thời hạn lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này……..”

Điều 3. Căn cứ tính tiền sử dụng đất

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai và được xác định trên các căn cứ sau:

– Diện tích đất được giao, được chuyển mục đích sử dụng, được công nhận quyền sử dụng đất.

– Mục đích sử dụng đất.

– Giá đất tính thu tiền sử dụng đất……..”

Dù theo Nghị định 45/2014/NĐ-CP không có quy định trực tiếp cụ thể nhóm đối tượng của bạn nhưng theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP bạn lại thuộc nhóm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thuộc nhóm đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 45/2014/NĐ-CP. Căn cứ vào Điều 6, 7, 8 của Nghị định 45/2014/NĐ-CP bạn có thể xác định được chi phí mà bạn phải nộp cho việc sử dụng đất : “…..thu tiền sử dụng đất bằng 50% tiền sử dụng đất đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở theo giá đất quy định tại Bảng giá đất; bằng 100% tiền sử dụng đất đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở (nếu có) theo giá đất quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 3 Nghị định này tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền……”

Thời hạn giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bạn Hoài Anh (Nghệ An):

Thưa luật sư hiện tôi đang làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận sử dụng đất nhưng chờ mãi chưa thấy hồi âm từ UBND xã, tỉnh. Tôi muốn hỏi thời gian giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kéo dài trong bao lâu?

Tư vấn, hỗ trợ mọi vấn đề về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 19006174

Trả lời:

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: 

Căn cứ vào khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP:

“Điều 61. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai

– Thời gian thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:

a) Giao đất, cho thuê đất là không quá 20 ngày không kể thời gian thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng;

b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày.

– Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau:

a) Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là không quá 30 ngày;

b) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng là không quá 15 ngày;

c) Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thay đổi tài sản gắn liền với đất là không quá 15 ngày;

d) Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, nhóm người sử dụng đất là không quá 10 ngày;

đ) Tách thửa, hợp thửa đất; thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý là không quá 15 ngày;

e) Gia hạn sử dụng đất là không quá 07 ngày;

g) Xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất là không quá 05 ngày;

h) Đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề là không quá 10 ngày;

i) Đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất hoặc thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất hoặc thay đổi về nghĩa vụ tài chính hoặc thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký là không quá 10 ngày;

k) Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất là không quá 30 ngày;

l) Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày;

m) Xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 03 ngày;

n) Đăng ký, xóa đăng ký thế chấp, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất là không quá 03 ngày;

o) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng là không quá 05 ngày;

p) Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là không quá 07 ngày; trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày;

q) Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng bị mất là không quá 10 ngày;

r) Thời gian thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp là không quá 10 ngày.

Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai:

a) Hòa giải tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày;

b) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là không quá 45 ngày;

c) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không quá 60 ngày;

d) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là không quá 90 ngày;

đ) Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là không quá 30 ngày.

– Thời gian quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

– Thời gian thực hiện đồng thời nhiều thủ tục hành chính về đất đai do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không quá tổng thời gian thực hiện các thủ tục đó theo quy định tại Điều này.”

Qua phần tư vấn trên, chắc hẳn bạn đã nắm rõ về thời hạn giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu còn thắc mắc, đừng ngại liên hệ ngay 1900.6174 

Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Chị M.H gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật:

Thưa luật sư, hiện tôi đang sống ở Lào Cai và tôi có mua một miếng đất ở trên Hà Nội. Tôi đã rất nhiều lần phải đi đi về về để nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ vì lí do không mang đủ tiền hoặc hồ sơ. Luật sư cho tôi hỏi phải chuẩn bị những gì, như thế này quá mất thời gian ảnh hưởng rất nhiều đến công việc của tôi.

>>> Hồ sơ và chi phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần những gì? Gọi 19006174 

Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ vấn đề tới chúng tôi. Với trường hợp mà bạn đang mắc phải, các luật sư có thể đưa cho bạn một số thông tin như sau:

Đối với tổ chức.

– Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy:

– Cấp quyền sử dụng đất: 920.000 đồng/hồ sơ;

– Cấp quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 910.000 đồng/hồ sơ;

– Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 1.200.000 đồng/hồ sơ.

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận:

– Cấp quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 100.000 đồng/hồ sơ;

– Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 500.000 đồng/hồ sơ.

Đối tượng miễn nộp lệ phí:

– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10 tháng 12 năm 2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.

– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi một phần thửa đất.

– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp người dân tự nguyện hiến đất theo các cuộc vận động của Nhà nước.

– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp thay đổi diện tích, hình thể thửa đất do các tác động sạt lở tự nhiên.

Đối với Hộ gia đình cá nhân:

– Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy

– Cấp quyền sử dụng đất: 520.000 đồng/hồ sơ;

– Cấp quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 510.000 đồng/hồ sơ;

– Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 790.000 đồng/hồ sơ.

– Đối tượng miễn nộp phí:

– Hộ nghèo, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Trường hợp bồi thường bằng đất, giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận:

– Đối với các phường thuộc thành phố Huế, phường thuộc thị xã:

– Cấp quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 25.000 đồng/hồ sơ;

– Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 50.000 đồng/hồ sơ.

–  Đối với các thị trấn còn lại:

– Cấp quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 12.500 đồng/hồ sơ;

– Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 25.000 đồng/hồ sơ.

– Đối tượng miễn nộp lệ phí:

– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với hộ nghèo, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10 tháng 12 năm 2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.

– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn.

– Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu tại các phường thuộc thành phố, phường và thị trấn thuộc thị xã được cấp giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận.

– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp bồi thường bằng đất, giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi một phần thửa đất.

– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp người dân tự nguyện hiến đất theo các cuộc vận động của Nhà nước.

– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp thay đổi diện tích, hình thể thửa đất do các tác động sạt lở tự nhiên.

Liên hệ tổng đài tư vấn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tổng đài pháp luật có đội lớn những luật sư và chuyên viên tư vấn trình độ chuyên môn cao, hiểu biết chắc về kiến thức pháp luật cũng như trải nghiệm thực tế, tác phong chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm giải quyết vấn đề về thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng đất do có nhiều năm trong nghề. Chúng tôi đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu, chắc chắn bạn sẽ được trải nghiệm những dịch vụ pháp lý uy tín và an toàn nhất. 

Để được nhận hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất từ các luật sư cao cấp về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn có thể liên hệ đến đường dây 1900.6174 hoặc gửi thông tin cho chúng tôi qua địa chỉ email [email protected]. Tổng đài pháp luật xin chân thành cảm ơn.