Thủ tục ly hôn với người Nhật là thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài phức tạp. Để thực hiện thủ tục ly hôn nhanh chóng, việc nắm rõ các quy định về ly hôn trong trường hợp này là rất cần thiết.
Trong bài viết sau đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp cho bạn đọc những quy định của pháp luật về ly hôn với người Nhật.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
Quy định về việc ly hôn với người Nhật Bản?
>> Luật sư tư vấn quy định về ly hôn với người Nhật Bản, liên hệ ngay 1900.6174
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (căn cứ tại Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Việc ly hôn với người Nhật Bản, gọi chung ly hôn với người nước ngoài là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, theo quyết định có hiệu lực của Tòa án giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau trong trường hợp thường trú ở Việt Nam khi họ có yêu cầu.
Quy định của pháp luật Việt Nam về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau (Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014):
– Thứ nhất, về vấn đề ly hôn có chứa yếu tố nước ngoài được hiểu là việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hay người có quốc tịch nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
– Thứ hai, vào thời điểm có yêu cầu ly hôn nhưng công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm đó, việc ly hôn sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung, giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
– Thứ ba, nếu các bên yêu cầu giải quyết vấn đề về tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn, việc giải quyết vụ án sẽ tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Trong quá trình tìm hiểu các quy định của pháp luật, bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn miễn phí!
Thủ tục ly hôn với người Nhật Bản đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam
Chị Lan (Thái Nguyên) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư, tôi là công dân Việt Nam năm nay 27 tuổi. Tôi đã kết hôn, và có chồng là người Nhật Bản. Chồng tôi có dự định sinh sống, làm việc lâu dài tại Việt Nam. Chúng tôi đã kết hôn được 01 năm. Anh hơn tôi 10 tuổi. Tuy nhiên, sau khi kết hôn và sống chung với nhau chúng tôi xảy ra nhiều tranh cãi, mâu thuẫn gay gắt do vấn đề xung đột văn hóa của hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Hiện tại, tôi muốn ly hôn với chồng, Luật sư cho tôi hỏi tôi cần làm thủ tục ly hôn với người Nhật Bản đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam như thế nào?
Xin cảm ơn luật sư!”
>> Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn với người Nhật Bản nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:
Xin chào chị Lan! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của chị. Về vấn đề chị muốn ly hôn với chồng mình là người Nhật Bản đang sinh sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Rõ ràng chúng ta thấy, một bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân này có mang yếu tố nước ngoài (quốc tịch nước ngoài), vậy chúng xin giải đáp như sau:
Hồ sơ giải quyết thủ tục ly hôn với người Nhật Bản
>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo miễn phí hồ sơ giải quyết thủ tục ly hôn với người Nhật Bản, liên hệ ngay 1900.6174
Để thực hiện thủ tục ly hôn với người Nhật Bản, bên nguyên đơn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định như sau:
Trường hợp 1: Nếu chồng chị Lan không đồng ý ly hôn, chị Lan phải làm thủ tục ly hôn đơn phương, lúc này cần chuẩn bị các giấy tờ như:
– Đơn xin ly hôn đơn phương theo mẫu của Tòa án nhân dân tối cao;
– Sổ hộ khẩu (Bản sao công chứng hoặc chứng thực);
– Giấy tờ tùy thân: Bản sao Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu của vợ và chồng có công chứng, chứng thực;
– Bản sao Giấy khai sinh của con có công chứng hoặc chứng thực (nếu có);
– Tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản yêu cầu phân chia như: Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe có công chứng hoặc chứng thực;
Trường hợp 2: Nếu chồng chị Lan đồng ý ly hôn, chị Lan thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình, lúc này cần chuẩn bị các giấy tờ như:
– Đơn xin ly hôn thuận tình theo mẫu của Tòa án;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Bản sao Giấy khai sinh của các con có công chứng hoặc chứng thực (nếu có);
– Giấy tờ tùy thân: Bản sao Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của vợ và chồng có công chứng hoặc chứng thực;
– Sổ hộ khẩu (Bản sao công chứng, chứng thực);
– Các tài liệu, chứng cứ khác kèm theo: Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận đăng ký xe có công chứng hoặc chứng thực.
Trình tự, thủ tục ly hôn với người Nhật Bản
>> Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục ly hôn với người Nhật Bản nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục ly hôn được thực hiện theo các bước:
– Trường hợp 1: Anh chị thuận tình ly hôn thì thủ tục thực hiện như sau:
– Bước 1: Chị Lan sẽ tiến hành nộp hồ sơ ly hôn thuận tình như đã nêu trên tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi chị có Hộ khẩu thường trú.
– Bước 2: Chị tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nhận được hồ sơ của chị, nếu hồ sơ hợp lệ và đúng thẩm quyền, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ tiến hành thụ lý đơn và ra thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Án phí trong trường hợp này là 300.000 đồng.
– Bước 3: Sau khi nộp án phí thì bạn nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án nơi chị tiến hành nộp hồ sơ ly hôn.
– Bước 4: Sau khi xem xét tài liệu giấy tờ và đã hoàn thành việc nộp án phí, Tòa án sẽ tiến hành triệu tập các bên trong quan hệ hôn nhân (chị Lan và chồng chị) để tiến hành thủ tục theo quy định của pháp luật.
Trường hợp 2: Chị Lan ly hôn đơn phương với người Nhật Bản thủ tục thực hiện như sau:
– Bước 1: Chị Lan tiến hành thủ tục nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn đơn phương như đã nêu trên tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn (chồng) cư trú, làm việc.
– Bước 2: Chị Lan tiến hành nộp tiền án phí. Sau khi nhận hồ sơ, Tòa án sẽ tiến hành xem xét, nếu nhận thấy hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, tòa án sẽ tiến hành kiểm tra đơn khởi kiện và sau đó ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người nộp đơn (chị Lan). Án phí trong trường hợp ly hôn không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng. Trường hợp ly hôn mà vợ, chồng có tranh chấp về tài sản thì án phí sẽ tính theo giá ngạch theo giá trị tài sản có tranh chấp.
– Bước 3: Sau khi nộp án phí, chị Lan nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án nơi chị tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện.
– Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục ly hôn đơn phương; ra Bản án hoặc Quyết định có hiệu lực của Tòa án.
Như vậy, trường hợp của chị Lan muốn ly hôn với chồng là người Nhật hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam thì có 02 trường xảy ra. Đó là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn với người Nhật, nếu chị gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn chi tiết!
Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người Nhật Bản
>> Cơ quan nào có thầm quyền giải quyết thủ tục ly hôn với người Nhật Bản? Gọi ngay 1900.6174
Việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn với người nước ngoài, trong đó có người Nhật Bản đóng vai trò quan trọng đối với trường hợp vợ chồng có yếu tố nước ngoài muốn ly hôn.
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 37 và Điều 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Theo đó, việc xác định được thẩm quyền giải quyết các vụ việc ly hôn với người nước ngoài hay trường hợp cụ thể là ly hôn với người Nhật Bản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi mà bị đơn cư trú và làm việc.
Trong trường hợp vụ án/vụ việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và công dân nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới, do Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam giải quyết để giảm thiểu thời gian và chi phí cho vụ việc/vụ án ly hôn.
Trường hợp vợ, chồng thuận tình ly hôn, theo quy định của pháp luật khi thực hiện thủ tục ly hôn các bên trong quan hệ hôn nhân (vợ, chồng) có thể thỏa thuận Tòa án nơi mà nguyên đơn đang cư trú và làm việc để giải quyết. Trong trường hợp này, thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn sẽ thuộc thẩm quyền Tòa án của một trong các bên thuận tình ly hôn.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn với người Nhật, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
Thủ tục ly hôn tại Nhật Bản
Chị Hoa (Cà Mau) có câu hỏi:
“Tôi năm nay 30 tuổi, tôi sang Nhật Bản theo diện xuất khẩu lao động. Trong thời gian đó, tôi có quen ông xã người Nhật Bản, anh làm cùng công ty với tôi. Sau một thời gian tìm hiểu, chúng tôi quyết định tiến tới hôn nhân. Hiện nay, chúng tôi đã kết hôn được 08 năm và có 01 người con chung. Sau khi kết hôn, tôi đã phải phục vụ cả gia đình nhà chồng như đối với nhà mẹ đẻ. Nhưng vài năm gần đây, do tình hình dịch bệnh khó khăn nên tình hình kinh tế của gia đình tôi có bị ảnh hưởng, tôi và chồng liên tục xảy ra tranh cãi và mâu thuẫn gay gắt. Hiện tôi rất muốn ly hôn với anh.
Luật sư cho tôi hỏi, tôi là công dân Việt Nam, tiến hành thủ tục ly hôn với người Nhật tại Nhật Bản phải làm gì? Tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư hướng dẫn miễn phí thủ tục ly hôn với người Nhật tại Nhật Bản, liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Xin chào chị Hoa, rất cảm ơn chị đã tin tưởng và ủng hộ Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi. Về vấn đề ly hôn tại Nhật Bản của chị, chúng tôi giải đáp như sau:
Bước 1: Chị cần soạn đơn xin ly hôn.
Đơn ly hôn của chị phải đáp ứng các yêu cầu sau: Đơn ly hôn được soạn đúng, đầy đủ nội dung theo mẫu được hướng dẫn tại văn phòng quận nơi vợ chồng chị cư trú. Trường hợp đơn ly hôn thuận tình (vợ chồng đều đồng ý ly hôn) phải thể hiện được toàn bộ nội dung mà vợ chồng đã thống nhất trong đơn.
Bước 2: Sau khi soạn xong đơn ly hôn, chị tiến hành thủ tục nộp đơn ly hôn đến văn phòng quận.
Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Tòa án sẽ tiến hành xem xét hồ sơ theo quy định của pháp luật
Nếu tài liệu hồ sơ của chị đã đầy đủ, theo quy quy định của pháp luật Nhật Bản, Tòa án quận sẽ tiến hành hòa giải ly hôn tại Tòa án gia đình.
Bước 4: Sau khi tiến hành hòa giải ly hôn tại Tòa gia đình, Tòa án Nhật Bản sẽ ra phán quyết cho vợ, chồng chị Hoa được ly hôn.
Một số lưu ý đối với chị Hoa khi thực hiện thủ tục ly hôn tại Nhật Bản:
– Việc thỏa thuận ly hôn của vợ chồng chị phải có ít nhất 02 người làm chứng theo quy định của pháp luật Nhật Bản;
– Trường hợp vợ chồng chị tiến hành kết hôn ở Việt Nam, nay chị muốn được giải quyết cho ly hôn tại Nhật Bản, chị cần phải thực hiện thủ tục công nhận việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền;
– Sau khi ly hôn, trong vòng 02 tuần chị phải trình báo tại Cục quản lý Xuất nhập cảnh.
– Trường hợp chị giành được quyền nuôi con có quốc tịch Nhật Bản, chị có thể đăng ký xin định cư tại Nhật Bản.
Trên đây là câu trả của chúng tôi về thủ tục ly hôn với người Nhật tại Nhật Bản, đây cũng là câu hỏi chị Hoa đang thắc mắc và là vấn đề chung của nhiều công dân Việt Nam khác lấy chồng Nhật Bản muốn thực hiện thủ tục ly hôn tại Nhật. Các ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 của Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!
Một số lưu ý khi ly hôn tại Nhật Bản
>> Luật sư tư vấn miễn phí về lưu ý khi ly hôn tại Nhật Bản, liên hệ ngay 1900.6174
Căn cứ quy định pháp luật về vấn đề ly hôn (từ Điều 763 đến Điều 771 Bộ Luật Dân sự Nhật Bản), các bên cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Một, ly hôn giữa hai người không có quốc tịch Nhật Bản
Nếu cả hai bên đương sự có cùng quốc tịch và quốc gia thì có chế độ ly hôn thuận tình. Theo đó, họ có thể thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình tại Nhật Bản theo luật của quốc gia mà hai bên đương sự mang quốc tịch.
Nếu hai bên trong quan hệ hôn nhân có quốc tịch khác nhau, cả hai đều đang sinh sống tại Nhật Bản hoặc nếu cả hai đều có địa điểm liên kết mật thiết với Nhật Bản, họ có thể ly hôn thuận tình theo quy định tại Chương 6 Kết hôn – Ly hôn tình theo luật pháp Nhật Bản. Tuy nhiên, trong trường hợp này, có nhiều quốc gia không chấp nhận ly hôn thuận tình, do đó cần phải xác nhận hiệu lực theo luật ở quốc gia của hai bên tham gia vào quan hệ hôn nhân. Ngoài ra, tại thời điểm làm thủ tục ly hôn, cũng có trường hợp hai bên cần gửi kèm giấy chứng nhận quốc tịch của cả hai vợ chồng; giấy tờ có thể chứng minh vợ chồng còn đang trong tình trạng hôn nhân do chính quyền ở quốc gia của người họ cấp, giấy tờ có thể chứng minh rằng có chế độ ly hôn thuận tình ở quốc gia của người đó,…
Để biết thêm chi tiết về các quy định pháp luật về vấn đề ly hôn tại Nhật Bản, bạn hãy liên hệ với đại sứ quán tại Nhật Bản hoặc văn phòng hành chính thành phố, quận, thị trấn, làng xã để được tư vấn chính xác nhất.
– Hai, yêu cầu không thụ lý ly hôn
Vợ hoặc chồng có thể làm đơn yêu cầu không thụ lý ly hôn và gửi đến Văn phòng hành chính thành phố, quận, thị trấn, làng xã để ngăn việc đối phương còn lại tiến hành nộp đơn xin ly hôn trong khi mình không biết và không để việc ly hôn được giải quyết một cách đơn phương. Yêu cầu này, pháp luật không có giới hạn thời gian hiệu lực. Tuy nhiên, để thực hiện được quyền này chủ thể phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Một trong các bên đương sự trong quan hệ hôn nhân phải là người Nhật Bản. Để đưa ra yêu cầu này, bạn cần có con dấu của người yêu cầu, nếu người yêu cầu là người Nhật và giấy tờ xác minh danh tính (loại giấy tờ có ảnh chụp của người đó). Ngoài ra, người yêu cầu phải tự mình trực tiếp làm thủ tục tại quầy theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu không thụ lý ly hôn này chỉ có thể thực hiện trong trường hợp hai bên đương sự kết hôn, ly hôn thuận tình, nhận con nuôi hoặc hủy bỏ mối quan hệ con nuôi theo thỏa thuận và công nhận.
– Ba, tư cách lưu trú sau ly hôn
Vợ/chồng là người nước ngoài đã được cho ly hôn với vợ/chồng người Nhật Bản, có thể được phép thay đổi tư cách lưu trú thành định cư trong các trường hợp sau:
– Khoảng thời gian kết hôn thực tế của vợ chồng từ 3 năm trở lên sau khi có tư cách lưu trú là vợ/chồng của người Nhật;
– Vợ/ chồng có tư cách lưu trú là vợ/chồng của người Nhật trong 3 năm tại thời điểm ly hôn. Ngoài ra, đối với trường hợp bố mẹ người nước ngoài đã có con trong hôn nhân, có quyền giám hộ hoặc đang nuôi dạy đứa trẻ đó, được phép thay đổi tư cách lưu trú thành định cư tại Nhật nhưng phải có điều kiện đặt ra là bố mẹ phải sống cùng con và nuôi dạy con tại Nhật Bản.
Trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn với người Nhật, bạn cần lưu ý những điều trên. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về thủ tục ly hôn với người Nhật. Mọi thông tin chia sẻ trong bài viết đều trên cơ sở quy định của pháp luật. Hy vọng chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, bạn vui lòng liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng từ đội ngũ Luật sư của chúng tôi!
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174