Thủ tục nhận cha con ngoài giá thú là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Vậy theo quy định của pháp luật, nhận cha con nuôi ngoài giá thú được thực hiện như thế nào? Nếu mẹ không đồng ý, cha có được nhận con ngoài giá thú hay không? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Trong trường hợp bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối trực tiếp đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
>> Luật sư tư vấn miễn phí thủ tục nhận cha con ngoài giá thú, gọi ngay 1900.6174
Thủ tục nhận cha con ngoài giá thú
Anh Văn Lộc (Nghệ An) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn được Luật sư hỗ trợ giải đáp.
Tôi sinh năm 1987 và đã lấy vợ được 5 năm. Trong một lần đi liên hoan cùng công ty, do không làm chủ được hành vi của mình tôi đã có quan hệ ngoài ý muốn với một đồng nghiệp nữ đã có gia đình. Sau lần quan hệ đó cô ấy đã có thai. Vậy Luật sư cho tôi hỏi bây giờ tôi muốn nhận lại đứa con thì cần phải làm gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Thủ tục nhận cha con ngoài giá thú thực hiện như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Xin chào anh Văn Lộc! Cảm ơn anh đã dành sự tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Tổng Đài Pháp Luật! Để anh có thể hiểu rõ hơn về vấn đề mà mình đang gặp phải các luật sư sẽ phân tích các quy định của pháp luật như sau:
Theo như thông tin anh đã cung cấp, đứa trẻ hiện tại vẫn đang sinh sống cùng với mẹ đẻ. Việc anh muốn nhận lại con mình là do anh hoàn toàn tự nguyện, chính đáng cũng như đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, anh lại không nói rõ về việc anh nhận lại con sẽ có phát sinh tranh chấp gì không? Con của anh đã được đăng ký khai sinh chưa? Phần cha trên giấy khai sinh của con đứng tên chồng của cô ấy hay là vẫn đang bỏ trống? Bởi lẽ căn cứ tại Điều 88 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ như sau:
– Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc là do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân sẽ là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân thì được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con được sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của hai vợ chồng.
– Trong trường hợp mà cha, mẹ không thừa nhận con thì sẽ phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Từ quy định trên, vì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc là con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân thì sẽ là con chung của hai vợ chồng. Do đó, theo quy định của pháp luật, người chồng hợp pháp của cô ấy mặc nhiên được xác định là cha của đứa bé, và chồng của cô ấy không thừa nhận cháu bé là con của anh ấy thì phải có chứng cứ và được Tòa án xác nhận. Chính vì vậy, trong trường hợp này, anh hoàn toàn có thể nhận lại con của mình khi và chỉ khi chồng của cô ấy làm đơn yêu cầu không thừa nhận quan hệ cha con đối với đứa con này hoặc là tự anh có thể làm đơn yêu cầu Tòa án xác định quan hệ cha – con cho mình.
Để hoàn thiện thủ tục nhận con ngoài giá thú, anh cần chuẩn bị hồ sơ yêu cầu Tòa án xác định quan hệ cha con bao gồm:
– Đơn khởi kiện (trong trường hợp xác định quan hệ cha con có tranh chấp) hoặc Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (đơn này áp dụng trong trường hợp không có tranh chấp)
– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân/ Hộ chiếu của anh
– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu của anh
– Các văn bản, giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha con của anh và cháu bé như: kết quả giám định AND, thư từ, tài liệu, phim ảnh, người làm chứng,…
Đối với trường hợp này của anh, khi nhận đầy đủ giấy tờ theo quy định thì Tòa án sẽ tiến hành giải quyết trong thời gian 04 tháng đến 06 tháng. Trong quá trình nhận lại con, anh gặp bất cứ khó khăn nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh nhất!
>> Xem thêm: Con ngoài giá thú là gì? Quyền lợi của con ngoài giá thú
Vợ có quyền ngăn cản chồng nhận con ngoài giá thú không?
Chị Thu Hằng (Đồng Nai) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp:
Vợ chồng tôi lấy nhau từ năm 2010 và đã có một con chung năm nay 6 tuổi. Trong một lần vợ chồng cãi vã chồng tôi đã bỏ nhà đi và có phát sinh quan hệ với một người phụ nữ bên ngoài dẫn đến cô ấy có thai. Hiện tại chồng tôi muốn làm thủ tục nhận đứa bé này nhưng tôi lại không đồng ý. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, vợ có quyền ngăn cản chồng làm thủ tục nhận cha con ngoài giá thú không? Và tôi có được ngăn cản đứa bé mang họ chồng tôi không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Vợ có quyền ngăn cản chồng thực hiện thủ tục nhận cha con ngoài giá thú không? Liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Xin chào chị Thu Hằng, Tổng Đài Pháp Luật đã nhận được câu hỏi của chị và cảm ơn chị đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi! Để chị có thể hiểu hơn về trường hợp mình đang gặp phải các luật sư chúng tôi sẽ đưa ra phân tích như sau:
Căn cứ tại Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền nhận con như sau:
– Cha, mẹ sẽ có quyền nhận con kể cả trong trường hợp con đã chết
– Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con sẽ không cần phải có sự đồng ý của người kia.
Như vậy, trong trường hợp của chị Hằng, khi chồng chị có con ngoài giá thú và chồng chị muốn nhận lại con thì đây hoàn toàn là quyền của chồng chị. Chính vì vậy, chị đương nhiên sẽ không có quyền ngăn cản đứa bé mang họ của chồng chị vì việc con ngoài giá thú mang họ cha hay mang theo họ mẹ sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người chồng và người phụ nữ kia, chị sẽ không có quyền quyết định trong trường hợp này.
Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề ngăn cản chồng làm thủ tục nhận cha con ngoài giá thú. Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào chưa được làm rõ hãy nhấc máy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!
>> Xem thêm: Tranh chấp quyền nuôi con ngoài giá thú xử lý như thế nào?
Thực hiện thủ tục nhận cha con ngoài giá thú có ảnh hưởng đến tình trạng hôn nhân không?
Chị Thu Hương (Hà Nội) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp:
Tôi và chồng tôi ly hôn đến nay đã được hơn mười năm. Nhưng năm 2015, chúng tôi có quay lại và có với nhau một người con chung nhưng tôi và chồng không làm giấy đăng ký kết hôn lại, nên giờ con của chúng tôi đang mang họ tôi. Hiện nay, gia đình của chồng tôi đang muốn làm thủ tục nhận con và đổi họ của cháu thành họ bố. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, nếu tôi đồng ý thì việc này có ảnh hưởng đến tình trạng hôn nhân của tôi không vì tôi không có ý định đăng ký kết hôn lại với người chồng này? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Luật sư giải đáp thủ tục nhận cha con ngoài giá thú có ảnh hưởng đến tình trạng hôn nhân không? Liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Xin chào chị Thu Hương! Cảm ơn chị đã dành sự tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề chị đang gặp phải, chúng tôi đã xem xét và đưa ra phản hồi như sau:
Theo như chị đã cung cấp thông tin, vợ chồng chị đã ly hôn và có con với nhau nhưng lại không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn lại nên con chị được xem là con ngoài giá thú. Lúc này, cháu hoàn toàn có quyền được đăng ký khai sinh cũng như cháu sẽ có quyền được có họ tên của cha trong giấy khai sinh và mang họ của cha sau khi chồng chị làm thủ tục nhận cha con theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014. Khi thực hiện thủ tục nhận cha con ngoài giá thú sẽ không ảnh hưởng đến tình trạng hôn nhân của chị trong trường hợp chị đã ly hôn và chưa đăng ký kết hôn lại, vì về mặt pháp lý thì hai vợ chồng chị không có quan hệ hôn nhân.
Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề ảnh hưởng của thủ tục nhận cha con ngoài giá thú đến tình trạng hôn nhân. Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào chưa được làm rõ, hãy nhấc máy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
Nhận cha con ngoài giá thú có yếu tố nước ngoài thực hiện như thế nào?
Chị Minh Thùy (Phú Thọ) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp.
Tôi là người Việt Nam và bạn trai là người nước ngoài. Hiện tại chúng tôi đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Chúng tôi quen nhau hơn 3 năm và đã có với nhau một cháu bé năm nay hơn 1 tuổi mà chưa đăng ký kết hôn. Vì anh ấy đã lập gia đình bên nước ngoài nên hiện giấy khai sinh của cháu đang thuộc họ của mẹ và phần thông tin người cha được để trống.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi, nay tôi muốn nhận cha cho con và bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con nhưng con tôi vẫn mang họ tôi thì pháp luật quy định như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Luật sư hướng dẫn miễn phí thủ tục nhận cha con ngoài giá thú có yếu tố nước ngoài, liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Xin chào chị Minh Thùy! Cảm ơn chị đã dành sự tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị, các luật sư của chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra phản hồi như sau:
Căn cứ tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài như sau:
– Cơ quan đăng ký hộ tịch Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con mà không có tranh chấp giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên đang định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà có ít nhất một bên đang thường trú tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật về hộ tịch.
– Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam sẽ giải quyết việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài đối với các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 88, Điều 89, Điều 90; khoản 1, khoản 5 Điều 97; khoản 3, khoản 5 Điều 98 và Điều 99 của Luật này; các trường hợp khác có tranh chấp.
Dẫn chiếu đến Điều 44 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
– Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con sẽ nộp tờ khai theo mẫu quy định và các giấy tờ, đồ đạc hoặc chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc là mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trong trường hợp đăng ký để nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc là giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài sẽ phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì công chức làm công tác hộ tịch sẽ xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời sẽ gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Phòng Tư pháp sẽ báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con nếu thấy có đủ các điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
– Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con thì các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch sẽ ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên tiến hành ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ cấp trích lục cho các bên.
Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con được hưởng dẫn bởi Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch gồm một trong các giấy tờ cũng như tài liệu sau đây:
– Văn bản của cơ quan y tế, của cơ quan giám định hoặc là cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con hoặc quan hệ mẹ con.
– Trong trường hợp không có các chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con sẽ lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và phải có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Căn cứ theo quy định trên thì trong hồ sơ yêu cầu nhận cha con của bạn trai chị Thùy thì xét nghiệm ADN là thủ tục bắt buộc để chứng minh quan hệ cha con, nếu bạn trai chị có phương pháp khác để chứng minh được quan hệ cha con thì sẽ không cần xét nghiệm ADN.
Hồ sơ để đăng ký nhận cha con mà chị cùng bạn trai chị cần phải chuẩn bị bao gồm:
– Tờ khai xin nhận con
– Bản sao hộ chiếu hoặc là giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân
– Trích lục khai sinh của người được nhận là con
– Các giấy tờ cũng như tài liệu, chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con.
Trong bộ hồ sơ, hộ chiếu của bạn trai chị phải được dịch và công chứng (hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ).
Sau đó bạn trai chị sẽ nộp hồ sơ xin nhận cha con tại cơ quan đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày công chức làm công tác hộ tịch sẽ xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đồng thời sẽ gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Việc đổi họ cho con thì phải được sự đồng ý của chị, nếu cháu bé đủ 09 tuổi trở lên cần phải hỏi ý kiến cháu bé (căn cứ theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về thủ tục nhận cha con ngoài giá thú có yếu tố nước ngoài. Trong quá trình nhận cho con ngoài giá thú có bất kỳ khó khăn nào, chị hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ các luật sư!
>> Xem thêm: Không đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con theo quy định 2022
Con ngoài giá thú có được ghi tên cha trong giấy khai sinh không?
Chị Thúy Kiều (Hậu Giang) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp.
Tôi và bạn trai quen nhau đến nay đã 10 năm. Vì một số lý do cũng như sự tác động từ bên phía gia đình bạn trai mà chúng tôi chia tay. Sau khi đã cắt đứt quan hệ, tôi phát hiện mình đã mang thai con của bạn trai. Theo như tôi tìm hiểu, nếu chúng tôi không đăng ký kết hôn thì con tôi sinh ra sẽ được xem là con ngoài giá thú. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, con ngoài giá thú có được ghi tên cha trong giấy khai sinh không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>>> Luật sư tư vấn miễn phí về giấy khai sinh của con ngoài giá thú, liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Xin chào chị Thúy Kiều! Tổng Đài Pháp Luật đã nhận được câu hỏi của chị. Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi thắc mắc đến cho chúng tôi! Sau khi phân tích vấn đề chị gặp phải, chúng tôi xin đưa ra phản hồi như sau:
Con ngoài giá thú dù không được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng con vẫn sẽ có quyền được làm giấy khai sinh và nhận cha con để được hưởng những quyền lợi cơ bản của một công dân.
Do con ngoài giá thú không được thừa nhận là con chung của hai vợ chồng nên đứa trẻ được sinh ra sẽ mặc nhiên được hiểu là chưa xác định được cha và để trống phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Thông tư 04/2020/TT-BTP thì con ngoài giá thú chỉ được ghi tên cha trong giấy khai sinh nếu người cha có yêu cầu làm thủ tục nhận cha con vào thời điểm đăng ký khai sinh. Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Quay trở lại với câu hỏi của chị Thúy Kiều: Trong trường hợp của chị, nếu chị muốn có tên cha trong giấy khai sinh của con mình thì bạn trai chị sẽ yêu cầu làm thủ tục nhận cha con vào thời điểm chị đi đăng ký khai sinh cho con. Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào chưa được làm rõ hãy nhấc máy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được luật sư hướng dẫn chi tiết!
>> Xem thêm: Không đăng ký kết hôn con mang họ ai? Hướng dẫn xác định họ cho con
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú kết hợp nhận cha con
Tôi và chồng cũ ly hôn đã được 12 năm. Có một thời gian chúng tôi quay lại nhưng không làm lại thủ tục đăng ký kết hôn. Hiện tôi phát hiện mình đang mang thai. Chồng cũ của tôi muốn nhận cha con khi con tôi sinh ra và thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con. Vậy tôi muốn hỏi, thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú kết hợp nhận cha con thực hiện như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú kết hợp nhận cha con thực hiện như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Xin chào chị Minh Điệp, cảm ơn chị đã dành sự tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Để chị có có thể hiểu hơn về trường hợp mình đang gặp phải các luật sư chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời như sau:
Đối với thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú kết hợp nhận cha con sẽ bao gồm:
– Về thành phần hồ sơ:
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha con, chị và bạn trai chị cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Tờ khai đăng ký khai sinh, tờ khai đăng ký nhận cha con theo mẫu có sẵn
+ Các giấy tờ chứng cứ chứng minh quan hệ cha con bao gồm có:
Văn bản của cơ quan y tế, của cơ quan giám định hoặc là cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con hoặc quan hệ mẹ con.
Nếu bạn trai chị không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha con thì các bên nhận cha con sẽ lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha con và trong đó có ít nhất hai người làm chứng về việc này.
– Về nơi làm thủ tục:
Thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha con sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bạn trai chị hoặc là chị thực hiện đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha con (Căn cứ Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014).
Trường hợp làm giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bạn trai chị hoặc của chị (Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch năm 2014).
– Về trình tự làm thủ tục:
Căn cứ tại Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:
+ Công chức hộ tịch tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ và đối chiếu thông tin trong tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
+ Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ, nếu thấy các thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch sẽ ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch. Đồng thời cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy số định danh cá nhân.
+ Công chức hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ cấp giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
– Về thời gian cấp Giấy khai sinh:
Thông thường, Giấy khai sinh sẽ được cấp ngay trong ngày người đi làm khai sinh yêu cầu. Trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì phải trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo (theo nguyên tắc tại khoản 3 Điều 5 Luật Hộ tịch năm 2014).
Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú kết hợp nhận cha con. Nếu chị còn bất cứ vướng mắc nào khi đăng ký khai sinh, hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết!
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về thủ tục nhận cha con ngoài giá thú. Mọi thông tin chia sẻ đều dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng thông tin này sẽ góp phần cung cấp cho các bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích nhất. Trong trường hợp, bạn còn bất kỳ điều gì vướng mắc chưa được sáng tỏ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi!