Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không và nếu cần thì sẽ phải hòa giải bao nhiêu lần? Làm sao để có thể ly hôn nhanh mà không cần phải hòa giải?
Đây đều là những thắc mắc thường gặp xoay quanh vấn đề ly hôn thuận tình của các cặp vợ chồng muốn ly hôn hiện nay. Vậy làm thế nào để trả lời được những câu hỏi đó?
Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật để có được những thông tin hữu ích nhất xoay quanh vấn đề này nhé!
Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?
>>> Tư vấn luật hôn nhân, liên hệ trực tiếp Luật sư 19006174
Khoản 2 Điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có quy định về việc Nhà nước và xã hội phải có trách nhiệm kịp thời hòa giải những mâu thuẫn trong gia đình, đồng thời bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Đặc biệt, theo Điều 52 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn thì Nhà nước và xã hội cần phải khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở. Điều này cũng là chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013.
Trong đó, theo Khoản 2 Điều 2 Luật Hòa giải tại cơ sở thì cơ sở ở đây được quy định là thôn, làng, bản, buôn, ấp, sóc, phum, khu phố, khối phố, tổ dân phố và cộng đồng dân cư khác hay còn được gọi là thôn, tổ dân phố.
Bên cạnh đó, theo Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở, việc hòa giải ở cơ sở còn cần phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không được bắt buộc, áp đặt các bên trong việc hòa giải ở cơ sở mà cần phải khách quan, công bằng, có lý, có tình, kịp thời, giữ bí mật thông tin đời tư của các bên cũng như đảm bảo bình đẳng giới…Do đó, có thể thấy, việc hòa giải ở cơ sở thực tế không phải là yêu cầu bắt buộc khi hai vợ chồng đều muốn ly hôn với nhau.
Trong trường hợp hòa giải ở cơ sở không thành thì sau khi tiến hành nộp đơn ly hôn và được thụ lý thì Tòa án sẽ thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Về vấn đề này, Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã có quy định đối với việc Tòa án cần phải tiến hành hòa giải để các đương sự được thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, ngoại trừ những vụ án không được hay không thể hòa giải được hoặc được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Đồng thời, Khoản 2 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng đã nêu rõ, khi Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình:
“Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con… về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác”
Qua đây có thể thấy, khi gửi đơn ly hôn đến Tòa án thì dù là ly hôn đơn phương hay thuận tình ly hôn thì cũng đều cần phải tiến hành hòa giải tại Tòa, chỉ ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
Nhìn chung, việc hòa giải khi ly hôn tại thôn hay tổ dân phố có thể không bắt buộc nhưng khi đã gửi đơn đến Tòa án thì Tòa án sẽ phải có trách nhiệm tiến hành hòa giải nếu vụ việc đó không thuộc các trường hợp như không thể hòa giải hoặc không được hòa giải.
Trong quá trình thực hiện hòa giải ly hôn, nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào muốn nhận được sự tư vấn ly hôn hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần?
Theo quy định của pháp luật thì việc tham gia hòa giải ly hôn tại Tòa án là bắt buộc. Về vấn đề này, Khoản 1, Điều 22 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020 đã có quy định về phương thức hòa giải được tiến hành tại Tòa án như sau:
“Hòa giải, đối thoại có thể được tiến hành trong một hoặc nhiều phiên.”
Như vậy, việc hòa giải tiền tố tụng sẽ có thể được tiến hành trong một hoặc nhiều buổi hòa giải. Thế nhưng, thời hạn hòa giải sẽ cần phải tuân thủ đúng theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, cụ thể như sau:
– Thời hạn để thực hiện hòa giải, đối thoại là 20 ngày bắt đầu tính từ ngày Hòa giải viên được chỉ định; đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn này có thể được kéo dài hơn nhưng không được quá 30 ngày;
– Các bên có thể thống nhất với nhau về việc kéo dài thời hạn hòa giải, đối thoại, tuy nhiên không được quá 02 tháng.
Tương tự với việc hòa giải tiền tố tụng, hòa giải trong tố tụng cũng không được quy định cụ thể về số buổi hòa giải. Buổi hoà giải đầu có thể các bên sẽ chưa thỏa thuận được hết các vấn đề, hoặc thỏa thuận nhưng chưa đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và con. Trong trường hợp này, người hòa giải (hòa giải viên, thẩm phán,…) sẽ phải cho hai bên thêm thời gian suy nghĩ cũng như tổ chức buổi hòa giải tiếp theo vào một thời điểm hợp lý khác. Có một số trường hợp các cặp vợ chồng tham gia nhiều phiên hòa giải nhưng vẫn chưa đủ điều kiện ly hôn thuận tình.
Câu hỏi: Chị Hằng (Hà Nội): “Thưa luật sư ly hôn, vợ chồng chúng em đã thống nhất là sẽ ly hôn thuận tình và không có tranh chấp gì về tài sản hay nợ nần. Con tôi mới 30 tháng tuổi nên cũng đã được thỏa thuận là sẽ giao cho tôi nuôi. Thế nhưng Tòa án đã gọi vợ chồng tôi tới để hòa giải đến 3 lần vẫn chưa cho quyết định ly hôn. Luật sư cho tôi hỏi thông thường thuận tình ly hôn sẽ phải hòa giải mấy lần? Tại sao chúng tôi phải ra Tòa để hòa giải nhiều lần thế? Xin cảm ơn luật sư!”
>>> Tư vấn về việc giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi, gọi ngay 19006174
Trả lời:
Theo như bạn trình bày, do con bạn hiện mới được 30 tháng tuổi nên đúng là pháp luật quy định thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho bên mẹ trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng người mẹ đó phải có đủ điều kiện để nuôi con về các phương diện như chỗ ở, thu nhập và việc làm, đạo đức hay thời gian chăm con,…
Về vấn đề thuận tình ly hôn sẽ phải hòa giải mấy lần thì chúng tôi đã trình bày rõ ở phần trên, bạn có thể tham khảo thêm.
Việc Tòa án tổ chức hòa giải nhiều lần chứng tỏ rằng thỏa thuận của vợ chồng bạn vẫn chưa đảm bảo được tối đa các quyền và lợi ích hợp pháp của bạn và con bạn. Do đó hai bạn cũng cần cân nhắc lại các thỏa thuận của mình để vụ việc nhanh chóng được giải quyết, tránh kéo dài làm mất quá nhiều thời gian của đôi bên. Nếu xét thấy trường hợp của bạn vẫn chưa đủ điều kiện ly hôn thì khả năng tòa sẽ chuyển sang giải quyết việc ly hôn.
>>> Xem thêm bài viết: Điều kiện và thủ tục giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Làm sao để ly hôn nhanh mà không cần phải hòa giải?
Theo như phân tích ở các mục trên, trong các vụ việc thuận tình ly hôn, Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải. Đồng thời, trong một số trường hợp ngoại lệ, Tòa án cũng có thể không tiến hành hòa giải khi giải quyết các vụ án dân sự trong những trường hợp như sau:
– Những vụ án dân sự không được hòa giải (Điều 206 BLTTDS): Yêu cầu đòi bồi thường với lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự có vi phạm vào điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;
– Những vụ án dân sự không hòa giải được (Điều 207 BLTTDS):
- Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 02 mà vẫn cố tình vắng mặt;
- Đương sự không thể tham gia được vì có lý do chính đáng;
- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;
- Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Theo đó, trong một vụ án ly hôn đơn phương, một trong hai bên vợ chồng có thể làm đơn đề nghị không hòa giải gửi đến Tòa án nếu muốn ly hôn mà không cần hòa giải. Đối với bị đơn trong yêu cầu ly hôn đơn phương, nếu bị đơn vắng mặt sau 2 lần Tòa án triệu tập hòa giải hợp lệ thì sẽ không hòa giải được.
Nhìn chung, khi ly hôn thuận tình thì việc các bên phải tiến hành hòa giải là điều bắt buộc. Còn đối với các vụ án ly hôn đơn phương, nếu một trong hai bên làm đơn đề nghị không hòa giải hoặc bị đơn vắng mặt trong 2 lần triệu tập hợp lệ thì sẽ không thể tiến hành hòa giải được. Khi đó, vụ án ly hôn đơn phương sẽ không cần hòa giải nữa.
Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không, có cần có mặt vợ chồng không?
Chị Hồng Anh (Hà Nam) có câu hỏi: “Thưa Luật sư, vợ chồng chúng em đã thống nhất với nhau về việc ly hôn. Em cũng đã viết đơn xin ly hôn trình bày rõ về lý do ly hôn cũng như thỏa thuận nuôi con, trợ cấp cho nuôi con và chia tài sản khi ly hôn. Luật sư cho em hỏi thuận tình ly hôn có cần hòa giải không và trong trường hợp em hoặc chồng em không thể đến tòa để hoà giải được thì chúng em có được giải quyết ly hôn không ạ?
Mong luật sư giúp đỡ. Em xin chân thành cảm ơn!”
>>> Tư vấn về thuận tình ly hôn những vắng mặt, gọi ngay 19006174
Trả lời:
Thủ tục hòa giải đã được quy định cụ thể tại Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại
Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
b) Nội dung thoả thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”
Căn cứ vào quy định trên, nếu như một trong hai bên vợ/ chồng vắng mặt tại buổi hòa giải nhưng không có lý do chính đáng hoặc đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vẫn cố tình vắng mặt thì vụ việc hòa giải sẽ không thể tiến hành được. Tuy nhiên, việc ly hôn vẫn sẽ có thể tiến hành như bình thường theo quy định của pháp luật nếu như việc vắng mặt đó của một trong hai bên vợ/chồng thuộc hai trường hợp vắng mặt dẫn đến không thể tiến hành hòa giải được.
Dịch vụ luật sư ly hôn thuận tình nhanh
Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về những vấn đề xoay quanh ly hôn như thuận tình ly hôn có cần hòa giải không; hồ sơ, thủ tục để có thể ly hôn thuận tình và đặc biệt là nắm rõ về việc thuận tình ly hôn sẽ cần phải hòa giải mấy lần.
Trong trường hợp vợ chồng bạn đã xảy ra những mâu thuẫn trầm trọng và cảm thấy không thể tiếp tục chung sống với nhau nữa, do đó muốn rút ngắn thời gian để thực hiện thủ tục hay muốn thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn mà không cần hòa giải;… thì có thể sử dụng dịch vụ Luật sư ly hôn thuận tình nhanh của Tổng đài pháp luật. Với dịch vụ này, vợ chồng bạn sẽ không cần phải tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí cho việc đi lại nhiều lần mà chỉ cần lên Tòa một buổi là vấn đề đã được giải quyết.
Tổng đài pháp luật tự hào có đội ngũ luật sư đông đảo với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ly hôn sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn nhanh mọi lúc, mọi nơi. Nếu bạn cần được tư vấn thêm về hồ sơ, thủ tục ly hôn hay có vướng mắc pháp lý nào cần được tư vấn thì có thể liên hệ với luật sư của chúng tôi theo các phương thức sau:
– Tư vấn pháp luật qua tổng đài 19006174
– Tư vấn trực tiếp qua email, tin nhắn, văn bản
– Tư vấn và hỗ trợ các vấn đề pháp lý trực tiếp
– Đại diện ngoài tố tụng, thực hiện thủ tục hành chính
– Tham gia tố tụng trong các vụ án, vụ việc
- Văn Phòng: Tầng 6 An Phát Building B14/D21 Khu Đô Thị Mới Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
- Điện Thoại: 19006174
- Email: [email protected]
- Website: https://tongdaiphapluat.vn/
Trên đây là toàn bộ lời giải đáp về những thắc mắc xoay quanh các vấn đề như thuận tình ly hôn có cần hòa giải không và làm sao để ly hôn nhanh mà không cần phải hòa giải,… Hy vọng rằng bạn đã có được những kiến thức thật hữu ích cho mình thông qua bài viết này! Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline 19006174 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất!
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174