Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt xảy ra do nhiều nguyên nhân. Có thể do điều kiện cá nhân khách quan, cũng có thể do một bên không hợp tác, một trong hai bên thay đổi quyết định, họ cố kéo dài thời gian hoặc bỏ ngang sự việc không hợp tác giải quyết đến cùng.
Điều này gây rất nhiều khó khăn cho bên còn lại và ảnh hưởng rất lớn tới những kế hoạch trong tương lai. Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề này được triệt để và nhanh chóng.
Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật về ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt vợ/chồng để tìm cách giải quyết phù hợp cho mình nhé.
1. Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt vợ/chồng được giải quyết như thế nào?
Câu hỏi của chị Thắm (Lào Cai):
Em và chồng lấy nhau từ 2013, hôn nhân không có hạnh phúc. e và anh ấy đều muốn kết thúc hôn nhân để đến với người mới. E làm đơn và a ấy đã ký nhưng T11/2021 a ấy đã đi làm ăn xa, không thể về dự phiên tòa sắp tới. Vậy trường hợp của em có được tòa giải quyết cho không?
>>> Tư vấn ly hôn tranh chấp tài sản và quyền nuôi con. Gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn:
Trước hết chúng tôi xin được giải thích qua một chút về trường hợp ly hôn của chị Thắm. Qua thông tin mà chị cung cấp có thể nhận thấy chị và chồng đang tiến hành ly hôn thuận tình mà có sự vắng mặt của một bên. Dựa vào Luật hôn nhân gia đình 2014, có quy định:
“Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Và nếu một trong hai bên có lý do chính đáng không thể tham gia hoà giải thì Toà án vẫn sẽ tiến hành xét xử ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt chồng theo quy định chung của pháp luật. Cụ thể:
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP: “Lý do chính đáng là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác (như: do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải điều trị tại bệnh viện,…) làm cho người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định.”
Như vậy nếu hai anh chị thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt thì Toà án vẫn sẽ tiếp tục tiến hành các thủ tục giải quyết bình thường nếu chồng chị có lý do chính đáng để vắng mặt. Với trường hợp của chị thì chồng đi làm ăn xa nên không thể về, lý do này chưa phải là một lý do đủ thuyết phục Toà án xét xử vắng mặt. Và cũng theo Luật tố tụng dân sự 2015:
“Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.”
Như vậy có thể thấy, để việc ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt chồng được Toà án giải quyết như luật định, chúng tôi khuyên chị Thắm nên liên hệ với chồng chị, yêu cầu anh ấy làm một tờ đơn xin vắng mặt. Cụ thể về thủ tục làm đơn như thế nào, chị hãy đặt lịch hẹn để liên hệ sớm với các luật sư của chúng tôi nhé.
Nếu trong quá trình giải quyết các thủ tục, bạn có bất kỳ thắc mắc nào muốn nhận được sự tư vấn ly hôn, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp và tư vấn nhanh chóng.
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Ly hôn thuận tình không cần ra tòa, xử vắng mặt được không?
Câu hỏi của anh Vinh (Sóc Trăng):
E 37 tuổi, lấy vợ từ tháng 8/2017. Do chân em có tật, không được lành lặn như người thường nên e lấy vợ muộn. Thêm nữa là hôn nhân sắp đặt nên e và vợ không có nhiều tình cảm với nhau. Đầu 2021 e phát hiện cô ấy ngoại tình nhưng e chỉ nhắc nhở và nói chuyện nhỏ nhẹ với cô ấy. Nhưng đến giờ, cô ấy muốn ly hôn với em để đến với người mới. E không muốn cản trở hạnh phúc của cô ấy nữa nên đồng ý ly hôn. Cô ấy đã làm đơn, e cũng đã ký nhưng cô ấy lại nộp đơn ở quê ngoại xa quá e ko đi lại đc. Vậy em có thể tiến hành thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt được không thưa luật sư?
>>> Luật sư tư vấn làm thủ tục ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt, gọi ngay 19006174
Luật sư tư vấn:
Trường hợp của anh Vinh qua những thông tin anh đã cung cấp, có thể nhận thấy anh và vợ đang tiến hành các thủ tục ly hôn thuận tình. Nhưng do điều kiện của bản thân không thể trực tiếp tham gia phiên Toà xét xử ly hôn nên anh băn khoăn không biết mình có thể vắng mặt không.
Trước hết nếu mức độ thương tật ở chân bạn là chưa đủ thuyết phục để Toà án giải quyết cho ly hôn vắng mặt, căn cứ vào Luật tố tụng dân sự 2015 có quy định:
“Điều 228. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa
Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.”
Và cũng tại Khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP:
“Lý do chính đáng là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác (như: do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải điều trị tại bệnh viện,…) làm cho người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định.”
Điều này có nghĩa là bạn sẽ được Toà án giải quyết cho thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt vợ nếu bạn có đơn xin được vắng mặt hoặc có người đại diện tham gia phiên xét xử. Bạn có thể làm đơn đề nghị và nêu rõ lý do chính đáng của bản thân, Toà án sẽ căn cứ vào đó để tiến hành hoàn tất các thủ tục ly hôn. Để biết được mẫu đơn xin ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt viết như thế nào để được Toà án chấp thuận, bạn có thể liên hệ với Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình của chúng tôi để được hỗ trợ thêm nhé.
Quy định về xét xử thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt thế nào?
Anh Tuấn (Nam Định) có câu hỏi:
Em và vợ đồng ý ly hôn và làm đơn từ T5/2021. Lý do ly hôn là do cô ấy ngoại tình, lúc đầu cô ấy nhất quyết không chịu ly hôn, nhưng em đã thương lượng, nếu ly hôn em sẽ chu cấp cho con và cô ấy mỗi tháng 10 triệu. Chính cô ấy là người làm đơn và nộp. Nhưng đến giờ đã sắp đến phiên toà thứ 2 mà cô ấy không hợp tác giải quyết. Toà án đã triệu tập lần 1 mà cô ấy không lên. Vậy việc ly hôn của em sẽ được giải quyết thế nào ạ?
>>> Liên hệ luật sư tư vấn khi một bên không chịu hợp tác ly hôn. Gọi ngay 19006174
Luật sư tư vấn:
Đối với những vụ án thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt như thế này thường sẽ gây ảnh hưởng tới bên còn lại và tốn rất nhiều thời gian giải quyết. Toà án đã triệu tập 2 lần nhưng vợ bạn vẫn không có mặt để giải quyết, căn cứ bộ Luật tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:
“Điều 367. Những người tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự
2. Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án.
Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ. Trường hợp người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự; trong trường hợp này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định vẫn được bảo đảm.”
Trong trường hợp của bạn nếu vợ là người làm đơn, nộp đơn mà lại vắng mặt tại phiên xét xử của Toà, cụ thể là ở phiên toà thứ nhất cô ấy không có mặt mà sắp đến phiên toà thứ hai. Có thể thấy rằng cô ấy không làm đơn xin vắng mặt, căn cứ vào đó Toà án sẽ hoãn phiên xét xử lần một. Nhưng nếu đến lần thứ hai mà cô ấy vẫn vắng mặt hoặc không có người đại diện hợp pháp thì Toà án sẽ coi đó là hành vi từ bỏ quyền yêu cầu thuận tình ly hôn.
Để có thể giải quyết vấn đề này, bạn có thể đề nghị với vợ làm đơn ly hôn vắng mặt để Toà án tiếp tục xử ly như một vụ án thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt. Tuy nhiên khả năng cô ấy hợp tác là không cao, và nếu như vậy bạn có thể yêu cầu giải quyết giải quyết vụ việc thành đơn phương ly hôn.
Cụ thể thủ tục ly hôn đơn phương như thế nào, bạn hãy liên hệ với tới luật sư tư vấn miễn phí qua hotline 1900.6174. Các luật sư sẽ hỗ trợ giải đáp chi tiết nhất và đưa ra phương án giải quyết có lợi nhất cho bạn.
Thủ tục làm thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt thế nào?
Chị Lý (Thái Nguyên) có câu hỏi:
Em lấy chồng từ 2003, có hai con một trai một gái, năm 2018 chồng em đi làm ăn xa và từ đó qua lại với một cô trên công ty. Anh ta và cô kia đầu 2021 có sinh một bé trai. Anh ta có ý muốn ly hôn với em, em đồng ý với điều kiện ngôi nhà chung phải để lại cho ba mẹ con em. Anh ta nói ly hôn em tự làm hết, anh ta không về giải quyết. Vậy thủ tục ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt chồng thì làm như thế nào. Luật sư tư vấn cho em với.
>>> Luật sư làm thủ tục ly hôn thuận tình vắng mặt, gọi ngay tới 19006174
Luật sư tư vấn:
Ly hôn thuận tình được Toà án xét xử là vắng mặt khi chồng bạn có lý do chính đáng để xin vắng hoặc phải có người đại diện hợp pháp tham gia phiên Toà xét xử. Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP:
“Lý do chính đáng là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác (như: do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải điều trị tại bệnh viện,…) làm cho người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định.”
Nếu chồng bạn không có lý do chính đáng thì bạn có thể đề nghị anh ấy làm đơn xin được vắng mặt trong phiên toà. Cụ thể về thủ tục mà bạn cần chuẩn bị để thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt chồng bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin ly hôn thuận tình
- CCCD/CMND của hai vợ chồng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực
- Bản sao Sổ hộ khẩu/ Hộ chiếu bản sao có chứng thực của hai vợ chồng
- Bản chính giấy đăng ký kết hôn hoặc bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan có thẩm quyền nếu bị mất bản chính
- Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con)
- Bản sao các chứng từ, tài liệu về tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản)
- Đơn xin ly hôn vắng mặt của người không thể tham gia phiên toà
Bạn cần chú ý chuẩn bị đầy đủ và điền chính xác các thông tin. Nếu có sự thiếu sót nào đó quá trình giải quyết ly hôn sẽ bị gián đoạn hoặc bạn thậm chí có thể bị mất đi phần quyền lợi chính đáng của mình. Nếu không tự tin có thể hoàn thành được các thủ tục pháp lý này, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ thêm.
Thủ tục thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt để không mất thời gian đi lại?
Anh Huynh (Hà Nội) có câu hỏi:
Em và vợ đang tiến hành ly hôn, em đã nộp đơn lên Toà án giải quyết rồi. Vì vợ em đã chuyển vào miền Nam để làm việc nên Toà giải quyết cho thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt vợ. Do công việc của em bận rộn, không có nhiều thời gian để đi lại giải quyết nhiều lần nên em muốn hỏi luật sư tư vấn có cách nào để làm ly hôn mà không mất thời gian đi lại không, và nếu có thì tiến hành như thế nào? Em xin cảm ơn.
>>> Luật sư tư vấn ly hôn nhanh chóng, không mất nhiều thời gian đi lại. Gọi ngay 19006174
Luật sư tư vấn:
Thời gian giải quyết ly hôn được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
“Điều 212. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.”
Như vậy thời gian giải quyết thuận tình ly hôn nhanh nhất sẽ là 7 ngày, nếu không có bất kỳ phát sinh hay sự thay đổi nào từ phía bạn bạn thì quá trình này sẽ diễn ra đúng như dự kiến. Chính vì vậy trước hết để thủ tục ly hôn diễn ra nhanh chóng, không mất thời gian thì bạn và vợ nên thỏa thuận chắc chắn về quyền nuôi con, phân chia tài sản để khi Toà án giải quyết sẽ đỡ tốn thời gian hơn.
Dưới đây là quy trình các bước tiến hành thủ tục ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt vợ/chồng hiện nay:
- Bước 1: Bạn hoàn tất và nộp hồ sơ yêu cầu thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt vợ tại TAND cấp Quận/huyện nơi cư trú của một trong hai bên
- Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ thông báo mức án phí, Toà án sẽ tiến hành giải quyết vụ việc trong thời gian từ 7-15 ngày tuỳ vào mức độ phức tạp của vụ án
- Bước 3: Nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm cho Tòa án. Mức án phí sẽ là 300.000đ/vụ án và các khoản phí khác nếu phát sinh
- Bước 4: Tòa án triệu tập giải quyết và tiến hành thủ tục theo đúng quy định pháp luật về Quyết định công nhận ly hôn của hai bên.
Bạn cần nắm được mốc thời gian cụ thể của các công việc trên để chủ động sắp xếp công việc và hoàn tất thủ tục sao cho đầy đủ và hợp lệ. Việc này sẽ giúp Toà án giải quyết nhanh hơn và bạn cũng sẽ không mất nhiều thời gian đi lại. Nếu bạn có việc bận, hãy xin hoãn thời hạn xét xử chứ không nên bỏ ngang, như vậy sẽ khiến các thủ tục phức tạp và bạn sẽ bị triệu tập nhiều lần hơn để giải quyết. Nếu có nhu cầu, bạn có thể liên hệ nhanh tới hotline của Tổng đài pháp luật để tìm hiểu thêm về dịch vụ luật sư đại diện ly hôn của chúng tôi.
Điều kiện, thẩm quyền giải quyết thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt
Anh Hạnh (Hà Nam) có câu hỏi:
Tôi và vợ đã ly thân được hơn 2 năm từ 2019. Sau đó thì vợ tôi chuyển về quê ngoại Hà Tình sống. Tôi vẫn ở Hà Nam. Giờ tôi muốn đi bước nữa nên phải làm thủ tục ly hôn. Tôi đã thông báo với vợ cũ và cô ấy đồng ý ly hôn. Nhưng cô ấy không ra ngoài này để giải quyết được. Nên tôi muốn hỏi có thể ly hôn khi vắng mặt vợ được không? Điều kiện để được ly hôn là gì và cơ quan nào giải quyết. Tôi xin cảm ơn luật sư.
>>> Liên hệ tư vấn tranh chấp quyền nuôi con và chia tài sản. Gọi ngay 19006174
Luật sư tư vấn:
Đầu tiên về điều kiện để có thể tiến hành thuận tình ly hôn, theo Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Qua đó, có thể thấy để được công nhận là thuận tình ly hôn thì cần có sự đồng ý, tự nguyện của hai phía và vấn đề quyền nuôi con, chia tài sản đã được thỏa thuận từ trước nhưng không bắt buộc. Thông tin của bạn cho thấy hai vợ chồng bạn đều đồng ý ly hôn với nhau, như vậy là đủ điều kiện để được Toà án giải quyết ly hôn. Và nếu vợ bạn không thể tham gia phiên toà thì bạn có thể đề nghị cô ấy làm đơn xin vắng mặt để Toà án công nhận là thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt vợ.
Tiếp theo là về thẩm quyền giải quyết, căn cứ Khoản 2 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định những yêu cầu về công nhận thuận tình ly hôn, thoả thuận ly hôn và phân chia tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Cụ thể việc ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt này, bạn có thể yêu cầu Toà án nhân dân cấp Quận/huyện tại nơi cư trú của mình giải quyết sao cho thuận tiện.
Dịch vụ luật sư tư vấn thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt tại Tổng đài pháp luật
Những vụ việc ly hôn hiện nay thường phát sinh nhiều vấn đề hơn, những quan hệ ngoài luồng, tranh chấp quyền nuôi con, phân chia tài sản,… rất phức tạp và phải tốn nhiều thời gian giải quyết hơn. Có rất nhiều trường hợp khi tìm đến Tổng đài pháp luật khi sự việc đã vượt tầm kiểm soát, việc giải quyết rất khó khăn và tốn nhiều công sức.
Vì vậy nếu bạn đang gặp khó khăn về ly hôn thuận tình và cần được hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới các luật sư của chúng tôi theo hotline 19006174 hoặc đặt câu hỏi kèm thông tin chi tiết gửi về tổng đài, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Hiện nay, Tổng đài pháp luật đang hỗ trợ cung cấp các dịch vụ tư vấn luật Hôn nhân và gia đình cụ thể như sau:
- Tư vấn làm thủ tục giải quyết ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt
- Luật sư tư vấn quyền nuôi con, tranh chấp tài sản
- Tư vấn các vấn đề pháp lý sau ly hôn
- Luật sư đại diện, luật sư tranh tụng ly hôn
- Các dịch vụ liên quan khác theo nhu cầu của khách hàng,…
Như vậy trên đây, Tổng đài pháp luật đã hỗ trợ giải đáp những băn khoăn của bạn đọc về thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt vợ/chồng. Nếu bạn có nhu cầu cần hỗ trợ hay muốn thuê luật sư đại diện, luật sư tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi để nhận sự hỗ trợ sớm nhé.
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174