Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là như thế nào?

Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ xuất hiện hầu hết trong các giao dịch hàng ngày, nó giúp cân bằng giữa ngân sách nhà nước và đóng vai trò lớn trong việc xây dựng – phát triển đất nước. Loại thuế này là thuế gián thu, nó được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng.

Tuy nhiên, còn một số lượng lớn người dân vẫn chưa hiểu rõ về thuế giá trị gia tăng và cách tính đúng của thuế GTGT. Vì vậy, ngay bài viết dưới đây liên quan đến vấn đề Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi xin lý giải cụ thể về một trong hai cách tính thuế GTGT. Trong quá trình tìm hiểu nếu có bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ 1900.6174 để được tư vấn chi tiết!

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thuế GTGT và các vấn đề có liên quan, gọi ngay 1900.6174

Khấu trừ là gì?

 

* Thuế GTGT là gì

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế GTGT 2008 (sửa đổi bổ sung 2016), thuế GTGT là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hoá, nhận dịch vụ. Trên thế giới, thuật ngữ “hoàn thuế” được quan niệm và giải thích không hoàn toàn thống nhất ở các nước. Ở nước ta, hiện nay, trong quy định của pháp luật Việt Nam về thuế, nhà làm luật không đưa ra bất cứ định nghĩa nào về thuật ngữ “hoàn thuế” mà chỉ quy định về các trường hợp hoàn thuế nói chung theo Luật Quản lý thuế cũng như luật thuế chuyên ngành.

Theo từ điển Tiếng Việt thì “hoàn” là “trả lại…” còn “thuế” là “tiền hay hiện vật… buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định”, do vậy “hoàn thuế” được hiểu là “trả lại khoản tiền thuế đã nộp cho Nhà nước theo quy định”.

tinh-thue-gtgt-theo-phuong-phap-khau-tru

Có thể xem xét khái niệm hoàn thuế GTGT dưới các góc độ khác nhau, cụ thể:

  • Dưới góc độ nghiệp vụ thuế thì Hoàn thuế GTGT chỉ đơn thuần là một biện pháp kỹ thuật trong công tác hành thu thuế.
  • Dưới góc độ kinh tế- tài chính, hoàn thuế GTGT là việc Nhà nước trả lại số thuế GTGT mà đối tượng nộp thuế đã nộp cho NSNN trong một số trường hợp nhất định đúng bằng với số thuế doanh nghiệp đã nộp trước đó khi DN thỏa mãn các điều kiện luật định;
  • Dưới góc độ pháp lý, hoàn thuế GTGT là quyền của đối tượng nộp thuế được NN trả lại một khoản tiền thuế nhất định khi có đơn yêu cầu của DN và DN chứng minh thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định; đồng thời hoàn thuế GTGT còn là một chế định pháp luật mà nội dung là tập hợp các quy phạm pháp luật quy định về các trường hợp được hoàn thuế, đối tượng được hoàn thuế, điều kiện hoàn thuế, thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế và trình tự, thủ tục hoàn thuế….

Đây là những quan điểm về hoàn thuế GTGT nhìn nhận ở góc độ khác nhau trong quá trình nghiên cứu. Tựu trung lại, dựa trên những khái niệm, quan điểm về hoàn thuế GTGT, có thể hiểu khái niệm hoàn thuế GTGT như sau: “Hoàn thuế GTGT là một hành vi pháp lý của Nhà nước, theo đó Nhà nước (thông qua các cơ quan quản lý thuế) ra quyết định trả lại cho người được hoàn thuế GTGT số tiền thuế mà họ đã nộp thừa hoặc số tiền thuế mà NN đã thu nhưng không có căn cứ pháp luật. Việc hoàn thuế GTGT được thực hiện theo yêu cầu của các chủ thể khi họ đáp ứng đủ các điều kiện hoàn thuế GTGT theo quy định của pháp luật”.

* Khái niệm Khấu trừ

Khấu trừ là khoản bị bớt lại từng phần tiền nợ hoặc trừ lại những phần phải thực hiện nghĩa vụ trong số tiền được hưởng. Ví dụ: nếu việc khấu trừ được áp dụng trong tính thuế thu nhập cá nhân thì khấu trừ là khoản mà cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trả thu nhập tính trừ đi số thuế phải nộp vào thu nhập cá nhân của người nộp thuế trước khi trả lương cho người lao động. 

Đối với khấu trừ trong tiền lương của người lao động, đây là việc người sử dụng lao động bớt đi một phần tiền lương xác định của người lao động để bù vào khoản tiền đã chi hoặc đã bị thiệt hại trước đó mà người lao động gây ra cho doanh nghiệp, tổ chức. 

Ví dụ: Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng, tự động xin nghỉ việc thì các công ty sử dụng hình thức khấu trừ để coi đây là hình thức mà người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và khoảng thời gian nghỉ việc mà không có sự nhất trí từ người sử dụng lao động. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về khấu từ là gì?gọi ngay 1900.6174

Đối tượng áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

 

* Đối tượng chịu thuế GTGT:

Căn cứ theo quy định tại Điều 2, Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT, những đối tượng chịu thuế GTGT là bao gồm tất cả các hàng hóa dịch vụ được tiêu dùng, mua bán tại Việt Nam trừ một số đối tượng không phải chịu thuế GTGT. 

* Đối tượng không phải chịu thuế GTGT:

Căn cứ tại Điều 4, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, danh mục 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ đã được quy định không chịu thuế GTGT. Cụ thể như sau: 

  • Sản phẩm là hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nông nghiệp.

Ví dụ:

  • Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chưa qua chế biến (gạo, thịt,..);
  • Dịch vụ tưới, tiêu, cày, bừa,….;
  • Các giống vật nuôi, cây trồng, phân bón;
  • Máy móc, thiết bị chuyên dùng để sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối; 
  • Hàng hóa, dịch vụ không phải chịu thuế theo cam kết quốc tế.

tinh-thue-gtgt-theo-phuong-phap-khau-tru

Ví dụ: các hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có mục đích nhân đạo, viện trợ, mang tính hỗ trợ, không hoàn lại (khẩu trang, vacxin,….)

  • Nhóm hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho xã hội.

Ví dụ: các loại bảo hiểm sức khỏe, tài sản; dịch vụ y tế, giáo dục, tang lễ hoặc chiếu sáng công cộng,….

  • Nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ví dụ: dịch vụ tín dụng, cho thuê tài chính; hoạt động chuyển nhượng vốn; kinh doanh chứng khoán; hoàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua VN; hàng tạm nhập, xuất khẩu;….

  • Nhóm hàng hóa dịch vụ do Nhà nước chi tiền

Ví dụ: vũ khí phục vụ an ninh quốc phòng, phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng ngân sách nhà nước,….

  • Một số nhóm hàng hóa, dịch vụ không phải chịu thuế vì hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm chỉ từ 100 triệu trở xuống,….

Trên đây là những đối tượng phải chịu thuế GTGT và những đối tượng không cần phải nộp thuế GTGT. 

* Những đối tượng được áp dụng tính GTGT theo phương pháp khấu trừ: 

  • Được áp dụng đối với những cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn và chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, luật thuế, hóa đơn, chứng từ;
  • Doanh nghiệp, tổ chức phải có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên.

* Lưu ý: Với những trường hợp cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng nhưng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định và có đăng ký tự nguyện muốn áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì vẫn được áp dụng theo phương pháp này.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về đối tượng áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, gọi ngay 1900.6174

Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

 

Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ như sau: 

Số thuế GTGT =

 Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 

Trong đó: 

– Số thuế GTGT đầu ra là tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. 

( Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó). 

tinh-thue-gtgt-theo-phuong-phap-khau-tru

→ Số thuế GTGT đầu ra = Giá thanh toán – Giá chưa tính thuế. 

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ. 

Ví dụ:

Trong kỳ tính thuế quý 4/2021, công ty Kế toán Anh Hùng có tổng số thuế GTGT đầu ra ghi trên hóa đơn bán ra là: 12.000.000đ và tổng số thuế GTGT đầu vào ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ là: 6.000.000đ.

➞ Như vậy, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ quý 4/2021 = 12.000.000đ – 6.000.000đ = 6.000.000đ.

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, gọi ngay 1900.6174

Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào

 

– Được khấu trừ toàn bộ trong trường hợp: 

  • Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT;
  • Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhưng không kê khai, tính nộp thuế GTGT;
  • Thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

– Trừ những trường hợp ngoại lệ sau thì được khấu trừ toàn bộ: 

  • Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà được các cơ sở kinh doanh mua vào để phục vụ việc sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài hay tổ chức quốc tế với mục đích viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại;
  • Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngay những ngày sản xuất đầu tiên.

tinh-thue-gtgt-theo-phuong-phap-khau-tru

– Những trường hợp được khấu trừ gồm: 

  • Số thuế GTGT đã nộp tuân theo quy định của Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan;
  • Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả những loại hàng hóa mua ngoài hoặc do doanh nghiệp tự sản xuất ra) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT;
  •  Thuế GTGT đối với những khoản tiền thuê nhà ở cho công nhân, những người làm việc trong các khu công nghiệp do cơ sở kinh doanh thuê cho và thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế và giá cho thuê nhà ở công nhân khu công nghiệp;
  • Thuế GTGT phát sinh khi các cơ sở kinh doanh thực hiện xây dựng, mua nhà ở ngoài khu công nghiệp với mục đích phục vụ cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, tuy nhiên cần tuân thủ quy định của pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế nhà ở công nhân khu công nghiệp.

Trường hợp không được khấu trừ: 

  • Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho sản xuất, kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT;
  • Thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà cơ sở kinh doanh phải trả cho các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam công tác, giữ các chức vụ quản lý tại Việt Nam và được hưởng lương tại Việt Nam theo hợp đồng lao động ký với cơ sở kinh doanh tại Việt Nam. 

Trên đây là những nguyên tắc chung trong khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Ngoài ra, ta có thể phân chia nhỏ chúng ra thành các nguyên tắc cụ thể hơn bao gồm: nguyên tắc khấu trừ đối với một số trường hợp thường gặp, nguyên tắc khấu trừ đối với một số đối tượng hàng hóa, dịch vụ đầu vào và nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đối với đối tượng cơ sở kinh doanh đặc thù. 

>>>Luật sư tư vấn miễn phí về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào, gọi ngay 1900.6174

Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất. 

 

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp