Tội không tố giác tội phạm là một trong những tội thuộc sự điều chỉnh của pháp luật hình sự Việt Nam. Có thể do những cản trở hay những yếu tố khách quan nào đó dẫn đến việc nhân dân không thực hiện nghĩa vụ này. Để nhân dân đoàn kết 1 lòng thì Đảng và Nhà nước cần phải có những biện pháp nhằm ngăn chặn vấn đề này. Trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ làm rõ vấn đề này.
>>Tội không tố giác tội phạm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Gọi ngay 1900.6174
Quy định của pháp luật về tội không tố giác tội phạm
Tội không tố giác tội phạm là gì?
>> Tư vấn một số hành vi không tố giác tội phạm, liên hệ tới hotline 1900.6174
Theo quy định tại khoản 1 Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về khái niệm tội không tố giác tội phạm như sau:
Tội không tố giác tội phạm là hành vi người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 điều 14 của bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 mà đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác.
Nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
Trường hợp người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc đã hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt: theo khoản 2 Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015:
Theo đó, không tố giác tội phạm, được hiểu là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền về một trong các tội phạm được Bộ luật Hình sự 2015 quy định (tại Điều 390) mà mình biết rõ là đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện.
Hiện nay, tình trạng tội phạm đang ngày 1 tăng và hậu quả ngày một nghiêm trọng. Để đấu tranh phòng chống tội phạm ngoài nhiệm vụ của nhà nước thì nó còn là nhiệm vụ của toàn dân. Một cá nhân là một mắt xích của xã hội. Việc tố giác tội phạm cũng là một nhiệm vụ của nhân dân. Bằng hành động đó sẽ giúp cho các cơ quan điều tra nắm bắt và xử lý được tình hình một cách nhanh hơn và chủ động hơn.
Nhưng hiện nay vẫn còn tình trạng không tố giác tội phạm. Tuy hành vi này không gây hậu quả nghiêm trọng nhiều cho xã hội nhưng nó vi phạm về trách nhiệm của nhân dân. Vì thế cũng có những quy định về hình phạt nhằm làm mất đi hay hạn chế tội không tố giác tội phạm. Hình phạt đó được quy định ở Điều 390 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Nếu bạn còn có những thắc mắc về tội không tố giác tội phạm, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn luật hình sự miễn phí.
Các yếu tố cấu thành tội phạm?
Các yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm gồm:
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
+ Có hành vi (không hành động) không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về việc một tội phạm nào đó đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã được thực hiện xong mà mình biết rõ, mình chứng kiến.
+ Tội phạm đang chuẩn bị: Là trường hợp mà người phạm tội đang tiến hành tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định.
+ Tội phạm đang thực hiện: Là trường hợp mà người phạm tội đang thực hiện các hành vi phạm tội của mình mà chưa hoàn thành tội phạm đó (tức tội phạm đã hoàn thành mà hậu quả có thể chưa xảy ra).
+ Tội phạm đã được thực hiện là trường hợp mà người phạm tội đã thực hiện xong những hành vi cấu thành của một tội phạm cụ thể nào đó.
Lưu ý: Tội phạm mà người phạm tội đã biết rõ là đang chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện xong phải là một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội không tổ giác tội phạm. Những tội phạm khác dù biết rõ đã chuẩn bị, đã hoặc đang thực hiện mà không tố giác thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tộ không tố giác tội phạm.
Khách thể:
Hành vi của tội không tố giác tội phạm xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Người phạm tội biết là hành vi của mình là trái với quy định của pháp luật, pháp luật cấm mà người phạm tội vẫn làm vẫn mong muốn cho hậu quả xảy ra.
Chủ thể
Chủ thể của tội không tố giác là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Với lỗi này thì người từ đủ 16 tuổi trở lên khi thực hiện hành vi thì có năng lực hành vi và năng lực pháp luật.
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định những đối tượng sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Tuy nhiên họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu người phạm tội đã phạm vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng như nêu ở trên.
Lưu ý:
Người không tố giác tội phạm nhưng đã có hành vi can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm gây ra thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi không tố giác tội phạm
Anh Triều (Nghệ An) có câu hỏi:
Tôi là Triều hiện tại đang làm ăn và sinh sống tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Một lần tình cờ khi tôi đi làm về, tôi có ghé vào quán ăn ven đường để ăn uống. Lúc tôi vào trong quán chỉ có 3 người là tôi và 2 vợ chồng chủ quán. Sau đó khoảng 10 phút thì có 1 nhóm khoảng 4 người cũng vào ăn. Sau khi ăn xong, 4 người đó không trả tiền. Chủ quán đến đòi tiền thì 1 trong 4 anh đó cầm con dao đã cất sẵn trong người ra và đe dọa chủ quán đưa hết tiền cho bọn chúng.
Vì lo sợ nhóm người đó sẽ đe dọa tính mạng của mình nên chủ quán đã chấp nhận đưa ra số tiền 20 triệu đồng và 4 người đó bỏ đi. Tôi chứng kiến toàn bộ vụ việc và biết 4 người đó ở khá gần nhà tôi. Khi tôi đứng dậy đi về, 4 anh đó đe dọa và bảo tôi nếu nói ra thì sẽ biết được hậu quả. Do lo sợ nên tôi đã im lặng và không nói gì. Ngày hôm sau, tôi đi qua cửa hàng đấy thì thấy đóng cửa. Theo thông tin tôi được biết thì cửa hàng đó đã chuyển đi vì quá lo sợ.
Vậy, luật sư cho tôi hỏi tôi có vi phạm tội không tố giác tội phạm không? Trường hợp của tôi có chịu trách nhiệm hình sự không? Tôi xin cảm ơn.
>> Các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi không tố giác tội phạm, gọi ngay 1900.6174
Câu trả lời của luật sư:
Thưa anh Triều, Sau khi đọc qua vấn đề của anh cùng với những kiến thức và tài liệu chúng tôi đã thu thập được thì luật sư xin giải quyết vấn đề cho anh chị như sau:
Thứ nhất, phân tích tội phạm của 4 người kia
Mặt khác quan
Hành vi những thanh niên kia đã đe dọa sử dụng vũ lực đó là dùng dao đe dọa chủ quán làm cho chủ quán kia lâm vào tình trạng không chống cự được nhằm cướp tài sản của chủ quán.
Về mặt chủ quan
Lỗi của nhóm thanh niên này là lỗi cố ý trực tiếp. Biết được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện đến cùng. Mong muốn cho hành vi của mình xảy ra 1 cách trọn vẹn.
Chủ thể
Các thanh niên nêu trên là những người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Khách thể
Các thanh niên đó đã xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản.
Như vậy từ những phân tích trên cho ta thấy những thanh niên kia đã phạm tội cướp tài sản quy định tại khoản 1 điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 và căn cứ vào khoản 1 Điều 390 bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“Tội không tố giác tội phạm là hành vi người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 điều 14 của bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 mà đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.”
Trong trường hợp này, anh Triều đã không tố giác tội phạm. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật khi gặp tình huống như vậy bắt buộc anh phải tố giác khi anh phát hiện. Với hành vi không tố giác của mình anh Triều có thể bị xử phạt, nhẹ nhất là hình phạt cảnh cáo nặng nhất là phạt tù có thời hạn đến 03 năm.
Hành vi này gây khó khăn cho quá trình điều tra phòng chống tội phạm của cơ quan điều tra. Vì thế, mọi người dân hãy là 1 chiến sĩ cùng đứng lên đấu tranh phòng chống tội phạm, tránh tình trạng biết không báo, không biết lại trình báo.
Phân biệt tội không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm
>> Sự khác nhau giữa không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ vào 2 Điều 18 và điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm được hiểu như sau:
Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm: có 6 điểm khác biệt chính đó là:
Về định nghĩa của tội phạm
Che giấu tội phạm là việc người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện thì đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm ấy hoặc có hành vi khác gây cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp được bộ luật Hình sự quy định. ( khoản 1 điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)
Còn không tố giác tội phạm là việc biết rõ được tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác hành vi phạm tội ấy. Hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm quy định tại điều 390 của bộ luật này. ( khoản 1 điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.)
Về ý thức của người phạm tội
Người che giấu tội phạm không biết trước hành vi phạm tội và không hứa hẹn gì trước với người phạm tội.
Ngược lại, người không tố giác tội phạm biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng vẫn giữ “im lặng”.
Về thời điểm phát hiện tội phạm
Người che giấu tội phạm: đã phát hiện hành vi phạm tội sau khi hành vi đó được thực thực hiện. Nghĩa là người che giấu tội phạm khi người phạm tội đã hoàn thành xong tội phạm.
Người không tố giác tội phạm: có thể phát hiện hành vi phạm tội trong cả quá trình, từ trước trong hoặc sau khi tội phạm được thực hiện. Người không tố giác tội phạm có thể là người chứng kiến 1 phần, hoặc toàn bộ diễn biến của quá trình phạm tội.
Về cách thức thực hiện
Che giấu tội phạm là những hành vi: che giấu người phạm tội, che giấu dấu vết, che giấu tang vật, cản trở điều tra, cản trở việc phát hiện tội phạm, cản trở việc xử lý người phạm tội của người có thẩm quyền.
Còn không tố giác tội phạm là người nào đó đã biết sự việc hoặc đang biết sự việc nhưng không tố giác hành vi phạm tội tới cơ quan có thẩm quyền.
Về mức phạt
Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội che giấu tội phạm là người che giấu các tội: tội giết người, tội hủy hoại, tội cố ý làm hư hỏng tài sản, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản… hình phạt áp dụng là có thể bị cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 05 năm.
Nếu phạm tội trong trường hợp người nào đó lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây cản trở việc phát hiện tội phạm của cơ quan điều tra hoặc có những hành vi khác nhằm bao che cho người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm.
Với Tội không tố giác tội phạm, căn cứ vào Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, người phạm tội này sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Tuy nhiên, người không tố giác nếu đã có hành động để can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Về trường hợp sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo Điều 18 và Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, những người là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội đều không phải chịu trách nhiệm hình sự về cả hai tội che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm.
Tuy nhiên, đối với tội không tố giác tội phạm còn có thêm người bào chữa cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này, trừ trường hợp người bào chữa không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc một số tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình nhận bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.
Như vây, bằng những sự so sánh trên phần nào giúp ta có thể hiểu biết được những sự khác nhau cơ bản của 2 điều luật là điều 18 che giấu tội phạm và điều 19 không tố giác tội phạm. Cũng nhìn vào Điều 389 và Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 để so sánh về tình tiết định khung hình phạt cho 2 tội phạm này.
Một số câu hỏi liên quan đến tội không tố giác tội phạm
Trách nhiệm khi không tố giác tội phạm là gì?
Anh Minh (Điện Biên) có câu hỏi sau:
Tôi là Minh năm nay 25 tuổi là nhân viên phục vụ quán cafe ở thành phố Điện Biên Phủ. Ngày 7/6/2022, tôi có tiếp nước cho 2 vị khách nam. Hai vị khách này có những hành đồng rất kỳ lạ, đi thì cứ nhìn trước, nhìn sau, quay phải, quay trái. Một người cầm vali, người kia cầm 1 hộp hình trụ màu đen.
Sau khi gọi nước thì theo quy tắc của quán tôi thì phục vụ sẽ đứng cách đó khoảng 20m để khi khách gọi phục vụ cho nhanh. Nhờ thế tôi mới vô tình nghe được cuộc trò chuyện của 2 người khách kia. Người cầm hình trụ nói đây là 10.000 viên ma túy loại tổng hợp và người đàn ông còn lại nói đây là 1 tỷ đồng. Và 2 bên đã trao đổi tiền và ma túy với nhau.
Do quá sốc vì tôi chưa gặp tình huống này bao giờ nên tôi chọn cách giữ im lặng. 10 ngày sau thì phát hiện 2 vị khách kia đã bị bắt vì tội buôn bán trái phép chất ma túy. Vậy, luật sư cho tôi hỏi tôi phải chịu trách nhiệm do không tố giác tội phạm không? Xin cảm ơn luật sư!
>> Phải chịu trách nhiệm do không tố giác tội phạm hay không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời câu hỏi của luật sư:
Thưa anh Minh, cảm ơn anh đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của đội ngũ luật sư chúng tôi. Sau khi nghiên cứu được hồ sơ vụ việc thì chúng tôi xin trả lời thắc mắc của bạn như sau:
Thứ nhất, hành vi phạm tội của 2 người khách
Mặt khách quan
Hai vị khách này đã có hành vi trao đổi, mua bán trái phép chất ma túy. Một bên giao ma túy về bên còn lại nhận ma túy và đưa tiền. Đây là hoạt động song phương 1 bên có nghĩa vụ và 1 bên có quyền. Hành vi này với mục đích là lợi nhuận.
Mặt chủ quan
Lỗi của 2 vị khách này là lỗi cố ý trực tiếp. Biết hành vi này là nguy hiểm cho xã hội và biết là pháp luật cấm nhưng vẫn làm. Quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng.
Khách thể
Xâm phạm đến quyền sở hữu của pháp luật về ma túy.
Chủ thể
Hai thanh niên kia là người trên 14 tuổi và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trách nhiệm hình sự.
Bằng những phân tích trên có thể thấy hành vi này đã cấu thành tội phạm: Buôn bán trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Thứ 2, Trách nhiệm do không tố giác tội phạm của anh
Căn cứ vào điểm e khoản 1 điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 và căn cứ vào khoản 1 điều 390 bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“Tội không tố giác tội phạm là hành vi người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 điều 14 của bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 mà đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.”
Trách nhiệm của anh khi phát hiện hành vi trên là phải báo ngay với cơ quan có thẩm quyền. Đây là nghĩa vụ chung của công dân về tố giác tội phạm được pháp luật quy định tại Điều 19 và Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015. Vì là nghĩa vụ mà nghĩa vụ thì đi với tính bắt buộc và cưỡng chế.
Do anh không thực hiện nghĩa vụ của mình nên anh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm của anh. Hình phạt cao nhất dành cho bạn trong trường hợp này có thể lên tới 03 năm tù giam, hình phạt nhẹ nhất anh phải chịu đó là phạt cảnh cáo. Tùy theo mức độ, tính chất và các yếu tố mà cơ quan điều tra tiến hành điều tra, viện kiểm sát quyết định truy tố và tòa án ra quyết định hay bản án cho anh.
Như vậy, nhà nước không những giao trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm cho các cơ quan thẩm quyền, mà nhà nước còn giao trách nhiệm nhân dân phải thực hiện nghĩa vụ đấu tranh phòng chống tội phạm. Những cá nhân, tổ chức nào không thực hiện hoặc thực hiện không tốt hay không xử lý được nghĩa vụ của mình được nhà nước giao thì phải chịu hình phạt thích đáng về hành vi đó của mình.
Nếu như không muốn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì nhân dân, cán bộ công chức viên chức phải tích cực phối hợp lẫn nhau nhằm phát triển xã hội, phát triển đất nước. Giúp nhau thực hiện đúng nhiệm vụ được giao và nghĩa vụ phải thực hiện.
Cha mẹ không tố giác con phạm tội, có bị xử lý
Anh Hoàng (Vũng Tàu) có câu hỏi
Thưa luật sư tôi là Hoàng năm nay 47 tuổi hiện tại đang sinh sống và làm việc ở Vũng Tàu. Con trai tôi là Huy năm nay cũng 20 tuổi. Ngày 8/6/2021 con trai tôi có được nghỉ hè và Huy đã về quê. Sau đó 2 ngày thì Huy nói có đi liên hoan với đám bạn cùng lớp cấp 3.
Hơn 1 giờ sáng tôi vẫn chưa thấy Huy về nên đã gọi điện thoại và không liên lạc được. 30 phút sau thấy Huy về và trong tình trạng quần áo dính đầy máu. Sau khi tôi hỏi Huy và Huy có nói lại với tôi là: Do quá chén và có lời qua tiếng lại với 1 bạn cùng lớp nên đã xảy ra gây gổ đánh nhau và đã đánh chết bạn B (xin giấu tên).
Sau khi B tử vong thì Huy đi về nhà. Tôi là 1 người thương con nên khuyên con lên đầu thú để giảm nhẹ hình phạt nhưng Huy không chịu. Và cùng lúc đó tôi đã có ý định là bảo Huy chạy trốn. Sau 3 ngày thì cơ quan công an đã tìm được Huy ở trên núi.
Vậy luật sư cho tôi hỏi khi tôi là cha của Huy nhưng tôi không tố giác con phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Cảm ơn Luật sư!
>> Cha mẹ không tố giác con có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời câu hỏi của luật sư:
Chào anh Hoàng. Cảm ơn anh và gia đình đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Sau đây luật sư xin giải quyết vấn đề của anh như sau:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định: Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi biết rõ tội phạm đang thực hiện, chưa thực hiện hoặc đã thực hiện mà không tố giác tội phạm thì không phải chịu trách nhiệm hình sự trừ trường hợp không tố giác tội phạm thuộc các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia và những tội khác là tội phạm đặc biệt nguy hiểm và nghiêm trọng.
Như vậy, Huy đã thực hiện hành vi đánh chết người. Cần thông qua quá trình điều tra mới có thể đưa ra kết luận là Huy phạm tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 hay Huy phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người được quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Tuy nhiên, Huy phạm tội cho dù 1 trong 2 tội này thì vẫn là tội Đặc biệt nguy hiểm và nghiêm trọng.
Căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 9 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng sẽ có khung hình phạt từ 15 – 20 năm chung thân hoặc từ hình. 2 tội này thì đều từ 20 hoặc chung thân trở lên nên là tội đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, hành vi của anh Hoàng là Tội không tố giác tội phạm, cụ thể ở đây là không tố giác con trai của mình khi biết con trai của anh phạm tội. Theo khoản 2 Điều 19 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì anh Hoàng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm.
Khung hình phạt dành cho anh Hoàng:
Căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 và căn cứ vào khoản 1 Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“Tội không tố giác tội phạm là hành vi người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 điều 14 của bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 mà đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.”
Trong trường hợp bố mẹ không tố giác tội phạm của con tùy trường hợp mà pháp luật xem xét bố mẹ có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Nếu như tội phạm mà con phạm không phải tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và không phải tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì hành vi không tố giác tội phạm của bố mẹ sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Còn tội phạm mà con phạm là tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội xâm phạm an ninh quốc gia khi bố mẹ không tố giác thì ngay cả bố mẹ cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bậc làm cha, làm mẹ ai cũng thương con, nhưng phải thương như thế nào cho đúng thì các bậc phụ huynh nên cân nhắc. Hãy giáo dục con em của mình thực hiện những việc có ích cho xã hội, có ích cho con người. Phải có những hành vi đúng đắn trong việc giáo dục con. Không nên bao che, dung túng cho những hành vi sai trái của con mình. Mà muốn được thế đầu tiên bố mẹ phải làm gương cho các thể hệ con trẻ sau này.
Nếu bạn còn có những băn khoăn hay thắc mắc muốn nhận được sự tư vấn từ các Luật sư tranh tụng của Tổng Đài Pháp Luật, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng.
Tư vấn về tội không tố giác tội phạm
Bạn Bình Hà Nội có câu hỏi:
Thưa luật sư, luật sư cho tôi hỏi. Tôi hiện nay là sinh viên năm 2 của 1 trường đại học trên thành phố Hà Nội. Trường tôi thì lịch học được nhà trường đăng ký sẵn và sinh viên chỉ việc học thôi. Sắp sang năm thứ 2 rồi thì tôi có thấy lịch học của tôi có môn luật hình sự. Tôi là 1 người cũng hay đọc sách nên tôi đã tự mua bộ luật về đọc trước. Khi tôi đọc đến phần Tội không tố giác tội phạm thì đột nhiên tôi không hiểu gì nữa.
Vậy luật sư có thể tư vấn cho tôi biết những vấn đề sau: Thế nào là tội Không tố giác tội phạm? Mức xử phạt của tội này là như thế nào? Có trường hợp nào khi vi phạm về tội này mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tôi xin cảm ơn!
>> Tư vấn về tội không tố giác tội phạm, liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời câu hỏi của luật sư:
Thứ nhất, thế nào là tội không tố giác tội phạm
Tội không tố giác tội phạm là hành vi người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 điều 14 của bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 mà đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Các yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm gồm:
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
Có hành vi (không hành động) không báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về việc một tội phạm nào đó đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã được thực hiện xong mà mình biết rõ, mình chứng kiến.
Tội phạm đang chuẩn bị: Là trường hợp mà người phạm tội đang tiến hành tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định.
Tội phạm đang thực hiện: Là trường hợp mà người phạm tội đang thực hiện các hành vi phạm tội của mình mà chưa hoàn thành tội phạm đó (tức tội phạm đã hoàn thành mà hậu quả có thể chưa xảy ra).
Tội phạm đã được thực hiện là trường hợp mà người phạm tội đã thực hiện xong những hành vi cấu thành của một tội phạm cụ thể nào đó.
Lưu ý: Tội phạm mà người phạm tội đã biết rõ là đang chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện xong phải là một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội không tổ giác tội phạm. Những tội phạm khác dù biết rõ đã chuẩn bị, đã hoặc đang thực hiện mà không tố giác thì cũng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tộ không tố giác tội phạm.
Khách thể
Hành vi của tội không tố giác tội phạm xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Người phạm tội biết là hành vi của mình là trái với quy định của pháp luật, pháp luật cấm mà người phạm tội vẫn làm vẫn mong muốn cho hậu quả xảy ra.
Chủ thể
Chủ thể của tội không tố giác là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Với lỗi này thì người từ đủ 16 tuổi trở lên khi thực hiện hành vi thì có năng lực hành vi và năng lực pháp luật.
Thứ 2, tội không tố giác tội phạm phạt bao nhiêu năm tù?
Tội không tố giác tội phạm là hành vi người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 điều 14 của bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 mà đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
Thứ 3, những trường hợp mà phạm tội này và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Người không tố giác tội phạm nhưng đã có hành vi can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm gây ra thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt theo quy định tại khoản 2 điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định: Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi biết rõ tội phạm đang thực hiện, chưa thực hiện hoặc đã thực hiện mà không tố giác tội phạm thì không phải chịu trách nhiệm hình sự trừ trường hợp không tố giác tội phạm thuộc các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia và những tội khác là tội phạm đặc biệt nguy hiểm và nghiêm trọng.
Tội không tố giác tội phạm là một tội diễn ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Vấn đề này gây ảnh hưởng xấu đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của quân và dân ta. Nhà nước nên có hình thức xử phạt nghiêm khắc hơn nữa để lấy làm răn đe, tạo nên sức mạnh đoàn kết quân, dân 1 lòng đấu tranh phòng chống tội phạm. Cảm ơn quý anh chị đã tin tưởng sử dụng dịch vụ Tổng đài pháp luật của công ty chúng tôi. Nếu còn thắc mắc về tội không tố giác tội phạm xin liên hệ hotline 1900.6174.