Tội môi giới mại dâm là gì? – Mức phạt tội môi giới mại dâm [2024]

Tội môi giới mại dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, dẫn đến hệ lụy cho xã hội, xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự công cộng, ảnh hưởng lớn đến đạo đức xã hội. Vậy tội môi giới mại dâm là gì? Tội môi giới mai dâm bị xử lý như thế nào? Tất cả các thắc mắc nêu trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Tổng Đài Pháp Luật. Trong trường hợp bạn cần được hỗ trợ ngay lập tức, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được các luật sư tư vấn luật hình sự giải đáp miễn phí.

toi-moi-gioi-mai-dam-la-gi

 

Môi giới mại dâm là gì?

 

> Luật sư tư vấn chi tiết về tội môi giới mại dâm. Gọi ngay 1900.6174

Mại dâm là tệ nạn xã hội được Nhà nước ta chú trọng giải quyết trong nhiều năm qua vì những hậu quả và ảnh hưởng của nó nghiêm trọng đến xã hội.

Pháp luật Việt Nam đã hình sự hóa các hành vi liên quan đến mại dâm như tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm, tội mua dâm, mua dâm người dưới 18 tuổi trong Bộ luật hình sự 2015, là cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

1 trong 3 loại tội phạm mại dâm có xu hướng phát triển nhanh và gia tăng về số lượng là tội môi giới mại dâm. Điều này xuất phát từ các nhu cầu trong xã hội và mớ lợi nhuận béo bở từ việc môi giới mại dâm khiến cho nhiều người dấn thân vào “con đường” phạm tội này.

Để hiểu về tội môi giới mại dâm, chúng ta cần hiểu về bản chất của loại tội này. Hành vi như thế nào được coi là hành vi môi giới mại dâm. Theo đó:

Môi giới được hiểu là hoạt động trung gian của một người, thực hiện việc kết nối, thiết lập quan hệ giữa các bên khác nhau.

Theo khoản 7 Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003, môi giới mại dâm là việc người trung gian thực hiện hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người khác để các bên thực hiện việc mua dâm hoặc bán dâm.

Trong đó, theo khoản 1, 2 Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm 2003 quy định như sau:

– Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

– Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.

Từ đó, có thể hiểu môi giới mại dâm là hành vi cố ý dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua, bán dâm do một người thực hiện, xâm phạm đến trật tự công cộng.

Từ khái niệm có thể đưa ra 4 đặc điểm về hành vi môi giới mại dâm, cụ thể bao gồm:

– Là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt để 2 bên gồm: bên mua dâm và bên bán dâm thực hiện việc mua, bán dâm

– Thực hiện các hành vi trung gian giữa bên mua dâm và bên bán dâm

– Các hành vi xâm phạm đến trật tự công cộng

– Các hành vi do người đạt độ tuổi luật định thực hiện với lỗi cố ý

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về tội môi giới mại dâm cũng như các đặc điểm về hành vi môi giới mại dâm. Mọi thắc mắc của bạn về các vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Hiếp dâm đi tù bao nhiêu năm theo quy định của pháp luật?

Dấu hiệu pháp lý của tội môi giới mại dâm

 

> Luật sư giải đáp miễn phí các dấu hiệu pháp lý của tội môi giới mại dâm. Gọi ngay 1900.6174

Tội môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện, xâm phạm trực tiếp đến trật tự công cộng.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm gồm 4 dấu hiệu sau: chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan.

– Thứ nhất, về mặt chủ thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Khách thể của tội phạm là một trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm và được hiểu là đối tượng bị tội phạm xâm hại.

Khách thể của tội môi giới mại dâm xâm phạm trực tiếp đến trật tự công cộng, đồng thời còn xâm phạm đến đạo đức xã hội, truyền thống và thuần phong mỹ tục của dân tộc, đến nếp sống lành mạnh văn minh, đời sống văn hóa, trật tự trị an xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.

– Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm:

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.

Về hành vi khách quan:

Theo quy định Điều 328 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

“Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì…”

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh phòng chống mại dâm thì: Hành vi môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm hoặc bán dâm.

Do vậy, hành vi khách quan của tội môi giới mại dâm dưới dạng hành động phạm tội, thể hiện bằng các hành vi:

+ Hành vi làm trung gian dụ dỗ để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Được hiểu là hành vi dụ dỗ người mua dâm và người bán dâm bằng các lời nói hoặc những thủ đoạn khác để rủ rê, lôi kéo, kích động đến người khác để họ đồng ý thực hiện các hành vi mua dâm hoặc bán dâm.

+ Hành vi làm trung gian dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm hoặc bán dâm. Hành vi đó được hiểu là hành vi làm người trung gian để tạo các điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ giữa người mua dâm và người bán dâm như làm trung gian giao dịch trong việc mua bán dâm (tiến hành thỏa thuận về giá cả và những điều kiện khác như về thời gian, về địa điểm để đưa đón, bố trí cho những người mua, người bán dâm gặp nhau) hoặc thực hiện dắt mối cho người bán dâm hoặc mua dâm; tiến hành tổ chức để người mua dâm và người bán dâm gặp nhau; Đứng ra thu tiền mua dâm và phân chia tiền bán dâm…

Người môi giới chỉ cần thực hiện một trong hai hành vi “dụ dỗ” hoặc “dẫn dắt” là đã thỏa mãn dấu hiệu hành vi khách quan của tội môi giới mại dâm chứ không bắt buộc người môi giới phải thực hiện cả hai hành vi trên.

+ Hành vi môi giới mại dâm thường gắn liền với việc thu những lợi ích bất hợp pháp từ việc môi giới đó. Tuy nhiên, chỉ cần có hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì đã cấu thành tội môi giới mại dâm mà không cần đến yếu tố người môi giới có thu lợi gì từ hành vi môi giới đó hay không. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện những hành vi nêu trên.

Về hậu quả hành vi:

Đối với tội môi giới mại dâm, hậu quả cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tùy trường hợp người phạm tội bị truy cứu về trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 của điều luật.

Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả hành vi:

Hành vi làm trung gian dụ dỗ, hành vi làm trung gian dẫn dắt là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả xâm phạm trực tiếp đến trật tự công cộng, đồng thời còn xâm phạm đến đạo đức xã hội, truyền thống và thuần phong mỹ tục của dân tộc, đến nếp sống lành mạnh văn minh, đời sống văn hóa, trật tự trị an xã hội của pháp luật hình sự bảo vệ.

– Thứ ba, về mặt chủ quan của tội phạm:

+ Về yếu tố lỗi:

Người phạm tội môi giới mại dâm thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là hành vi dụ dỗ, dẫn dắt người mua dâm hoặc người bán dâm để họ thực hiện việc mua dâm, bán dâm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhìn thấy trước hậu quả của hành vi phạm tội và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.

Trong tội môi giới mại dâm, chủ thể có ý thức lựa chọn xử sự gây thiệt hại cho xã hội trong khi có đủ điều kiện không thực hiện hành vi đó. Người môi giới mại dâm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị luật hình sự cấm, nhận thức rõ tính chất xâm phạm đến trật tự công cộng nhưng vẫn tìm mọi cách thực hiện.

+ Về động cơ phạm tội

Động cơ của người phạm tội môi giới mại dâm là do lợi ích cá nhân như tiền hoa hồng,…hoặc vì động cơ cá nhân khác.

Tội môi giới mại dâm không quy định động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, việc xác định chính xác động cơ của người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định ý chí của người phạm tội, làm căn cứ trong việc xác định mức hình phạt. Bên cạnh đó, việc xác định đúng động cơ phạm tội cũng có ý nghĩa trong việc có biện pháp ngăn ngừa tội phạm xảy ra trong xã hội.

– Thứ tư, về chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm là con người hoặc pháp nhân thương mại đã thực hiện hành vi xâm phạm đến khách thể của tội phạm. Nhưng không phải ai thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng đều là chủ thể của tội phạm. Để xác định chủ thể của tội phạm dựa vào 2 điều kiện:

+ Có năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm có năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi

+ Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 2015

Đối với tội môi giới mại dâm, chủ thể duy nhất là con người và đáp ứng 2 điều kiện đã nêu trên.

Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì tình trạng người không có năng lực trách nhiệm hình sự là tình trạng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang bị mắc các bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác mà làm mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình.

Do đó để xác định một người trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn hai dấu hiệu:

+ Dấu hiệu y học, mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động thần kinh

+ Dấu hiệu tâm lý, mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi. Người mắc bệnh trong trường hợp này khi không còn năng lực hiểu biết những đòi hỏi của xã hội, không còn năng lực đánh giá hành vi đã thực hiện đúng hay sai, được làm hay không được làm…Do đó, họ cũng không còn năng lực kiềm chế việc thực hiện hành vi nguy hiểm để thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội; 2) hoặc người đó tuy có năng lực nhận thức và năng lực đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội, nhưng do các xung động bệnh lý khiến họ không nào thể kiềm chế được hành vi của mình.

Quy định trên cho thấy, người nào tuy mắc các bệnh tâm thần, nhưng không bị mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì không được coi là trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Đây thực chất là trường hợp 1 người có năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế, là một tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm l khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Một hành vi không được coi là tội phạm nếu không thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Do đó, việc xác định cấu thành tội phạm là rất quan trọng. Để được luật sư hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn về cách xác định cấu thành tội phạm, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174.

dau-hieu-phap-ly-cua-toi-moi-gioi-mai-dam

 

>> Xem thêm: Tội cưỡng dâm bị xử phạt thế nào theo pháp luật hiện hành?

Tội môi giới mại dâm bị xử lý như thế nào?

 

Chị N.L (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

Anh H có nhờ một người bạn của tôi là N tìm cho một bé gái tầm khoảng 14, 15 tuổi để mua dâm. N có giới thiệu cho anh H cháu C mới 14 tuổi. Tuy nhiên, khi đang thực hiện hành vi mua dâm thì anh H bị cơ quan công an phát hiện. Luật sư cho tôi hỏi: bạn tôi chỉ thực hiện việc giới thiệu và không có mua dâm hay bán dâm gì thì có bị xử lý theo pháp luật không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

> Tội môi giới mại dâm bị xử lý như thế nào? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.

Trả lời:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng Tổng Đài Pháp Luật và gửi thắc mắc đến cho chúng tôi. Về vấn đề tội môi giới mại dâm bị xử lý như thế nào, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Tội môi giới mại dâm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội, đạo đức xã hội và để lại hệ quả xấu cho xã hội trong thời gian dài. Việc xử lý tội phạm cần nghiêm khắc và thích đáng. Tùy vào tính chất và mức độ hành vi sẽ có mức xử phạt khác nhau!

Mức xử phạt hành chính đối với tội môi giới mại dâm

 

Người có hành vi mua dâm, bán dâm, môi giới mại dâm mà tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi chưa đến mức phải xử lý hình sự thì sẽ bị xử lý hành chính.

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính đối với các hành vi có liên quan đến mua dâm, bán dâm, môi giới mại dâm như sau:

– Hành vi mua, bán khiêu dâm, kích dục sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng

– Hành vi che giấu, bảo kê cho các hành vi mua dâm, bán dâm sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

– Hành vi giúp sức, lôi kéo, xúi giục, ép buộc hoặc cưỡng bức người khác mua dâm, bán dâm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

– Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng – 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm;

+ Góp tiền, tài sản để sử dụng vào mục đích hoạt động mua dâm, bán dâm;

+ Môi giới mua dâm, bán dâm.

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín để bảo vệ, duy trì hoạt động mua dâm, bán dâm.

– Các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người vi phạm nộp lại số lợi bất hợp pháp mà có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì người có hành vi môi giới mại dâm có thể bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng.

>> Xem thêm: Tội loạn luân bao nhiêu năm tù theo quy định của pháp luật?

Xử phạt hình sự đối với tội môi giới mại dâm

 

Tội môi giới mại dâm được được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Vậy hình phạt đối với người phạm tội sẽ như thế nào để đảm bảo vừa trừng trị thích đáng người phạm tội, vừa ngăn chặn được tội phạm xảy ra.

Điều 328 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội môi giới mại dâm với khung hình phạt như sau:

Người nào mà làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt sau:

– Khung hình phạt 1

Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người nào mà làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm, thì sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Khung hình phạt 2

Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người nào mà làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm – 07 năm:

+ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Khung hình phạt 3

Theo khoản 3 Điều 328 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người nào mà làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt hình phạt tù từ 07 năm – 15 năm:

+ Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

+ Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.

– Hình phạt bổ sung

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 328 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người phạm tội môi giới mại dâm sẽ có thể bị phạt bằng tiền từ 10.000.000 đồng – 50.000.000 đồng.

Quay trở lại với trường hợp của bạn, bạn N không trực tiếp thực hiện hành vi mua, bán dâm nhưng đã thực hiện hành vi môi giới mại dâm với anh H. Do đó, bạn N sẽ có thể sẽ phải chịu các loại trách nhiệm pháp lý sau:

– Trách nhiệm hành chính:

Hành vi mua, bán khiêu dâm, kích dục sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng

– Trách nhiệm hình sự:

Bạn N đã môi giới bán dâm cho anh H cháu C mới 14 tuổi. Do đó, theo mức hình phạt thuộc khoản 2 Điều 328 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người nào mà làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua dâm, bán dâm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;

Như vậy, bạn N sẽ phải gánh chịu các hậu quả pháp lý nêu trên đối với hành vi phạm tội của mình. Nhà nước cần có các biện pháp nghiêm khắc để bảo vệ an toàn xã hội và lợi ích của bị hại.

Mọi vấn đề thắc mắc về mức xử phạt hình sự đối với người phạm tội môi giới mại dâm, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn nhanh chóng.

toi-moi-gioi-mai-dam-bi-xu-ly-nhu-the-nao

 

>> Xem thêm: Quan hệ với trẻ dưới 15 tuổi tự nguyện có đi tù không ? Luật sư tư vấn

Hành vi mua bán người vì mục đích môi giới mại dâm phạm tội gì và bị xử lý như thế nào?

 

> Luật sư giải đáp mức xử phạt hình sự với hành vi mua bán người vì mục đích môi giới mại dâm. Gọi ngay 1900.6174

Hành vi mua bán người vì mục đích môi giới mại dâm được coi là một hành vi mua bán người và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật nếu đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội mua bán người theo Điều 150 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:

– Người nào mà dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì sẽ bị hình phạt tù từ 05 năm – 10 năm:

(i) Có hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác

(ii) Có hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người để thực hiện bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì các mục đích vô nhân đạo khác

(iii) Có hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại (i),(ii)

– Người nào phạm tội thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì sẽ bị phạt tù từ 08 năm – 15 năm:

+ Phạm tội có tổ chức

+ Phạm tội vì động cơ đê hèn

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 150 Bộ luật Hình sự năm 2015

+ Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Phạm tội đối với từ 02 người – 05 người

+ Phạm tội 02 lần trở lên.

– Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì sẽ bị phạt tù từ 12 năm – 20 năm:

+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

+ Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát

+ Đối với 06 người trở lên

+ Tái phạm nguy hiểm

Trên đây là tư vấn của Tổng đài pháp luật về mức xử phạt hình sự đối với hành vi mua bán người vì mục đích môi giới mại dâm. Nếu bạn chưa hiểu rõ về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ luật sư. 

toi-moi-gioi-mai-dam

 

>> Xem thêm: Tội mua bán người bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?

Dịch vụ Luật sư bào chữa hình sự tại Tổng Đài Pháp Luật

 

Tổng Đài Pháp Luật cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa hình sự gồm:

– Cử luật sư đến từng quận, huyện liên quan đến bị can, bị cáo, những người thân thích của bị can, bị cáo để nghiên cứu làm rõ vụ việc, vụ án theo thông tin thân chủ cung cấp và thông tin khác do luật sư thu thập được.

– Cử luật sư nghiên cứu hồ sơ vụ án và đưa ra ý kiến chuyên môn cho thân chủ nắm được từ giai đoạn đầu của vụ án

– Tiến hành các thủ tục cần thiết để thân chủ thực hiện việc mời luật sư, ký hợp đồng dịch vụ pháp lý.

– Tiến hành các thủ tục tố tụng như cấp chứng nhận bào chữa, bảo vệ.

– Cử luật sư làm việc với các cơ quan Nhà nước trong việc xử lý vụ án

– Cử luật sư tham gia tố tụng tại các phiên tòa để bào chữa cho thân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, gồm:

+ Phiên tòa sơ thẩm

+ Phiên tòa phúc thẩm

+ Phiên giám đốc thẩm

+ Tái thẩm

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về tội môi giới mại dâm. Hy vọng rằng thông qua bài viết trên bạn đã hiểu thêm các quy định của pháp luật về tội môi giới mại dâm và khung hình phạt cho tội này. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.