Tội mua bán người là một loại tội phạm được thực hiện với hành vi cố ý trực tiếp và những người thực hiện hành vi đó đã trực tiếp xâm phạm đến các quyền cơ bản của con người. Vậy tội mua bán người này có những dấu hiệu như thế nào và được pháp luật nước ta quy định cụ thể ra sao trong bộ luật hình sự. Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng đài pháp luật giải đáp trong bài viết sau đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn nào, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
>> Tội mua bán người bị phạt tù bao nhiêu năm? Gọi ngay 1900.6174
Tội mua bán người là như thế nào?
Anh Chăn (Điện Biên) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi tên là Chăn. Do từ nhỏ sống ở vùng biên giới, gia đình không có điều kiện cho đi học và chưa từng được ra ngoài. Khoảng vài tháng trước có một nhóm đối tượng ở tỉnh khác đến và có nhờ chúng tôi trông hộ một nhóm gồm khoảng 5 đến 6 cô gái và hứa sẽ cho chúng tôi tiền thù lao hậu hĩnh.
Mặc dù tôi không hiểu biết nhiều, nhưng tự nhận thấy hành vi giam giữ các cô gái cho bọn chúng là hành vi trái đạo đức nên gia đình chúng tôi không nhận mà đuổi họ đi. Như vậy, luật sư cho tôi hỏi hành vi của họ có trái pháp luật không? Qua đây, luật sư cho tôi hỏi với những hành vi như trên của nhóm đối tượng này có phải là tội mua bán người không? Rất mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi vấn đề trên. Xin cảm ơn luật sư rất nhiều.
>> Tội mua bán người là như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với vấn đề của bạn chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định cụ thể về tội mua bán người như sau:
Tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 quy định những người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì xử lý hình sự về tội mua bán người:
+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất liên quan
+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác được quy định theo quy định của pháp luật.
+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện những hành vi trên.
Như vậy, nếu những người có thực hiện các hành vi trên thì sẽ phạm vào tội buôn bán người và sẽ bị trừng phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp của bạn, bạn nói mình ở vùng biên giới và được nhóm đối tượng nhờ giữ hộ 5 đến 6 cô gái giúp đối tượng này. Theo những gì bạn kể có thể là nhóm đối tượng này đang có những hành vi buôn bán người trái pháp luật. Vì vậy, trong khi chưa biết mục đích của những hành vi nhóm đối tượng này thì bạn không nên tham gia. Nếu thấy hành vi đáng nghi thì bạn có thể gọi điện hoặc trình báo lên cơ quan công an có thẩm quyền để được xử lý.
Nếu bạn còn có bất cứ vấn đề gì thắc mắc về tội mua bán người thì hãy gọi ngay cho Tổng đài pháp luật qua số hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn luật hình sự miễn phí.
>> Xem thêm: Tội không tố giác tội phạm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Quy định về tội mua bán người theo bộ luật hình sự hiện hành
Bạn Nam (Hà Nam) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong luật sư giải đáp giúp. Bạn của tôi sinh năm 1989 và có người yêu sinh năm 1999. Hai người đã yêu nhau được khoảng thời gian khá lâu. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây, công việc của bạn tôi không được ổn định, bị công ty sa thải.
Vì lý do này, bạn tôi và người yêu thường xuyên xảy ra xích mích, tranh cãi. Từ đó, người yêu của bạn tôi dần lạnh nhạt với mối quan hệ này và đã từng có người thứ ba. Do quá giận người yêu và thiếu tiền nên bạn tôi đã lừa người yêu đến điểm hẹn và bán cho bọn buôn người với một số tiền lớn.
Sau một khoảng thời gian do hối hận với những hành vi bồng bột của mình, bạn tôi đã ra cơ quan công an khai báo đầu thú. Như vậy, xin hỏi luật sư với trường hợp bán người của bạn tôi như trên thì có được pháp luật quy định như thế nào? Và pháp luật có quy định như thế nào về tội mua bán người?
>> Quy định mới nhất về tội mua bán người, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi với vấn đề này chúng tôi xin được giải quyết như sau:
Căn cứ theo quy định của pháp luật, tội mua bán người là loại tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp trong đó người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền cơ bản của nạn nhân như quyền tự do, quyền con người,…coi con người như một món hàng để thực hiện việc trao đổi, mua bán với mục đích là kiếm lợi nhuận.
Tuy nhiên số tiền kiếm được từ những hành vi này là số tiền bất hợp pháp và trái với đạo đức và pháp luật cần phải được xử lí vi phạm.
Theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 về tội mua bán người được quy định như sau:
Những người mà dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
+Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
Các trường hợp phạm tội như sau, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
+ Phạm tội có tổ chức;
+ Phạm tội vì mục đích đê hèn
+ Hành vi gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
+ Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
+ Những hành vi đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Các trường hợp từ 2 đến 5 người.
+ Các trường hợp phạm tội từ lần thứ hai trở lên
Các trường hợp phạm tội sau đây thì bị phạt từ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
+ Đã có hành vi lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
+ Làm ảnh hưởng đến tâm thần của nạn nhân từ 46% trở lên.
+ Trường hợp làm nạn nhân chết hoặc phải tự sát
+ Đối với nhóm đối tượng từ 06 người trở lên;
+ Các trường hợp tái phạm có tính chất nguy hiểm.
Trong một số trường hợp nhất định mà pháp luật quy định người phạm tội mua bán người còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, trường hợp bạn của bạn là hành vi trái pháp luật với tội mua bán người. Trường hợp này, do những động cơ, mục đích đê hèn của bản thân mà bạn đó đã bán người yêu ra nước ngoài. Các hành vi của bạn đó đã cấu thành tội mua bán người trái phép và sẽ tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của vụ án mà toà án cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định giải quyết.
Trong trường hợp bạn của bạn đã ra cơ quan công an để đầu thú cho thấy anh ta đã có những sự ăn năn, sám hối về hành vi vi phạm của mình gây ra nên sẽ được hưởng sự khoan hồng của pháp luật và cũng là một tình tiết giảm nhẹ trong mức phạt của anh ấy.
Nếu bạn còn thắc mắc vấn đề gì về quy định của pháp luật về tội mua bán người hãy gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Tội vô ý làm chết người được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Yếu tố cấu thành tội mua bán người
Bạn Hoàng (Ninh Bình) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có vấn đề này mong luật sư giải đáp. Có một nhóm đối tượng từ nơi khác đến chỗ chúng tôi tuyên truyền về việc lấy chồng nước ngoài cho các em gái trên 15 tuổi ở trong bản tôi.
Qua một thời gian, tin vào sự hứa hẹn về lợi ích khi lấy chồng nước ngoài, 10 cô gái đang trong độ tuổi lớn quyết định đi theo nhóm đối tượng trên. Một trong số đó có bạn tôi. Ban đầu nó rất hăng hái để đi, nhưng sau một thời gian suy nghĩ bạn tôi lại muốn về nhà.
Nhưng cũng chính từ đó mà nhóm đối tượng trên đã lộ ra bộ mặt thật bọn chúng. Nhóm đối tượng này có ý định bán các cô gái sang nước ngoài để lấy tiền. Các cô gái sẽ phải sang bên đó làm vợ hoặc nô lệ cho người ta. Dù rất sợ hãi nhưng do là con gái sức yếu nên không có khả năng chống cự. Tuy nhiên, sau khi biết được sự thật, lợi dụng lúc nhóm đối tượng ngủ say các cô gái đã bỏ trốn nhưng không thành.
Chỉ có duy nhất một em gái 18 tuổi trốn thoát và đã về được đến địa phương. Sau đó, gia đình đã trình báo lên cơ quan địa phương có thẩm quyền về sự việc này. Qua đây, tôi muốn hỏi những hành vi của nhóm đối tượng trên có cấu thành tội mua bán người không? Các yếu tố cấu thành tội mua bán người là như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
>> Các yếu tố cấu thành tội mua bán người là gì? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời câu hỏi của luật sư:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với vấn đề này chúng tôi xin đưa ra giải thích như sau:
Căn cứ theo Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì những hành vi của nhóm đối tượng trên đã cấu thành tội mua bán người và được quy định cụ thể như sau;
Về mặt khách quan của tội mua bán người
Mặt khách quan của tội này có một trong các dấu hiệu sau: Có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạt khác thực hiện một trong các hành vi cụ thể dưới đây:
+ Chuyển giao tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
+ Chuyển giao tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
Lưu ý:
+ Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người bị hại tin và nghe theo, tạo điều kiện cho người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội
+ Thủ đoạn khác: Người bị hại phải là người đạt từ đủ 16 tuổi trở lên. Trường hợp người bị hại dưới 16 tuổi thì cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi.
Như vậy, về mặt khách quan thì nhóm đối tượng trong trường hợp trên đã dùng hành vi lừa gạt, cụ thể là dùng những lời ngon tiếng ngọt dụ dỗ các đối tượng thiếu hiểu biết về vấn đề này để thực hiện những hành vi phạm tội.
Về mặt khách thể
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ về thân thể, nhân phẩm của con người.
Về mặt chủ quan
+ Những người phạm vào tội mua bán người này thực hiện với lỗi cố ý
+ Mục đích phạm tội vì vụ lợi (để thu lợi bất chính), tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Về mặt chủ thể
Chủ thể của tội phạm này có thể là bất cứ cá nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, qua các yếu tố cấu thành tội mua bán người như trên thì nhóm đối tượng trong trường hợp của bạn đều đã đáp ứng, ở đây về mặt chủ thể, khách thể hay mặt chủ quan. Và theo đó, tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của vụ án mà cơ quan công an điều tra sẽ ra quyết định khung hình phạt với nhóm đối tượng đó.
Dấu hiệu đặc trưng khác của tội mua bán người
Bạn Việt (Bình Dương) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Do ở vùng biên giới xa thị trấn, nơi hẻo lánh nên các quy định của pháp luật chúng tôi chưa được hiểu rõ lắm. Theo tôi được biết là tội mua bán người là những đối tượng lừa đảo bắt cóc hoặc lừa các đối tượng như phụ nữ, trẻ em. Đây là những người có khả năng phản kháng yếu, không chống cự được. Sau đó, nhóm đối tượng lừa đảo sẽ bán người sang nước ngoài để thu lợi nhuận.
Vậy luật sư cho tôi hỏi bán người qua biên giới như vậy có phải dấu hiệu đặc trưng của tội mua bán người không? Các dấu hiệu đặc trưng khác của tội mua bán người là gì? Tôi xin cảm ơn.
>> Những dấu hiệu đặc trưng khác của tội mua bán người, gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời câu hỏi của luật sư:
Chào bạn cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với vấn đề của bạn chúng tôi xin đưa ra giải thích như sau:
Về chủ thể
Với mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ việc cưỡng bức lao động và các hoạt động thương mại tình dục, những đối tượng mua bán người thông thường đều có chung quốc tịch, dân tộc hoặc văn hóa với nạn nhân. Việc này giúp những “kẻ buôn người” có khả năng hiểu rõ hơn và khai thác các lỗ hổng của nạn nhân.
Những đối tượng mua bán người có thể là công dân nước ngoài, nam hoặc nữ, thành viên trong gia đình, đồng nghiệp, người quen hoặc cũng có thể chỉ là người lạ, đơn độc hoặc là phần tử của một tổ chức tội phạm có mạng lưới hoạt động rộng lớn.
Các đối tượng này thường dụ dỗ hoặc cưỡng bức nạn nhân lao động và cưỡng bức hoạt động tình dục bằng cách thao túng và khai thác các điểm yếu của họ thông qua việc hứa hẹn một công việc được trả lương cao, một mối quan hệ tình cảm hoặc những cơ hội mới sau đó sử dụng bạo lực hoặc áp bức tâm lý để kiểm soát nạn nhân.
Về nạn nhân
Nạn nhân của loại tội phạm này có thể là bất kỳ ai, đàn ông hoặc phụ nữ, người lớn hoặc trẻ em hay công dân của bất kỳ quốc gia nào. Nạn nhân của nạn mua bán người có nền tảng kinh tế xã hội, trình độ học vấn đa dạng. Trong một số trường hợp những thanh thiếu niên bỏ trốn khỏi gia đình, vô gia cư đa phần đều trở thành nạn nhân của các đối tượng buôn bán người.
Ngoài ra, những cá nhân đã từng có quá khứ bị bạo hành về thể xác hoặc tình dục có xu hướng trở thành nạn nhân trong tương lai, bởi những ảnh hưởng tâm lý để lại trong họ sẽ bị những kẻ buôn người lợi dụng.
Như vậy, trên đây là các dấu hiệu đặc trưng về chủ thể, nạn nhân của tội mua bán người. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được sự giải đáp nhanh chóng.
Khung hình phạt đối với tội mua bán người
Bạn Thuý (Hà Nam) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi biết tội mua bán người, trao đổi người là một trong những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, thời gian gần đây tôi thấy có càng nhiều người vì đồng tiền và những lợi ích trước mắt đã không màng đến pháp luật và đạo đức để tham gia vào đường dây mua bán người trong nước và xuyên quốc gia. Hành vi mua bán người của bọn chúng ngày một tinh vi và phức tạp hơn.
Bên cạnh đó việc mua bán nội tạng trên cơ thể người cũng diễn ra ngày một nhiều. Chính vì thế, luật sư cho chúng tôi hỏi với hành vi trái pháp luật và ngày một man rợ như vậy thì khung hình phạt với tội mua bán người mà pháp luật nước ta quy định như thế nào? Mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi.
>> Mức phạt đối với tội mua bán người được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời câu hỏi của luật sư:
Chào bạn cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với vấn đề này chúng tôi xin giải thích như sau:
Tội mua bán người được quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ và hành vi, người phạm tội phải chịu một trong các khung hình phạt sau:
Khung hình phạt thứ nhất: bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
Điều kiện cấu thành tội phạm: người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau:
+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi nêu trên.
Khung hình phạt thứ hai: bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm
Điều kiện cấu thành tội phạm: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có tổ chức;
+ Vì động cơ đê hèn;
+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
+ Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Đối với từ 02 người đến 05 người;
+ Phạm tội 02 lần trở lên.
Khung hình phạt thứ ba: bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm
Điều kiện cấu thành tội phạm: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
+ Đối với 06 người trở lên; tái phạm nguy hiểm.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, trên đây là toàn bộ các quy định của pháp luật về tội mua bán người, các mức phạt sẽ tương ứng với mức độ nghiêm trọng và tính chất của vụ án. Nếu bạn còn thắc mắc về khung hình phạt của tội mua bán người hãy gọi ngay cho Tổng đài pháp luật để được giải đáp với số hotline 1900.6174.
>> Xem thêm: Tội giết người phạt bao nhiêu năm tù theo Bộ luật hình sự?
Một số câu hỏi tình huống về tội mua bán người
Chuyên gia môi giới kết hôn là người chuyên bán dâm tại nước ngoài bị xử lý thế nào?
Anh Mạnh (Điện Biên) có câu hỏi:
Chào luật sư, hiện nay, có một bộ phận giới trẻ Việt Nam cả ở vùng biên giới và vùng xuôi có mong muốn lấy chồng nước ngoài để có cuộc sống sung túc và đầy đủ hơn. Nắm bắt được tâm lý ham làm giàu đó của các cô gái, đối tượng L.D.H ở Điện Biên đã lấy danh nghĩa là chuyên gia mai mối kết hôn với người nước ngoài để nhắm vào những cô gái đang trong độ tuổi thanh xuân có ham muốn lấy chồng nước ngoài.
Để lợi dụng sự thiếu hiểu biết đó, đối tượng này đã lập một đường dây mua bán dâm tại nước ngoài. Đường dây hoạt động của H được hoạt động khoảng một thời gian từ 5 đến 6 tháng thì bị lực lượng công an tại Điện Biên điều tra ra và bị bắt giữ, các cô gái bị bắt đi đã được trở về còn một số đã bỏ trốn nên không biết tung tích.
Như vậy, với hành vi lừa gạt phụ nữ và đường dây bán dâm của mình tại nước ngoài thì đối tượng này sẽ bị pháp luật quy định xử phạt như thế nào?
>> Chuyên gia môi giới kết hôn là người chuyên bán dâm tại nước ngoài bị xử lý thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự 2015 quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài như sau:
Đầu tiên, những người sử dụng thủ đoạn chuyên môi giới hôn nhân với người nước ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 nếu hành vi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt để buộc người khác kết hôn với người nước ngoài và chuyển giao người đó cho người nước ngoài để nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác;
+ Cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt để buộc người khác kết hôn với người nước ngoài và chuyển giao người đó cho người nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
+ Lợi dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài để tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để chuyển giao cho người nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
+ Trường hợp người môi giới biết mục đích của người nước ngoài là thông qua hoạt động xem mặt, chọn vợ (hoặc chồng) hoặc kết hôn để đưa người được chọn ra nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân, bán cho người khác hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn thực hiện hành vi môi giới để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác của người nước ngoài thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015.
Đồng thời, khoản 1 Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội mua bán người như sau:
Các trường hợp bị phạt tù 5 đến 10 năm là những trường hợp dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lừa gạt hoặc dùng các thủ đoạn khác.
+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
+ Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
Như vậy, từ những quy định trên thì L.D.H đã có những hành vi lừa gạt lợi dụng lòng tin của các cô gái có mong muốn lấy chồng nước ngoài để từ đó liên hệ với các cô gái và đưa họ vào đường dây mua bán dâm của mình. Với những hành vi đó thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt có thể từ 5 đến 10 năm tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Tuyển xuất khẩu lao động nhưng bán cho gia đình nước ngoài bị xử lý thế nào?
Bạn Nam (Phú Thọ) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có vấn đề như sau mong luật sư giải đáp. Hiện nay, ở nơi tôi ở đang có phong trào đi xuất khẩu lao động sang các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Campuchia … nhằm kiếm mức thu nhập cao và mong muốn làm giàu. Lợi dụng suy nghĩ đó các đối tượng lừa đảo đã thành lập một công ty môi giới chuyên xuất khẩu lao động.
Dưới danh nghĩa công ty xuất khẩu, nhóm đối tượng này đã tuyển và đưa 5 lao động trẻ em trên 15 tuổi và dưới 18 tuổi đi Trung Quốc để làm công nhân tại nhà máy sản xuất giày dép. Tuy nhiên, trên thực tế thì lại bán các đối tượng này cho các gia đình nhà giàu để làm nô lệ. Như vậy, luật sư cho tôi hỏi với hành vi lừa dối buôn bán người trái pháp luật như thế thì nhóm đối tượng này có vi phạm pháp luật với tội mua bán người không?
>> Tuyển xuất khẩu lao động nhưng bán cho gia đình nước ngoài bị xử lý thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời câu hỏi của luật sư:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với vấn đề của bạn chúng tôi xin được đưa ra vấn đề như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự 2015 quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn đưa người đi lao động nước ngoài như sau:
Những người sử dụng thủ đoạn đưa người đi lao động nước ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 nếu hành vi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Các trường hợp để người lao động từ đủ 16 tuổi trở lên mà các đối tượng đó biết sẽ bị bóc lột tình dục, cưỡng ép lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn lừa gạt hoặc ép buộc người lao động và chuyển giao họ cho phía nước ngoài để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
+ Đưa người lao động (từ đủ 16 tuổi trở lên) cho phía nước ngoài bán người lao động cho người khác.
+ Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người lao động (từ đủ 16 tuổi trở lên) để chuyển giao cho phía nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
+ Người sử dụng thủ đoạn môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài để lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (như sau khi nhận tiền của người lao động đã chiếm đoạt và bỏ trốn, không thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
+ Người tổ chức, cưỡng ép người khác ở lại nước ngoài không nhằm mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc không vì mục đích vô nhân đạo khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép hoặc tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 150 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 cũng quy định về tội mua bán người cụ thể như sau:
Các trường hợp sau đây thì sẽ bị khung hình phạt tù từ 08 đến 15 năm như sau:
+ Phạm tội có tổ chức
+ Phạm tội vì mục đích và vì động cơ đê hèn
+ Phạm tội để lại thương tích, tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
+ Nhóm đối tượng phạm tội đưa nạn nhân ra nước ngoài (ra khỏi biên giới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Phạm tội đối với từ hai đến 5 người nạn nhân.
+ Phạm tội từ 02 lần trở lên
Trong trường hợp trên, nhóm đối tượng đã biết và mục đích của họ là bán các nạn nhân để làm nô lệ, nhằm đạt được mục đích đó các đối tượng đã lừa gạt mọi người, thành lập công ty giả lấy danh nghĩa là công ty xuất khẩu lao động thu nhập cao sang Trung Quốc để lấy lòng tin của mọi người. Những hành vi này là của nhóm đối tượng có tổ chức và đã bắt 5 nạn nhân đi xuất khẩu và bán đi làm nô lệ ( đã đưa ra khỏi biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Chính vì những yếu tố trên nhóm đối tượng này sẽ phải chịu khung hình phạt theo đúng quy định của pháp luật tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ án mà sẽ có khung hình phạt tương ứng. Căn cứ theo các tình tiết trong trường hợp của bạn thì trường hợp này nhóm đối tượng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt từ 08 năm đến 15 năm về tội mua bán người theo quy định tại khoản 2 Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015.
Trên đây là quy định của pháp luật về tội mua bán người nếu còn vấn đề gì thắc mắc hãy gọi ngay cho Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ các luật sư tranh tụng.
Môi giới gia đình nhận con nuôi có vi phạm pháp luật không?
Chị Loan (Vĩnh Phúc) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Bạn của tôi có biết một số gia đình ở thành phố hiếm muộn con và có mong muốn có một đứa con để nhận nuôi. Vì vậy, bạn tôi có rủ tôi cùng tham gia môi giới cho các gia đình nhận con nuôi từ những gia đình đông con ở dưới quê có mong muốn cho con đi nhận nuôi. Nhưng lo sợ hành vi này là vi phạm pháp luật nên tôi không tham gia vào.
Một thời gian sau bạn tôi đã gặp gỡ một gia đình đã bị vô sinh không có con được 15 năm và môi giới cho gia đình này một đứa con trong gia đình đông con ở một vùng quê nghèo (gia đình này đã đồng ý với việc cho con nhận nuôi này). Sau khi thủ tục nhận nuôi con hoàn tất gia đình này đã gửi bạn tôi với số tiền là 10.000.000 đồng để cảm ơn và bồi dưỡng. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp trên thì bạn của tôi có vi phạm pháp luật không?
>> Môi giới gia đình nhận con nuôi có vi phạm pháp luật không? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời câu hỏi của luật sư:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi như sau:
Người sử dụng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi dưới 16 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015 nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Biết mục đích của người nhận nuôi con nuôi dưới 16 tuổi là để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, bán cho người khác hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn chuyển giao nạn nhân để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
+ Lợi dụng việc cho nhận con nuôi để tiếp nhận con nuôi là người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để môi giới nhận nuôi con nuôi dưới 16 tuổi trái pháp luật hoặc tạo điều kiện cho việc môi giới, nhận nuôi con nuôi trái pháp luật mà biết mục đích của người nhận nuôi con nuôi là nhằm bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
+ Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để môi giới nhận nuôi con nuôi trái pháp luật.
Người có chức vụ tạo điều kiện cho việc môi giới, nhận nuôi con nuôi trái pháp luật, nhưng không biết người nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi, nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng theo quy định của Bộ luật Hình sự.
+ Người biết người khác thực sự có nhu cầu nuôi con nuôi (do hiếm muộn hoặc có lòng yêu trẻ) đã môi giới cho người này xin con nuôi của người vì hoàn cảnh gia đình khó khăn không có điều kiện nuôi con muốn cho con đẻ của mình đi làm con nuôi và có nhận một khoản tiền từ việc cho con và việc môi giới. Đây là trường hợp vì mục đích nhân đạo nên người môi giới, người cho con mình đi làm con nuôi và người nhận con nuôi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người dưới 16 tuổi.
Căn cứ theo những quy định trên của pháp luật, bạn của bạn đã biết một số gia đình hiếm muộn không có con muốn nhận nuôi đứa con và các gia đình đông con, khó khăn về kinh tế ở nông thôn. Từ đó, giúp liên hệ các gia đình lại với nhau để họ có thể trao đổi nhận nuôi con, và khi giải quyết các thủ tục xong bạn của bạn được nhận số tiền 10tr để cảm ơn.
Đây là trường hợp vì mục đích nhân đạo nên không vi phạm pháp luật và số tiền 10tr đồng này là của gia đình người nhận nuôi cảm ơn nên hành vi này của bạn thân bạn là không vi phạm pháp luật.
>> Xem thêm: Tội môi giới hối lộ bị xử phạt thế nào theo quy định 2022
Trên đây là những vấn đề về tội mua bán người chúng tôi muốn cung cấp đến cho bạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức pháp luật về tội này. Nếu còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc về các vấn đề pháp lý, bạn hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn từ các luật sư giàu kinh nghiệm.