Tội trốn nghĩa vụ quân sự là một trong những tội phạm diễn ra ngày càng nhiều. Tội phạm này gây ra hậu quả xấu đến nền quốc phòng an ninh của đất nước, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong quá trình tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn có những thắc mắc có thể liên hệ tới hotline 1900.6174 để được Tổng Đài Pháp Luật hỗ trợ tư vấn và giải đáp những thắc mắc liên quan đến tội trốn nghĩa vụ quân sự.
Tội trốn nghĩa vụ quân sự là gì?
Trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện.
Đối với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự là những hành vi trái pháp luật, những hành vi này đang được pháp luật đưa ra những biện pháp để xử lý triệt để về hành vi này. Hiện nay đối với những hành vi trốn nghĩa vụ quân sự sẽ vừa bị xử lý hình sự, vừa bị xử lý hành chính. Mặc dù thế tình trạng này vẫn diễn ra rất là nhiều.
Tội trốn nghĩa vụ quân sự được quy định tại điều XXII Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Tội trốn nghĩa vụ quân sự có thể được thực hiện bởi nhiều hành vi khác nhau nhưng chủ yếu là hành vi trốn tránh lệnh gọi nhập ngũ, tìm đủ mọi lý do để có thể trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Có thể tự hủy hoại sức khỏe của mình, sử dụng những biện pháp để nhằm tạo ra điều kiện để có thể bị hoãn hay được miễn nghĩa vụ quân sự.
Tội trốn nghĩa vụ quân sự vừa được thực hiện dưới dạng hành động và không hành động. Hành động đó là người vi phạm dùng những hành vi có thể trốn tránh, chạy trốn, bỏ trốn, tự làm hại sức khỏe của mình, tự tạo cho mình những đặc điểm mà để nhằm mục đích được tạm hoãn hay được miễn nghĩa vụ quân.
Không phải những người nào khi đủ độ tuổi cũng phải tham gia nghĩa vụ quân sự, những trường hợp được hoãn, được miễn nghĩa vụ quân sự thì cá nhân đó không phải tham gia hay không bắt buộc tham gia. Những trường hợp không đủ chỉ tiêu về sức khỏe, trình độ học vấn… cũng không thể tham gia nghĩa vụ quân sự được.
Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự được hiểu là hành vi của người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng đã không chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, mặc dù đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự,… Với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý có trình độ chuyên môn cao, tổng đài đã tư vấn và giải quyết thành công hàng nghìn vấn đề pháp lý trong thực tế. Mọi vướng mắc pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!
>> Xem thêm: Đi nghĩa vụ quân sự bao lâu – Độ tuổi tham gia NVQS năm 2022
Những ai bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự
Chị Thủy (Quảng Nam) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, tôi có thắc mắc như sau cần được luật sư tư vấn và giải đáp.
Tôi là Thủy năm nay 47 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc ở Quảng Nam. Tôi có con tên là Hùng năm nay 18 tuổi hiện đang làm việc tại Đà Nẵng. Do Hùng là con trai một trong nhà. Chồng tôi đã mất cách đây 5 năm. Hùng đi làm để trả nợ cho số tiền ngày trước vay mượn để chạy chữa bệnh cho bố. Tôi hiện tại đang buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ ở tại địa phương đủ ăn đủ sống.
Ngày 17/10/2022, Hùng có giấy gọi về khám nghĩa vụ quân sự tại địa phương và Hùng đã về khám và đủ sức khỏe được kết luận là loại 2. Do điều kiện kinh tế cũng khá khó khăn và Hùng cũng là lao động chính trong gia đình nên tôi cũng chưa muốn Hùng tham gia nghĩa vụ quân sự vì không có ai lo cho khoản nợ kia.
Vậy, luật sư cho tôi hỏi những trường hợp nào bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự. Con trai của tôi là lao động chính trong nhà và đang lo khoản nợ thế có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không. Xin cảm ơn luật sư!
>> Những ai bắt buộc đi nghĩa vụ quân sự? Liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư!
Thưa chị Thủy! Cảm ơn chị đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng đài pháp luật. Qua những vấn đề mà chị Thủy cung cấp và những quy định của pháp luật hiện nay thì Luật sư chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho chị Thủy như sau:
Theo quy định tại Chương 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, xác định điều kiện để gọi nghĩa vụ quân sự với công dân gồm:
– Về độ tuổi: Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; nếu những cá nhân nào có bằng cao đẳng, đại học thì độ tuổi gọi nhập ngũ là từ đủ 18 – 27 tuổi.
– Phải có lý lịch rõ ràng.
– Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
– Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TT-BYT-BQP: Có sức khỏe loại 1, loại 2 và loại 3, công dân cận thị từ 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ, nghiện ma túy, HIV, AIDS sẽ không được gọi nhập ngũ.
– Có trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Nếu như ở các tỉnh có khó khăn, không đủ chỉ tiêu giao quân thì có thể xem xét để lấy công dân có trình độ từ lớp 7.
Riêng đối với các xã thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại sẽ là trung học cơ sở trở lên.
Như vậy, để được đi nghĩa vụ quân sự thì bắt buộc công dân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên trừ những trường hợp được miễn nghĩa vụ.
Những trường hợp sau đây được miễn nghĩa vụ quân sự:
– Con của liệt sĩ hoặc con của thương binh hạng một.
– Một người anh/một em trai của liệt sĩ.
– Một con của thương binh hạng hai hoặc bệnh binh hoặc người nhiễm chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an.
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.
Như vậy, cá nhân thuộc một trong những trường hợp được miễn hay tạm hoãn nghĩa vụ nêu trên sẽ không phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Những cá nhân có đầy đủ những yếu tố về điều kiện về sức khỏe, thân nhân, trình độ văn hóa… mà phù hợp với quy định của luật nghĩa vụ quân sự thì sẽ được tham gia nghĩa vụ quân sự.
Hiện tại con của chị Thủy là anh Hùng không thuộc các trường hợp được hoãn hay được miễn nghĩa vụ quân sự. Như những thông tin mà chị Thủy cung cấp thì có thể thấy qua là anh Hùng đã thỏa mãn nhu cầu để được tham gia nghĩa vụ quân sự.
Trong trường hợp này cho dù anh Hùng là con một và trụ cột chính cho gia đình nhưng chị Thủy không thuộc vào trường hợp không thể lao động nên xét theo đó anh Hùng vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
Vậy nên, khi có lệnh gọi nhập ngũ của ban chỉ huy quân sự địa phương anh Hùng phải nghiêm chỉnh chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đó. Nếu như anh Hùng không chấp hành hay chống đối thì có thể xem xét vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi để cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các chế tài xử phạt đối với anh Hùng.
Nếu như trường hợp nhẹ thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, nếu như nặng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại tội trốn nghĩa vụ quân sự hay các tội phạm có liên quan khác được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
>> Xem thêm: Cận bao nhiêu độ không đi nghĩa vụ 2022? [Mới nhất]
Yếu tố cấu thành tội trốn nghĩa vụ quân sự
>> Yếu tố cấu thành tội trốn nghĩa vụ quân sự, liên hệ ngay 1900.6174
Một hành vi vi phạm pháp luật để được xác định là tội phạm khi nó phải phù hợp những yếu tố cơ bản cấu thành tội phạm. Những mặt cơ bản đó phải được thỏa mãn song song đồng thời với nhau nếu như thiếu 1 trong những yếu tố cơ bản đó hay thiếu những đặc điểm thuộc những yếu tố cơ bản đó thì không thể cấu thành tội phạm được.
Một cá nhân nào đó khi để có thể kết tội trốn nghĩa vụ quân sự cũng phải thỏa mãn những yếu tố cơ bản của cấu thành tội phạm của tội đó. Những mặt khách quan, mặt chủ quan, khách thể và chủ thể của mỗi loại tội phạm là khác nhau. Có thể xác định yếu tố cấu thành tội phạm của tội trốn nghĩa vụ quân sự cụ thể như sau:
Mặt khách quan
+ Về hành vi phải có một trong các hành vi sau:
Người phạm tội trốn nghĩa vụ quân sự phải có những hành vi không chấp hành đúng quy định về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự. Hành vi này có thể được thể hiện qua việc người phạm tội trong độ tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự nhưng cố ý lẩn tránh không thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự hằng năm, hay cố tình đăng ký sai (sai tuổi, sai họ tên…), cố tình đăng ký chậm, đăng ký bổ sung khi có thay đổi về nơi ở, nơi làm việc…
Người phạm tội trốn nghĩa vụ quân sự còn có thể có những hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. Hành vi của tội phạm này còn được thể hiện qua hành vi không nhận lệnh, không đến nơi tập trung để nhập ngũ, lẩn tránh không thực hiện lệnh gọi nhập ngũ hoặc dùng nhiều thủ đoạn khác tự gây thương tích để cố tình trốn tránh và không thực hiện lệnh gọi nhập ngũ.
Ngoài ra người phạm tội trốn nghĩa vụ quân sự còn có những hành vi không chấp hành lệnh gọi để tập trung huấn luyện (đối với quân nhân dự bị). Được thể hiện qua việc những cá nhân đó không đến địa điểm tập trung để thi hành lệnh, cố tình lẩn tránh hoặc dùng các thủ đoạn khác để không chấp hành lệnh.
+ Ngoài các dấu hiệu cụ thể về mặt hành vi còn có các dấu hiệu khác
Người thực hiện hành vi nêu trên phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này (hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự) hoặc đã bị kết án về tội này mà còn tiếp tục vi phạm lại thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành của tội này.
Dấu hiệu hậu quả và dấu hiệu về mặt mối quan hệ nhân quả không xảy phải là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nghĩa là chỉ cần có dấu hiệu về mặt hành vi thì đã có thể xác định được tội phạm. Dấu hiệu hậu quả chỉ là dấu hiệu để xác định mức độ và tình tiết tăng nặng của người phạm tội. Xác định mức phạt tù cụ thể là bao nhiêu năm,…
Khách thể
Hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự đã xâm phạm đến chế độ đăng ký nghĩa vụ quân sự về gọi nhập ngũ, về tập trung huấn luyện quân dự bị. Với hành vi này là hành vi mà pháp luật cấm, pháp luật không cho phép cá nhân thực hiện hành vi này. Nếu như cố tình thực hiện sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ hành vi trốn nghĩa vụ quân sự của mình là sai, là không đúng với pháp luật nhưng người phạm tội vẫn cố tình thực hiện cho đến cùng. Người phạm tội không có ý định chấm dứt hành vi của mình nửa chừng và thể hiện thái độ xem thường pháp luật.
Về mục đích của tội phạm là do muốn trốn tránh nghĩa vụ của mình được nhà nước giao cho để tham gia phục vụ vào môi trường quân đội. Với tội phạm này thì hầu như phần mục đích không được xác định rõ. Mặt mục đích không quan trọng vì không phải là căn cứ để xác định tội phạm.
Chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào còn trong độ tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc là quân nhân dự bị.
Nói cách khác với tội này thì bắt buộc phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên và những người phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Đối với chủ thể của tội phạm này thì khá đặc biệt hơn 1 chút đối với những tội phạm khác. Có thể thấy khi để có thể xác định chủ thể của tội phạm này thì chỉ rất hẹp, không phải giống những tội phạm khác là bất kỳ cá nhân hay tổ chức. Nói cách khác chủ thể ở đây có sự chọn lọc và hạn hẹp hơn.
Qua những phân tích về tội trốn nghĩa vụ quân sự thì cũng đã thấy một cá nhân khi để thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm thì cần rất nhiều yếu tố. Nhưng qua phân tích trên cũng không thể đưa ra kết luận hay đáng giá là yếu tố nào quan trọng nhất hay yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố nào mà phải hiểu những yếu tố đó phải được xem xét và được áp dụng đồng thời với nhau.
Nếu như một người nào đó mà thiếu một trong những hành vi nêu trên thì hoàn toàn có thể xem xét là người đó không phạm tội trốn nghĩa vụ quân sự. Để có thể khẳng định 1 cá nhân nào đó vi phạm tội trốn nghĩa vụ quân sự thì những nhà làm luật, những cơ quan nhà nước phải xem xét đồng thời tất cả 4 yếu tố đó để có thể đưa ra kết luận 1 cách chính xác và phù hợp với những gì mà pháp luật quy định.
Về hình phạt thì tùy vào từng hành vi, từng loại tội phạm để xác định khung hình phạt cho người phạm tội. Hình phạt đối với tội này thì được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Khung hình phạt thấp nhất có thể là cải tạo không giam giữ, có những hình phạt nặng hơn sẽ là phạt tù có thời hạn.
Nếu như trường hợp mà người vi phạm không thỏa mãn 1 hay những yếu tố cấu thành tội phạm của tội trốn nghĩa vụ quân sự thì không thể bị xử lý hình sự được. Khi đó cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét để xử lý hành chính đối với những hành vi vi phạm mà chưa đến mức hay chưa đủ yếu tố để cấu thành tội trốn nghĩa vụ quân sự.
Bằng những phân tích cũng như bằng những quy định của pháp luật mà chúng tôi đã trình bày nêu trên thì đã phân tích cụ thể vấn đề về cấu thành tội phạm của tội trốn nghĩa vụ quân sự. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề của tội trốn nghĩa vụ quân sự, hãy trực tiếp liên hệ đến hotline 1900.6174 Luật sư sẽ hỗ trợ tư vấn trực tiếp và hoàn toàn miễn phí.
>> Xem thêm: Điều kiện không đạt – rớt khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2022
Mức xử phạt tội trốn nghĩa vụ quân sự
Mức xử phạt hành chính tội trốn nghĩa vụ quân sự
Anh Hưng (Hà Nam) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, tôi có thắc mắc như sau cần được hỗ trợ tư vấn đề giải quyết:
Tôi là Hưng năm nay 18 tuổi hiện đang làm việc và sinh sống tại Hà Nam. Con trai của tôi là Huy năm nay 18 tuổi hiện đang tham gia làm việc ở miền Nam đã được 1 năm rồi. Năm nay khi mà con trai tôi có giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự thì Huy đã chấp hành và đã khám và được kết luận là sức khỏe loại 1 đã đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự rồi.
Nhưng do Huy là 1 đứa ham chơi nên Huy đã không chịu tham gia nghĩa vụ quân sự mặc dù đã được gia đình khuyên ngăn nhưng không được. Do không đồng ý đi bộ đội nên Huy đã vào nam để tiếp tục làm công việc ở trong đó và nói hôm đến ngày nhập ngũ chưa chắc về được.
Vậy, luật sư cho tôi hỏi với hành vi của con trai tôi nếu như không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ thì có bị xử phạt không, mức xử phạt là bao nhiêu tiền? Xin cảm ơn luật sư!
>> Mức xử phạt hành chính tội trốn nghĩa vụ quân sự, liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư!
Thưa anh Hưng! Cảm ơn anh đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với vấn đề mà anh thắc mắc cũng như bằng những quy định mới nhất, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cho vấn đề của anh đặt ra như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP có quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ như sau:
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với những hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc không đúng địa điểm tập trung được ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo quy định Khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương II; Mục 1 Chương III Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 12; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
“Lý do chính đáng” được quy định tại Khoản trên đang được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 95/2014/TT-BQP như sau:
1. “Lý do chính đáng” quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 7, Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các lý do sau:
a) Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe để tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.
b) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm có: bố đẻ, mẹ đẻ; bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.
c) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.
d) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự lại nằm trong vùng đang bị thiên tai, đang bị dịch bệnh, có hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân đó.
đ) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; giấy kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; giấy khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư này.
2. Trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã; trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là mức phạt khi người đã trúng tuyển mà trốn tránh hay không tham gia lệnh gọi nhập ngũ. Những trường hợp đã trúng tuyển nhưng có một trong những hành vi nêu trên nhưng không có lý do chính đáng thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu với tình huống của anh Huy, có thể thấy nếu như anh Huy đã trúng tuyển và có giấy báo gọi nhập ngũ nhưng anh Huy cố tình trốn tránh không thực hiện việc nhập ngũ có thể là không đến nơi tập kết, bỏ trốn… thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Mức phạt cụ thể đối với anh Huy nếu như anh Huy không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ và không tham gia nhập ngũ thấp nhất sẽ là 50.000.000 đồng và mức cao nhất có thể lên tới 75.000.000 đồng. Thông thường cơ quan nhà nước sẽ xử phạt mức ở giữa nếu như mức độ vi phạm của anh Huy không cao.
Còn tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm mà anh Huy vi phạm thì có thể xem xét để xử lý anh Huy với tội trốn nghĩa vụ quân sự theo quy định của Bộ luật Hình sự. Việc đưa ra mức xử phạt cũng như đưa ra những quy định áp dụng những chế tài nào còn phải tùy thuộc vào những quy định cụ thể của pháp luật và những yếu tố phạm tội của anh Huy.
Như vậy, với trường hợp của anh Huy là hành vi vi phạm pháp luật không tuân thủ lệnh gọi nhập ngũ khi đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Nếu như anh Huy mà thực hiện hành vi đó thật thì sẽ rất dễ bị xử lý vi phạm hành chính và nếu nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Qua những phân tích nêu trên chúng tôi đã giải quyết được thắc mắc cho anh Hưng về vấn đề của Huy là tội trốn nghĩa vụ quân sự. Nếu trong quá trình tìm hiểu câu trả lời hay có thắc mắc gì về vấn đề nghĩa vụ quân sự hãy trực tiếp liên hệ đến hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí.
Xử lý hình sự tội trốn nghĩa vụ quân sự
Anh Quang (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, năm nay tôi 20 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi sinh ra trong một gia đình nông thôn nằm ở khu vực ngoại thành phố, do gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế nên tôi đã không tham gia nghĩa vụ từ năm ngoái. Năm 2021 tôi khám trúng nghĩa vụ quân sự nhưng tôi không tham gia đã bị xử phạt hành chính rồi.
Ngày 19/10/2022 tôi có nhận được kết quả khám nghĩa vụ quân sự biết được sức khỏe loại 1 và hoàn toàn đủ điều kiện để tham gia nghĩa vụ quân sự nhưng tôi không muốn đi. Gia đình bố mẹ tôi cứ động viên nhưng do bản thân vẫn còn hay chơi, công việc hiện tại đang ổn định nên tôi không muốn tham gia nghĩa vụ quân sự.
Trước đây tôi cũng đã có kết quả trúng nhưng không đi 1 lần rồi vậy lần này tôi cũng trúng nhưng không tham gia nhập ngũ có được không.
Luật sư cho tôi hỏi nếu như mà lần này tôi không tham gia nghĩa vụ quân sự bị xử phạt như thế nào? tôi có bị đi tù không vì tôi nghe các bạn tôi nói lần này không tham gia có thể bị đi tù. Xin cảm ơn luật sư!
>> Tội trốn nghĩa vụ quân sự có bị xử lý hình sự không? Gọi ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư!
Thưa anh Quang! Cảm ơn anh đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng đài pháp luật chúng tôi. Với những vấn đề mà anh cung cấp cũng như bằng những quy định của pháp luật hiện nay chúng tôi xin giải quyết vấn đề này cho anh được hiểu rõ cụ thể như sau:
Đối với tội trốn nghĩa vụ quân sự thì cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
Mặt khách quan:
Nếu như có giấy báo trúng tuyển và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng không tham gia nhập ngũ nên đã vi phạm vào tội trốn nghĩa vụ quân sự. Anh Quang đã có ý định trốn tránh nghĩa vụ quân sự khi đã đi khám trúng tuyển và đã có giấy gọi nhập ngũ.Nhưng đối với trường hợp của anh Quang ở đây thì trước đây đã bị xử lý vi phạm hành chính rồi nhưng tiếp tục vẫn muốn vi phạm lại tội trốn nghĩa vụ quân sự
Khách thể:
Hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự đã xâm phạm đến chế độ đăng ký nghĩa vụ quân sự về gọi nhập ngũ, về tập trung huấn luyện quân dự bị. Với hành vi này là hành vi mà pháp luật cấm, pháp luật không cho phép cá nhân thực hiện hành vi này. Nếu như cố tình thực hiện sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chủ thể:
Anh Quang đã là người đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Khi thực hiện hành vi thì hoàn toàn có lỗi chủ đích.
Nếu như anh Quang định thực hiện hành vi trốn nghĩa vụ dân sự thì có thể bị xem xét để xử lý hình sự vì anh Quang trước đây đã từng bị xử lý hành chính rồi. Cụ thể điều luật như sau:
“Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.”
Xét về vấn đề của anh Quang đối với trường hợp trước đây đã bị xử lý vi phạm hành chính rồi nhưng vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội trốn nghĩa vụ quân sự. Cụ thể theo quy định tại khoản 1 điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì mức phạt đối với hành vi của anh Quang nếu trốn nghĩa vụ quân sự thấp nhất sẽ là cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nếu như anh Quang có những tình tiết tăng nặng tại khoản 2 điều 332 thì mức xử lý còn có thể nặng hơn với khung hình phạt từ 01 năm tù đến 05 năm tù. Mức xử phạt thông thường sẽ ở mức ở giữ nhưng mà còn căn vào những tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ để xác định được mức hình phạt hợp lý
Tội trốn nghĩa vụ quân sự là tội phạm nghiêm trọng được những nhà làm luật ngày càng chú ý và quan tâm. Do là hành vi vi phạm pháp luật nên hành vi này sẽ bị xử lý rất nghiêm khắc điều này cho thấy rõ chỉ cần có hành vi thì người thực hiện sẽ bị xử lý. Nhẹ thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức xử phạt cao hay thấp, áp dụng biện pháp xử lý như thế nào còn phải căn cứ vào những đặc điểm, tính chất hành vi vi phạm của người phạm tội.
Qua đây Tổng Đài Pháp Luật đã giải quyết cho anh Quang những thắc mắc của mình. Nếu trong quá trình tìm hiểu quy định pháp luật anh Quang có vấn đề gì về tội trốn nghĩa vụ quân sự cần được giải quyết hay cần đến sự hỗ trợ pháp luật trong cuộc sống hãy cứ trực tiếp liên hệ tới chúng tôi qua hotline 1900.6174.
Một số câu hỏi liên quan đến tội trốn nghĩa vụ quân sự
Trốn nghĩa vụ quân sự phải chịu trách nhiệm gì?
Chị Thanh (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau
Thưa luật sư, tôi có một vài vấn đề thắc mắc như sau cần được luật sư hỗ trợ giải quyết giúp tôi.
Tôi là Thanh năm nay 39 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc ở Thanh Hóa. Hàng xóm của tôi có con trai lớn tên là Đạt năm nay vừa tốt nghiệp xong lớp 12 hiện đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội và Đạt đã được 18 tuổi.
Ngày 17/8/2021 ở địa phương có giấy gọi Đạt về để khám nghĩa vụ quân sự nhưng con tôi lại không về để khám và tiếp tục 2 ngày sau bên ban chỉ huy quân sự ở xã đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Đạt. Sau khi bị phạt Đạt đã đi về để khám nghĩa vụ nhưng khi khám đậu nghĩa vụ quân sự thì Đạt đã đi làm và đã không tham gia nghĩa vụ quân sự theo giấy gọi nhập ngũ.
Theo thông tin của gia đình Đạt thì tôi có biết gia đình Đạt đã đút lót cán bộ với số tiền là 10.000.000 đồng để đạt không phải tham gia nghĩa vụ.
Vậy, luật sư cho tôi hỏi trốn nghĩa vụ quân sự phải đi tù có đúng hay không? Trong trường hợp này Đạt có phải chịu Trách nhiệm hình sự hay không? Xin cảm ơn luật sư!
>>Trốn nghĩa vụ quân sự phải chịu trách nhiệm gì, liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư!
Thưa chị Thanh, cảm ơn chị Thanh đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của công ty chúng tôi. Với những gì mà chị Thanh thắc mắc cùng với những quy định pháp luật và những hiểu biết của tôi thì chúng tôi xin giải quyết vấn đề cho chị Thanh như sau:
Thứ nhất, trốn nghĩa vụ quân sự có bị đi tù hay không?
Đối với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự phải nói là một trong những hành vi nguy hiểm cho xã hội cả về mặt pháp luật và mặt đạo đức. Vì thế, pháp luật có quy định về hành vi trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử lý theo chế tài mà pháp luật quy định.
Đối với hành vi trốn nghĩa vụ quân sự chắc chắn sẽ bị xử lý nhưng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi để xem xét xử lý vi phạm. Đối với trường hợp không về khám sẽ bị xử lý 1 mức khác nhau, đối với trường hợp khám trúng nhưng không tham gia hay trốn nghĩa vụ quân sự sẽ có 1 mức phạt khác. Ở những giai đoạn khác nhau, những tính chất, đặc điểm khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau.
Đối với tội trốn nghĩa vụ quân sự để có thể thỏa mãn cấu thành tội phạm hình sự thì ngoài việc thỏa mãn 4 yếu tố cơ bản cấu thành tội phạm này thì sẽ còn cần thêm lần vi phạm. Hầu như những trường hợp vi phạm lần đầu mà không gây ra hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Còn nếu như trường hợp đã vi phạm và bị xử lý vi phạm hành chính rồi những vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị chịu trách nhiệm hình sự.
Các hình phạt mà người vi phạm về tội trốn nghĩa vụ quân sự đó là:
Phạt hành chính: theo quy định tại Nghị định số 37/2022 cụ thể như sau:
“8. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.”.
10. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Báo cáo không đầy đủ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không đầy đủ số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định;
b) Cố ý báo cáo không chính xác danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không chính xác số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi;
b) Không báo cáo số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận trở lại trường học; không tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc báo cáo theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiếp nhận trở lại trường học; tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
…”.
Ngoài bị xử lý vi phạm hành chính về các vấn đề vi phạm về tội trốn nghĩa vụ quân sự thì người thực hiện hành vi nếu như vi phạm còn có thể bị xử lý hình sự.
Nhưng nếu để có thể xử lý trách nhiệm hình sự đối với tội trốn nghĩa vụ quân sự thì phải gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có những hành vi như xúi giục người khác cùng trốn, gây thiệt hại cho sức khỏe của mình…hoặc phải bị xử lý vi phạm hành chính về tội trốn nghĩa vụ quân sự trước rồi thì khi vi phạm lại mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn nghĩa vụ quân sự.
Quy định của pháp luật về xử lý hình sự đối với tội trốn nghĩa vụ quân sự được quy định trong bộ luật Hình sự cụ thể như sau:
“Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.”
Như vậy, nếu như người nào có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với trách nhiệm Hành chính và trách nhiệm hình sự
Thứ hai, trường hợp của Đạt sẽ bị xử lý như thế nào?
Đối với trường hợp của anh Đạt thì trước đây anh Đạt đã từng bị xử lý hành chính về tội không chấp hành giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự nhưng khi khám quân sự xong đậu rồi nhưng vẫn không tham gia nhập ngũ thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn nghĩa vụ quân sự được quy định tại khoản 1 điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Mức phạt mà anh Đạt phải chịu trong trường hợp này cao nhất có thể lên tới 05 năm tù và thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 02 năm. Tùy vào mức độ vi phạm và tính chất nguy hiểm của hành vi của anh Đạt gây ra để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý trách nhiệm hình sự đối với hành vi của anh Đạt về tội trốn nghĩa vụ quân sự.
Theo thông tin mà chị Thanh cung cấp có thể thấy anh Đạt đã có hành vi đưa hối lộ để nhằm trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Với mức tiền đưa hối lộ là 10.000.000 đồng thì anh Đạt sẽ phải chịu thêm trách nhiệm hình sự về tội đưa nhận hối lố cụ thể mức phạt của tội này như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 364 về tội đưa hối lộ quy định như sau:
Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc đã đưa cho người có chức vụ hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ 1 lợi ích như tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như vậy, theo những gì mà chị Thanh cung cấp thì anh Đạt đã phạm 2 tội là tội trốn nghĩa vụ quân sự và tội đưa hối lộ. Đối với trường hợp này đối với những tội ít nghiêm trọng của anh Đạt phạm thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nó sẽ là 05 năm. Do còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì anh Đạt vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này hình phạt đối với anh Đạt sẽ là tổng hợp hình phạt của 2 tội.
Qua những phân tích nêu trên đã giải quyết thắc mắc mà chị Thanh đưa ra cho chúng tôi giải quyết. Nếu như trong quá trình tìm hiểu câu trả lời cũng như trong cuộc sống mà chị Thanh có vấn đề nào thắc mắc về pháp luật thì chị Thanh hãy liên hệ trực tiếp đến Tổng đài pháp luật chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ và tư vấn miễn phí 24/7.
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị đi tù?
Anh Tân (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau:
Tôi là Tân năm nay 24 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội. Năm nay tôi có lệnh gọi khám nghĩa vụ quân sự vì tôi đã hoàn thành khóa học Đại học tại Trường đại học. Ngày 12/9/2022 tôi có giấy gọi về khám và đã khám trúng nghĩa vụ quân sự với sức khỏe loại 2 và tôi đã có giấy báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và chỉ chờ đến ngày gọi nhập ngũ.
Do tôi đã lập gia đình và vợ tôi đang có con nhỏ nên tôi không có ý định tham gia nghĩa vụ quân sự nhưng cũng sẽ bị phạt. Do tôi cũng lo lắng bị xử lý vi phạm nên tôi thử hỏi luật sư xem như thế nào?
Luật sư cho tôi hỏi nếu như trốn nghĩa vụ quân sự có bị đi tù hay không? Tôi trước đây chưa từng bị vi phạm hành chính về tội trốn nghĩa vụ quân sự.Xin cảm ơn luật sư!
>> Trốn nghĩa vụ quân sự có bị đi tù? Liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của luật sư!
Thưa anh Tân! Cảm ơn anh đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với những dữ kiện mà anh đưa ra cùng với những quy định mới nhất của pháp luật chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:
Tội trốn nghĩa vụ quân sự là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Đối với trường hợp cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện tại nếu như đáp ứng đủ các điều kiện. Để có thể xử lý hình sự được những cá nhân vi phạm tội trốn nghĩa vụ quân sự thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Khách thể của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Tội phạm này xâm phạm trật tự quản lý việc thực hiện nghĩa vụ quân sự và việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của mỗi công dân.
Mặt khách quan của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
– Hành vi không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện. Các hành vi đó thể thực hiện bằng cách bỏ trốn khỏi nơi cư trú khi có lệnh, gian dối để nhằm không đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự…
– Hành vi trên chỉ cấu thành tội phạm khi đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Chủ thể của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Chủ thể của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 332 Bộ luật Hình sự) là chủ thể đặc biệt, cụ thể là công dân Việt Nam có lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện theo luật nghĩa vụ quân sự, có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý. Nội dung lỗi cố ý hiện ở chỗ khi thực hiện hành vi này người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ quân sự biết được nghĩa vụ của mình nhưng vẫn cố tình không thực hiện nghĩa vụ đó.
Như vậy, nếu như cá nhân thỏa mãn 4 yếu tố trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn nghĩa vụ quân sự. Đối với trường hợp trốn nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử lý theo quy định tại điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Mức xử phạt đối với tội này thấp nhất sẽ là cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Ngoài ra nếu có các tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 2 như lôi kéo người khác trốn nghĩa vụ quân sự, tự hủy hoại sức khỏe của mình để trốn nghĩa vụ quân sự hoặc là phạm tội trong thời chiến thì sẽ bị phạt tù nặng hơn là từ 01 đến 05 năm.
Căn cứ xử phạt phải xem xét về mặt cấu thành của hành vi cùng với cần xem xét đến mức độ thiệt hại của hành vi đó gây ra. Ngoài ra cần căn cứ vào những tinh tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 51 Bộ luật Hình sự và những tình tiết tăng nặng được quy định tại điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 để cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định xử phạt chính xác về đúng người đúng tội.
Về hành vi của anh Tân thì anh Tân trước đây chưa từng bị xử lý vi phạm hành chính nhưng bây giờ nếu như anh Tân có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự thì vẫn bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tại vì anh Tân không có những hành vi được quy định tại khoản 2 điều 332 cũng như trước đây anh Tân chưa bị xử lý hành chính về tội trốn nghĩa vụ quân sự nên sẽ rất khó xác định được truy cứu trách nhiệm hình sự cho anh Tân.
Đối với trường hợp của anh Tân là tội trốn nghĩa vụ quân sự nếu như không bị xử lý trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Mức xử phạt đối với trường hợp này thì cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP có quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nhập ngũ như sau:
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với những hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc không đúng địa điểm tập trung được ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Nếu như anh Tân khám nghĩa vụ quân sự đã trúng tuyển nhưng không tham gia nhập ngũ thì sẽ bị phạt với mức phạt là từ 30.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Mức phạt chính xác cụ thể là bao nhiêu còn phải căn cứ vào mức độ vi phạm mà anh Tân vi phạm. Ngoài ra nếu như anh Tân có hành vi không chấp hành hay chống đối thì có thể bị xử phạt ở mức nặng hơn cụ thể có thể xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, không phải trường hợp nào khi vi phạm lỗi trốn tránh nghĩa vụ quân sự cũng bị xử lý hình sự. Tùy vào trường hợp, tùy vào hành vi vi phạm của cá nhân để xác định hình phạt cho cá nhân vi phạm đó. Nếu như cá nhân thực hiện hành vi mà có những tình tiết vi phạm của tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự được quy định tại điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Nếu như không có đủ yếu tố hay không có đủ căn cứ để xác định cấu thành tội phạm hình sự thì sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại điều 2 nghị định 37/2022/NĐ-CP. Mức xử phạt hay xử lý như thế nào còn tùy thuộc vào hành vi cũng như mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Trên đây là các quy định của pháp luật về tội trốn nghĩa vụ quân sự mà Tổng Đài Pháp Luật muốn cung cấp đến cho bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến trốn nghĩa vụ quân sự hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi giải đáp thắc mắc miễn phí 24/7.