Tội xâm phạm quyền riêng tư cá nhân bị xử phạt như thế nào?

Tội xâm phạm quyền riêng tư cá nhân bị xử lý rất nghiêm khắc. Tuy nhiên nhiều người do không có nắm được những quy định của pháp luật về vấn đề này đã phải gánh những hình phạt không hề nhỏ. Vậy, quyền riêng tư cá nhân là gì? Quyền riêng tư của mỗi cá nhân được pháp luật bảo hộ như thế nào? Mức xử phạt đối với tội xâm phạm quyền riêng tư được quy định như thế nào? Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!

tu-van-quy-dinh-ve-toi-xam-pham-quyen-rieng-tu-ca-nhan
Tư vấn quy định về tội xâm phạm quyền riêng tư cá nhân

 

Quyền riêng tư cá nhân là gì? Bao gồm những nội dung gì?

>>> Quyền riêng tư cá nhân là gì? Gọi ngay 1900.6174

Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, được tôn trọng và được luật pháp bảo vệ.

Về cơ bản thì quyền riêng tư được pháp luật bảo vệ bao gồm 4 nội dung như sau:

– Quyền riêng tư về thông tin cá nhân:

Pháp luật Việt Nam đã ban hành các quy định về nguyên tắc trong hoạt động quản lý thu thập và xử lý các thông tin cá nhân như thông tin tín dụng, hồ sơ y tế và các hồ sơ của cơ quan nhà nước lưu trữ về công dân. Các thông tin này được bảo đảm bảo mật tuyệt đối để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu đến cá nhân đó . Hoạt động này được gọi là “bảo vệ dữ liệu”.

– Quyền riêng tư về cơ thể:

Quyền riêng tư về cơ thể được hiểu là các quyền mà pháp luật bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ thân thể (vật chất) của mỗi người trong xã hội.

– Quyền riêng tư về thông tin liên lạc:

Bao gồm các quy định của pháp luật về bảo mật và riêng tư liên quan đến thư từ, bưu phẩm, điện thoại, thư điện tử và các hình thức truyền thông khác.

– Quyền riêng tư về nơi cư trú:

Là những quyền được pháp luật bảo vệ liên quan đến việc xử phạt đối với sự xâm nhập chỗ ở, nơi làm việc của người khác mà chưa được cá nhân đó cho phép.

Trên đây là phần giải đáp về vấn đề Quyền riêng tư là gì? Bao gồm những nội dung gì? Nếu có thắc mắc khác liên quan đến lĩnh vực này bạn hãy liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật hôn nhân gia đình,… Tổng đài sở hữu đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý am hiểu pháp luật và có nhiều năm kinh nghiệm giải quyết thành công nhiều vấn đề pháp lý trong thực tế. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí!

Quyền riêng tư của mỗi cá nhân được pháp luật bảo hộ như thế nào?

>>> Quyền riêng tư của mỗi cá nhân được pháp luật bảo hộ như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Khi mà những phương tiện điện tử và mạng xã hội đang rất phát triển, mọi thông tin, bí mật riêng tư đều có nguy cơ bị phát tán và gây ảnh hưởng xấu cho cá nhân đó. Quyền riêng tư của mỗi cá nhân là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước công nhận và bảo vệ. Mặc dù vậy, hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có đạo luật riêng cụ thể quy định về quyền riêng tư, mà thay vào đó quyền này được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực mà văn bản đó điều chỉnh.

Theo quy định tại Điều 21 Hiến pháp 2013 có quy định về quyền riêng tư như sau:

“ 1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”

Theo đó, Hiến pháp Việt Nam công nhận và bảo vệ các quyền riêng tư của cá nhân trong mọi lĩnh vực và đời sống như: công dân có quyền bất khả xâm phạm về quyền riêng tư, quyền bảo mật về thư tín, điện tín,…. Không ai có quyền xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân của người khác khi không được người đó cho phép trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về quyền riêng tư của cá nhân như sau:

“1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Bộ luật Dân sự 2015 cũng ghi nhận quyền riêng tư là quyền bất khả xâm phạm của mỗi người. Mọi thông tin cá nhân về đời sống riêng tư, bí mật của các bên tham gia giao kết hợp đồng đều được bảo vệ an toàn và các bên không được tiết lộ các thông tin liên quan đến bên còn lại.

Tại điều 46 Luật Giao dịch Điện tử 2005 cũng có quy định về quyền riêng tư như sau:

“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn các biện pháp bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật khi tiến hành giao dịch điện tử.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Theo đó, trong hoạt động giao dịch điện tử các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn các biện pháp bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rõ các cơ quan, cá nhân và tổ chức không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin liên quan đến quyền riêng tư của các đối tượng khác nếu không được họ đồng ý.

Như vậy, dù không được ban hành một đạo luật riêng nhưng hiện nay pháp luật cũng đã có những quy định bảo vệ quyền riêng tư của công dân – một trong những quyền cơ bản và dễ bị xâm phạm nhất của công dân. Theo đó, một người khi xâm phạm đến quyền riêng tư của người khác thì sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự, tùy vào mức độ vi phạm của hành vi xâm phạm đó.

xu-phat-hanh-chinh-doi-voi-toi-xam-pham-quyen-rieng-tu-ca-nhan
Xử phạt hành chính đối với tội xâm phạm quyền riêng tư cá nhân

 

Xử phạt hành chính đối với tội xâm phạm quyền riêng tư cá nhân

 

Anh Thắng (Kiên Giang) có câu hỏi:

“Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau muốn nhờ luật sư giải đáp giúp:

Tôi là Thắng, năm nay 25 tuổi. Tôi đã xảy ra mâu thuẫn với bạn gái mình trong thời gian dài. Vì vậy, vài tháng trước, tôi có cung cấp thông tin của cô ấy cho một người khác nhằm vu khống và làm ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm của cô ấy. Hiện nay, cô ấy đã tố cáo hành vi của tôi đến phía cơ quan công an và họ đang tiến hành điều tra vụ án này. Cơ quan công an có thông báo rằng tôi có thể bị phạt hành chính về hành vi của mình. Vì vậy, tôi muốn hỏi mức xử phạt hành chính trong trường hợp này là bao nhiêu?

Tôi cảm ơn luật sư!”

 

>>> Mức xử phạt hành chính đối với tội xâm phạm quyền riêng tư cá nhân bao nhiêu? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào anh Thắng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của anh, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền đối với trường hợp vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu nhập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.”

Như vậy, trong trường hợp này đối với hành vi của anh thì anh có thể bị phạt hành chính một số tiền là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi cung cấp các thông tin liên quan đến quyền cá nhân của người khác với mục đích làm hạ thấp danh dự, uy tín và nhân phẩm của họ.

Trên đây là quy định về vấn đề xử phạt hành chính đối với tội xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của người khác. Nếu có thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này quý bạn đọc hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất từ các luật sư của chúng tôi.

Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi xâm phạm quyền riêng tư cá nhân không?

 

Chị Hà ( Kiên Giang) có câu hỏi:

“Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau muốn nhờ luật sư giải đáp giúp:

Tôi có bị người khác lấy cắp thông tin cá nhân rồi cung cấp cho một đối tượng xấu để làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín và nhân phẩm của tôi. Hiện tại, tôi đang thấy rất bức xúc và muốn khởi kiện họ ra tòa để yêu cầu xử lý. Tuy nhiên, tôi đang không rõ là trong trường hợp này thì tôi có được yêu cầu người kia bồi thường thiệt hại khi xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của mình không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi cảm ơn luật sư!”

 

>>> Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi xâm phạm quyền riêng tư cá nhân không? Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Xin chào chị Hà! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến hòm thư điện tử của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ theo điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.”

Theo đó, nếu như chứng minh được có thiệt hại thực tế xảy ra thì người bị hại có quyền yêu cầu người có hành vi vi phạm quyền riêng tư cá nhân bồi thường thiệt hại các khoản theo quy định tại khoản 1 điều 592 Bộ luật dân sự 2015 và khoản bù đắp tổn thất về tinh thần do hành vi vi phạm quyền riêng tư của họ gây nên theo quy định tại khoản 2 điều này.

Đối với khoản bù đắp tổn thất về tinh thần thì các bên có thể tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp không thỏa thuận được thì mức bồi thường sẽ do Tòa án quyết định và tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, trong trường hợp này chị có thể yêu cầu người kia bồi thường thiệt hại do họ có hành vi xâm phạm quyền riêng tư của chị. Chị có thể tố cáo hành vi của họ ra cơ quan điều và hoặc khởi kiện ra tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trên đây là quy định của pháp luật về vấn đề Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của người khác không? Nếu có thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này quý bạn đọc hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!

mot-so-cau-hoi-lien-quan-den-toi-xam-pham-quyen-rieng-tu-ca-nhan

Một số câu hỏi liên quan đến tội xâm phạm quyền riêng tư cá nhân

Bố mẹ có quyền xâm phạm quyền riêng tư của con không?

 

Chị Huyền (Hà Nam) có câu hỏi: 

“Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau muốn nhờ luật sư giải đáp:

Tôi có một cô con gái năm nay 15 tuổi. Do lo lắng cho con nên tôi có thường xuyên đọc trộm tin nhắn và những trao đổi của con với bạn bè khác giới. Thời gian gần đây, tôi có bị con bé phát hiện và yêu cầu tôi không được xâm phạm quyền riêng tư của con. Tuy nhiên tôi nghĩ là vì là con tôi nên có quyền được biết những bí mật và thông tin riêng tư của con mình nên đã xảy ra mâu thuẫn với con. Tôi đang không biết mình có đúng hay không khi xét theo phương diện của pháp luật nên tôi muốn nhờ luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề này. Tôi cảm ơn luật sư!”

 

>> Bố mẹ có quyền xâm phạm quyền riêng tư của con không? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Trả lời: 

Xin chào chị Huyền! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn qua tổng đài của chúng tôi! Đối với câu hỏi của chị, chúng tôi đã nghiên cứu và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện nay mọi cá nhân đều có quyền được pháp luật bảo vệ về quyền riêng tư. Đồng thời, pháp luật cũng cấm những hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác trừ trường hợp được người đó cho phép hoặc pháp luật có quy định khác.

Tại điều 21 Hiến pháp 2013 cũng quy định về quyền riêng tư của cá nhân như sau:

Mọi cá nhân đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Mọi thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo vệ và  bảo đảm an toàn.

Theo đó, mọi người đều có quyền bảo vệ quyền riêng tư của bản thân. Chính vì vậy, mà trẻ vị thành viên cũng hoàn toàn có quyền được bảo vệ quyền riêng tư cá nhân của mình. Và dù con của chị còn nhỏ hay đã lớn thì bố mẹ đều không thể tự ý xâm phạm các quyền riêng tư của các con. Nên trong trường hợp này hành vi của chị là sai so với quy định của pháp luật.

Trên đây là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của con. Nếu có thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này quý bạn đọc hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất từ các luật sư.

Bị người khác đọc trộm tin nhắn, có khởi kiện được không?

 

Chị Quỳnh (Vĩnh Phúc) có câu hỏi:

“Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau muốn nhờ luật sư giải đáp giúp:

Tôi có phát hiện ra một người bạn cùng phòng của tôi có hành vi đọc trộm những tin nhắn riêng tư trên facebook của tôi. Điều này khiến tôi rất bức xúc và tôi đã đề nghị xin lỗi nhưng họ không hề nhận lỗi mà từ chối hành vi này. Nên tôi muốn nhờ luật sư  tư vấn giúp là trong trường hợp này tôi có thể khởi kiện người này được không? Tôi cảm ơn luật sư!”

 

Trả lời:

Xin chào chị Quỳnh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Đối với câu hỏi của chị chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì người bị người khác xem trộm tin nhắn facebook có nghĩa vụ chứng minh những thiệt hại thực tế xảy ra từ hành vi vi phạm đó gây ra (các thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần).

Nếu chứng minh được thiệt hại thực tế xảy ra từ hành vi đó thì người bị xâm phạm quyền riêng tư gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân quận/huyện có thẩm quyền để giải quyết và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Như vậy, trong trường hợp này nếu như chị chứng minh được thiệt hại thực tế từ hành vi xâm phạm quyền riêng tư của bạn mình thì chị có quyền khởi kiện ra Tòa để giải quyết.

Trên đây là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề liên quan đến chủ đề tội xâm phạm quyền riêng tư của người khác theo quy định của pháp luật. Hy vọng bài viết của chúng tôi có thể cung cấp các thông tin bổ ích liên quan đến chủ đề này cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu có thắc mắc khác liên quan đến chủ đề này quý bạn đọc hãy liên hệ đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất từ phía luật sư của chúng tôi!