Văn bản khai nhận di sản thừa kế – Mẫu văn bản mới nhất 2024

Văn bản khai nhận di sản thừa kế có mẫu như thế nào? Cách điền các thông tin trên văn bản khai nhận di sản thừa kế? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế thực hiện như thế nào? Các vấn đề thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Ngoài ra, nếu bạn còn vướng mắc liên quan đến vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật qua số điện thoại 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng. 

>> Văn bản khai nhận di sản thừa kế mới nhất. Luật sư tư vấn 1900.6174

van-ban-khai-nhan-di-san-thua-ke-theo-mau
Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Theo mẫu)

 

Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế mới nhất

Anh Bá (Điện Biên) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong muốn nhờ Luật sư tư vấn cho như sau: Bố mẹ tôi kết hôn và sinh được 3 chị em tôi. Mẹ tôi bị bệnh ung thư mất cách đây 5 năm. Gần đây, bố tôi không may bị tai nạn qua đời. Hiện tại, nhà tôi đang tiến hành thủ tục phân chia di sản thừa kế bao gồm ngôi nhà và mảnh đất bố mẹ tôi để lại.

Theo di chúc thì tôi được bố để lại cho ngôi nhà. Vì vậy, tôi muốn hỏi tôi xin mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế mới nhất 2022? Tôi xin cảm ơn.

>> Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế mới nhất. Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn anh Bá đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với vấn đề về mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế, chúng tôi đã xem xét và đưa ra câu trả lời như sau:

Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế hay gọi các khác là mẫu đơn xin thừa nhận quyền thừa kế di sản. Hiện nay mẫu văn bản này không được quy định trong bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào. Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế thường do các văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, chứng thực hoặc do UBND cấp xã soạn thảo để sử dụng trong trường hợp công chứng, chứng thực do người được hưởng thừa kế yêu cầu.

Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế

Download (DOCX, 23KB)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN

 

Hôm nay, trước mặt Công chứng viên Văn phòng Công chứng ĐK, thành phố Hà Nội, tôi thực hiện việc khai nhận di sản với những nội dung như sau:

ĐIỂU 1. NGƯỜI KHAI NHẬN DI SẢN

1.1) Ông Nguyễn Văn A, sinh năm 1969, Chứng minh nhân dân số 123456XXX do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2016, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Tổ dân phố X, Phường A, quận K, thành phố Hà Nội

1.2) Bà Nguyễn Thị B, sinh năm 1970, Chứng minh nhân dân số 234567XXX do Cục cảnh sát ĐKQL và DLQG về dân cư cấp ngày 08/08/2016, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Tổ dân phố X, phường A, quận K, thành phố Hà Nội ;

1.3) Bà Nguyễn Thị C, sinh năm 1976, Chứng minh nhân dân số 023456XXX do Cục cảnh sát ĐKQL và DLQG về dân cư cấp ngày 02/01/2016, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Tổ dân phố X, phường A, quận K, thành phố Hà Nội ;

1.4) Cháu Nguyễn Xuân D, sinh năm 2015, Giấy khai sinh số 57/2015, quyển số 02/2014 do Ủy ban nhân dân xã K, huyện P, thành phố Hà Nội sao từ sổ đăng ký khai sinh ngày 05/03/2013, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Tổ dân phố X, phường A, quận K, thành phố Hà Nội ;

1.5) Cháu Nguyễn Văn E, sinh năm 2017, Giấy khai sinh số 34/2017, quyển số 02/2014 do Ủy ban nhân dân Xóm X, thôn A, xã K, huyện P, thành phố Hà

Nội sao từ sổ đăng ký khai sinh ngày 19/11/2016, đăng ký hộ khẩu thường trú tại Tổ dân phố X, phường A, quận K, thành phố Hà Nội ;

Đại diện cho cháu Nguyễn Xuân D và cháu Nguyễn Văn E trong việc lập và ký Văn bản này là mẹ đẻ của hai cháu – bà Nguyễn Thị B.

Bà Nguyễn Thị B có thông tin về nhân thân như trên.

ĐIỀU 2. NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN

– Ông Nguyễn Văn A, sinh năm 1969, chết ngày 15/02/2015, theo Giấy chứng tử số: 18/2014, Quyển số 02/2014 sao từ Sổ đăng ký khai tử do Uỷ ban nhân dân Phường A, quận K, thành phố Hà Nội cấp ngày 05/03/2013. Nơi thường trú cuối cùng trước khi chết: Tổ dân phố X, phường A, quận K, thành phố Hà Nội ;

– Trước khi chết ông Nguyễn Văn A không để lại Di chúc, không để lại bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào mà những người thừa kế của ông Nguyễn Văn A phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

– Tính đến thời điểm mở thừa kế ông Nguyễn Văn A không phải trả nợ cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào.

ĐIỀU 3. DI SẢN ĐỂ LẠI

* Di sản mà ông Nguyễn Văn A để lại là một phần quyền sử dụng đất trong khối tài sản chung với hộ ông Nguyễn Văn A, tại địa chỉ: Tổ dân phố X, phường A, quận K, thành phố Hà Nội như mô tả cụ thể dưới đây:

– Thửa đất số: 234, tờ bản đồ số: 01;

– Địa chỉ thửa đất: thôn A, xã K, huyện P, thành phố Hà Nội;

– Diện tích: 92m2 (bằng chữ: Chín mươi hai mét vuông);

– Hình thức sử dụng:

Sử dụng riêng: 92 m2;

Sử dụng chung: Không m2;

– Mục đích sử dụng: Đất ở tại đô thị;

– Thời hạn sử dụng: Lâu dài;

– Nguồn gốc sử dụng đất: Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;

* Giấy tờ về tài sản: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” số TN 012345 do Ủy ban nhân dân huyện P, thành phố Hà Nội cấp ngày 01/01/2010, Số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: H 0012345 mang tên Hộ ông: Nguyễn Văn A.

* Tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận nêu trên, hộ ông Nguyễn Văn A gồm có 04 (bốn) nhân khẩu, là các ông ( ông Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn B, Nguyễn Thị C, Nguyễn Thị D. Như vậy, di sản mà ông Nguyễn Văn A để lại là quyền sử dụng một phần diện tích đất tương đương với 23,25 m2.

ĐIỀU 4. NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN

Những người thừa kế theo pháp luật hàng thứ nhất của ông Nguyễn Văn A gồm có:

4.1. Ông Nguyễn Văn B – Là bố đẻ của ông Nguyễn Văn A;

4.2. Bà Nguyễn Thị C – Là mẹ đẻ của ông Nguyễn Văn A;

4.3.Bà Nguyễn Thị D – Là vợ của ông Nguyễn Văn A;

4.4. Cháu Nguyễn Xuân E – Là con đẻ của ông Nguyễn Văn A;

4.5. Cháu Nguyễn Văn K – Là con đẻ của ông Nguyễn Văn A;

– Tất cả chúng tôi có số Chứng minh và hộ khẩu thường trú như đã nêu tại phần trên của Văn bản này.

– Ngoài vợ và 02 (hai) người con đẻ nêu trên, ông Nguyễn Văn A không có người vợ, người con đẻ nào khác. Ông Nguyễn Văn A không có con nuôi.

– Ông Nguyễn Văn A không có bố nuôi, mẹ nuôi.

– Không người nào trong số những người hưởng thừa kế nêu trên không được quyền hưởng di sản của ông Nguyễn Văn A để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế. Đến thời điểm chúng tôi lập và ký Văn bản khai nhận di sản thừa kế này không có ai từ chối nhận di sản.

– Chúng tôi xin cam đoan những điều chúng tôi khai trong Văn bản khai nhận di sản thừa kế này là hoàn toàn đúng sự thật. Chúng tôi không khai thiếu người thừa kế và không khai man người thừa kế. Nếu sai hoặc sau này còn có ai khác khiếu nại và chứng minh được họ là chủ sử dụng hợp pháp đối với di sản của ông Nguyễn Văn A hoặc là người thừa kế hợp pháp của ông Nguyễn Văn A thì chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và xin đem tài sản của mình ra để đảm bảo cho lời khai này.

ĐIỀU 5. KHAI NHẬN DI SẢN

– Bằng văn bản này chúng tôi: Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị C, Nguyễn Thị D, Nguyễn Xuân E, Nguyễn Văn K khẳng định là những người được hưởng di sản của ông Nguyễn Văn A để lại. Mỗi người được hưởng phần di sản tương đương với 4,75 m2.

– Chúng tôi: Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị C, Nguyễn Thị D, Nguyễn Xuân E, Nguyễn Văn K đồng ý nhận phần di sản mà mình được hưởng.

– Chúng tôi: Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị C, Nguyễn Thị D, Nguyễn Xuân E, Nguyễn Văn K sẽ thực hiện thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất đối với diện tích đất nêu trên theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 6. CAM KẾT

Chúng tôi cam kết rằng: Khi lập văn bản khai nhận di sản thừa kế này chúng tôi không che dấu người thừa kế, nếu sau này có ai chứng minh được là họ người thừa kế hợp pháp của người để lại di sản thì chúng tôi dùng tài sản của mình để trả cho người đó kỷ phần mà họ được hưởng theo đúng quy định của pháp luật. Tôi đã được Công chứng viên giải thích kỹ về toàn bộ nội dung của Văn bản, quyền và nghĩa vụ của những người hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế; Sau khi tự đọc lại toàn bộ nội dung Văn bản khai nhận di sản thừa kế này, tôi công nhận đã hiểu rõ, đồng ý hoàn toàn nội dung của Văn bản. Tôi đều nhận thức rõ được trách nhiệm của mình trước pháp luật khi lập và ký Văn bản khai nhận di sản thừa kế này. Tôi đã ký tên và điểm chỉ theo quy định của pháp luật dưới đây để làm bằng chứng thực hiện.

NHỮNG NGƯỜI KHAI NHẬN DI SẢN

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Hôm nay, ngày …………………………………………………………………
Tại trụ sở Văn phòng Công chứng ĐK, huyện P, thành phố Hà Nội
Tôi – Nguyễn Văn M, Công chứng viên Văn phòng Công chứng ĐK, thành phố Hà Nội
Chứng nhận
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
SỐ CÔNG CHỨNG: ……………. / ……/VBKNDS Quyển số ……

 

CÔNG CHỨNG VIÊN

 

Trên đây là mẫu văn bản văn bản khai nhận di sản thừa kế. Để nhận di sản thừa kế, bạn cần gửi văn bản khai nhận di sản thừa kế đến cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra nếu bạn còn thắc mắc về cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản khai nhận thừa kế hay về mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế, hãy gọi ngay Tổng đài pháp luật 1900.6174 để được luật sư tư vấn kịp thời.

Hướng dẫn điền thông tin văn bản nhận tài sản thừa kế

 

Anh Thắng (Vĩnh Long) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư Tổng đài pháp luật, tôi có câu hỏi như sau: Bố mẹ tôi ly thân từ khi tôi còn bé, sau khi ly hôn, tôi đã sống với mẹ. Hai mẹ con tôi sống trong căn nhà rộng 150m2.

Một thời gian sau do bị bệnh nặng nên mẹ tôi đã qua đời. Trư Bây giờ tôi muốn làm văn bản khai nhận tài sản thừa kế căn nhà đó. Vậy tôi mong Luật sư cung cấp, hướng dẫn cho tôi điền thông tin văn bản nhận tài sản thừa kế căn nhà đó. Tôi xin cảm ơn Luật sư.

>> Hướng dẫn điền thông tin chính xác trong văn bản khai nhận di sản thừa kế. Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn anh Thắng đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật chúng tôi. Với trường hợp của anh, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra phản hồi như sau:

Sau khi thời điểm mở di sản thừa kế, để thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản thừa kế từ người đã mất sang người hưởng thừa kế. Có hai loại thủ tục chính là thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và thủ tục khai nhận di sản.

Khai nhận di sản thừa kế để nhằm xác lập quyền tài sản đối với phần di sản thừa kế theo quy định pháp luật về thừa kế hiện hành tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế di sản. Trong quá trình khai nhận di sản người nhận thừa kế phải lập văn bản thừa kế di sản gửi đến cơ quan có thầm quyền.

Sau đây là hướng dẫn để giúp anh điền thông tin vào văn bản nhận tài sản thừa kế như sau:

– Về phần thông tin của người để lại di sản: Anh cần điền đầy đủ họ tên, ngày sinh, các giấy tờ tùy thân và nơi cư trú.

– Thông tin về phần tài sản của người để lại di sản: gồm toàn bộ những tài sản chung và tài sản riêng của người mất để lại di sản di chúc bao gồm thông tin và các giấy tờ chứng minh liên quan khác.

+ Đối với tài sản di sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc các tài sản gắn liền trên đất thì sẽ có thông tin về vị trí thửa đất, sơ đồ bản đồ, số thừa, diện tích đất, nguồn gốc mục đích sử dụng đất, … diện tích xây dựng, số tầng, năm hoàn thành xây dựng, diện tích sàn, … của mảnh đất, thông tin về giấy tờ sở hữu như cơ quan cấp, ngày tháng cấp, số phát hành….

+ Đối với tài sản di chúc là động sản như xe ô tô, xe máy thì phải nêu được các thông tin về biển số xe, số giấy đăng ký ô tô, ngày tháng năm cấp đăng ký xe, các thông tin về chủ sở hữu, nhãn hiệu, số khung, số máy, số loại, màu sơn, loại xe….

+ Đối với tài sản di chúc là thẻ tiết kiệm thì phải nêu được các thông tin về ngân hàng nơi lập thẻ tiết kiệm, số tiền tiết kiệm, lãi suất gửi tiết kiệm, kỳ hạn gửi tiết kiệm, …

Trên đây là hướng dẫn chi tiết để anh điền thông tin trong văn bản nhận tài sản thừa kế. Nếu anh còn thắc mắc về văn bản khai nhận thừa kế, hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để nhận được sự tư vấn của các luật sư.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

 

Chị Ly (Hải Dương) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Gia đình tôi có 2 chị em. Vào năm 2012, bố tôi bị ốm nằm trong bệnh viện cần người chăm sóc. Tôi đã nghỉ việc về chăm sóc khi bố tôi nằm viện. Các anh, chị còn lại của tôi đều đóng góp tiền thuốc men lo cho bố tôi.

Gần đây, do bệnh diễn biến nặng hơn nên bố tôi đã qua đời. Ông có để lại một mảnh đất rộng 500m2 cho tôi và em tôi. Vì vậy, tôi muốn hỏi các thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư.

>> Cơ quan có thẩm quyền nào giải quyết văn bản khai nhận di sản thừa kế. Luật sư giải đáp 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị Ly đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Về vấn đề chị thắc mắc, chúng tôi đã xem xét và đưa ra phản hồi như sau:

Khai nhận phần di sản thừa kế là thủ tục để nhằm xác lập phần quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế hiện hành tại thời điểm phát sinh ra quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết.

Sau khi thời điểm mở thừa kế, để thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người đã mất sang người thừa kế có hai loại thủ tục là thủ tục khai nhận di sản hoặc thủ tục thỏa thuận phân chia di sản.

1. Trường hợp áp dụng thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Xét căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 quy định về hướng dẫn các thủ tục công chứng, chứng thực việc thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế được áp dụng đối với trường hợp “Người duy nhất được hưởng phần di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật nhưng thỏa thuận về không phân chia di sản thừa kế đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”

2. Trường hợp áp dụng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Xét căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Luật Công chứng năm 2014 quy định về hướng dẫn thủ tục công chứng, chứng thực thì các thủ tục thỏa thuận phân chia di sản được áp dụng trong trường hợp sau:

“Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc này không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì sẽ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.”

Sau khi kiểm tra hồ sơ nhận di sản thừa kế thấy đầy đủ, phù hợp với các quy định của pháp luật, cơ quan công chứng sẽ tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản. Việc thụ lý hồ sơ phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết này do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản đó; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng này thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người này.

Trường hợp di sản thừa kế này bao gồm cả động sản và bất động sản hoặc di sản thừa kế chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định pháp luật thừa kế tại khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đó.

Trường hợp di sản thừa kế này chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản này không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng đó có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế tài sản. Các đồng thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ( theo Điều 57 Luật Công chứng năm 2014) hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế ( theo Điều 58 Luật Công chứng năm 2014). Sau khi công chứng văn bản thừa kế này, người được hưởng di sản này phải thực hiện theo thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

Như vậy trên đây là phần tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề thắc mắc của chị Ly “Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật” mới nhất 2022, nếu còn có vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác như mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế quý bạn đọc vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật qua hotline : 1900.6174 để được các Luật sư giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý độc giả! Trân trọng./.

Trình tự khai nhận di sản thừa kế theo di chúc chung

 

Chị Kim (Vĩnh Phúc) có câu hỏi:

Thưa luật sư, bố mẹ tôi kết hôn năm 2015, sau thời kỳ chung sống thì hai người có xây dựng một căn nhà rộng 200m2. Bố tôi có 2 con riêng và có 2 con chung với mẹ tôi, là tôi và anh trai tôi.

Bây giờ, sau khi chồng tôi mất vì bệnh hiểm nghèo. Bố tôi có để lại di chúc chưa ngôi nhà và mảnh đất cho mẹ tôi và 4 người con của bố. Trong đó, tôi cũng nhận được 1 phần di sản thừa kế.

Vậy nên tôi muốn hỏi trình tự khai nhận di sản thừa kế theo di chúc chung? Mong nhận được sự tư vấn cụ thể và kịp thời của các luật sư. Xin trân trọng cảm ơn Luật sư Tổng đài pháp luật.

>> Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế chung theo di chúc. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị Kim đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật chúng tôi. Về vấn đề thắc mắc trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định theo Bộ luật dân sự năm 2015 thì nếu người mất để lại phần di chúc thì sẽ chia thừa kế theo quy định pháp luật. Các quy định pháp luật hiện hành về thừa kế hiện nay không bắt buộc người thừa kế phải khai nhận di sản thừa kế đó.

Tuy nhiên, để việc hợp pháp hóa quyền sở hữu của mình đối với di sản do người mất để lại, thì việc khai nhận di sản thừa kế này là cần thiết.

Nếu trước đây ,Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về di chúc chung của vợ chồng với các nội dung như:

Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực kể từ thời điểm người cuối cùng mất hoặc cả hai người cùng đồng thời qua đời ( căn cứ điều 668)

– Nếu một người đã mất, phần di chúc của họ vẫn được pháp luật tôn trọng nhưng người còn lại này có quyền thay đổi nội dung di chúc mà mình đã lập đối với người kia ( căn cứ điều 664)

Thì hiện tại, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì pháp luật thừa kế cũng không có quy định nào cụ thể, chi tiết nào về vấn đề không thừa nhận di chúc chung của vợ chồng. Theo đó, di chúc này vẫn có giá trị pháp lý như các loại di chúc khác. Theo nguyên tắc trên, nếu một vấn đề chưa có điều luật nào quy định cụ thể thì chúng ta có thể áp dụng các tập quán pháp luật và áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết . Vậy chúng tôi xin giải quyết vấn đề của chị theo các bước như sau :

– Chị làm thủ tục công bố và khai nhận di chúc mà bố chị đã để lại
Do di chúc này được lập trong lúc bố chị tỉnh táo, minh mẫn, không bị ép buộc hay lừa dối và lập thành văn bản thì di chúc này hoàn toàn hợp pháp, chị có thể mang di chúc và giấy khai tử của bố chị ra UBND xã/phường yêu cầu cơ quan có thẩm quyền này công bố nội dung di chúc công khai tại trụ sở cơ quan đó, sau 30 ngày, nếu không cá nhân nào có ý kiến khiếu nại gì thì di chúc này được công nhận.

– Chị và mẹ chị đồng thời làm thủ tục tặng cho tài sản và chuyển giao di sản thừa kế tại UBND xã hoặc văn phòng công chứng
Do mẹ chị vẫn còn nên phần di chúc của bố chị có thể được bà thay đổi , hiện tại mẹ chị có thể làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất đối với phần tài sản của bà cho chị . Mẹ chị và chị chỉ cần ra UBND xã, phường hoặc văn phòng công chứng để làm các thủ tục công chứng /Chứng thực hợp đồng tặng cho tài sản giữa hai bên với nhau .

Vậy, sau khi chị đã có trong tay các giấy tờ như sau :

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Bản đồ địa chính mảnh đất

– Đơn đề nghị đăng ký biến động về đất đai

– Hợp đồng tặng cho của bạn và bố bạn

– Văn bản khai nhận di chúc có xác nhận của UBND xã

– Bản sao chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của chị.

– Bản khai thuế TNCN và lệ phí trước bạ ( theo mẫu ) , với trường hợp của mình , chị không phải đóng 2 loại thuế này do tài sản chuyển tên là tài sản được thừa kế, tặng cho từ bố mẹ ruột .

Chị phải nộp hồ sơ này tại phòng đăng ký đất đai thuộc phòng tài nguyên môi trường cấp huyện/ quận nơi có mảnh đất này để có thể làm thủ tục sang tên trên GCNQSDĐ.

 

van-ban-khai-nhan-di-san-thua-ke-moi-nhat
Văn bản khai nhận di sản thừa kế mới nhất

Một số vấn đề liên quan đến văn bản khai nhận di sản thừa kế

Tư vấn thủ tục đăng ký khai nhận thừa kế tại xã, phường

Anh Lộc (Nghệ An) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư, nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi tư vấn giúp tôi về thừa kế như sau: Ông ngoại tôi có một căn nhà rộng khoảng 50m2. Ông ngoại tôi có 02 người con. Khi ông tôi mất, ông có viết di chúc để lại ngôi nhà này cho mẹ tôi và cô của tôi. Tuy nhiên tại thời điểm ngoại tôi mất thì có mỗi cô tôi ở Việt Nam, còn mẹ tôi đang định cư ở nước ngoài do dịch covid không về được.

Hiện tại mẹ tôi mới về Việt Nam để nhận di sản thừa kế. Vậy nên, tôi muốn hỏi thủ tục đăng ký khai nhận thừa kế tại xã, phường như thế nào? Tôi xin cảm ơn.

>> Thủ tục đăng ký khai nhận di sản thừa kế thực hiện như thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174g.

Trả lời:

Cảm ơn anh Lộc đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật Về vấn đề thắc mắc trên, chúng tôi đã xem xét và đưa ra câu trả lời như sau:

1. Thứ nhất, về pháp luật nội dung:

Di sản thừa kế là phần tài sản của người đã chết để lại cho những người còn sống. Theo quy định căn cứ tại Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Di sản bao gồm phần tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết này trong tài sản chung với người khác.”

Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, hoặc giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người mất để lại di sản. Việc xác định phần di sản thừa kế này mà người chết này để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản trên.

Còn đối với trường hợp di sản thừa kế đó là phần tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người mất để lại di sản đó có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ dựa vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Việc khai nhận di sản thừa kế này có thể được thực hiện ở các văn phòng và phòng công chứng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật công chứng năm 2014 thì phạm vi áp dụng hoạt động này gồm:

“Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, hợp đồng ủy quyền, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản được thực hiện theo quy định của Mục này và các quy định của Mục 1 Chương này mà không trái với quy định của Mục đó.”

Cụ thể văn bản khai nhận di sản được quy định chi tiết, rõ ràng tại Điều 58 Luật công chứng năm 2014 như sau:

“1. Người duy nhất được hưởng phần di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản đó theo quy định pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia phần di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản này được thực hiện theo quy định căn cứ tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.

3. Chính phủ quy định rõ ràng, chi tiết các thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận phần di sản.”

Cụ thể như sau:

+ Trong trường hợp di sản này là quyền sử dụng đất hoặc là tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ cần yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất đó, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản này.

+ Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng phần di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

+ Trong trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ cần yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

Công chứng viên có nghĩa vụ phải kiểm tra để xác định người mất để lại di sản có đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu phần tài sản và những người yêu cầu công chứng có đúng là người được hưởng di sản đó hay không; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản đó và hưởng di sản này là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm, nghĩa vụ phải niêm yết việc thụ lý công chứng, chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Thứ hai, để thực hiện thủ tục đăng ký khai nhận thừa kế tại xã, phường, mẹ anh cần thực hiện những bước sau: 

a) Đối với Văn phòng công chứng

Bước 1: Mẹ anh cần chuẩn bị hồ sơ khai nhận thừa kế

Căn cứ theo quy định căn cứ tại Điều 58 Luật Công chứng, để thực hiện công chứng, chứng thực Văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng;

– Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;

– Giấy chứng tử hoặc các giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã mất; Giấy đăng ký kết hôn của người mất đã để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…

– Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);

– Các giấy tờ nhân thân: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế;

– Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô… Các giấy tờ khác có liên quan về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…

– Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng lại không chia di sản)…

Bước 2: Mẹ anh và cô của anh cần có mặt tại Phòng Công chứng để ký văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Bước 3: Mẹ anh cần nộp phí công chứng và nhận kết quả công chứng.

b) Đối với phòng công chứng:

– Bước 1: Phòng Công chứng tiếp nhận hồ sơ: Kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ có trong hồ sơ theo yêu cầu công chứng. Nếu hồ sơ nhận di sản đầy đủ thì thụ lý, giải quyết. Nếu hồ sơ nhận di sản chưa hợp lệ, hoặc chưa đầy đủ thì sẽ từ chối yêu cầu công chứng hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nhận di sản.

– Bước 2: Công chứng viên thụ lý hồ sơ tiến hành kiểm tra, đối chiếu các thông tin theo hồ sơ do người yêu cầu công chứng cung cấp, soạn thảo thông báo niêm yết công khai nội dung khai nhận di sản thừa kế. Sau khi kết thúc thời hạn niêm yết, soạn thảo nội dung văn bản khai nhận di sản thừa kế theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng.

– Bước 3: Công chứng viên phải thực hiện ký công chứng văn bản khai nhận sản thừa kế, đóng dấu, thu phí công chứng và hoàn trả kết quả công chứng.
Thứ ba, về vấn đề phí, lệ phí:

Do thông tin anh cung cấp chưa đầy đủ, nên chúng tôi xin đưa ra quy định về phí công chứng trong các trường hợp như sau:

Căn cứ theo Điểm a Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC thì phí công chứng đối với trường hợp khai nhận di sản thừa kế sẽ được tính trên giá trị di sản, cụ thể như sau:

+ Dưới 50 triệu đồng thì mức thu 50.000 đồng/trường hợp;

+ Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì mức thu 100.000 đồng/trường hợp;

+ Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng thì mức thu 0,1% giá trị tài sản;

+ Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng thì mức thu 01 triệu đồng + 0,06% giá trị tài sản vượt quá 01 tỷ đồng;

+ Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng thì mức thu 2,2 triệu đồng + 0,05% giá trị tài sản vượt quá 03 tỷ đồng;

+ Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì mức thu 3,2 triệu đồng + 0.04% giá trị tài sản vượt quá 05 tỷ đồng;

+ Trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng thì mức thu 5,2 triệu đồng + 0.03% giá trị tài sản vượt quá 10 tỷ đồng;

+ Trên 100 tỷ đồng thì mức thu 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

Trên đây là thủ tục đăng ký khai nhận thừa kế tại xã, phường mà mẹ bạn phải thực hiện. Ngoài ra nếu bạn còn thắc mắc về thời gian thực hiện thủ tục đăng ký khai nhận thừa kế tại xã, phường hay văn bản khai nhận di sản thừa kế, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật 1900.633.705 để được tư vấn nhanh chóng.

Tư vấn về việc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

 

Chị Thơm (Thái Bình) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Tôi năm nay 42 tuổi, đã kết hôn và có hai đứa con. Hiện tại tôi và chồng đang sinh sống và làm việc tại thành phố Thái Bình. Đợt vừa rồi mẹ ruột tôi ốm nhập viện. Tôi không có thời gian về chăm sóc mẹ tôi ốm. Cậu em trai tôi đã nghỉ việc để chăm sóc mẹ trong giai đoạn ốm đau bệnh tật, và mỗi tháng tôi đều gửi tiền hàng tháng về để mua đồ bồi bổ mẹ.

Vừa qua, mẹ tôi mất có để lại cho cho tôi và em trai một mảnh đất và 1 ngôi nhà. Vì vậy, tôi muốn hỏi về thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc? Tôi xin cảm ơn.

>> Thời gian khai nhận di sản thừa kế trong bao lâu? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị Thơm đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật chúng tôi. Về vấn đề thắc mắc trên, chúng tôi xin đã xem xét và đưa ra câu trả lời như sau:

Khai nhận di sản thừa kế là một thủ tục rất cần thiết sau khi mở thừa kế, đây chính là một trong những thủ tục khá phức tạp có nhiều giai đoạn và bao gồm nhiều bước thực hiện. Trong đó người được hưởng di sản thừa kế này(hoặc người nhận ủy quyền của người được hưởng di sản thừa kế), tiến hành các thủ tục theo luật định để chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ người đã mất để lại di sản cho người được hưởng di sản.

Đầu tiên chị Thơm cần chuẩn bị văn bản khai nhận di sản thừa kế và công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế này là quyền sở hữu nhà ở tại bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn nơi có bất động sản đó.

Tiếp sau đó, chị cần chuẩn bị hồ sơ nhận di sản bao gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

– Giấy chứng tử của bố mẹ bạn;

– Giấy tờ tùy thân của những người thừa kế;

– Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh, giấy kết hôn …).

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy hồ sơ đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người đã mất để lại di sản. Trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người này. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã và nơi có bất động sản của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng, chứng nhận văn bản thừa kế đó.

Như vậy trên đây là tất cả những về tư vấn của Tổng đài chúng tôi về vấn đề thắc mắc của chị Thơm. Ngoài ra nếu chị còn thắc mắc về văn bản khai nhận di sản thừa kế, gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn kịp thời của luật sư.

Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề xoay quanh văn bản khai nhận di sản thừa kế. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể áp dụng vào trường hợp cụ thể của mình trên thực tế. Nếu bạn còn có bất cứ vấn đề nào liên quan đến văn bản khai nhận di sản thừa kế hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.