Tai nạn lao động chết người, bảo hiểm sẽ bồi thường thế nào?

Tai nạn lao động chết người thì người thân sẽ được bảo hiểm bồi thường những gì? Như thế nào thì được xem là tai nạn lao động? Mời bạn đọc hết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bên cạnh đó nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề bảo hiểm xã hội hay vấn đề pháp lý khác, có thể gọi ngay đến đường dây nóng của Tổng đài pháp luật qua số 1900.6174 để được luật sư tư vấn chính xác và miễn phí.

tai-nan-lao-dong-chet-nguoi
Tai nạn lao động chết người

Điều kiện để được coi là tai nạn lao động?

Anh Kim Tài (Bà Rịa – Vũng Tàu) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi tên Kim Tài hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Vũng Tàu. Tôi đang có một số thắc mắc cần luật sư tư vấn. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, tôi nộp đơn xin làm việc tại một nhà máy may tại Vũng Tàu. Hiện tôi đã làm việc được 6 năm và tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ. Tuần trước nhà máy gấp rút chuẩn bị cho đợt xuất hàng sắp tới nên công nhân làm tăng ca ngoài giờ. Sức đề kháng của tôi khá yếu nên cơ thể dễ bị ốm, trước đó tôi xin nghỉ ốm một tuần vì bị ngộ độc thức ăn. Tôi quay trở làm và làm việc quá sức nên say xẩm chóng mặt, không cẩn thận bị máy cắt vải cắt vào tay và phải khâu 8 mũi. Một số đồng nghiệp bảo tôi sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động, một số lại bảo chỉ được hỗ trợ khi xảy ra tai nạn lao động chết người thôi. Tôi rất hoang mang, không biết mình có được công ty hỗ trợ không? Mong luật sư tư vấn cho tôi. Tôi xin cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Kim Tài! Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Các chuyên gia pháp lý Tổng Đài Pháp Luật đã nhận được câu hỏi của anh và xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Trước hết, chúng ta cần hiểu tai nạn lao động ở đây là gì? Theo Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định: “Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”.

Theo như quy định trên, Tai nạn lao động không có nghĩa là chỉ bao gồm trường hợp tai nạn lao động chết người mà còn bao gồm các trường hợp tai nạn lao động gây tổn thương bất kỳ bộ phận nào của người lao động gắn liền với quá trình lao động.

Tuy nhiên, không phải bất cứ tai nạn nào cũng được coi là tai nạn lao động, căn cứ Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh năm 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Người lao động bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Một là người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc. Điều này có nghĩa kể cả khi người lao động đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.

+ Hai là người lao động bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc nhưng đang thực hiện công việc theo yêu cầu của phía người sử dụng lao động

+ Ba là người lao động gặp tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tuy nhiên điều này cần diễn ra trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 05% trở lên do bị tai nạn kể trên

Bên cạnh đó, chúng ta cần chú ý đến Khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, Vệ sinh năm 2015 quy định về các trường hợp không được hưởng chế độ hỗ trợ khi người lao động gặp tai nạn nghề nghiệp do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân sau:

– Người lao động bị thương do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động

– Người lao động bị thương do cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân

– Người lao động sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với pháp luật gây tổn hại sức khỏe

Theo như quy định trên, trường hợp của anh được coi là tai nạn lao động vì anh bị thương tại nơi làm việc và trong giờ làm việc. Theo như anh chia sẻ thì việc bị thương là do làm việc tăng ca quá sức, hoàn toàn không phải do cố ý tự hủy hoại sức khỏe bản thân, hay mâu thuẫn với đồng nghiệp, sử dụng chất cấm theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, Vệ sinh năm 2015. Chính vì thế, anh hoàn toàn được hưởng chế độ hỗ trợ về chế độ tai nạn lao động.

>>>Xem thêm: Bảo hiểm tai nạn lao động

luat-su-tu-van-ve-trach-nhiem-phap-ly-khi-tai-nan-lao-dong
Tai nạn lao động chết người

Luật sư tư vấn về trách nhiệm pháp lý khi tai nạn lao động

Chị Xuân Trinh (Thành phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi:

Xin chào anh chị luật sư! Tôi tên là Xuân Trinh hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đang băn khoăn một số vấn đề, cần luật sư hỗ trợ. Quê gốc của tôi ở Thanh Hóa, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh trai tôi phải gác lại việc học, vào Quảng Ninh làm hầm mỏ từ năm 18 tuổi. Đến nay, anh tôi đã có hơn 6 năm làm hầm mỏ và tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ, công việc vất vả nhưng đem lại nguồn thu nhập cao, đủ để trang trải cuộc sống, lo cho bố mẹ dưới quê. Anh định sẽ làm thêm vài năm để kiếm vốn làm ăn, cưới vợ. Nhưng thật không may hầm bị sập, anh tôi bị thương tích nặng, nhập viện cấp cứu nhưng không qua khỏi. Tôi muốn luật sư tư vấn, đối với trường hợp tai nạn lao động chết người thì anh tôi sẽ được hỗ trợ những gì? Tôi xin cảm ơn luật sư.

 

>> Liên hệ luật sư tư vấn trách nhiệm pháp lý khi tai nạn lao động chết người. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Xuân Trinh! Trước hết chúng tôi xin chia buồn cùng gia đình. Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Sau khi đã nghiên cứu vấn đề chị đang gặp phải, đội ngũ chuyên viên pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật xin hỗ trợ chị như sau:

Đối với trường hợp tai nạn chết người, công ty cần chịu những trách nhiệm pháp lý sau:

Thứ nhất, công ty sẽ chịu hoàn toàn chi phí cứu chữa, khắc phục hậu quả (nếu có)

Căn cứ theo Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã quy định quy định cụ thể trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động như sau:

– Người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định bao gồm:

+ Một là người sử dụng lao động cần kịp thời sơ cứu, cấp cứu và tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động.

+ Hai là người sử dụng lao động phải thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động như sau:

Thanh toán phần chi phí phải chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia Bảo hiểm y tế; trả phí khám giám định mức suy giảm Khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 05% do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định tại Hội đồng giám định y khoa; thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia Bảo hiểm y tế.

Như vậy, theo như quy định trên, anh trai của chị sẽ được hỗ trợ toàn bộ chi phí sơ cứu, cấp cứu, điều trị tại viện, công ty sẽ thanh toán toàn bộ chi phí y tế phát sinh bao gồm cả chi phí không nằm trong danh mục hỗ trợ bảo hiểm ý tế.

Thứ hai, người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động

Thứ ba, đối với trường hợp của anh trai chị có tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được chịu toàn bộ mai táng phí.
Theo quy định khoản 2 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về trợ cấp mai táng cụ thể “người lao động chết do tai nạn lao động hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, nghề nghiệp”. Mức hưởng hiện nay đang được áp dụng là 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động mất.

Thứ tư, phía công ty phải bồi thường thiệt hại cho thân nhân của người lao động trong trường hợp tai nạn lao động chết người.

Căn cứ điểm b Khoản 3 Điều 145 Luật vệ sinh an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 về quyền của người lao động bị tai nạn lao động cụ thể như sau: Người lao động sẽ được bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động chết do tai nạn lao động”.

Theo quy định trên, gia đình chị và công ty có thể thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại nhưng không được ít hơn mức 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

>>>Xem thêm: Chế độ tai nạn lao động

truong-hop-lao-dong-chet-nguoi-thi-than-nhan-se-duoc-huong-che-do-gi
Tại nạn lao động chết người

Trường hợp tai nạn lao động chết người thì nhân thân sẽ được hưởng chế độ gì?

Anh Quốc Vũ (Tuyên Quang) có câu hỏi:

Xin chào luật sư! Tôi tên Quốc Vũ hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Tuyên Quang. Tôi đang có thắc mắc mong luật sư giải đáp. Con trai tôi sau khi tốt nghiệp cấp 3 thì xin vào làm tại một công ty may gần nhà. Cháu làm việc được khoảng 7 năm và tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ. Trong khi làm việc cháu không may bị máy cắt vào chân, do mất máu quá nhiều nên không qua khỏi. Con tôi lập gia đình năm 23 tuổi, hiện có 2 cháu, cháu lớn học lớp 5, cháu nhỏ học lớp 2. Trước giờ vợ cháu cũng chỉ ở nhà nội trợ, chồng là lao động chính trong gia đình. Cháu mất đột ngột quá, gia đình không thể xoay xở.

Luật sư cho tôi hỏi đối với người lao động bị tai nạn lao động chết người, thân nhân của người lao động có được chế độ gì không? Mong luật sư hỗ trợ tôi. Tôi xin cảm ơn!

>> Tai nạn lao động chết người sẽ được bảo hiểm bồi thường thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Quốc Vũ! Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật. Chuyên viên pháp lý của chúng tôi đã nhận được câu hỏi của anh, sau thời gian nghiên cứu vấn đề, chúng tôi xin trả lời thắc mắc của anh như sau:

Ngoài chi phí hỗ trợ đối với người lao động bị tai nạn lao động chết người, thân nhân người lao động sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Thứ nhất, con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai.

Thứ hai, vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

Thứ ba, cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ

Thứ tư, cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

Đối với trường hợp của gia đình, hai cháu hiện tại một cháu học lớp 2 (tức 7 tuổi), cháu còn lại học lớp 5 (tức 10 tuổi) theo quy định trên, con của người lao động bị mất do tai nạn lao động chết người dưới 18 tuổi sẽ được hưởng tiền tuất hàng tháng.

Theo như thông tin anh cung cấp, không nhắc đến thông con dâu anh mang thai hay bị suy giảm khả năng lao động nên sẽ không thuộc đối tượng được hưởng tuất hàng tháng. Vì anh không cung cấp thông tin về tuổi của người vợ, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ của người lao động nên Tổng Đài Pháp luật không thể tư vấn cụ thể được nhưng anh có thể dựa vào quy định trên để đối chiếu điều kiện để được hỗ trợ tuất hàng tháng đối với các thân nhân của người lao động.

Hiện tại, mức trợ cấp tuất hàng tháng cho mỗi thân nhân bằng 50% x 1.490.000 đồng/tháng (745.000 đồng/tháng); với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng bằng 70% x 1.490.000 đồng/tháng (1.043.000 đồng/tháng).

Tuy nhiên gia đình cần lưu ý, một người lao động chết thì tối đa 04 thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Trường hợp có 02 người chết trở lên thì thân nhân được hưởng 02 lần mức trợ cấp nêu trên. Tức là, trường hợp con anh bị mất do tai nạn lao động chết người thì tối đa 4 người được nhận bao gồm 2 người con và 2 người khác (nếu đủ điều kiện) theo luật định. Và thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện từ tháng liền kề sau tháng người lao động chết.

Ngoài ra, thân nhân của người lao động bị mất do tai nạn lao động chết người có thể được hưởng tuất 1 lần khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

– Một là người lao động chết không thuộc các trường hợp để thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng

– Hai là người lao động chết thuộc một trong các trường hợp thân nhân được hưởng tiền tuất hàng tháng nhưng lại không có thân nhân đủ điều kiện hưởng

– Ba là thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất 1 lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

– Bốn là người lao động chết mà không có thân nhân (con đẻ, con nuôi, vợ/chồng, cha/mẹ đẻ, cha/mẹ nuôi, cha vợ/chồng, mẹ vợ/chồng hoặc thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng) thì trợ cấp tuất 1 lần được thực hiện theo pháp luật thừa kế

Theo quy định trên, nếu 2 con của con trai anh hoặc thân nhân khác có đủ điều kiện nhận tuất hàng tháng có nguyện vọng nhận trợ cấp tuất 1 lần thì sẽ được xét duyệt.

Hiện nay, mức hưởng trợ cấp tuất 1 lần đối với thân nhân của người lao động bị mất do tai nạn lao động chết người sẽ được tính như sau:

Mức trợ cấp tuất 1 lần = 1,5 x Mức bình quân tiền lương x Số năm đóng BHXH trước 2014 + 2 x Mức bình quân tiền lương x Số năm đóng BHXH sau 2014

Anh cần lưu ý mức bình quân tiền lương ở đây là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm. Trường hợp tính đến trước 01/01/2014, nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn từ 01/01/2014.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong một số thông tin cơ bản giải đáp vấn đề liên quan tới câu hỏi về tai nạn lao động chết người và các tình huống xoay quanh. Nếu các bạn gặp bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp. Đội ngũ luật sư giỏi, có chuyên môn sâu luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ giải quyết tận gốc vướng mắc bạn đang gặp phải.

  19006174