Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế – Mẫu mới nhất năm 2024

Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế có những mẫu nào? Thủ tục chứng thực văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế như thế nào? Có được hủy văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế hay không? Các vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Ngoài ra nếu bạn còn băn khoăn về các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay Tổng đài pháp luật 1900.6174 để được luật sư tư vấn kịp thời. 

>> Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế mới nhất năm 2022. Luật sư tư vấn 1900.6174

van-ban-tu-choi-nhan-tai-san-thua-ke
Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế

Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế mới nhất

 

Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế mới nhất

 

Anh Hùng (Phú Thọ) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn Luật sư tư vấn cho như sau: Bố mẹ tôi kết hôn từ năm 1980 và có 3 người con. Cách đây 1 tháng, bố mẹ tôi đã mất trong một vụ tai nạn.

Hiện nay gia đình tôi đang thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế, gồm có ngôi nhà và mảnh đất bố mẹ tôi để lại. Tôi đang cư trú, sinh sống và làm việc tại nước ngoài không về được.

Công việc của tôi ở nước ngoài đã có thu nhập ổn định nên tôi muốn nhường phần di sản này cho 2 em tôi để làm vốn kinh doanh.  Tuy nhiên, tôi chưa nắm rõ được việc từ chối di sản cần những giấy tờ gì, mẫu đơn từ chối di sản như thế nào. Vậy tôi muốn hỏi mẫu đơn văn bản từ chối nhận di sản thừa kế mới nhất 2022 như thế nào? Tôi xin cảm ơn.

 

> >Các mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật chúng tôi. Về vấn đề thắc mắc trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế hay gọi các khác là mẫu đơn khước từ quyền thừa kế di sản. Hiện nay mẫu văn bản này không được quy định trong bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào. Mẫu văn bản này thường do các văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, chứng thực hoặc do UBND cấp xã soạn thảo để sử dụng trong trường hợp công chứng, chứng thực do người được hưởng thừa kế yêu cầu.

MẪU VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN TÀI SẢN THỪA KẾ 

Download (DOCX, 15KB)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————

VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN

Tại Phòng Công chứng số ……….. Tỉnh/Thành phố ….

Tôi là (ghi rõ họ và tên): ………………………………………..

Sinh ngày: ……./……./………..

Chứng minh nhân dân số: …… cấp ngày ……/……./…. tại ….

Hộ khẩu thường trú : ………………………………………………

(Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi theo đăng ký tạm trú)

Tôi là người thừa kế theo di chúc lập ngày (nếu di chúc có công chứng, chứng thực thể ghi rõ số, ngày và cơ quan chứng; trường hợp là người thừa kế theo pháp luật thì ghi là người thừa kế theo pháp luật) …………. của ông(bà) …… chết ngày …../……/…….. theo Giấy chứng tử số ……………….. do Uỷ ban nhân dân ……. cấp ngày …../……/………

Di sản mà tôi được thừa kế là: …………………………………..

Nay tôi tự nguyện từ chối nhận di sản nêu trên mà tôi được hưởng.

Tôi xin cam đoan những thông tin về nhân thân đã ghi trong văn bản này là đúng sự thật và cam kết việc từ chối nhận di sản này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác

Tôi đã tự đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và ký vào văn bản này trước sự có mặt của công chứng viên.

Người từ chối nhận di sản

(ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế mới nhất 2022. Ngoài ra, nếu còn có vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, bạn hãy liên hệ ngay với bộ phận tư vấn luật thừa kế qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư giải đáp. 

Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế tại UBND xã/phường/thị trấn

 

Anh Kiên (Long An) có câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc mong Luật sư tư vấn như sau: Gia đình tôi có 04 anh chị em. Tôi là con cả đang sinh sống tại Việt Nam. Tôi có hai người em đang sinh sống và lấy chồng tại Anh. Còn một người em út tôi thì đang học đại học ở TP.HCM.
Do tôi và hai em lớn đã có cuộc sống và thu nhập ổn định nên chùng tôi muốn từ chối nhận di sản thừa kế để nhường lại cho em út. Vì vậy, tôi muốn hỏi mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế tại UBND xã/phường/thị trấn như thế nào? Xin cảm ơn Luật sư Tổng đài pháp luật.

>> Hướng dẫn ghi thông tin văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế tại UBND xã. Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc về Tổng đài pháp luật. Về văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế tại UBND xã/phường/thị trấn, chúng tôi xin cung cấp mẫu văn bản như :

Đơn từ chối nhận di sản thừa kế bản chất là văn bản do người có quyền thừa kế xác lập nguyện vọng, nhu cầu của mình đối với khối tài sản thừa kế. 

MẪU VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN TÀI SẢN THỪA KẾ TẠI UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN

Download (DOCX, 24KB)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN TÀI SẢN THỪA KẾ

Tôi là (4): …………………………………………….

Tôi là người thừa kế theo ………………….. (5) của ông/bà ……………….. .chết ngày ……./……../………. theo Giấy chứng tử số ……….. do Uỷ ban nhân dân…………….. cấp ngày …../…………/…..

Tài sản mà tôi được thừa kế là: …………………………………

Nay tôi tự nguyện từ chối nhận tài sản nêu trên mà tôi được hưởng.

Tôi xin cam đoan những thông tin về nhân thân đã ghi trong văn bản này là đúng sự thật và cam kết việc từ chối nhận tài sản thừa kế này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Người từ chối nhận tài sản thừa kế

 

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

LỜI CHỨNG CỦA CHỦ TỊCH/PHÓ CHỦ TỊCH

UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN …………………

Ngày………tháng………..năm……… (bằng chữ ……… )
tại …………………………………………………….. (9),
tôi ……………….., Chủ tịch/Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã/phường/thị trấn ………… huyện/quận/thị/xã/thành phố thuộc tỉnh…… tỉnh/thành phố ……………

CHỨNG THỰC:

– Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế này do ông/bà …… lập;

– Tại thời điểm chứng thực, người từ chối nhận tài sản thừa kế có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

– Nội dung từ chối nhận tài sản thừa kế không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

– ………………………………………………………… (13)

– Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế này được lập thành …….. bản chính (mỗi bản chính gồm ……. tờ, … trang), giao cho người từ chối nhận tài sản thừa kế ….. bản chính; lưu tại Uỷ ban nhân dân một bản chính.

Số ……………, quyển số ….. TP/CC-SCT/HĐGD.

CHỦ TỊCH/PHÓ CHỦ TỊCH

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

(1) Ghi thông tin về người lập di chúc như sau:

Họ và tên :………………… Sinh ngày: …./……../….

Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu số :………..

cấp ngày……./……./……..tại ……………………………

Quốc tịch (đối với người nước ngoài): …………….

Địa chỉ liên hệ: …………………………………………….

(2) Ghi thông tin về những người thừa kế như sau:

Ông (bà):………………. Sinh ngày: ………/……../…….

Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu số :………….

cấp ngày……./……./……..tại …………………………….

Quốc tịch (đối với người nước ngoài): …………….

Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………..

Ông (bà):…………….. Sinh ngày: ………/……../……..

Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu số :……………
cấp ngày……./……./……..tại ……………………………..

Quốc tịch (đối với người nước ngoài): ……………..

Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………..

Trường hợp những người thừa kế gồm từ ba người trở lên thì thông tin của từng người được ghi lần lượt như trên.

(3) Ghi thông tin về người nhận tài sản thừa kế như sau:

Họ và tên :………… Sinh ngày: ………/……../……..

Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu số :………….

cấp ngày……./……./……..tại ……………………………..

Quốc tịch (đối với người nước ngoài): ……………..

Địa chỉ liên hệ: …………………………………………….

(4) Ghi thông tin về người từ chối nhận tài sản thừa kế như sau:

Họ và tên :…………….. Sinh ngày : ………/……../……..

Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu số :…………….

cấp ngày……./……./……..tại ………………………………..

Quốc tịch (đối với người nước ngoài): …………………

Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………….

(5) Ghi hình thức thừa kế như sau:

5.1. Trường hợp thừa kế theo di chúc thì ghi: di chúc

5.2. Trường hợp thừa kế theo pháp luật thì ghi: pháp luật

(6) Ghi họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản; Trong trường hợp có chỉ định người thực hiện nghĩa vụ thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ.

(7) Ghi tài sản thừa kế và giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản thừa kế; phần tài sản mà từng người thừa kế được hưởng; trong trường hợp có người thừa kế nhường quyền hưởng tài sản thừa kế của mình cho người thừa kế khác thì ghi rõ việc nhường đó.

(8) Ghi quan hệ giữa người nhận thừa kế và người để lại tài sản thừa kế; tài sản thừa kế để lại và giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản thừa kế

(9) Ghi địa điểm thực hiện chứng thực

(10) Chọn một trong các trường hợp sau đây:

– Người lập di chúc đã đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và đã ký vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;

– Người lập di chúc đã đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và đã ký, điểm chỉ vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;

– Người lập di chúc đã đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và điểm chỉ vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;

– Người lập di chúc đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và ký vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;

– Người lập di chúc đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và ký, điểm chỉ vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;

– Người lập di chúc đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và điểm chỉ vào Di chúc trước sự có mặt của tôi;

(11) Chọn một trong các trường hợp sau đây:

– Những người thừa kế đã đọc Văn bản phân chia tài sản thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Những người thừa kế đã đọc Văn bản phân chia tài sản thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký, điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Những người thừa kế đã đọc Văn bản phân chia tài sản thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Những người thừa kế đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Văn bản phân chia tài sản thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Những người thừa kế đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Văn bản phân chia tài sản thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký và điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Những người thừa kế đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Văn bản phân chia tài sản thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;

(12) Chọn một trong các trường hợp sau đây:

– Người nhận tài sản thừa kế đã đọc Văn bản nhận tài sản thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người nhận tài sản thừa kế đã đọc Văn bản nhận tài sản thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký, điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người nhận tài sản thừa kế đã đọc Văn bản nhận tài sản thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người nhận tài sản thừa kế đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Văn bản nhận tài sản thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người nhận tài sản thừa kế đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Văn bản nhận tài sản thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và đã ký, điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;

– Người nhận tài sản thừa kế đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Văn bản nhận tài sản thừa kế, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản và điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi;

(13) Chọn một trong các trường hợp sau đây:

– Người từ chối nhận tài sản thừa kế đã đọc Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong Văn bản và ký vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi.

– Người từ chối nhận tài sản thừa kế đã đọc Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong Văn bản và ký, điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi.

– Người từ chối nhận tài sản thừa kế đã đọc Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong Văn bản và điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi.

– Người từ chối nhận tài sản thừa kế đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong Văn bản và ký vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi.

– Người từ chối nhận tài sản thừa kế đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong Văn bản và ký, điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của tôi.

– Người từ chối nhận tài sản thừa kế đã nghe người thực hiện chứng thực đọc Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong Văn bản và điểm chỉ vào Văn bản này trước sự có mặt của tô

Trên đây là mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế tại Ủy nhân dân xã. Ngoài ra nếu bạn còn thắc mắc về văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế hay  thủ tục thừa kế di sản, gọi ngay đến Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng của luật sư. 

Mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế lập tại văn phòng công chứng

 

Chị Khuê (Đồng Nai) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư Tổng đài pháp luật, tôi có câu hỏi như sau: Ông bà tôi có ba người con bao gồm bố tôi và hai cô của tôi. Ông bà tôi mất có để lại thừa kế một mảnh đất rộng 120m2.

Hiện tại bố tôi muốn từ chối nhận phần di sản này để nhường lại cho hai cô của tôi kinh doanh. Bên cạnh đó, nhà tôi cũng gần một văn phòng công chứng nên tôi muốn làm văn bản từ chối di sản thừa kế tại đây. Vậy, tôi hỏi Luật sư mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế lập tại văn phòng công chức như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn. 

 

>> Hướng dẫn ghi thông tin văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế tại văn phòng công chứng. Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Về văn bản từ chối nhận phần tài sản thừa kế tại văn phòng công chứng mà chị thắc mắc, chúng tôi xin cung cấp mẫu văn bản như sau:

MẪU VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN TÀI SẢN THỪA KẾ TẠI VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG 

Download (DOCX, 24KB)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————

VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN

 

Tại Phòng Công chứng số ……….. (Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thỡ ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng)

Tôi là (ghi rõ họ và tên): ………………………………………..

Sinh ngày: …../…../………..

Chứng minh nhân dân số: ……..cấp ngày …./…../…… tại ….

Hộ khẩu thường trú : ……………………………………………
(Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi theo đăng ký tạm trú)

Tôi là người thừa kế theo di chúc lập ngày (nếu di chúc đã công chứng, chứng thực thể ghi rõ số, ngày và cơ quan chứng; trường hợp là người thừa kế theo pháp luật thì ghi là người thừa kế theo pháp luật) của ông(bà) …………………. chết ngày …/…./…….. theo Giấy chứng tử số …………. do Uỷ ban nhân dân ………. cấp ngày …/…./………

Di sản mà tôi được thừa kế là: ……………………………………….

Nay tôi tự nguyện từ chối nhận di sản nêu trên mà tôi được hưởng.

Tôi xin cam đoan những thông tin về nhân thân đã ghi trong văn bản này là đúng sự thật và cam kết việc từ chối nhận di sản này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Tôi đã tự đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và ký vào văn bản này trước sự có mặt của công chứng viên.

Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:

Tôi đã đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của công chứng viên.

Tôi đã đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của công chứng viên.

Tôi đã nghe công chứng viên đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và ký vào văn bản này trước sự có mặt của công chứng viên.

Tôi đã nghe công chứng viên đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của công chứng viên.

Tôi đã nghe công chứng viên đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của công chứng viên.

Tôi đã nghe người làm chứng đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và ký vào văn bản này trước sự có mặt của công chứng viên.

Tôi đã nghe người làm chứng đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của công chứng viên.

Tôi đã nghe người làm chứng đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của công chứng viên.

Người từ chối nhận di sản 

                                                                                                                 (ký và ghi rõ họ tên)

 

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

 

Ngày…….tháng…….năm…………(bằng chữ …………. )

(Trường hợp công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)

tại Phòng Công chứng số………
(Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng công chứng),

tôi…………………………………, công chứng viên Phòng Công chứng số………

Chứng nhận:

– Văn bản từ chối nhận di sản này do ông(bà) …………….. lập;

– Tại thời điểm công chứng, người từ chối nhận di sản có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật; người từ chối nhận di sản cam đoan việc từ chối nhận di sản không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;

– Nội dung từ chối nhận di sản phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;

– Người từ chối nhận di sản đã đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và ký vào văn bản khai nhận di sản này trước sự có mặt của tôi.

Hoặc chọn một trong các trường hợp sau đây:

Người từ chối nhận di sản đã tự đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi.

Người từ chối nhận di sản đã tự đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi.

Người từ chối nhận di sản đã nghe công chứng viên đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và ký vào văn bản này trước sự có mặt của tôi.

Người từ chối nhận di sản đã nghe công chứng viên đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi.

Người từ chối nhận di sản đã nghe công chứng viên đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi.

Người từ chối nhận di sản đã nghe người làm chứng đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và ký vào văn bản này trước sự có mặt của tôi.

Người từ chối nhận di sản đã nghe người làm chứng đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi.

Người từ chối nhận di sản đã nghe người làm chứng đọc văn bản từ chối nhận di sản, đồng ý tất cả các nội dung ghi trong văn bản và điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi.

– Văn bản từ chối nhận di sản này được lập thành ………. bản chính (mỗi bản chính gồm ……. tờ, ……..trang), cấp cho người từ chối nhận di sản ………………….. bản chính; lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.

Số công chứng ………., quyển số ……….TP/CC-SCC/HĐGD.

CÔNG CHỨNG VIÊN

 

(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

Trên đây, là mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế lập tại văn phòng công chứng mà Tổng đài pháp luật cung cấp cho bạn. Bên cạnh đó nếu bạn còn thắc mắc về hướng dẫn ghi thông tin trong văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế lập tại văn phòng công chứng, gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn kịp thời của các luật sư. 

 

Mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế lập có xác nhận của công chứng viên

 

Chị Tường ̣(Vĩnh Phúc) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Gia đình tôi có 5 người. Vào năm 2010, bố tôi mất và để lại một mảnh đất rộng 500m2. Hiện tại các anh, chị tôi đều muốn từ chối nhận phần di sản thừa kế này và muốn để nhượng mảnh đất đó lại cho tôi. Vì theo anh chị nói, tôi là người sống chung, chăm sóc bố từ lúc ốm đau đến tận lúc bố mất lâu nhất.

Bây giờ 05 anh, em nhà tôi muốn ra phòng công chứng lập văn bản từ chối di sản. Vậy thưa Luật sư, tôi mong Luật sư tư vấn mẫu văn bản từ chối nhận di sản thừa kế lập tại văn phòng công chứng, xin cảm ơn

>> Hướng dẫn ghi thông tin văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế lập có xác nhận của công chứng viên. Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật chúng tôi. Về vấn đề thắc mắc trên, chúng tôi đã xem xét và đưa ra câu trả lời như sau:

MẪU VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN TÀI SẢN THỪA KẾ CÓ XÁC NHẬN CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Download (DOCX, 17KB)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN TÀI SẢN THỪA KẾ

 

Hôm nay, ngày tháng năm 20…., tại trụ sở Văn phòng công chứng ……. – TP Hà Nội, địa chỉ: Số ……, đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội .

Tôi là:……………………… , sinh ngày………………… ,

Chứng minh nhân dân số do Công an Hà Nội cấp ngày………… , đăng ký hộ khẩu thường trú tại……….. , thành phố Hà Nội.

Tôi là người thừa kế theo của ông/bà chết ngày theo Giấy chứng tử số ………….. do Uỷ ban nhân dân cấp ngày ………….

Tài sản mà tôi được thừa kế là: ……………………..

Nay tôi tự nguyện từ chối nhận tài sản nêu trên mà tôi được hưởng.

Tôi xin cam đoan những thông tin về nhân thân đã ghi trong văn bản này là đúng sự thật và việc từ chối nhận tài sản thừa kế này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Người từ chối nhận tài sản thừa kế

(Ký và ghi rõ họ tên)

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày … tháng … năm……(/20… ), tại trụ sở Văn phòng công chứng … thành phố Hà Nội, địa chỉ: Số ….., đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội .

Tôi, Nguyễn Văn A – Công chứng viên Văn Phòng Công chứng …, thành phố Hà Nội ký tên dưới đây:

CÔNG CHỨNG:

Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế này do

Ông………………….. lập;

Ông có tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân và hộ khẩu thường trú tại:……………………

– Tại thời điểm công chứng, người từ chối nhận tài sản thừa kế có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

– Nội dung từ chối nhận tài sản thừa kế không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

– Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế này được lập thành …bản chính (mỗi bản chính gồm tờ, trang), giao cho người từ chối nhận tài sản thừa kế bản chính; lưu tại Phòng Công chứng Gia Khánh thành phố Hà Nội 01 bản chính.

Số công chứng Quyển số 01 TP/CC-SCC/HĐGD.

CÔNG CHỨNG VIÊN

 

Trên đây là mẫu văn bản từ chối thừa kế tài sản có xác nhận của công chứng viên. Bên cạnh đó, nếu bạn còn thắc mắc về phân chia di sản theo di chúc hay văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế, gọi ngay qua hotline 1900.6174 để được các luật sư tư vấn trực tiếp.

Hướng dẫn viết văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

 

Chị Hồng (Vĩnh Tường) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Tôi năm nay 40 tuổi, đã kết hôn và có hai đứa con. Hiện tại tôi và chồng đang sinh sống và làm việc tại Vĩnh Yên. Đợt vừa rồi mẹ ruột tôi ốm nhập viện. Tôi không có thời gian về chăm sóc mẹ tôi ốm. Còn em trai tôi đã nghỉ việc để chăm sóc mẹ trong giai đoạn ốm đau bệnh tật.

Vừa qua, mẹ tôi mất và để lại một mảnh đất cho tôi và em trai tôi. Vì em tôi đã dành nhiều thời gian công sức chăm mẹ tôi khi ốm đau nên tôi muốn từ chối phần nhận di sản của mẹ để nhường lại phần di sản này cho em tôi.

Tuy nhiên khi làm văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế, tôi không biết những thông tin như thế cho đúng quy định. Vậy tôi mong muốn Luật sư hướng dẫn tôi viết văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Tôi xin cảm ơn.

>> Hướng dẫn ghi thông tin văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế. Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Về vấn đề hướng dẫn ghi thông tin văn bản từ chối tài sản thừa kế, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Hướng dẫn cách soạn thảo

(1) Mục “Tại”: Đây là địa chỉ nơi lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Có thể là nhà riêng của người yêu cầu, hoặc có thể tại trụ sở Văn phòng/Phòng công chứng.

Ví dụ: Văn phòng Công chứng xxx, địa chỉ: TN12x, phường A, thành phố B, tỉnh C

(2) Mục “chúng tôi gồm”: Mục này nếu người từ chối nhận di sản thừa kế là một người thì chỉ ghi là “tôi là…” kèm tên, năm sinh, số CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân kèm ngày tháng và cơ quan cấp, hộ khẩu thường trú…

Ví dụ: Bà: Nguyễn Thị C.; Sinh năm : 1980; CMND số: 1234567xxx do Công an tỉnh F cấp ngày 19/8/2018; Hộ khẩu thường trú: TN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D

Nếu có từ hai người từ chối di sản thừa kế trở lên thì viết “chúng tôi gồm…” ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại…

(3) Mục “Là…” ghi mối quan hệ giữa người từ chối nhận di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế.

Ví dụ: là con đẻ, là cháu ngoại, cháu nội…

(4) Ghi thông tin của người để lại di sản thừa kế. Căn cứ theo Giấy chứng tử, trích lục khai tử để khai ngày tháng năm người để lại di sản chết, ngày cấp của các giấy tờ nêu trên…

Ví dụ: Ông Trần Ngọc M. chết ngày 20/21/2019 theo Trích lục khai tử số 79/TLKT, do UBND phường B, thành phố C, tỉnh D đăng ký khai tử ngày 17/12/2017

(5) Mục này liệt kê đầy đủ số tài sản mà người từ chối nhận di sản thừa kế được hưởng. Tài sản phải là những loại có giấy tờ sở hữu, có đăng ký quyền sở hữu như: Xe ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, quyền sử dụng đất và nhà ở…

Nên ghi đầy đủ thông tin như trên Giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất … để xác định chính xác tài sản đó là tài sản nào.

Ví dụ:

1. Sổ tiết kiệm có kỳ hạn số AC 0000xxxxxx tại Ngân hàng M – Chi nhánh số 2 – tỉnh D ngày 20/04/2018 với số tiền gửi là 16.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Mười sáu triệu đồng chẵn), mang tên ông Trần Ngọc M.

2. Phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ: SN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số DO 186xxx, số vào sổ cấp GCN: 012xx do UBND thành phố C, tỉnh D cấp ngày 22/09/2014.

Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau:

– Thửa đất số: 40; – Tờ bản đồ số: 15;

– Địa chỉ: TN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D

– Diện tích: 447 m2 (Bằng chữ: Bốn trăm bốn mươi bảy mét vuông);

– Hình thức sử dụng: riêng: 447 m2; chung: không m2;

– Mục đích sử dụng: Đất ở tại đô thị

– Thời hạn sử dụng: Lâu dài;

– Nguồn gốc sử dụng: Đất nhà nước giao

3. Chiếc xe ô tô mang biển số 28A-xxxxx theo giấy đăng ký ô tô số 012345 do Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Y cấp ngày 01/01/2016 đăng ký lần đầu ngày 01/01/2016 được mang tên Nguyễn Văn A tại địa chỉ: SN 123, phường X, quận Y, tỉnh Z

– Nhãn hiệu: FOTO

– Số loại: TOYOTA

– Loại xe: Tải chở mô tô, xe máy

– Màu sơn: Trắng

– Số khung: 200AFC0xxxxx

– Số máy: 27515E0xxxxx

– Số chỗ ngồi: 4

Đăng ký xe có giá trị đến ngày: 24/07/2030

Trên đây là Mẫu Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế kèm hướng dẫn cụ thể, chi tiết mà luật sư cung cấp cho bạn. Tùy vào thông tin của mỗi người mà vận dụng mẫu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế một cách phù hợp nhất. Nếu bạn còn thắc mắc nào về văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế, liên hệ ngay qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn trực tiếp.

 

thu-tuc-chung-thuc-van-ban-tu-choi-nhan-tai-san-thua-ke
Thủ tục chứng nhận văn bản từ chối tài sản thừa kế

Thủ tục chứng thực giấy từ chối tài sản thừa kế được thực hiện như thế nào?

 

Chị Kim (Gia Lai) có câu hỏi:

Thưa luật sư, gia đình tôi có ngôi nhà do ông ngoại để lại. Ông tôi có 03 người con, tại thời điểm ngoại tôi mất thì mẹ tôi và một cô đều ở Việt Nam. Còn bác cả đang định cư ở nước ngoài, sau này mẹ tôi cũng sang đó định cư.

Bây giờ, mẹ và bác tôi muốn từ chối nhận phần tài sản thừa kế của ngoại tôi vì muốn dành nó cho người cô ở Việt Nam. Hiện tại mẹ tôi mới về Việt Nam và bà muốn làm thủ tục về từ chối nhận di sản. Vậy tôi muốn hỏi, mẹ tôi cần thực hiện Thủ tục chứng thực giấy từ chối tài sản thừa kế như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư. 

>> Cơ quan nào chứng thực văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế. Luật sư giải đáp 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn Kim đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật chúng tôi. Với trường hợp của bạn, chúng tôi đã xem xét và đưa ra phản hồi như sau: 

Di sản thừa kế là phần tài sản do người đã mất để lại cho người thân hoặc người được hưởng thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, họ lại muốn từ chối nhận phần di sản thừa kế đó. Vậy thủ tục chứng thực giấy từ chối tài sản thừa kế được thực hiện như thế nào? Về vấn đề thắc mắc trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Bước 1: Mẹ bạn cần chuẩn bị hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế

Căn theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự 2015, nêu rõ khi một các nhân muốn từ chối nhận di sản thừa kế thì phải lập thành văn bản và gửi đến những người thừa kế khác để thông báo.

Những giấy tờ mà mẹ bạn cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục từ chối tài sản thừa kế, đó là: 

+ Văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế có cam kết việc từ chối nhận di sản thừa kế không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản (dự thảo).

+ Căn cước công dân, chứng minh nhân dân/ (bản sao có chứng thực).

+ Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).

+ Di chúc (bản sao có chứng thực) trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực).

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng (bản sao có chứng thực) hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản (bản sao có chứng thực).

Bước 2: Mẹ bạn tiến hành chứng thực văn bản ở UBND cấp xã.

+ Công chứng viên kiểm tra hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế.

+ Mẹ bạn cần thực hiện ký lên văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế trước mặt công chứng viên, trường hợp văn bản có 02 trang thì phải ký đầy đủ cả 02 trang.

+ Trường hợp mẹ bạn không ký được thì phải điểm chỉ; nếu mẹ bạn không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng.

+ Cán bộ chứng thực thực hiện chứng thực cho văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế.

(Trường hợp công chứng viên kiểm tra và nhận thấy hồ sơ bị thiếu thì yêu cầu mẹ bạn bổ sung hoặc hồ sơ không hợp lệ thì giải thích cho mẹ bạn về việc không thể chứng thực văn bản từ chối nhận di sản)

Bước 3: Nhận văn bản công nhận từ chối nhận tài sản thừa kế

+ Mẹ bạn cần tiến hành đóng phí và thù lao công chứng là 20.000 đồng (theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC).

+ Mẹ bạn sẽ nhận được văn bản công nhận từ chối nhận di sản thừa kế.

Trên đây là những bước mà mẹ bạn cần thực hiện để hoàn thành thủ tục chứng thực giấy từ chối tài sản thừa kế. Bên cạnh đó, nếu bạn còn thắc mắc về điều kiện thực hiện thủ tục từ chối di sản thừa kế, gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được các Luật sư tư vấn trực tiếp.

 

Khi nào được từ chối nhận di sản thừa kế?

 

Chị Chúc (Thanh Hóa) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Bố mẹ tôi kết hôn vào năm 1979, có hai người con là tôi và anh trai tôi. Hiện tại tôi đã lấy chồng và ở xa, 1 năm tôi chỉ về thăm quê 1 lần.

Vừa qua bố tôi bị ốm nặng và mất. Bố tôi có một ngôi nhà được xây từ năm 1981. Khi bố tôi mất, bố tôi đã để lại di chúc chia phần di sản này cho tôi và anh trai. Tuy nhiên tôi đang ở xa nên tôi muốn nhường phần di sản đó cho anh tôi. Vậy tôi muốn hỏi khi nào được từ chối nhận di sản thừa kế? Tôi xin cảm ơn luật sư.

>> Khi nào người thừa kế có quyền từ chối di sản thừa kế? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bạn Chúc đã tin tưởng và đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với trường hợp của bạn, chúng tôi đã phân tích và đưa ra những phản hồi như sau: 

Khi bạn không muốn nhận phần tài sản của người đã mất để lại thì bạn phải phải lập văn bản từ chối nhận thừa kế. Vậy khi nào thì bạn được từ chối nhận phần di sản thừa kế? Chắc chắn đây là thắc mắc của nhiều người vì lý do nào đó muốn từ chối nhận phần di sản thừa kế. Tổng đài pháp luật chúng tôi xin giải đáp câu hỏi thắc mắc trên của quý khách hàng như sau:

Căn cứ theo đó, bất cứ vì lý do nào, người được hưởng phần di sản thừa kế này cũng có quyền được từ chối, trừ 3 trường hợp sau: 

– Không được từ chối để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản với người khác

– Phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

– Phải từ chối trước thời điểm phân chia di sản này

Từ những thông tin bạn cung cấp thì bố bạn đã mất và để lại di sản cho bạn và anh trai. Tuy nhiên do ở xa nên bạn muốn từ chối nhận di sản thừa kế này và nhượng lại cho anh trai bạn. Mẹ bạn được từ chối nhận di sản thừa kế khi mẹ bạn không thuộc 3 trường hợp trên.

Bên cạnh đó, nếu bạn còn thắc mắc về văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế, gọi ngay đến Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết của các luật sư.

 

Những người được từ chối nhận di sản thừa kế

 

Anh Định (Lâm Đồng) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư Tổng đài pháp luật, tôi có câu hỏi như sau: Ông tôi có bốn người con bao gồm mẹ tôi, hai cô tôi và 1 cậu. Ông tôi mất có để lại thừa kế một mảnh đất rộng 150m2. Hiện tại mẹ tôi và hai cô muốn từ chối nhận phần di sản này nhường lại cho cậu của tôi để lấy vốn làm ăn.

Hiện tại mẹ tôi thì đang ở Long An còn mảnh đất đó ở Lâm Đồng. Vậy tôi hỏi, với trường hợp này, những người được từ chối nhận di sản thừa kế là ai? Mẹ tôi và hai cô có quyền từ chối nhận di sản thừa kế không? Tôi xin cảm ơn luật sư.

>> Ai không được lập văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với trường hợp của bạn, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra những phản hồi như sau: 

Những người được từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật thừa kế hiện hành:

Để xác định ai được quyền từ chối nhận di sản thừa kế thì trước hết chúng ta phải xem xét ai là người được nhận di sản thừa kế.

Theo đó, người thừa kế theo di chúc là người được người mất để lại phần di sản chỉ định là người nhận thừa kế trong văn bản di chúc. Người thừa kế theo pháp luật thừa kế được xác định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 mới nhất, cụ thể:

– Hàng thứ 1 bao gồm vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuôi

– Hàng thứ 2 bao gồm ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột gọi người chết là ông bà nội ngoại.

– Hàng thứ 3 bao gồm cụ nội ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì ruột, cháu ruột gọi người chết là bác, chú, cậu, cô, dì, ruột, cháu ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Ngoài ra, những người sau đây sẽ không được hưởng di sản thừa kế vì đã bị truất quyền thừa kế

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc;

– Giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Đáng lưu ý là nếu những người này đã bị người để lại phần di sản biết nhưng vẫn cho họ được hưởng theo di chúc thì vẫn nhận di sản bình thường căn cứ cụ thể tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo những thông tin bạn cung cấp thì ông bạn đã mất và để lại một mảnh đất cho mẹ bạn, 2 cô của bạn, cậu của bạn. Tuy nhiên, mẹ bạn và hai cô của bạn muốn từ chối nhận di sản thừa kế.

Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì mẹ bạn và cô bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bên cạnh đó, mẹ bạn và 2 cô của bạn không thuộc trường hợp không được hưởng di sản. Vì vậy, mẹ bạn và cô bạn được từ chối nhận di sản thừa kế. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc về những người được từ chối di sản thừa kế hay văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế, gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn kịp thời của các luật sư.

Một số vấn đề liên quan đến văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

Đơn từ chối nhận di sản có phải công chứng không?

 

Chị Phương (Kiến An) có câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Tôi hiện tại đang định cư cùng chồng con ở nước ngoài. Mẹ ruột tôi đã ốm đau và nằm ở bệnh viện Hải Phòng một thời gian rồi. Do công việc bận rộn, tôi không thể về chăm sóc mẹ được mà chỉ có em trai tôi đã chăm sóc mẹ.

Tuần trước mẹ tôi mới mất và theo di chúc của bà thì bà muốn để lại phần di sản này cho hai chị em tôi. Tuy nhiên, tôi lại muốn từ chối nhận phần di sản này và muốn em trai tôi được hưởng hết phần di sản đó.

Hiện tại tôi đang ở Việt Nam để làm các thủ tục từ chối di sản thừa kế. Vậy tôi muốn hỏi, đơn từ chối nhận di sản có phải công chứng hay không? Rát mong luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn. 

>> Đơn từ chối nhận di sản thừa kế có phải công chứng không? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với trường hợp của bạn, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra những phản hồi như sau: 

Người thừa kế di sản có quyền từ chối nhận phần di sản thừa kế, trừ các trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản thừa kế của mình đối với người khác. Đây là quyền của người thừa kế căn cứ theo khoản 1 Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015. Vậy đơn từ chối nhận di sản có phải công chứng không? Cảm ơn chị Phương đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật chúng tôi. Về vấn đề thắc mắc trên của chị, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ tại khoản 2 Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015 về từ chối nhận di sản có quy định như sau:

Việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết

Ngoài ra, theo Điều 59 Luật Công chứng năm 2014 có quy định:

“Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản…”.

Mặt khác, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch chỉ đưa ra quy định về thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản là cơ quan Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( căn cứ tại điểm g khoản 2 Điều 5).

Như vậy, theo quy định của pháp luật thừa kế hiện hành chỉ quy định bắt buộc việc từ chối nhận di sản phải lập thành văn bản chứ hoàn toàn không quy định bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực đối với đơn từ chối nhận di sản này.

Do đó, trong trường hợp đơn từ chối nhận di sản không được công chứng hoặc chứng thực nhưng nó được lập thành văn bản theo đúng quy định pháp luật về hình thức và nội dung đơn này phù hợp với quy định của pháp luật thì đơn từ chối nhận di sản có giá trị pháp lý.

Từ những thông tin mà bạn cung cấp thì mẹ bạn đã mất và để lại di sản thừa kế cho hai chị em bạn. Hiện tại bạn muốn nhường lại phần di sản thừa kế này cho em trai của bạn. Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định về công chứng đơn từ chối di sản thừa kế. Do vậy, bạn chỉ cần lập đơn từ chối di sản văn bản theo đúng quy định của pháp luật về hình thức.

Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc về văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế, gọi ngay đến Tổng đài pháp luật 1900.6174 để nhận được sự tư vấn kịp thời của luật sư.

Có thể hủy bỏ giấy từ chối nhận tài sản thừa kế được không?

 

Anh Thụ (Nam Định) có câu hỏi:

Thưa Luật sư Tổng đài pháp luật, tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Hiện tại tôi đang là Tổ trưởng tổ dân phố phường. Phường tôi đang có một vụ tranh chấp về thừa kế di sản. Ông An đã mất từ lâu, ông có 2 người con là Bình và Chi.

Khi ông mất, người con tên Bình đang định cư ở nước ngoài không về được. Một thời gian sau khi chia di sản của ông An thì anh Bình này đã từ chối nhận phần di sản đó và trao hết phần di sản cho chị Chi. Đợt vừa rồi anh Bình về Việt Nam giỗ ông An. Nhưng do anh Bình và chị Chi xảy ra cãi vã, vì thế, ông Bình muốn hủy bỏ giấy từ chối nhận phần di sản trước đó.

Vậy tôi muốn hỏi, với trường hợp này anh Bình có thể hủy bỏ giấy từ chối nhận di sản thừa kế hay không? Xin cảm ơn và mong Luật sư Tổng đài pháp luật giải đáp thắc mắc của tôi.

>> Hủy bỏ văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế được không? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về Tổng đài pháp luật chúng tôi. Về vấn đề thắc mắc trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại phần tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật thừa kế hiện hành. Như vậy, về nguyên tắc, một người hoàn toàn có quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật thừa kế hiện hành do người thân mình để lại.

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của tài sản thừa kế, số người trong một hàng thừa kế, phần di sản mà người đó nhận được có thể ít hoặc nhiều trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào người thừa kế cũng mong muốn nhận phần di sản để lại đó.

Vậy trong trường hợp này khi người thừa kế đã lập văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế thì sau đó người này lại muốn thay đổi muốn nhận lại di sản thừa kế thì được không?

Căn cứ theo Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận phần di sản thừa kế, trừ trường hợp việc từ chối này nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác và người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Như vậy, theo quy định pháp luật thừa kế trên này thì việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người có liên quan đến di sản. Nhưng nếu văn bản từ chối quyền thừa kế đã phát sinh hiệu lực thì sẽ không được hủy bỏ văn bản này.

Từ những thông tin bạn cung cấp, thì khi chia phần di sản anh Bình đã từ chối nhận phần di sản đó. Căn cứ theo quy định trên thì anh Bình muốn hủy văn bản từ chối nhận di sản này không được vì việc từ chối di sản đã diễn ra trước thời điểm phân chia di sản.

Trên đây là bài viết của Tổng Đài Pháp Luật về các vấn đề xoay quanh việc văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể áp dụng vào trường hợp cụ thể của mình trên thực tế. Nếu bạn có bất cứ vấn đề nào thắc mắc về văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế cần được chúng tôi tư vấn, hãy nhấc máy, gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.