Vi bằng có làm sổ hồng được không? Giải đáp chi tiết nhất

“Vi bằng có làm sổ hồng được không?” là câu hỏi mà Tổng Đài Pháp Luật nhận rất nhiều trong thời gian gần đây. Có rất nhiều trường hợp người dân đã mua nhà, đất thông qua vi bằng. Tuy nhiên, vì không thực sự hiểu vi bằng là gì? Và vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vậy nên họ đã vô tình mua nhà, đất thông qua phương thức không đúng với quy định của pháp luật. Thấu hiểu được sự lo lắng từ họ, Tổng Đài Pháp Luật sau đây sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề “Vi bằng có làm sổ hồng được không?”, cùng với đó là những thông tin hữu ích liên quan.

>>> Vi bằng có làm sổ hồng được không? Liên hệ ngay 1900.6174.

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không - tư vấn luật đất đai
Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không – tư vấn luật đất đai

Vi bằng là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 61/2009/ND-CP định nghĩa về vi bằng như sau:

“Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.”    

Từ khái niệm được đưa ra trên, có thể giải thích: Vi bằng là một loại văn bản ghi nhận nội dung một cách cụ thể của một sự kiện hay hành vi trên thực tế. Văn bản này được lập theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật. 

 

Để giúp thêm tính xác thực của sự kiện hay hành động, vi bằng có thể được kèm theo các hình ảnh, băng đĩa cùng các tài liệu chứng minh khác.

Vi Bằng là gì
Vi Bằng là gì

Về mặt pháp lý, vi bằng không được coi là văn bản có giá trị pháp lý và không thể thay thế được cho các văn bản công chứng, chứng thực khác. Hiểu một cách đơn giản, đây chỉ là nguồn chứng cứ cho Tòa án xem xét để giải quyết các vụ kiện dân sự hay hành chính.

>>> Luật sư tư vấn vi bằng có làm sổ hồng được không? liên hệ ngay 1900.6174.

Có nên mua nhà vi bằng không? Rủi ro?

Trên mặt pháp lý thì việc mua bán nhà đất thông qua vi bằng không hề có giá trị pháp lý cũng như không thể sử dụng thay thế cho các văn bản công chứng, chứng thực. Nó chỉ được xem là nguồn chứng cứ cho Tòa án xem xét để giải quyết các vụ kiện dân sự hay hành chính.

Vi bằng chỉ ghi nhận hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán tài sản, kể cả mua bán nhà, đất. Việc mua bán nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng không được pháp luật thừa nhận.

Theo luật Việt Nam thì một giao dịch mua bán, chuyển nhượng Quyền sử dụng đất phải đáp ứng điều kiện: Giao dịch mua bán nhà đất được xác lập thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng này phải được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của các bên dựa trên quy định của pháp luật (Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Đất đai năm 2013).

Chính vì vậy, Tổng Đài pháp luật xin khuyến nghị bạn không nên mua nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng, để tránh rủi ro và thiệt hại không đáng có. 

Có nên mua nhà vi bằng không - tư vấn luật đất đai
Có nên mua nhà vi bằng không – tư vấn luật đất đai

 

Một số rủi ro rõ ràng nhất mà người mua nhà, đất thông qua vi bằng gặp phải là người mua đất rất dễ mất trắng. Khi mà chủ sở hữu mảnh đất đó không may qua đời. Do đó, tài sản này sẽ thuộc về gia đình họ (thông thường, vi bằng sẽ thường nằm trong số chung với chủ đất và quyền thừa kế cao vi bằng)

Bên cạnh đó, bạn còn có thể sẽ phải trải qua quá trình kiện tụng phức tạp, mất thời gian, chi phí tại Tòa án nếu có xảy tranh chấp. Bởi lẽ người mua nhà, đất vi bằng là người không có giấy tờ hợp pháp đã tiềm tàng nhiều rủi ro, không thể xác nhận được nguồn gốc đất, xem đất có thuộc quy hoạch hay thu hồi hay không. Lợi dụng việc không có giấy tờ, chủ sở hữu đất có thể thực hiện mua bán nhà đất nhiều lần mà Thừa phát lại cũng không kiểm soát được.

Hay trong trường hợp bạn có nhu cầu vay vốn ngân hàng, bạn sẽ gặp khó khăn khi muốn sử dụng hình thức mua, bán nhà vi bằng. Độ thanh khoản của mua bán nhà vi bằng tương đối thấp. Trên thực tế, hình thức đang này ngày càng ít được sử dụng.

Do vậy, Tổng Đài pháp luật khuyến nghị bạn không nên mua nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng.

>>> Vi bằng có làm sổ hồng được không? Gọi ngay 1900.6174.

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giữa người mua và người bán cần có bản Hợp đồng về chuyển nhượng, cho, tặng, thế chấp hay góp vốn bằng quyền sử dung đất và tài sản gắn liền với đất (Luật Đất đai 2013). Bản hợp đồng này phải được công chứng, chứng thưc.

Đối với trường hợp mua bán nhà vi bằng, văn phòng Thừa phát lại sẽ chỉ ghi nhận việc giao tiền, giấy tờ và giao nhận nhà. Chứ không ghi nhận nguồn gốc, tính pháp lý của mảnh đất đó.

vi-bang-co-lam-so-hong-duoc-khong

Vi bằng không hề có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Tức là trên mặt pháp lý thì vi bằng không hề có giá trị. Do vậy, việc mua nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng sẽ không  đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất. Đồng nghĩa với việc mua bán nhà thông qua hình thức lập vi bằng sẽ không được cấp sổ hồng.

>>> Xem thêm: Quy định pháp luật về sổ hồng và những điều cần biết ?

Quy định pháp luật về vi bằng mua bán nhà đất

Sau đây là quy định pháp luật về vi bằng mua bán nhà đất mà bạn có thể tham khảo:

Thẩm quyền lập vi bằng mua bán nhà đất

Căn cứ Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thẩm quyền lập vi bằng mua bán nhà đất là: Văn phòng Thừa phát

Đối tượng có quyền yêu cầu lập vi bằng mua bán nhà đất

Căn cứ Điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì những đối tượng được liệt kê sau đây có thể yêu cầu cấp bản sao vi bằng:

– Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cấp bản sao vi bằng nhằm mục đích cho việc giám sát, kiểm tra, điều tra, thanh tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng

– Người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập

>>> Vi bằng có làm sổ hồng được không? Liên hệ ngay 1900.6174.

Kết luận của luật sư tư vấn đất đai về việc Vi bằng có là sổ hồng được không

Kết luận: Vi bằng không phải là sổ hồng và không có giá trị thay thế giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở. Đây chỉ là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi do thừa phát lại lập, có giá trị chứng cứ trong một số trường hợp nhất định.

Vì vậy, việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản thông qua vi bằng tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý. Luật sư khuyến nghị, để đảm bảo quyền lợi và tránh các tranh chấp sau này, người dân nên thực hiện các giao dịch nhà đất theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo có sổ hồng hợp lệ..

Ngoài những nội dung tư vấn về “Vi bằng có làm sổ hồng được không? trong bài viết trên, nếu bạn có bất kỳ nội dung nào chưa rõ cần được giải đáp.

Thì đừng ngần ngại, hãy nhấc điện thoại lên và gọi điện ngay cho luật sư Tổng Đài pháp luật của chúng tôi qua điện thoại 1900.6174 để được tư vấn chi tiết, nhanh chóng và miễn phí.

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected]

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174