Vợ chồng ly hôn có lẽ là quyết định đau đớn không ai muốn. Thế nhưng trong một số trường hợp, ly hôn lại chính là sự giải thoát.
Vậy vợ chồng ly hôn thì thủ tục thế nào? Hồ sơ ly hôn cần những gì? Tài sản phân chia ra sao, con cái sẽ thuộc về ai nuôi?…
Khi có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì liên quan đến pháp luật về Hôn nhân và gia đình, hãy gọi đến Tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6174 để có thể được các luật sư tư vấn hỗ trợ nhanh chóng nhất.
>>> Tư vấn ly hôn nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Tư vấn thủ tục ly hôn theo quy định – 1900.6174
1. Vợ chồng ly hôn, thủ tục ly hôn thế nào?
Chị M.C gửi câu hỏi đến tổng đài về vấn đề vợ chồng ly hôn:
Chào luật sư ly hôn, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp giúp ạ. Tôi và chồng kết hôn với nhau đến nay được 5 năm. Tính chồng tôi rất gia trưởng, nhiều lần gây chuyện tôi cố nhịn cho qua chuyện, nhưng dạo gần đây anh ta rất hay uống rượu say rồi về đánh tôi. Mẹ chồng tôi thì lại rất hay đi nói xấu, đặt điều cho tôi. Một hai lần tôi có thể bỏ qua cho yên cửa yên nhà nhưng áp lực từ chồng và mẹ chồng ngày một lớn khiến tôi không thể chịu nổi và tôi muốn ly hôn. Vậy luật sư cho tôi hỏi, nếu vợ chồng ly hôn thì thủ tục ly hôn thế nào? Xin chân thành cảm ơn luật sư!
>> Tư vấn luật hôn nhân gia đình theo quy định mới nhất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin được trả lời cũng như đưa ra lời khuyên có nên ly hôn không như sau:
Trước hết, để tiến hành thủ tục ly hôn, bạn cần chuẩn bị cho mình bộ hồ sơ gồm:
– CMND/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; sổ hộ khẩu (yêu cầu công chứng sao y bản chính);
– Yêu cầu cần cung cấp đầy đủ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính, Nếu không có bản chính thì nộp bản sao có chứng thực);
– Nếu hai vợ chồng có con chung thì cung cấp bản sao có chứng thực giấy khai của con;
– Trình những văn bản, tài liệu, chứng cứ hay những chứng nào liên quan đến tài sản của hai vợ chồng (nếu có tranh chấp tài sản);
– Trường hợp hai vợ chồng đã kết hôn tại Việt Nam mà một trong hai người (vợ hoặc chồng xuất cảnh và không có địa chỉ cụ thể bên nước ngoài thì cần giấy chứng nhận của chính quyền địa phương về việc xuất cảnh của vợ hoặc chồng.
Trình tự thủ tục ly hôn:
Bước 1: Bạn nộp đơn xin ly hôn tại nơi cư trú, sinh sống, làm việc của bị đơn hoặc theo sự lựa chọn của các bên.
Bước 2: Sau khi nộp đơn ly hôn tòa án sẽ đưa ra án phí ly hôn của hai vợ chồng và bạn sẽ tiến hành nộp khoản phí này.
Bước 3: Tòa án sẽ thụ lý giải quyết nếu đủ điều kiện.
Nếu là thuận tình ly hôn thì giải quyết theo thủ tục sau:
– Nếu trong khoảng 15 ngày làm việc tại tòa án – Tòa sẽ mở phiên hòa giải cho hai bên.
– Quyết định chính thức ly hôn của tòa án sẽ có trong vòng 07 ngày: sau khi kết thúc phiên hòa giải không thành thì toà án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn của các bên.
Trong trường hợp ly hôn đơn phương: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và sẽ ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
Thời hạn xét xử việc ly hôn:
Khoảng từ 4 – 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án tùy vào tính chất phức tạp của vụ việc
>>> Xem thêm bài viết: Làm lại cuộc đời sau ly hôn – Phụ nữ sau ly hôn nên sống thế nào?
2. Vợ chồng ly hôn viết đơn thế nào cho đúng quy định?
Chị P.T gọi điện đến tổng đài nhờ tư vấn về việc vợ chồng ly hôn:Chào luật sư, tôi có vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn. Tôi và chồng tôi kết hôn được 2 năm và có 1 đứa con. 1 tháng nay chồng tôi công khai ngoại tình và đòi ly hôn với tôi. Tôi thực sự rất sốc và khuyên can chồng thương con nhưng không được. Tôi mang con về nhà ngoại ở cũng được hơn 1 tuần. Tôi ở Lục Ngạn, Bắc Giang. Vậy cho tôi hỏi tôi phải viết đơn ly hôn bằng tay hay có mẫu điền sẵn và tôi phải nộp đơn ly hôn ở đâu? Rất cảm ơn luật sư!
>>Tổng đài tư vấn vợ chồng ly hôn trực tuyến 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật.
Pháp luật không quy định đơn ly hôn phải bắt buộc là viết tay hay đánh máy, bạn có thể tùy chọn một trong 2 cách đó. Tuy nhiên trong đơn phải có đủ các thông tin như: Lý do xin ly hôn; phân chia tài sản chung, riêng; phân chia quyền nuôi con…
Hướng dẫn soạn thảo đơn xin ly hôn viết tay:
+ Phần nội dung đơn ly hôn: Bạn cần ghi đầy đủ thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm chung sống ở đâu và hiện tại có đang chung sống với nhau hay không. Phần này cần thể hiện tình trạng mâu thuẫn giữa vợ chồng và nguyên nhân mâu thuẫn,…làm đơn này để yêu cầu tòa giải quyết ly hôn.
+ Phần con chung: Nếu đã có con chung thì ghi thông tin của các con chung bao gồm họ tên ngày tháng năm sinh của con, nguyện vọng và đề nghị nuôi con, còn nếu không có con chung thì ghi chưa có
+ Phần tài sản chung: Nếu có tài sản chung ghi thông tin về tài sản (liệt kê toàn bộ), trị giá thực tế, đề nghị phân chia,… Còn nếu không có tài sản chung thì ghi không có.
+ Phần nợ chung: Nếu có nợ chung thì ghi cụ thể số nợ, (tiền hay tài sản, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ…) và đề nghị phân chia nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu không có nợ chung ghi là không có…
Nơi nộp đơn ly hôn: Căn cứ khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ thì Tòa án nhân dân cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh theo nơi cư trú hoặc nơi làm việc của chồng bạn. Hoặc giữa vợ chồng bạn có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú hoặc làm việc của bạn giải quyết.
Tổng đài tư vấn vợ chồng ly hôn – 19006174
3. Vợ chồng ly hôn thì ai được quyền nuôi con?
Chị T.U gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật nhờ tư vấn về vấn đề vợ chồng ly hôn:Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn. Tôi đã kết hôn được một năm. Tôi và chồng tôi kết hôn là do Tôi có con trước khi kết hôn. hiện nay bé đã được 2 tuổi. Thế nhưng gia đình chồng tôi thường xuyên coi thường và có những lời lẽ xúc phạm đến gia đình tôi. Chồng tôi cũng thường xuyên mỉa mai và đánh tôi do tôi ở nhà chăm con không lo được kinh tế cho gia đình. Tôi bất lực, mệt mỏi và thực sự muốn ly hôn. Luật sư cho tôi hỏi bây giờ vợ chồng ly hôn thì tôi có được quyền nuôi con khi ly hôn hay không? Xin chân thành cảm ơn !
>>Tư vấn phân chia quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn – Gọi 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến tổng đài pháp luật. Với câu hỏi của bạn Chúng tôi xin được giải quyết như sau:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án ( theo Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ). Nếu vợ hoặc chồng thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không thể đạt được thì một bên hoặc cả hai bên vợ chồng có quyền ly hôn. Do đó, trong trường hợp của bạn, chồng bạn đã mắng chửi, xúc phạm, đánh đập bạn và lăng mạ gia đình bạn; gia đình chồng có nhiều câu xúc phạm bạn và gia đình nhà bạn… Điều này chứng tỏ chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình và vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được, nên bạn hoàn toàn có quyền và có thể ly hôn.
Về việc nuôi con sau khi ly hôn:
Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, sau khi ly hôn, con bạn 2 tuổi nên quyền nuôi con sẽ thuộc về bạn trừ trường hợp bạn không có đủ điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Nếu chồng bạn và gia đình chồng bạn giành quyền nuôi con thì bạn cần phải chứng minh với tòa về các điều kiện vật chất, tinh thần mà bạn có thể cho con, đồng thời cung cấp những bằng chứng chứng minh chồng và gia đình chồng lăng mạ, xúc phạm đến bạn và gia đình bạn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của con bạn. Sau đó, tòa án sẽ ra quyết định cuối cùng về quyền nuôi con sau ly hôn.
4. Vợ chồng ly hôn, ai được quyền nuôi con, tài sản chia thế nào?
Chị P.T gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật nhờ tư vấn về việc vợ chồng ly hôn:Thưa Luật sư! Tôi và chồng quyết định ly hôn với nhau vì mâu thuẫn không thể tiếp tục chung sống với nhau được nữa. Chồng tôi là người rất gia trưởng, cái gì anh cũng cho là mình đúng và còn thường xuyên đánh tôi. Trong quá trình chung sống chúng tôi có 1 đứa con 8 tuổi, tài sản gây dựng được gồm có 1 căn nhà trị giá 2 tỷ, 1 mảnh đất 50m2 và 1 chiếc xe ô tô 4 chỗ. Vợ chồng ly hôn thuận tình. Vậy luật sư cho tôi hỏi khi vợ chồng ly hôn thì tài sản sẽ được chia thế nào? Tôi có được nuôi con không? Xin cảm ơn luật sư!
>>Tư vấn về chia tài sản khi ly hôn – Gọi 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật.
Nếu hai vợ chồng quyết định ly hôn vì không thể chung sống với nhau được nữa thì phải làm đơn ly hôn gửi lên tòa án nhân dân có thẩm quyền. Vợ chồng bạn thuận tình ly hôn nhưng không thể thỏa thuận được với nhau về phân chia tài sản và ai sẽ nuôi con, do đó phải gửi lên tòa án giải quyết.
Thủ tục giải quyết vụ việc ly hôn thuận tình:
Đối với trường hợp ly hôn thuận tình, pháp luật quy định chi tiết tại điều 55, Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Vậy ly hôn thuận tình là việc tự nguyện ly hôn của cả hai bên và đã thoả thuận được với nhau về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đảm bảo được quyền lợi của mẹ và con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn. Còn nếu không thể thoả thuận được về tài sản và quyền nuôi con thì Toà án giải quyết vụ việc ly hôn (việc Toà án giải quyết việc ly hôn này không nói rõ là sẽ xử lý một cách cụ thể như thế nào nhưng sẽ có hai trường hợp như sau: Một là tiếp tục thụ lý ly hôn thuận tình và Toà án đứng ra quyết định về các vấn đề tranh chấp; Hai là đề nghị vợ hoặc chồng làm đơn ly hôn đơn phương).
Để ly hôn được cần các giấy tờ sau:
+ Đơn xin ly hôn
+ Giấy đăng ký kết hôn bản chính
+ Chứng minh thư, sổ hộ khẩu của vợ và chồng (bản sao công chứng)
+ Bản sao giấy khai sinh của con
+ Bản sao công chứng các giấy tờ về tài sản như: sổ đỏ, giấy đăng ký xe…
Sau đó nộp lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng (cư trú: là nơi thường trú và tạm trú)
Về quyền nuôi con:
Theo như bạn đã trình bày, con bạn đã 8 tuổi nên tòa sẽ xem xét nguyện vọng của con. Con được quyền mong muốn và quyết định ở với ai, cả hai bên cần tôn trọng ý kiến của con. Căn cứ theo khoản 2, điều 81, Luật hôn nhân và gia đình 2014:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Ngoài căn cứ vào mong muốn, nguyện vọng của con, bạn cần phải chứng minh mình có điều kiện vật chất, tinh thần cho con tốt hơn chồng:
+ Về mặt vật chất: Bạn phải chứng minh bạn có thể cung cấp cho con các điều kiện ăn, mặc, ở, vui chơi, giải trí, học tập,… cho con tốt hơn chồng.
+ Về mặt tinh thần: Bạn phải chứng minh mình có thể cho con tình yêu thương, sự quan tâm và có thể đưa ra những minh chứng về việc chồng bạn không quan tâm con và lối sống của chồng có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về mặt tinh thần cho con.
Về việc phân chia tài sản:
Đối với tài sản chung của hai vợ chồng sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật nếu hai vợ chồng không thể thoả thuận được với nhau thì căn cứ theo khoản 2, điều 59, Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Theo những gì bạn cung cấp, chồng bạn là người gia trưởng, thường xuyên có hành vi bạo lực với bạn, do vậy có thể tòa sẽ phân xử cho chồng bạn phần tài sản ít hơn do lỗi thuộc về chồng bạn.
Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, cụ thể hoặc bạn đang gặp phải vướng mắc khác trong việc phân chia tài sản khi ly hôn theo quy định hiện nay, nhanh tay để lại câu hỏi cho Luật sư hoặc liên hệ ngay đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn luật miễn phí!
Luật sư tư vấn vợ chồng ly hôn – Gọi ngay 19006174
5. Vợ chồng ly hôn, chồng không giao con thì xử lý thế nào?
Chị N.M gửi câu hỏi về việc vợ chồng ly hôn, chồng không giao con:Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp. Tôi và chồng vừa ly hôn do xung đột hai bên. Vợ chồng ly hôn thuận tình nhưng không đi đến thỏa thuận nuôi con nên có nhờ tòa giải quyết. Chúng tôi có 1 con trai 4 tuổi, nhưng chồng tôi thường xuyên cờ bạc nên tòa phân xử cho tôi quyền nuôi con. Tuy nhiên đứa bé lại là cháu trai duy nhất bên nhà nội. Gia đình chồng tôi vì muốn có cháu trai nối dõi nên đã xúi giục chồng tôi đem con đi và không chịu giao con cho tôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này thì tôi phải làm gì ạ? Xin cảm ơn luật sư!
>>Luật sư tư vấn thủ tục vợ chồng ly hôn – 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật.
Điều 120. Cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định (Luật thi hành án dân sự 2008 26/2008/QH12 )
1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.
2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.
Như vậy, việc chồng bạn đem con đi và không giao con theo quyết định của Tòa án là hành vi vi phạm pháp luật. Bạn có quyền gửi đơn lên Cục Thi hành án dân sự yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người chồng.
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
6. Có đăng ký tạm trú tại tỉnh khác có thể xin ly hôn tại đó được không?
Anh K.C gửi câu hỏi đến Tổng đài nhờ tư vấn:Thưa luật sư, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp. Tôi và vợ tôi do mâu thuẫn lâu ngày không thể hòa giải. Nay vợ chồng ly hôn, tôi muốn hỏi là làm đơn thuận tình ly hôn mà tên vợ chồng còn nằm trong hộ khẩu cha mẹ 2 bên (chỉ đăng ký tạm trú, không có tạm vắng) thì có được không?
>>Tư vấn thủ tục vợ chồng ly hôn và phân chia tài sản – Gọi 19006174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến tổng đài pháp luật.
Để giải quyết được vấn đề của bạn, bạn cần phải xác định được thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn của bạn.
+ Về thẩm quyền theo lãnh thổ:
Căn cứ khoản 1 điều 35 BLTTDS, Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”;
Như vậy, trường hợp này bạn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi vợ bạn cư trú, làm việc.
Ngoài ra, căn cứ điểm b) khoản 1 điều 35 BLTTDS sửa đổi bổ sung 2011:
“b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”;
Do vậy, vợ chồng bạn còn có thể tự thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng để giải quyết.
Theo quy định của Luật cư trú năm 2006 (Luật cư trú năm 2013):
“Điều 4. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.
Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở do thuê, mượn hoặc ở nhờ tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh phải bảo đảm diện tích tối thiểu là 5m2 sàn/01 người”.
Theo đó, nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú. Ngoài ra, thì không chỉ được nộp đơn ở nơi cư trú mà còn nơi làm việc của vợ hoặc chồng nữa.
Như vậy, để thực hiện thủ tục ly hôn, bạn có thể:
+ Gửi hồ sơ ly hôn lên tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương nơi vợ bạn cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú) hoặc làm việc.
+ Hoặc vợ chồng bạn thỏa thuận bằng văn bản lựa chọn Tòa án sẽ giải quyết ly hôn, sau khi đã thỏa thuận được thì gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mà vợ hoặc chồng đang cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú) hoặc làm việc.
7. Vợ chồng không được phép ly hôn trong trường hợp nào?
Chị P.P gửi câu hỏi về việc vợ chồng ly hôn:Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp. Tôi và chồng tôi hiện lấy nhau được 1 năm, tôi đang có bầu 6 tháng.
Chồng tôi lén lút có tình nhân bên ngoài nhưng bị tôi phát hiện. Anh ta đòi ly hôn nhưng tôi không chịu vì hiện giờ tôi đang mang thai. Vậy luật sư cho tôi hỏi chồng tôi có thể đơn phương ly hôn được không khi tôi không đồng ý ký đơn? Xin chân thành cảm ơn luật sư!
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật.
Vợ chồng sẽ không được phép ly hôn khi:
Không có căn cứ có về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Để đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em, pháp luật nước ta hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Trên thực tế, cần phải xác định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng có thật sự là đang chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng con dưới 12 tháng hay là không. Do vậy khi thực hiện quy định sẽ phát sinh ra những vướng mắc trong một số trường hợp cụ thể mà ta cần phải xác định xem người chồng có được quyền xin đơn phương ly hôn hay không, chẳng hạn như:
- Trường hợp người phụ nữ có sinh con dưới 12 tháng tuổi nhưng không nuôi con, thì trên thực tế họ không được xét vào trường hợp mang thai/sinh con hoặc đang nuôi con, như vậy người chồng vẫn có thể xin đơn phương ly hôn;
- Người phụ nữ mang thai hộ cho người khác thì xét về nguyên tắc người phụ nữ vẫn được xem như đang mang thai và người chồng không có quyền ly hôn;
- Người phụ nữ nhờ người khác mang thai hộ, trên thực tế họ cũng không được xác định là đang mang thai/sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nên trong trường hợp này người chồng không bị hạn chế quyền ly hôn;
- Trường hợp người phụ nữ nhận con nuôi (hợp pháp theo quy định của pháp luật) mà đứa con đó dưới 12 tháng tuổi thì về nguyên tắc người chồng cũng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.
Trên đây là phần tư vấn từ phía luật sư Tổng đài pháp luật. Nếu còn bất kỳ vướng mắc hay cần tìm hiểu thêm thông tin gì về vợ chồng ly hôn, hãy gọi đến 19006174 để được hỗ trợ trực tuyến nhanh nhất có thể.
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174