Tranh chấp ranh giới đất liền kề là vấn đề diễn ra rất phổ biến trong đời sống xã hội, nhất là khi đất đai ngày càng sốt giá. Những vụ tranh chấp thường kéo dài rất lâu và là quá trình rắc rối, phức tạp nhất. Vậy ranh giới đất đai là gì? Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề như thế nào? Ngay bài viết dưới đây, luật sư của Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về các vấn đề này. Trong trường hợp bạn cần được tư vấn trực tuyến, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí nhanh chóng nhất.
>Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề. Gọi ngay 1900.6174
Ranh giới đất đai là gì?
Ranh giới đất đai được hiểu là đường vẽ trên bản đồ hoặc mốc giới thực địa xác định quyền sử dụng của người có quyền sử dụng, chiếm hữu đối với phần đất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Ranh giới này phân định quyền sử dụng đất của chủ thể và người sử dụng đất liền kề đối với một mảnh đất nhất định. Việc xác định ranh giới này tuân theo quy định của Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Việc làm này nhằm xác định ranh giới các khu vực bất động sản liền kề nhau, đồng thời hoàn thiện hóa bản đồ hành chính về đất đai trong khu vực.
>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết nhanh chóng tranh chấp đất đai không có giấy tờ, không có sổ đỏ?
Nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề
Anh Minh Trí (Hải Dương) có câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi năm nay 19 tuổi và hiện đang là sinh viên năm nhất một trường đại học Luật ở Hà Nội. Hôm trước nhân dịp nghỉ lễ, tôi có về quê thăm gia đình. Tôi nghe người làng nói rằng: gia đình tôi và hàng xóm đang có tranh chấp ranh giới đất liền kề.
Theo tôi được biết, việc phân chia địa chính giữa các địa phương được xác định dựa trên các căn cứ pháp luật. Vậy luật sư cho tôi hỏi: nguyên tắc để xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
>Nguyên tắc xác định ranh giới đất liền kề như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Về nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề, luật sư của chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 175 Bộ Luật dân sự 2015 quy định rằng:
Ranh giới giữa các thửa đất liền kề có thể được xác định bằng các thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới còn được xác định qua tập quán địa phương hay quá trình sử dụng đất từ 30 năm trở lên mà không xảy ra tranh chấp đất đai. Chủ thể không được lấn, chiếm hay thay đổi cột mốc ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể đều có nghĩa vụ tôn trọng và duy trì ranh giới chung.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về cách xác định ranh giới thửa đất như sau:
– Thứ nhất, trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc sẽ phối hợp với người dẫn đạc để hướng dẫn xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất. Cùng với chủ thể đất, người quản lý đất thực hiện xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các mốc bằng đinh sắt và lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ.
– Thứ hai, ranh giới đất được xác định dựa trên hiện trạng đang sử dụng, quản lý, chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, theo bản án của Tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp đất đai hay các quyết định hành chính có liên quan.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các ranh giới đất đai thì đơn vị đo đạc phải báo cho UBND cấp xã. Nếu tranh chấp đó chưa được giải quyết dứt điểm trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý.
Trong trường hợp không thể đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng thì cán bộ được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp, đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp.
Trên đây là những giải đáp của luật sư về cách xác định ranh giới đất liền kề. Nếu bạn chưa rõ về các nguyên tắc xác định, gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được nhận tư vấn miễn phí từ luật sư.
>> Xem thêm: Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai mẫu mới nhất năm 2022
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề
Anh Trần Văn Tiến (Bắc Giang) có câu hỏi:
Thưa luật sư của Tổng đài pháp luật, tôi có câu hỏi về tranh chấp ranh giới đất liền kề cần được giải đáp. Năm 2019, gia đình tôi xây một ngôi nhà 2 tầng với tường nhà dài 12m sát ngay rãnh nước. Bức tường này không lấn chiếm gì vào rãnh nước của làng. Khi đó, hàng xóm xung quanh cũng không có ý kiến phản đối.
Năm 2020, bố tôi nói rằng cổng phụ nhỏ sẽ hao tài tán lộc. Do đó, tôi đã phá cổng nhỏ, xây thẳng tường bao quanh từ tường nhà trước đó lên và chỉ để lại duy nhất một cổng lớn. Hàng xóm lúc này yêu cầu chúng tôi phải xây lùi vào vị trí cổng cũ chứ không được xây từ tường nhà cũ thẳng lên như vậy.
Hai bên gia đình đã nói chuyện bàn bạc với nhau nhưng họ không đồng ý.
Hiện tại, 2 bên gia đình vẫn thường xảy ra tranh chấp, xô xát nhiều lần. Do đó, gia đình tôi muốn nhờ tới chính quyền giải quyết. Vậy luật sư cho tôi: Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
> Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư hướng dẫn thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề.
Trả lời:
Chào bạn, Tổng đài pháp luật xin cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến cho luật sư của chúng tôi. Theo như thông tin được chia sẻ, gia đình bạn và hàng xóm đang xảy ra tranh chấp ranh giới đất liền kề. Hiện tại, bạn đang muốn làm đơn xin chính quyền giải quyết. Với vấn đề này, luật sư của chúng tôi sẽ giải đáp như sau:
Căn cứ theo Điều 202, Điều 203 Luật đất đai 2013 và mục 4 Chương 7 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp ranh đất liền kề được tiến hành theo 4 bước dưới đây:
– Bước 1:
Trước tiên các bên cần tự hòa giải để giải quyết tranh chấp. Các bên bàn bạc dựa trên tinh thần tự nguyện, tôn trọng quyền và lợi ích của nhau. Trong trường hợp các bên không hòa giải được thì các bên có quyền nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai lên UBND cấp xã yêu cầu giải quyết.
Sau khi UBND cấp xã nhận được đơn, họ có trách nhiệm thẩm tra, xác minh nguyên nhân và thu nhập các tài liệu có liên quan. Sau đó, UBND cấp xã thành lập hội đồng hòa giải và tiến hành các cuộc họp hòa giải có sự tham gia của cả 2 bên.
Cuộc họp hòa giải chỉ được tiến hành khi có sự tham gia đầy đủ của cả 2 bên. Nếu một trong 2 bên vắng mặt đến lần thứ hai thì việc hòa giải được coi là không thành.
Thủ tục hòa giải tranh chấp chỉ được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ.
– Bước 2:
Nếu tranh chấp không thể được giải quyết bằng biện pháp hòa giải thì chủ thể có thể nộp đơn lên UBND cấp huyện và cấp tỉnh để được giải quyết.
Sau đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban cùng cấp.
– Bước 3:
Trong trường hợp một trong 2 bên không đồng ý với phương hướng giải quyết của cơ quan có thẩm quyền thì có quyền nộp đơn khiếu nại tranh chấp đất đai đến Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh nếu Chủ tịch ủy ban cấp huyện giải quyết, hoặc Bộ trường Bộ TN&MT nếu Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh giải quyết.
– Bước 4:
Trong quá trình giải quyết tranh chấp ngay từ bước thứ 2, đương sự vẫn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết theo quy định.
Trên đây là trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề. Trong trường hợp của bạn, khi đã không tiến hành tự thỏa thuận được, bạn có thể đệ đơn xin giải quyết ra UBND cấp xã. Ở đây, UBND cấp xã vẫn sẽ tổ chức các buổi hòa giải cho 2 bên với thời gian tối đa là 45 ngày. Nếu vẫn không thể giải quyết theo hình thức này, bạn có thể trình đơn lên UBND cấp huyện và tỉnh để được giải quyết.
Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc nào nào về vấn đề tranh chấp ranh giới đất liền kề, gọi ngay tới hotline 1900.6174 để được nghe tư vấn miễn phí trực tiếp từ luật sư.
>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục cho tặng đất đai theo quy định pháp luật hiện hành
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề?
Chị Thu Nguyệt (Bắc Ninh) có câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi năm nay 45 tuổi và hiện đang sinh sống tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Năm 2018, tôi có làm thủ tục mua bán đất với một người môi giới trên địa bàn tỉnh. Thửa đất tôi mua rộng 300m2, hai bên thửa đất là khu vui chơi và nhà hàng. Do chưa có đủ vốn xây nhà nên tôi cho một bên thứ ba thuê để làm nơi để xe. Vì ở xa và công việc quá bận rộn nên tôi cũng không trông coi, giám sát thường xuyên.
Tháng 7 vừa rồi, tôi có công việc đi ngang qua. Tôi tá hỏa khi nhận ra nhà hàng bên cạnh đã trồng cây làm khu chụp ảnh cho khách, lấn sang hẳn 11m2 đất của tôi. Tôi đã cố gắng hẹn chủ nhà hàng gặp mặt để hòa giải, nhưng anh ta luôn trốn tránh không đồng ý gặp. Tôi muốn đệ đơn xin giải quyết nhưng không biết cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất liền kề. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.
>Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã dành sự quan tâm và gửi câu hỏi đến cho các luật sư của Tổng đài pháp luật. Với vấn đề cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo Điều 202 và Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về giải quyết tranh chấp giữa đất liền kề, cơ quan có thẩm quyền giải quyết bao gồm:
– Thứ nhất là UBND cấp xã có thẩm quyền sẽ thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai
– Thứ hai là UBND cấp huyện và cấp tỉnh nếu các đương sự không thể giải quyết bằng phương pháp hòa giải.
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư tại nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.
+ Trường hợp tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư: Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết.
– Nếu đương sự không đồng ý với các phương hướng giải quyết của UBND cấp huyện và cấp tỉnh, đương sự có thể làm thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân. Lúc này Tòa án nhân dân sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, phía nhà hàng đã lấn sang 11m2 đất của bạn để trồng cây làm khu chụp ảnh cho khách. Bạn đã nhiều lần hẹn thỏa thuận nhưng phía chủ nhà hàng luôn trốn tránh gặp mặt.
Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn xin giải quyết tranh chấp lên UBND cấp xã trước để UBND cấp xã tiến hành giải quyết bằng phương pháp hòa giải. Nếu không thể hòa giải được hay phía chủ nhà hàng không đến tới lần thứ hai thì bạn gửi đơn xin giải quyết lên UBND cấp huyện. Nếu sau khi UBND cấp huyện giải quyết mà bạn không đồng ý với phương pháp đó thì bạn có thể đệ đơn lên Tòa án.
Nếu bạn còn thắc mắc cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề, gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp thắc mắc trực tiếp miễn phí.
>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ mới nhất năm 2022
Trên đây là những giải đáp về vấn đề tranh chấp ranh giới đất liền kề của Tổng đài pháp luật. Chúng tôi mong rằng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm hiểu biết về ranh giới đất liền kề, cách xác định ranh giới và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới đất liền kề. Trong trường hợp bạn vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề này, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ luật sư tư vấn luật đất đai hỗ trợ nhanh chóng nhất.