Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội chính xác nhất 2025

Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội như thế nào? Điều kiện được hưởng lương hưu ra sao? Mức lương hưu được xác định như thế nào? Bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội và các quy định pháp luật liên quan đến cách tính lương hưu. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng.

cach-tinh-luong-huu-bao-hiem-xa-hoi
Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội chính xác nhất

Điều kiện hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội

 

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

 

Chị Ngân (Hà Nội) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau:

Cha tôi năm nay 62 tuổi. Trong suốt quá trình lao động bình thường ở Công ty, cha tôi tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 20 năm 5 tháng. Tôi không biết cha tôi có đủ điều kiện được hưởng lương hưu hay không? Tôi rất mong cha tôi có được khoản lương này để về già có thể trang trải được cuộc sống.

Tôi muốn hỏi Luật sư điều kiện như thế nào để được hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội? Rất mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi về vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>>> Luật sư tư vấn chế độ hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc. Gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào chị Ngân, cảm ơn chị đặt niềm tin và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên những thông tin mà chị đã cung cấp, chúng tôi xin trả lời như sau:

Lương hưu là khoản phí được chi trả cho những người lao động đã đến độ tuổi về hưu (hết độ tuổi lao động) theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chế độ lương hưu này sẽ bảo đảm cho người lao động khi về già sẽ có khoản chi phí cần thiết để có thể chi trả cho nhu cầu sống cơ bản hằng ngày, chăm sóc sức khỏe của bản thân. Người lao động sẽ được hưởng lương hưu khi tham gia đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội trước đó. Tuy nhiên không phải ai cũng sẽ được hưởng lương hưu. Pháp luật quy định cụ thể các điều kiện mà người lao động sẽ được hưởng lương hưu.

Căn cứ Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019: Điều kiện được hưởng lương hưu: bao gồm điều kiện về độ tuổi và điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

Trong đó, điều kiện được hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội đối với những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Những người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

– Những người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

Những người làm việc theo các loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có xác định thời hạn, các hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ thời gian từ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả bao gồm hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động và người đại diện theo pháp luật của từ người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam.

+ Những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ thời gian 01 tháng đến dưới 03 tháng;

+ Những người có chức danh là cán bộ, công chức, viên chức

+ Các công nhân quốc phòng, công nhân công an, những người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu nhà nước

+ Những người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

+ Những người là người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương

+ Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

– Trừ các trường hợp được pháp luật quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

Những người sử dụng lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị vũ trang nhân dân; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức xã hội khác; các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Đáp ứng được yêu cầu khi nghỉ việc làm có đủ thời gian 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì sẽ được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đáp ứng đủ tuổi được quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động:

+ Tuổi nghỉ hưu của NLĐ ở trong điều kiện lao động, làm việc bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với người lao động là nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với người lao động là nữ vào năm 2035.

+ Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động ở trong điều kiện lao động , làm việc bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với người lao động là nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với người lao động là nữ; sau đó, cứ mỗi năm sẽ được tăng thêm 03 tháng đối với người lao động là nam và 04 tháng đối với người lao động là nữ.

+ Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và đã có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc tại khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn gồm cả thời gian đã làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên trước 01/01/2021

+ Những người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định nhưng không được quá 05 tuổi so với tuổi được quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ Luật lao động tại thời điểm nghỉ hưu, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.

+ Những người lao động có tuổi thấp hơn tối đa là 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động được quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và đã có đủ 15 năm làm các công việc khai thác than trong hầm lò

+ Những người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp khi thực hiện các nhiệm vụ được giao.

+ Những người lao động được quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 là:

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

Nghỉ việc có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên thì được hưởng lương hưu khi thuộc các trường hợp sau:

Có tuổi nghỉ hưu thấp hơn nhiều nhất là 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định của khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ những trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác

Có tuổi nghỉ hưu thấp hơn tối đa là 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và đã có đủ 15 năm trong làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc, lao động ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên trước ngày 01/01/2021
Những người bị nhiễm HIV vì tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Người lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có thời gian từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì sẽ được hưởng lương hưu.

– Quay trở lại câu hỏi của chị Ngân, theo những thông tin chị Ngân cung cấp cho chúng tôi:

+ Cha chị Ngân năm nay 62 tuổi

+ Cha chị Ngân đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 18 năm 4 tháng.

Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên, cha chị Ngân đã đáp ứng yêu cầu về độ tuổi được hưởng lương hưu. Tuy nhiên, cha chị Ngân chưa đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Theo quy định pháp luật nêu trên, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội phải từ đủ 20 năm mới được hưởng chế độ lương hưu. Do đó, ở thời điểm hiện tại, cha chị Ngân chưa đủ điều kiện để làm thủ tục hưởng lương hưu.

Đối với trường hợp này, để cha chị Ngân có thể được hưởng lương hưu sau này, chị Ngân nên khuyến khích cha chị tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thêm 1 thời gian nữa. Sau khi đã tham gia đủ thời gian 20 năm, cha chị Ngân hoàn toàn có đủ điều kiện hưởng lương hưu và được làm thủ tục hưởng lương hưu theo quy định pháp luật. Hoặc trong trường hợp cha chị Ngân không tiếp tục tham gia đóng BHXH, chị có thể giúp cha chị làm thủ tục để được hưởng BHXH 1 lần. Đó sẽ là 1 khoản tiền khá lớn giúp cha chị có tiền dưỡng già.

Nếu chị Ngân còn thắc mắc hay chưa biết cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.6174 để được tư vấn luật lao động chính xác, nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Không đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì mất? – Tư vấn BHXH 24/7

cach-tinh-luong-huu-bao-hiem-xa-hoi-va-dieu-kien-huong

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

 

Bác Hải có thắc mắc cần Luật sư giải đáp như sau:

Tôi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo hộ gia đình được 19 năm 5 tháng. Hằng tháng tôi đóng đủ 2.000.000đ cho cơ quan bảo hiểm xã hội ở địa phương. Bây giờ tôi cũng đã 61 tuổi, cũng đã già. Tôi đã ngừng đóng bảo hiểm xã hội khoảng 1 năm. Tôi muốn làm hồ sơ để được hưởng lương hưu nhưng khi tôi nộp hồ sơ lại bị trả về. Cơ quan bảo hiểm xã hội bảo rằng tôi chỉ đủ điều kiện được hưởng BHXH một lần thôi. Tôi không biết lý do vì sao?

Tôi muốn hỏi Luật sư điều kiện như thế nào để được hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện? Tôi rất mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi về vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>>> Tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu thế nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Chào bác Hải, cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến cho Tổng đài pháp luật! Dựa trên những thông tin mà bác cung cấp, chúng tôi xin trả lời cho câu hỏi trên của bác như sau:

Căn cứ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 hiện hành

+ Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là những công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia đóng BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia đóng BHXH tự nguyện.

Các điều kiện để hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện như sau:

Theo Điều 73 Luật bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng lương hưu khi:

– Đáp ứng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.

Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của người lao động mà trong điều kiện lao động, làm việc bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi lao động nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và lao động nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong năm 2022, trong điều kiện làm việc bình thường phải đủ 60 tuổi 06 tháng với người lao động nam, đủ 55 tuổi 08 tháng với người lao động nữ.

(Cứ mỗi năm sẽ được tăng thêm 03 tháng đối với người lao động nam và 04 tháng đối với người lao động nữ.)

– Đã đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Đối với những trường hợp đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định pháp luật trên nhưng về thời gian đóng BHXH lại chưa đủ 20 năm thì sẽ được đóng cho đến khi đủ 20 năm để được hưởng lương hưu.

Trường hợp tháng lẻ sẽ được làm tròn khi người lao động đóng BHXH từ 01 năm trở lên, nếu có tháng lẻ thì từ 01 tháng – 6 tháng sẽ tính là nửa năm; từ 6 tháng – 11 tháng sẽ làm tròn 01 năm.

Như vậy, người lao động tham gia BHXH tự nguyện có thể được hưởng lương hưu nếu đáp ứng đủ 60 tuổi 06 tháng đối với nam; đủ 55 tuổi 08 tháng đối với nữ; đồng thời đủ thời gian 20 năm đóng BHXH trở lên.

Đối chiếu với trường hợp của bác Hải, việc bác Hải bị cơ quan bảo hiểm xã hội trả hồ sơ về là đúng theo quy định pháp luật do bác chưa đáp ứng đủ về điều kiện tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Theo quy định pháp luật nêu trên, bác Hải phải đáp ứng thời gian đóng BHXH là đủ 20 năm. Bác Hải đã tham gia đóng BHXH được 19 năm 5 tháng. Theo nguyên tắc, thời gian đóng BHXH của bác không được làm tròn lên thành 20 năm.

Do đó, bác Hải sẽ không đủ điều kiện được hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện. Bác Hải chỉ cần tham gia đóng BHXH 1 tháng nữa là sẽ đủ điều kiện được hưởng lương hưu. Bác Hải cố gắng tham gia đóng BHXH để được hưởng lương hưu trong tương lai nhé!

Trên đây là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về điều kiện được hưởng lương hưu theo quy định pháp luật. Nếu bác còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề trên, hãy kết nối ngay đến với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội 3 năm được bao nhiêu tiền? Cách tính đúng

Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc

Mức hưởng lương hưu hàng tháng

 

“Cô Yến có thắc mắc gửi đến Luật sư như sau:

Tôi năm nay đã 63 tuổi. Tôi tham gia vào thị trường lao động từ năm 1998. Thời còn trẻ còn có đi làm ở 3 công ty. Tổng thời gian làm việc ở cả 3 công ty là gần 23 năm. Công ty thứ nhất là 10 năm 3 tháng. Công ty thứ hai là 7 năm 4 tháng. Công ty thứ ba là 5 năm 2 tháng. Ở cả 3 công ty tôi đều được đóng BHXH bắt buộc đầy đủ. Ở mỗi công ty, mức tiền đóng bảo hiểm xã hội của tôi là khác nhau.

Giờ tôi đã làm hồ sơ để hưởng lương hưu và được duyệt hồ sơ. Nhưng tôi không biết mức hưởng lương hưu của tôi là bao nhiêu. Tôi rất mong Luật sư có thể giúp đỡ hướng dẫn tôi cách tính mức hưởng lương hưu của tôi để tránh trường hợp cơ quan BHXH có nhầm lẫn mà tôi không biết!

Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

 

>>> Hướng dẫn cách tính lương hưu cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc, gọi ngay 1900.6174

 

Trả lời:

Chào cô Yến, cảm ơn cô tin tưởng chúng tôi và gửi gắm những thắc mắc. Dựa trên những thông tin mà cô cung cấp, Tổng Đài Pháp Luật xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động đáp ứng đủ các điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng và nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi thì mức lương hưu hàng tháng sẽ được hưởng như sau:

Mức hưởng hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng X mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

– Đối với người lao động nam sẽ tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với thời gian 20 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ đóng thêm mỗi năm, người lao động sẽ được cộng thêm 2%, mức hưởng tối đa là 75%.

– Đối với người lao động nữ sẽ tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với thời gian 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ đóng thêm hằng năm, người lao động sẽ được hưởng thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Mức lương hưu hằng tháng của NLĐ khi bị suy giảm khả năng lao động được tính như quy định nêu trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì sẽ bị giảm 2%.

– Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian bị lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm sẽ là 1%, từ lẻ trên 6 tháng thì sẽ không giảm tỷ lệ phần trăm khi nghỉ hưu trước tuổi.

– Theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần.

Trường hợp 1: Người lao động là đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì:

Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước 01/ 01/ 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu

Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ 01/ 01/ 1995 đến 31/12/ 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu

– Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ 01/ 01/ 2001 đến 31/ 12/ 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu

– Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ 01/ 01/ 2007 đến 31/ 12/ 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

– Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ 01/ 01/ 2016 đến 31/ 12/ 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

– Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ 01/ 01/ 2020 đến 31/ 12/ 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

– Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ 01/ 01/ 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Trường hợp 2: Những người lao động có toàn bộ thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì sẽ được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Trường hợp 3: Những người lao động có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội vừa thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa thuộc chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì sẽ được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định sẽ được tính bằng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Dựa theo Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Chính phủ sẽ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội. Như vậy, khi có lạm phát thì Chính phủ sẽ điều chỉnh lương hưu (tăng lương hưu) cho phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ.

Đối với trường hợp của cô Yến, với thông tin cô Yến cung cấp, cô Yến là người lao động trong các công ty thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tổng thời gian tham gia đóng BHXH của cô Yến là 22 năm 9 tháng

Cách thức tính lương hưu hàng tháng:

Mức hưởng hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của cô Yến x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của cô Yến

Trong đó:

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng: cô Yến là người lao động nữ được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm, cô Yến sẽ được tính thêm 2%, mức cao nhất bằng 75%.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH: Cô Yến có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do 3 công ty quyết định nên tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Như vậy, cô Yến cần xác định mức BHXH mà 3 công ty đã đóng cho cô cụ thể là bao nhiêu,  xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó, cô Yến chỉ cần áp vào công thức chúng tôi cung cấp bên trên là có thể tính được mức hưởng lương hưu của mình.

Trong trường hợp cô Yến còn còn thắc mắc hay kho khăn nào khác, có thể gọi trực tiếp đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ miễn phí.

>>> Xem thêm: Đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được rút BHXH 1 lần? | Tư vấn 24/7

cach-tinh-luong-huu-bao-hiem-xa-hoi-bat-buoc

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của người lao động là phần hưởng thêm khi người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng hưởng lương hưu

Theo những quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014

– Những người lao động mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài hưởng lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

– Mức hưởng trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

>>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội đóng bao nhiêu? Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2022

Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện

Mức hưởng lương hưu hàng tháng

 

“Chú An có câu hỏi gửi Luật sư như sau:

Tôi là người lao động tự do rất nhiều năm nay. Tôi đã 62 tuổi. Tôi vẫn thường xuyên tham gia đóng BHXH cùng với gia đình tôi. Từ năm 1998 – 2003 tôi đóng đầy đủ BHXH cho cơ quan BHXH ở địa phương. Từ tháng 1 năm 2004 – tháng 6 năm 2004, do sức khỏe tôi không tốt, không đi làm được và không đóng BHXH. Tôi tiếp tục tham gia đóng từ tháng 7/2004 đến tháng 2/2022.

Giờ tôi đã ngừng đóng BHXH, đã làm hồ sơ hưởng lương hưu và đã được duyệt hồ sơ. Nhưng tôi không biết mức hưởng lương hưu của tôi được bao nhiêu, mức tính trong bao nhiêu năm. Khoảng tôi đóng BHXH ngắt quãng có được cộng dồn để tính không?

Tôi rất mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>>> Người lao động đóng BHXH tự nguyện sẽ hưởng lương hưu thế nào? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174

 

Trả lời:

Cảm ơn chú An đã tin tưởng Tổng Đài Pháp Luật! Dựa trên thông tin anh đã cung cấp, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định pháp luật hiện hành, mức lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện bắt đầu hưởng lương năm 2022 được tính như sau:

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng X Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:

– Đối với người lao động nam:

+ Những người lao động đã đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45% (NLĐ nghỉ hưu năm 2021, đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45%)

+ Sau đó, cứ thêm mỗi năm người lao động mà đóng BHXH, người lao động được tính thêm 2%.
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.

– Đối với người lao động nữ

+ Những người lao động đóng đủ 15 năm BHXH thì được hưởng 45%.

+ Sau đó, cứ thêm mỗi năm người lao động mà đóng BHXH, người lao động sẽ được tính thêm 2%.
Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%.

– Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH sẽ được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng. Thu nhập tháng đã đóng BHXH để được làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ sẽ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Quay lại với trường hợp của chú An, với thông tin chú đã cung cấp cho chúng tôi:

Thứ nhất, thời gian chú An đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: sẽ tính bằng tổng tất cả các thời gian đã tham gia đóng BHXH, kể cả trường hợp đóng ngắt quãng. Do đó, thời gian của chú An đóng BHXH sẽ là:

+ Từ năm 1998 – 2003: 5 năm

+ Từ tháng 7/2004 đến tháng 2/2022: 17 năm 7 tháng

+ Tổng thời gian: 22 năm 7 tháng

Thứ hai, chú An đã 62 tuổi

Do đó, chú An đủ điều kiện được hưởng lương hưu gồm điều kiện về độ tuổi và điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật

Mức lương hưu chú An được hưởng như sau:

Mức lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng của chú An X Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của chú An

Trong đó:

Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng:

+ Chú An đóng đủ 20 BHXH sẽ được 45%

+ Chú An có thêm 2 năm 7 tháng, làm tròn sẽ thành 3 năm đóng BHXH, được tính thêm 2% x 3= 6%

+ Tổng tỷ lệ (%) hưởng của anh An là: 45% + 6%= 51%

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH:

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian người tham gia đóng.

Trên đây là cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nếu chú An còn vướng mắc hay câu hỏi nào khác, hãy liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.

>>> Xem thêm: Mất sổ bảo hiểm xã hội phải làm sao? Thủ tục làm lại thế nào?

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

 

“Cô Huyền (Quảng Ngãi) có câu hỏi như sau:

Tôi đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được 40 năm. Tôi được biết chỉ cần có đủ 20 năm tham gia đóng BHXH sẽ được hưởng lương hưu. Tôi thắc mắc còn những năm tôi đã tham gia đóng BHXH sẽ được hưởng như thế nào? Ngoài được hưởng lương hưu, tôi có được hưởng thêm trợ cấp một lần khi nghỉ hưu hay không?”

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời:

Chào cô Huyền, Tổng Đài Pháp Luật! cảm ơn cô vì đã tin tưởng và gửi thắc mắc cho chúng tôi! Dựa vào những thông tin trên, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Người lao động được hưởng trợ cấp 1 lần khi:

– Những người lao động mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi NLĐ nghỉ hưu, ngoài được hưởng lương hưu NLĐ còn được hưởng trợ cấp một lần.

– Mức hưởng trợ cấp một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm NLĐ đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Dựa theo Điều 56 và Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mong muốn được hưởng tỷ lệ lương hưu tối đa 75% thì cần đóng bảo hiểm xã hội với số năm như sau:

+ Với người lao động nữ (từ năm 2021) có số năm đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm.

+ Với người động nam (từ năm 2022) có số năm đóng bảo hiểm xã hội là 35 năm.

+ Đối với phần thắc mắc của cô Huyền, dựa trên những thông tin được cung cấp:

+ Cô Huyền đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 40 năm. Cô Huyền sẽ được hưởng lương hưu tối đa 75%

Số năm đóng bảo hiểm cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% là: 40 – 30 = 10 năm

Do đó, cô Huyền được hưởng thêm trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Mức hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của cô Huyền sẽ được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Nếu cô còn bất cứ vấn đề nào liên quan đến cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội và trợ cấp một lần đối với trường hợp tham gia BHXH tự nguyện, hãy liên hệ ngay đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Rút tiền bảo hiểm xã hội ở đâu? Nơi làm thủ tục lãnh bảo hiểm xã hội

Cách tính thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm

 

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH sau điều chỉnh có ý nghĩa quan trọng đảm bảo tính lương hưu cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện một cách chính xác

Vào năm 2022, theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH ngày 31/12/2021 quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH cụ thể như sau:

Thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện sẽ được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm X Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của các năm tương ứng như sau:

 

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Mức điều chỉnh 2,01 1,88 1,72 1,45 1,33 1,25 1,20 1,19
Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
Mức điều chỉnh 1,16 1,12 1,08 1,05 1,02 1,00 1,00

 

Lưu ý:

Trường hợp người lao động vừa có tham gia đóng BHXH bắt buộc vừa có tham gia đóng BHXH tự nguyện thì:

Thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện được điều chỉnh theo quy định đã nêu trên.

Tiền lương tháng đã đóng BHXH bắt buộc được điều chỉnh theo Điều 10, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH làm căn cứ để tính hưởng lương hưu được tính theo Khoản 4 Điều 11, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, cụ thể theo công thức sau:

Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH = Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện + (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc X tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc)

Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện + Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc

Từ việc tính được thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm, người lao động sẽ dễ dàng tính được mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Sau đó, người lao động có thể dễ dàng tính được mức lương hưu hàng tháng bằng việc lấy mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH nhân tỷ lệ hưởng lương hưu tương ứng của mình.

Như vậy, Luật sư của chúng tôi đã cung cấp những quy định pháp luật liên quan đến cách tính thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy nhấc máy và gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

cach-tinh-luong-huu-bao-hiem-xa-hoi-theo-thu-nhap

>>> Xem thêm: Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần – Mẫu 14-HSB mới nhất

Nên hưởng lương hưu hay nhận trợ cấp BHXH 1 lần?

 

Chị Ngát (Hưng Yên) có câu hỏi như sau:

Mẹ của tôi giờ năm nay 60 tuổi và đã về hưu, có thời gian tham gia BHXH được 19 năm 3 tháng. Mẹ tôi đã dừng đóng BHXH được 1 năm. Bây giờ mẹ tôi muốn làm hồ sơ để hưởng BHXH một lần. Tuy nhiên, tôi có khuyên mẹ tôi tham gia BHXH thêm 1 năm nữa để làm hồ sơ hưởng lương hưu sẽ có lợi hơn nhưng mẹ tôi vẫn đang rất băn khoăn. Theo Luật sư, mẹ tôi nên làm hồ sơ hưởng lương hưu hay nhận trợ cấp BHXH 1 lần ạ!

Tôi cảm ơn Luật sư rất nhiều ạ!

 

>>> Nên hưởng lương hưu hay nhận trợ cấp BHXH 1 lần? Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Trả lời:

Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn chị Ngát vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi! Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu, dựa trên thông tin của chị, chúng tôi xin trả lời như sau:

Người lao động tham gia BHXH có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Điều kiện được hưởng BHXH 1 lần

– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (hoặc chưa đủ 15 năm đóng BHXH đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phương, thị trấn) và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

– Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

– Ra nước ngoài để định cư.

– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

– Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu:

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

Mức hưởng BHXH một lần năm 2022 của người lao động

Đối với Người lao động tham gia BHXH bắt buộc:

– Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014

+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

Người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Riêng Người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

– Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

+ 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014

+ 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi

Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Như vậy, khi hưởng trợ cấp BHXH 1 lần thì người lao động nhận được số tiền tương đối lớn ngay trong một 1 lần. Người lao động sẽ có vốn để đầu tư, xây dựng và thực hiện các kế hoạch cá nhân khác. Tuy nhiên khi so sánh với hưởng lương hưu thì nhận BHXH 1 lần có thể có ít lợi thế hơn, cụ thể:

– Số tiền nhận BHXH 1 lần thường thấp hơn so với mức hưởng lương hưu hàng tháng.

– Hưởng BHXH 1 lần cũng có nghĩa là NLĐ tự tước đi những quyền an sinh cơ bản của bản thân như: được cấp thẻ BHYT miễn phí, hỗ trợ chế độ tử tuất, trợ cấp mai táng… sẽ được hưởng nếu nhận lương hưu.

Quay trở lại với vấn đề của Chị Ngát, theo những thông tin chị cung cấp:

Để đảm bảo cuộc sống ổn định, lâu dài khi về già, mẹ chị Ngát nên cân nhắc kỹ giữa hai quyết định này dựa trên các cơ sở, lợi ích và bất lợi nêu trên. Nếu mẹ chị Ngát lựa chọn hưởng BHXH 1 lần thì mẹ chị Ngân đã đáp ứng đủ điều kiện và có thể làm hồ sơ để hưởng BHXH 1 lần.

Trường hợp mẹ chị Ngát lựa chọn hưởng lương hưu, mẹ chị Ngân có quyền bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH cho đủ số năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu, chăm sóc sức khỏe khi về già.

Trên đây là bài viết của Tổng đài pháp luật về các vấn đề liên quan đến cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội và các quy định pháp luật liên quan đến cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ có những thông tin hữu ích, bảo đảm quyền lợi của mình khi hưởng lương hưu. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối đến ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất.