Thu hồi đất là gì? Bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất như thế nào?

Thu hồi đất là gì? Mức bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất là bao nhiêu? Các trường hợp nào thì bị cưỡng chế thực hiện thu hồi đất? Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này. Trong trường hợp bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp ngay lập tức, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các luật sư tư vấn luật đất đai hỗ trợ tư vấn miễn phí, nhanh chóng nhất.

thu-hoi-dat-la-gi

 

Thu hồi đất là gì?

 

>>> Quyết định thu hồi đất là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp miễn phí.

Căn cứ theo theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:

Thu hồi đất được hiểu là trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đai đang thuộc quyền sử dụng đất của người khác nếu người này có các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng đất.

Trên cơ sở khái niệm thu hồi đất nêu trên, có thể hiểu rằng, khi xảy ra sự kiện thu hồi đất thì cá nhân, tổ chức, hộ gia đình đang sử dụng đất có nghĩa vụ phải trả lại phần đất đai thuộc diện thu hồi đất mà họ đang sử dụng cho Nhà nước. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng có thể tự lấy đất từ phía người dân.

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 và các điều từ Điều 61 đến Điều 65 Luật đất đai 2013 thì Nhà nước chỉ được thực hiện việc thu hồi đất đai nếu việc thu hồi đất thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật quy định. Cụ thể, cơ quan có thẩm quyền chỉ được thu hồi đất đai nếu thuộc một trong những trường hợp như sau:

Một là, thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng; phát triển kinh tế – xã hội, hoặc vì lợi ích quốc gia công cộng

Căn cứ theo quy định tại Điều 61 Luật đất đai 2013 về các trường hợp thu hồi đất vì mục đích an ninh quốc phòng bao gồm:

– Việc thu hồi đất đai vì mục đích, an ninh, quốc phòng thường được xác định là thu hồi đất đai để thực hiện việc xây dựng, tạo dựng công trình an ninh quốc phòng như làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc của cơ quan công an, quân đội; xây dựng thành các căn cứ quân sự, cảng, ga quân sự hay kho tàng của lực lượng vũ trang; xây dựng để dựng thành thao trường, trường bắn, khu thử nghiệm hoặc phá bỏ vũ khí quân sự, xây dựng nhà công vụ….

– Ngoài ra, Điều 62 Luật đất đai 2013 quy định về các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia công cộng, cụ thể bao gồm:

Thu hồi đất đai để phát triển kinh tế – xã hội hoặc vì lợi ích quốc gia công cộng được hiểu là thu hồi đất đai nhằm thực hiện các dự án xây dựng các trụ sở cơ quan, công trình công cộng – dân sinh, khu công nghiệp, khu đô thị, hay những công trình giao thông, điện lực, thủy lợi, …. và các dự án phát triển kinh tế – xã hội hoặc các dự án công trình công cộng khác do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và quyết định đầu tư, những dự án khác do Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận.

– Để việc thu hồi đất đai là hợp pháp thì ngoài việc các dự án buộc thu hồi đất phải là các dự án vì mục đích an ninh quốc phòng được quy định tại Điều 61, 62 Luật đất đai 2013 nêu trên, việc thu hồi đất đai còn phải được dựa trên căn cứ là kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã được phê duyệt, tiến độ sử dụng đất trong lộ trình thực hiện dự án.

Hai là, thu hồi đất do người sử dụng đất có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Người đang sử dụng đất có thể bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất nếu trong quá trình sử dụng đất có một trong những hành vi vi phạm quy định của Luật đất đai được quy định cụ thể tại Điều 64 Luật đất đai 2013, Điều 15, Điều 66, 100 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

– Sử dụng đất đai không đúng mục đích, dù đã bị xử phạt hành chính trước đó mà còn tái phạm.

Nội dung này thường được thể hiện ở việc người sử dụng đất đai được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cấp đất, cho thuê quyền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng vào một mục đích nhất định nhưng trên thực tế, người sử dụng đất này cố tình sử dụng vào một mục đích khác hoàn toàn so với mục đích sử dụng đất của loại đất trên. Hành vi này của người sử dụng đất đó được xác định là hành vi sử dụng đất không đúng mục đích.

Ví dụ:

Người sử dụng đất xây nhà ở trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm. Trường hợp này, về mặt nguyên tắc, căn cứ theo khoản 1 Điều 170 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất này phải sử dụng đất mục đích, nghĩa là họ chỉ có thể trồng cây lâu năm trên phần đất nông nghiệp trên, còn việc xây dựng nhà ở chỉ được xây dựng trên diện tích đất ở.

Do vậy, khi họ xây nhà ở trên đất nông nghiệp này, thì việc làm đó của họ đang vi phạm pháp luật, là hành vi sử dụng đất không đúng mục đích cho phép. Với hành vi này, người đó sẽ bị xử phạt hành chính đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng thửa đất như ban đầu. Việc thu hồi đất đối với trường hợp này chỉ đặt ra khi mà việc vi phạm của người sử dụng đất đó diễn ra rất nhiều lần, tái phạm nhiều lần và không khắc phục mặc dù đã bị xử lý hành chính.

– Có hành vi cố ý hủy hoại đất

Căn cứ theo quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật đất đai 2013 như sau:

Hủy hoại đất được hiểu là hành vi tác động vào đất (như múc, đào, xới, san lấp…) làm biến dạng địa hình của thửa đất, dẫn đến việc suy giảm chất lượng của đất, làm mất hoặc suy giảm khả năng sử dụng đất đai hoặc gây ô nhiễm nguồn tài nguyên đất.

Khi cá nhân sử dụng đất hủy hoại đất nghĩa là họ không có nhu cầu bảo vệ nguồn tài nguyên đất hay sử dụng đất trong khi đó, mặc dù đất đai là nguồn tài nguyên có giá trị rất lớn nhưng lại không phải là vô hạn. Vậy nên trong trường hợp người sử dụng đất có các hành vi cố ý hủy hoại đất, việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi phần đất này để sau đó giao lại cho người thực sự cần sử dụng đất là điều hoàn toàn phù hợp.

– Có hành vi tự ý làm thủ tục cho tặng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất dù pháp luật không cho phép

Nội dung này áp dụng trong trường hợp người sử dụng đất đai mặc dù biết pháp luật không phép chuyển nhượng với phần đất ấy nhưng vẫn cố tình tặng cho, chuyển nhượng cho người khác. Trong đó, các trường hợp không được chuyển nhượng này sẽ được xác định theo Điều 191 Luật đất đai 2013.

Ví dụ:

Cá nhân, hộ gia đình được giao đất, cấp đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ nhưng đã tự ý chuyển nhượng cho người khác sinh sống ở ngoài khu vực rừng phòng hộ, mặc dù pháp luật hiện hành có quy định rõ người sử dụng đất sinh sống ngoài khu vực rừng phòng hộ thì không được nhận tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với phần đất đang thuộc khu vực rừng phòng hộ.

Trường hợp trên, các bên trong quan hệ chuyển nhượng, tặng cho đang cố tình làm trái quy định của pháp luật. Đây là một trường hợp mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quyền thu hồi đất.

– Có hành vi thiếu trách nhiệm và để cho phần đất do mình quản lý bị lấn, chiếm.

Trường hợp này áp dụng đối với những cá nhân sử dụng đất đang được sử dụng phần đất mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao để quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý này họ đã để cho người khác lấn, chiếm đất.

Trong đó, lấn đất được hiểu là một người vì muốn mở rộng diện tích đất đai mà họ có quyền sử dụng nên đã có hành vi làm thay đổi, dịch chuyển vị trí của ranh giới đất hoặc mốc giới đất đã có trước đó, làm xâm phạm sang phần đất đai thuộc quyền quản lý, sử dụng của người khác.

Còn chiếm đất được hiểu là việc một người sử dụng đất tự ý sử dụng đất khi chưa có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hoặc không chịu trả lại đất đã được giao, cho thuê có thời hạn mặc dù đã hết thời hạn giao, cho thuê và không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gia hạn.

Việc Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp người đang quản lý phần đất đai mà Nhà nước giao để quản lý nhưng thiếu trách nhiệm làm cho phần đất của mình quản lý bị lấn chiếm là hoàn toàn hợp lý. Bởi việc để cho người khác lấn, chiếm phần đất của mình quản lý cho thấy việc thiếu trách nhiệm và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của Nhà nước trong việc quản lý đất đai.

– Đất được cho thuê, giao để sử dụng nhưng không đúng đối tượng hoặc trái thẩm quyền.

– Phần đất đai mà người sử dụng đất mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn không chấp hành và không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

– Đất đai bị bỏ hoang, không được sử dụng trong một thời gian dài, cụ thể là không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục đối với đất trồng cây hàng năm; 18 tháng liên tục đối với đất trồng cây lâu năm; 24 tháng liên tục đối với đất trồng rừng.

– Đất đai được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao, cho thuê để nhằm mục đích thực hiện các dự án đầu tư nhưng đã bị bỏ hoang, không được đưa vào sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc trong quá trình thực hiện dự án tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

– Đối với trường hợp thu hồi đất do vi phạm Luật đất đai năm 2013, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể thực hiện việc thu hồi đất nếu có căn cứ về việc người sử dụng đất đó có hành vi vi phạm trong quá trình sử dụng đất được thể hiện thông qua biên bản ghi nhận hoặc quyết định hành vi vi phạm.

Ba là, thu hồi đất đai do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất do chấm dứt việc sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc do việc sử dụng đất đai có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người.

Theo quy định tại Điều 65 Luật đất đai 2013, việc quyết định thu hồi đất được thực hiện đối với các trường hợp sau:

– Người đang sử dụng đất tự nguyện trao trả đất lại cho Nhà nước.

– Người sử dụng đất là cá nhân bị chết và không có người thừa kế; trong trường hợp người sử dụng đất là các tổ chức được Nhà nước cho thuê, giao đất thì bị phá sản, giải thể, không có nhu cầu sử dụng đất hoặc chuyển địa điểm kinh doanh.

– Đất đai đang sử dụng nằm trong khu vực bị ô nhiễm môi trường, có nguy cơ bị sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng thiên tai là mối đe dọa tính mạng, sức khỏe con người.

– Đất được Nhà nước cho thuê, giao có thời hạn nhưng đã hết thời hạn sử dụng đất và không được gia hạn thêm.

Có thể thấy, việc Nhà nước thu hồi đất đai không được tùy ý mà phải thuộc một trong những trường hợp mà pháp luật quy định. Đồng thời, dù thu hồi đất đai trong trường hợp nào thì việc thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng sẽ làm chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất kể từ thời điểm thu hồi đất.

Như vậy, trên đây là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về thắc mắc thu hồi đất là gì. Mọi câu hỏi của bạn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các luật sư hỗ trợ giải đáp miễn phí.

>> Xem thêm: Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp nào? Quy định mới 2022

Khi nào nhà nước thu hồi đất?

 

>> Căn cứ để nhà nước thu hồi đất là gì? Gọi ngay 1900.6174

Pháp luật quy định Nhà nước chỉ được phép thu hồi đất đai khi có căn cứ pháp luật và phải tuân thủ theo trình tự thủ tục thu hồi đất theo Luật đất đai 2013. Trong trường hợp trình tự thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, cụ thể như sau:

– Thông báo thu hồi đất

– Điều tra, đo đạc, kiểm đếm

– Lập phương án hỗ trợ, bồi thường, , tái định cư

– Thẩm định, hoàn chỉnh, phê duyệt phương án hỗ trợ, bồi thường tái định cư; quyết định thu hồi đất

– UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư trong cùng một ngày.

Trên đây là các quy định của pháp luật về trình tự thu hồi đất. Nếu như bạn chưa hiểu rõ về trình tự nêu trên, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự giải đáp chi tiết từ luật sư.

thu-hoi-dat-la-gi-khi-nao-nha-nuoc-thu-hoi-dat

 

>> Xem thêm: Đất tái định cư là gì? Những điều [QUAN TRỌNG] cần biết

Thẩm quyền thu hồi đất

 

>> Luật sư tư vấn ai có thẩm quyền thu hồi đất? Liên hệ ngay 1900.6174 

Căn cứ theo quy định của Luật đất đai 2013, không phải cơ quan nhà nước nào cũng có thẩm quyền thu hồi đất. Theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai 2013 thì chỉ có Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền thu hồi đất đai. Trong đó:

Thẩm quyền thu hồi đất sẽ thuộc về các chủ thể sau đây:

– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp dưới đây:

+ Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai năm 2013;

+ Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của cấp xã, phường, thị trấn (khoản 1 Điều 66 Luật Đất đai năm 2013)

– Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp dưới đây:

+ Thu hồi đất đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư;

+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

(khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai năm 2013)

Lưu ý: Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có đối tượng thuộc thẩm quyền thu hồi của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất (khoản 3 Điều 66 Luật Đất đai năm 2013).

– Ban Quản lý khu công nghệ cao quyết định thu hồi đất trong các trường hợp dưới đây:

+ Thu hồi đất đã cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất có các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013;

+ Thu hồi đất đã cho thuê đối với trường hợp người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện trả lại đất đai theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai năm 2013.

(điểm c khoản 2 Điều 52 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)

– Ban Quản lý khu kinh tế quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

+ Thu hồi đất đã cho thuê, giao lại đối với trường hợp người sử dụng đất có các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại các Điểm a, b, c, d, e, g, i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013;

+ Thu hồi đất đã cho thuê, giao lại đối với trường hợp người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất đai theo pháp luật hoặc tự nguyện trả lại đất theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai năm 2013;

(điểm c khoản 1 Điều 53 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)

– Cảng vụ hàng không quyết định thu hồi đất đối với trường hợp được Cảng vụ hàng không giao đất mà thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, e, g và i Khoản 1 Điều 64 và các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai năm 2013.

(điểm c khoản 4 Điều 55 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP)

Như vậy, thu hồi đất là hình thức mà cơ quan có thẩm quyền thu hồi lại quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất. Việc thu hồi đất đai dù được thực hiện trong trường hợp trên chỉ được xác định là hợp pháp nếu thuộc vào một trong những trường hợp theo quy định tại Điều 16, Điều 61 đến Điều 65 Luật đất đai 2013, và được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất theo Điều 66 Luật đất đai 2013.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về thẩm quyền thu hồi đất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy nhấc máy và liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được các luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.

>> Xem thêm: Thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?

Bồi thường thiệt hại do thu hồi đất là gì?

 

>> Luật sư tư vấn chi tiết bồi thường thiệt hại do thu hồi đất là gì? Gọi ngay 1900.6174 

Khái niệm bồi thường thiệt hại do thu hồi đất là quyền của người đang sử dụng đất bị thu hồi nhằm bù đắp thiệt hại về vật chất cho người sử dụng đất trong trường hợp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất để chuyển sang sử dụng vào mục đích khác hoặc vì nhu cầu của nhà nước và xã hội.

Quy định về bồi thường thiệt hại do thu hồi đất:

Không phải tất cả những trường hợp bị thu hồi đất, người đang sử dụng đất bị thu hồi đều được bồi thường. Các trường hợp người sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất đai không có hiệu quả, cố ý huỷ hoại thửa đất hoặc trường hợp đất được giao không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyển, đất đai lấn chiếm, đất do người sử dụng đã chết mà không có người thừa kế, người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất… thì sẽ không được bồi thường khi bị thu hồi đất.

Đất đai đang sử dụng bị thu hồi mà người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại về đất đai và tài sản có trên đất là hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, Nhà nước phải có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và chí trả các khoản bồi thường thiệt hại để cá nhân bị thu hồi đất ổn định cuộc sống, được bù đắp những thiệt hại vật chất một cách công bằng và đúng quy định pháp luật.

Người bị thu hồi đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất bồi thường thì sẽ được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập và thực hiện những dự án tái định cư trước khi thu hồi để bồi thường bằng đất ở, nhà ở cho người bị thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở. Khu tái định cư được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Trường hợp không có khu tái định cư thì cá nhân bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước đối với khu vực đô thị, bồi thường bằng đất ở đối với khu vực nông thôn.

Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất ở bị thu hồi lớn hơn đất ở được bồi thường thì cá nhân bị thu hồi đất được bồi thường bằng tiền đối với phần chênh lệch đó.

Trường hợp thu hồi đất của cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất mà không có đất bồi thường để tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, thì người bị thu hồi đất còn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề và bố trí việc làm mới.

Trên đây là quy định của pháp luật về việc bồi thường thiệt hại do thu hồi đất. Để được luật sư giải đáp chi tiết và kỹ càng hơn về quy định này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174.

boi-thuong-thiet-hai-do-thu-hoi-dat-la-gi

 

>> Xem thêm: Giá đất đền bù khi Nhà nước thu hồi đất – Mới nhất năm 2022

Trình tự thu hồi đất khi có quyết định thu hồi

 

>> Trình tự thu hồi đất khi có quyết định thu hồi như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Thứ nhất, trình tự thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, cụ thể như sau:

– Thông báo thu hồi đất

– Điều tra, kiểm đếm, đo đạc

– Lập phương án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư

– Hoàn chỉnh, phê duyệt, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và quyết định thu hồi đất

Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư trong cùng một ngày

– Tổ chức thực hiện việc hỗ trợ, bồi thường, bố trí tái định cư theo phương án được duyệt

– Quyết định cưỡng chế thu hồi đất

Trường hợp cá nhân có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng đã không chấp hành việc bàn giao đất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất;

Đầu tiên, tiếp quản đất đã được giải phóng mặt bằng: do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đảm nhiệm.

Thứ hai, trình tự thu hồi đất đai do vi phạm pháp luật về đất đai như sau:

– Lập biên bản về hành vi vi phạm để làm căn cứ quyết định thu hồi đất

– Ban hành quyết định thu hồi đất:

Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất.

– Triển khai thu hồi đất và xử lý phần giá trị còn lại đã đầu tư vào đất đó hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có).

– Quản lý quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất.

Thứ ba, trình tự thu hồi đất đai do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người như sau:

– Tổ chức sử dụng đất chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất thì gửi thông báo hoặc bằng văn bản trả lại đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường;

– Cơ quan ban hành ra quyết định phá sản, giải thể gửi quyết định phá sản , giải thể đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất thu hồi;

– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế có trách nhiệm gửi quyết định tuyên bố một người là đã chết hoặc giấy chứng tử và văn bản xác nhận không có người thừa kế đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất thu hồi.

+ Ban hành quyết định thu hồi đất

+ Triển khai thu hồi đất, quản lý và đấu giá quyền sử dụng đất

Trên đây là toàn bộ trình tự thu hồi đất khi có quyết định thu hồi theo Luật hiện hành. Mọi thắc mắc của bạn xin vui lòng liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí.

>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết về về thủ tục tách thửa từ A-Z

Cưỡng chế thực hiện thu hồi đất

 

>> Cưỡng chế thực hiện thu hồi đất là gì? Liên hệ ngay 1900.6174

Căn cứ theo Điều 71 Luật Đất đai năm 2013, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất khi có đủ các điều kiện như sau:

– Cá nhân có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi đã được vận động, thuyết phục;

– Quyết định cưỡng chế đã được NIÊM YẾT công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

– Quyết định việc cưỡng chế đã có hiệu lực thi hành;

– Cá nhân bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế.

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.

Trên đây là giải đáp của luật sư về vấn đề cưỡng chế thực hiện thu hồi đất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.

cuong-che-thuc-hien-thu-hoi-dat-la-gi

 

>> Xem thêm: Thủ tục mua bán đất – Hồ sơ chuyển nhượng đất cần giấy tờ gì?

Thửa đất bị Nhà nước thu hồi và xảy ra tranh chấp giải quyết thế nào?

 

Chị Thảo (Hoàng Mai – Hà Nội) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong nhận được sự tư vấn như sau:
Bố mẹ tôi sinh được 4 anh em. Bố tôi đã mất từ năm 1992 và có để lại một thửa đất nông nghiệp. Sổ đỏ của thửa đất này đứng tên bố tôi. Đến năm 2009, mẹ tôi mất. Thửa đất trên được giao cho vợ chồng tôi canh tác từ năm 1990 nhưng không chuyển tên và không để lại di chúc.

Vợ chồng tôi đã đóng thuế đầy đủ từ năm 1992 cho tới nay. Hiện tại thửa đất này bị Nhà nước thu hồi và đền bù, do đó dẫn tới việc anh em gia đình tôi xảy ra tranh chấp việc thừa kế. Vậy Tòa án có giải quyết chia đất đó được không? Hình thức chia là gì? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Giải quyết tranh chấp khi thửa đất bị Nhà nước thu hồi như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bạn Thảo đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Về việc giải quyết tranh chấp thửa đất bị Nhà nước thu hồi như thế nào, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bố bạn mất để lại mảnh đất cho gia đình bạn nhưng lại không chuyển tên và không để lại di chúc. Như vậy, di sản của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật.

Theo quy định tại điều 651 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật, cụ thể như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự dưới đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đã chết; cháu ruột của người đã chết mà người đã chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người đã chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người đã chết mà người đã chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người đã chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau…..”

Như vậy, trong trường hợp trên nếu như chia theo pháp luật, các anh em của bạn sẽ thuộc đối tượng được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế mà pháp luật hiện hành quy định. Tòa án có thẩm quyền sẽ tiến hành phân chia diện tích mảnh đất cho những người thuộc hàng thừa kế.

Bên cạnh đó, thửa đất nêu trên đã bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi và đền bù. Như vậy, trước khi mà Nhà nước thu hồi mảnh đất thì đã xác định được chủ sở hữu và thực hiện tiến hành đền bù cho chủ sở hữu mảnh đất.

Do đó, trong trường hợp của bạn không có cơ sở để tranh chấp về thừa kế và Tòa án sẽ không giải quyết bởi trong trường hợp này, bố bạn mất không để lại di chúc thì di sản đó sẽ được chia theo pháp luật và đã xác định chủ sở hữu trước khi có quyết định thu hồi. Để được luật sư tư vấn cụ thể và rõ ràng hơn, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư.

>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai là gì? Thực trạng, xử lý tình huống tranh chấp quyền sử dụng đất.

Trên đây là những giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về thu hồi đất là gì? Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong trường hợp bạn còn điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ miễn phí bởi đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.