Chồng không cấp dưỡng cho con có bị xử phạt hành chính không? Trường hợp nào chồng không cấp dưỡng nuôi con bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hồ sơ, thủ tục khởi kiện khi chồng không cấp dưỡng thực hiện như thế nào? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng kết nối với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng.
>> Tư vấn miễn phí thủ tục khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng cho con, gọi ngay 1900.6174
Chồng không cấp dưỡng cho con có bị xử phạt không?
>> Mức phạt hành chính khi chồng không cấp dưỡng cho con? Gọi ngay 1900.6174
Chị Hạnh (Quảng Nam) có câu hỏi:
“Tôi và chồng cũ đã ly hôn được 2 tháng. Chúng tôi có 1 cháu trai 5 tuổi và đang ở với mẹ. Chồng cũ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con mỗi tháng là 3 triệu. Nhưng tới giờ con tôi vẫn chưa được nhận cấp dưỡng từ bố, tôi phải một mình nuôi con. Tôi muốn hỏi trường hợp này chồng tôi có bị xử phạt không? Mong Luật sư giải đáp!”
Trả lời:
Chào chị Hạnh! Cảm ơn chị đã tin tường Tổng Đài Pháp Luật là nơi gửi gắm những thắc mắc. Dựa vào thông tin chị cung cấp và căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành luật sư nghiên cứu và đưa ra câu trả lời:
Căn cư theo Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Đồng thời, nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.”
Như vậy, tùy theo mức độ nghiêm trọng trong việc trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự.
Xử phạt hành chính
Sau khi bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện theo quyết định của bản án thì căn cứ theo Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; chăm sóc con sau khi ly hôn”
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngoài ra, hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định như sau:
– Trường hợp người cấp dưỡng từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người được cấp dưỡng phải lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc người cấp dưỡng đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm tùy vào mức độ vi phạm.
– Trường hợp Tòa án đã quyết định nghĩa vụ của người cấp dưỡng được ghi trong bản án mà người cấp dưỡng không chịu chấp mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc người cấp dưỡng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Ngoài ra, nếu người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp này còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy đối với trường hợp chị nêu trên thì việc chồng không cấp dưỡng nuôi con sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà pháp luật sẽ quy định xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự đối với chồng cũ chị. Thường đối với hành vi không cấp dưỡng nuôi con sẽ bị xử phạt hành chính, nhưng trong một vài trường hơp nghiêm trọng nêu trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Do chị không cung cấp rõ thông tin mức độ nghiêm trọng nên chúng tôi chưa thể đưa lời giải đáp cụ thể, chị có thể tham khảo nội dung đã chia sẻ trên để xác định được mức xử phạt đối với chồng chị. Trong quá trình tìm hiểu quy định pháp luật liên quan vấn đề trên nếu chị còn những thắc mắc hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ và giải đáp cụ thể.
> Xem thêm: Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn bao nhiêu? Tư vấn miễn phí
Khởi kiện chồng không cấp dưỡng cho con như thế nào?
Chị Ngân (Ninh Bình) đặt câu hỏi:
“Chúng tôi ly hôn được 5 tháng. Theo quyết định của tòa án thì chồng tôi mỗi tháng phải cấp dưỡng cho con 10 triệu (con trai tôi 10 tuổi, đang ở với mẹ). Tuy nhiên, anh ta chỉ thực hiện được tháng đầu tiên, sau đó thì không thấy nữa. Theo tôi được biết thì chồng cũ tôi đã mua xe cho bạn gái mới nhưng không hề chu cấp cho con.
Tôi muốn kiện chồng không cấp dưỡng cho con ra tòa thì thành phần hồ sơ cần chuẩn bị gồm giấy tờ gì? Thủ tục khởi kiện không cấp dưỡng thực hiện như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện Nộp?
Tôi chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn miễn phí thủ tục khởi kiện chồng không cấp dưỡng cho con, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Ngân! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vự tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật. Đối với vấn đề chị đã chia sẻ và căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành Luật sư xin đưa ra câu trả lời như sau:
Hồ sơ, thủ tục thực hiện khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng cho con chi tiết như sau:
Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
– Chị cần chuẩn bị hồ sơ yêu cầu cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn bao gồm:
+ Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng cho con;
+ Giấy chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực);
+ Sổ hộ khẩu (bản sao có có chứng thực);
+ Quyết định/ Bản án ly hôn của vợ chồng;
+ Chứng cứ chứng minh thu nhập của người chồng;
+ Giấy sinh của con (bản sao có chứng thực)
Tòa án có thẩm quyền giải quyết thủ tục khởi kiện chồng không cấp dưỡng cho con
Căn cứ theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ việc tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình. Theo đó, các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn để giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, …
Như vậy, chị Ngân có thể gửi đơn khởi kiện tới tòa án cấp quận/ huyện nơi chồng cũ của chị cư trú. Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, nếu việc chồng cũ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có bao gồm căn cứ chứng minh trong hồ sơ thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý, giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự.
Trên đây chúng tôi đã giải đáp chi tiết hồ sơ, thủ tục để khởi kiện yêu cầu cấp dưỡng nuôi con. Trong quá trình tìm hiểu, thực hiện thủ tục chị gặp phải khó khăn hay vướng mắc nào hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể.
>> Xem thêm: Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng đúng theo quy định
Có được yêu cầu chồng cấp dưỡng cho vợ sau ly hôn không?
Chị Mai (Cần Giờ) đặt câu hỏi:
“Chào Luật sư, hiện tại tôi và chồng đã ly hôn. Con của tôi được 31 tháng. Mới đây tôi bị tai nạn giao thông, giờ tôi phải nằm viện để điều trị nên không thể đi làm. Tôi biết kinh tế của chồng cũ tôi khá tốt, anh cũng chu cấp cho con đầy đủ. Vì hoàn cảnh khó khăn, tôi muốn nhờ chồng cũ lo thêm một khoản tiền cho tôi đến ngày xuất viện được không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi chân thành cảm ơn!”
>> Được yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn trong trường hợp nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Mai! Cảm ơn chị đã tin tường và gửi câu hỏi về Tổng Đài Pháp Luật Đối với vấn đề này của chị, Luật sư của chúng tôi xin giải đáp như sau:
Căn cứ theo Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
“Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”
Như vậy, việc cấp dưỡng giữa vợ chồng cần tuân thủ theo một số điều kiện nhất định như sau:
– Thứ nhất: Bên được cấp dưỡng gặp khó khăn; túng thiếu; có yêu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng
Có thể hiểu khó khăn; túng thiếu là hoàn cảnh họ không đủ khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân. Lý do chính đáng dẫn đến tình trạng trên như: tai nạn, bệnh tật, … Nếu gặp khó khăn; túng thiếu thì phải có lý do chính đáng, còn nếu do lười biếng, cờ bạc, nghiện ngập, … thì sẽ không được cấp dưỡng.
– Thứ hai: Bên cấp dưỡng phải có khả năng cấp dưỡng.
Do đó, dựa theo thông tin mà chị đã cung cấp thì chị có quyền được yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng vì chị bị tai nạn giao thông hiện tại không đủ khả năng để lao động. Ngoài ra việc cấp dưỡng này còn tùy thuộc vào bên chồng cũ của chị có khả năng cấp dưỡng hay không.
Vì vậy chị Mai có quyền yêu cầu chồng cũ cấp dưỡng sau ly hôn nhưng chị cần đưa ra bằng chứng để chứng minh chị đang gặp khó khăn và không có khả năng lao động. Trong quá trình tìm hiểu, chị có bất kỳ thắc mắc nào hãy gọi ngay đến 1900.6174 để được luật sưu hỗ trợ nhanh chóng!
>> Xem thêm: Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn như thế nào?
Bài viết trên đây là chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luât liên quan đến vấn đề chồng không cấp dưỡng cho con. Đây là một trong những vấn đề rất phổ biến đối với những vợ chồng đã ly hôn. Nếu như trong quá trình tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề trên mà anh, chị có gì chưa hiểu hãy trực tiếp liên hệ tới Tổng Đài Pháp Luật của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được đội ngũ các Luật sư và chuyên viên dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ nhanh chóng nhất!