Giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà – Tư vấn miễn phí

Có thể giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà sau khi ly hôn không? Để có thể giành quyền nuôi con cần đáp ứng điều kiện gì? Trình tự thủ tục để thực hiện giành lại quyền nuôi con. Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng kết nối với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!

gianh-quyen-nuoi-con-khi-dang-thue-nha
Giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà

Điều kiện giành quyền nuôi con

 

Chị Nhã Thảo (Vĩnh Phúc) có câu hỏi:

Xin chào luật sư! Vợ chồng tôi lấy nhau đến nay đã được 10 năm. Tôi làm công nhân tại nhà máy, anh làm công việc tự do, ai thuê đâu làm nấy. Tiền lương hàng tháng chỉ đủ tiền sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng chồng lại thường xuyên tụ tập bạn bè, đi nhậu đêm khuya, không chịu cố gắng. Tôi không chấp nhận cuộc sống như này mãi được nên muốn ly hôn đơn phương.

Tôi không an tâm khi để con trai sống với bố, sau này khi bố đi bước nữa tôi sợ con tôi sẽ khổ. Chính vì thế tôi muốn giành quyền nuôi con thì cần những điều kiện gì? Mong luật sư tư vấn giúp! Tôi xin cảm ơn !

 

>> Tư vấn miễn phí giành quyền nuôi con cần điều kiện gì, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Nhã Thảo! Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của chị. Đối với thắc mắc của chị cần đáp đứng điều kiện gì để giành quyền nuôi con, đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi sẽ phân tích dưới dây để đưa ra câu trả lời khái quát nhất cho chị.

 

Đối với người mẹ

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với trường hợp hai bên vợ chồng không thể tự thỏa thuận được về quyền nuôi con, Tòa án sẽ đưa ra quyết định dựa trên các điều kiện cơ bản nhằm đảm bảo cho người con có cuộc sống tốt nhất căn cứ Điều 81, Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

– Trường hợp, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, một số trường hợp ngoại lệ như người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì quyền nuôi con thuộc về người cha.

– Trường hợp con từ 36 tháng trở lên thì Tòa án sẽ phải quyết định quyền nuôi con cho người nào có đủ điều kiện và đảm bảo được tốt nhất quyền và lợi ích về mọi mặt cho đứa trẻ.

Theo đó, để được quyền nuôi con người mẹ cần đáp ứng các điều kiện như sau:

– Thứ nhất là điều kiện về vật chất bao gồm: tài chính, chỗ ở, sinh hoạt của con phải đáp ứng mức tối thiểu để một đứa trẻ có thể phát triển.

– Thứ hai là điều kiện về tinh thần bao gồm: tư cách đạo đức, tình cảm, thời gian chăm sóc con…

 

Đối với người cha

Tương tự đối với mẹ, người cha khi muốn giành quyền nuôi con cũng cần phải xem xét các yếu tố như:

– Phải có thu nhập đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc cho con

– Dành thời gian, tình cảm quan tâm, yêu thương con

– Ngoài ra, cần chứng minh có nhiều điều kiện khác tốt cho con hơn đối phương hay chứng minh đối phương không đáp ứng được điều kiện nuôi con trực tiếp

Tuy nhiên cần lưu ý, đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, người cha muốn giành quyền nuôi con cần chứng minh người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con như thời gian chăm sóc, điều kiện kinh tế hoặc có lối sống đồi trụy, không đảm bảo về tư cách đạo đức gây ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của con thì Tòa án sẽ xem xét.

Do đó, đối với trường hợp của chị, chị cần chứng minh khả năng tài chính cũng như các yếu tố khác để có thể giành quyền nuôi con hoặc chứng minh bản thân có điều kiện chăm sóc con tốt hơn đối phương. Như vậy, Tòa án mới xem xét và ra phán quyết để chị được quyền nuôi con, khi đó bố đứa trẻ sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn theo quy định pháp luật.

 

>> Xem thêm: Giành lại quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào? – Thủ tục A-Z

 

Có thể giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà không?

 

Anh Thế Hào (Ninh Bình) có câu hỏi:

Xin chào luật sư! Tôi và vợ kết hôn được 6 năm. Do vợ tôi gặp nhiều bất tiện khi sinh hoạt chung với bố mẹ nên chúng tôi quyết định ra ở riêng. Vì là vợ chồng mới cưới, chưa có điều kiện mua nhà nên chúng tôi thuê trọ gần công ty để tiện đi lại. Tôi làm công nhân, còn vợ kinh doanh online.

Một năm gần đây, công việc làm ăn thuận lợi, vợ tôi dần mở rộng mô hình kinh doanh. Vì tính chất công việc, vợ tôi gặp đối tác đi sớm về muộn nhiều hơn. Một lần đi nhậu với bạn, tôi phát hiện vợ tôi ngoại tình. Sau đó chúng tôi đã quyết định ly hôn.

Chúng tôi có một người con trai 8 tuổi, hiện tôi muốn giành quyền nuôi con nhưng vợ tôi có tài chính tốt hơn tôi, cô ấy được người đàn ông kia tặng nhà riêng, có chỗ ở tốt trong khi tôi vẫn ở trọ. Tôi có thể giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi!

 

>> Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Thế Hào! Cảm ơn anh đã lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật là nơi gửi những thắc mắc. Đối với câu hỏi của anh, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, trường hợp con từ 7 tuổi trở lên tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con dựa theo nguyện vọng của con cũng như điều kiện nuôi dưỡng của hai bên vợ/chồng.

Theo đó, để giành quyền nuôi con, các bên cần chứng minh điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, đảm bảo cho con có cuộc sống tốt nhất. Về điều kiện vật chất có thể bao gồm: thu nhập, chỗ ở, tài chính cá nhân đảm bảo sinh hoạt thiết yếu của con..Về điều kiện vật chất có thể bao gồm: Thời gian chăm sóc, tư cách đạo đức, tình cảm dành cho con…

Theo đó, để giành được quyền nuôi con khi đang thuê nhà anh cần chứng minh khả năng tài chính cũng như điều kiện tình thần của mình. Anh hoàn toàn có thể thuê nhà, ở nhà trọ miễn sao đảm bảo không gian cho con sinh hoạt, phát triển. Bên cạnh đó, anh có thể thu thập các chứng cứ chứng minh việc vợ ngoại tình không đảm bảo điều kiện về tư cách đạo đức để Tòa xem xét. Ngoài ra, vì con anh trên 7 tuổi nên Tòa án sẽ xét theo nguyện vọng của con.

 

>> Xem thêm: Giành quyền nuôi con khi không có thu nhập – Tư vấn miễn phí

 

Thủ tục giành quyền nuôi con

 

Chị Nhã Ý (Quảng Ninh) có câu hỏi:

Xin chào luật sư! Tôi kết hôn năm 18 tuổi và có một người con trai năm nay 6 tuổi. Sau hai năm chung sống, tôi phát hiện chồng ngoại tình nhưng không dám ly hôn vì sợ con khổ. Chồng thường xuyên đánh đập, mẹ chồng đay nghiến vì con tôi bị dị tật bẩm sinh, không được lành lặn như người ta khiến mẹ con tôi sống khổ sở.

Tôi bị nhà chồng đuổi, phải mang theo con lên thành phố mưu sinh, thuê một căn trọ nhỏ. Suốt 3 năm nơi đất khách quê người nhà chồng không một câu hỏi han, chồng tôi cũng chẳng đoái hoài đến sự sống chết của hai mẹ con. Gần đây, anh ta tìm đến yêu cầu tôi ly hôn và giành lại con.

Tôi được biết sau khi gặp tai nạn anh ta không còn khả năng sinh con và con tôi là đứa cháu duy nhất của dòng họ. Tôi lo sợ không biết làm thế nào để giành quyền nuôi con. Mong luật sư hướng dẫn tôi thủ tục giành quyền nuôi con. Tôi cảm ơn luật sư rất nhiều!

 

>> Tư vấn miễn phí thủ tục giành quyền nuôi con, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Nhã Ý! Chúng tôi rất hiểu và đồng cảm với hoàn cảnh chị đang gặp phải. Đối với thắc mắc của chị, chúng tôi xin trả lời như sau:

Trước hết, chị cần tiến hành giải quyết ly hôn. Trường hợp cả hai bên đồng ý ly hôn sẽ tiến hành theo thủ tục thuận tình ly hôn theo các bước sau:

– Chuẩn bị đơn có xác nhận của hai bên nộp đến Tòa án nhân dân quận/huyện nơi vợ chồng cư trú.

– Trường hợp các bên thỏa thuận được về tài sản chung và quyền nuôi con, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thỏa thuận này, nếu không thỏa thuận được Tòa án sẽ đưa ra phán quyết theo quy định của pháp luật.

Do đó, để có thể giành quyền nuôi con, chị cần chứng minh các điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để Tòa án xem xét.

Trường hợp chồng chị ngoại tình, đánh đập, không chăm sóc vợ con trong suốt thời gian chung sống có thể được coi là căn cứ quan trọng để chị giành quyền nuôi con. Chính vì thế, bên cạnh việc soạn đơn chị cần bổ sung các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc chồng không đáp ứng điều kiện về vật chất cũng như tư cách đạo đức. Do đó, khả năng cao chị sẽ được Tòa án xem xét ra quyết định nuôi con.

thu-tuc-gianh-quyen-nuoi-con-khi-dang-thue-nha
Thủ tục giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà

 

Quyền thăm nuôi con sau khi ly hôn

 

Anh Quốc Tùng (An Giang) có câu hỏi:

Xin chào luật sư! Vợ chồng chị anh tôi ly hôn hơn một năm nay. Chị vợ rất ít khi thăm con mặc dù cách nhau có 20 km.  Một lần chị vợ muốn đưa con về ngoại chơi một tuần, nhưng do cháu tôi vừa trải qua cuộc phẫu thuật sức khỏe chưa hồi phục nên anh tôi mới không đồng ý cho bé đi. Nếu muốn thăm mẹ cháu có thể đến nhà để thăm nom, gia đình tôi không cấm cản hay gây khó dễ.

Nhưng chị vợ lại thưa với Tòa là gia đình tôi cản trở chị ta thăm con. Xin hỏi luật sư gia đình tôi làm thế có bị coi là cản trở quyền thăm nuôi con sau ly hôn không? Mong luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!

 

>> Luật sư tư vấn quyền thăm nuôi con sau ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Trường hợp của anh, theo quyết định/ bản án của tòa án nhân dân thì người chồng là người trực tiếp nuôi con và người vợ có nghĩa vụ cấp dưỡng và thăm nom con. Do đó, người vợ phải thực hiện việc cấp dưỡng kịp thời và trong khả năng của mình.

Đối với quyền thăm nom, người vợ có quyền tới nhà chổng thực hiện quyền thăm nuôi đứa trẻ, việc đón con đi hoặc mang về nhà nội thì do hai bên thỏa thuận với nhau và có sự đồng ý của người chồng.

Tuy nhiên trường hợp sức khỏe của cháu không đảm bảo thì hai bên có thể thỏa thuận để đảm bảo sức khỏe cho cháu cũng như để cháu có đầy đủ tình cảm của cha, của mẹ và của gia đình bên ngoại, bên nội.

Do đó trường hợp của anh, về vấn đề người vợ nói chồng cản trở quyền thăm nom trước Tòa thì người vợ cần có những căn cứ chứng minh cho lời nói của mình như người làm chứng, video, hình ảnh. Nếu người vợ không đưa ra được căn cứ nào chứng minh việc người chồng cản trở quyền thăm nuôi thì Tòa án sẽ bác yêu cầu của người vợ.

>> Xem thêm: Giành quyền nuôi con khi chồng ngoại tình như thế nào?

 

Dịch vụ Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con

Tổng Đài Pháp Luật luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng mọi lúc mọi nơi, chúng tôi cung cấp các dịch vụ như:

– Tư vấn về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài trong vụ án giành quyền nuôi con

– Tư vấn cho khách hàng các quy định pháp luật về ly hôn, giải quyết tranh chấp của vợ chồng sau ly hôn và các quan hệ nhân thân khác

– Tư vấn những rủi ro pháp lý có thể phát sinh khi vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp về quyền nuôi con

– Tư vấn về việc lập hồ sơ ly hôn khi có tranh chấp

– Nhận ủy quyền đại diện khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp tại tòa án trong vụ án ly hôn tranh chấp về quyền nuôi con

– Soạn thảo hồ sơ, bằng chứng chứng minh bản thân đủ điều kiện nuôi con

– Tranh luận tại tòa và bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho đương sự khi tranh chấp giành quyền nuôi con

Liên hệ Luật sư – Tổng Đài Pháp Luật

Bất cứ khi nào quý khách có thắc mắc hoặc cần tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình nói chung và tranh chấp giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà nói riêng, hãy liên hệ Tổng Đài Pháp Luật qua các phương thức sau để được giúp đỡ.

Số điện thoại: 1900.6174
Website: tongdaiphapluat.vn
Email: tongdaiphapluat.mkt@gmail.com

Trên đây, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho anh chị thông tin liên quan đến vấn đề giành quyền nuôi con khi đang thuê nhà. Hy vọng bài viết trên đây sẽ góp phần cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp cho bạn hiểu hơn về những quy định của pháp luật. Nếu gặp bất cứ thắc mắc nào, anh/chị hãy nhấc máy kết nối với đội ngũ luật sư của chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ.