Ngăn cản thăm nuôi con sau ly hôn bị xử phạt như thế nào?

Ngăn cản thăm nuôi con là hành vi xuất hiện nhiều ở những người cha, mẹ là người trực tiếp nuôi con khi ly hôn hoặc gia đình của họ. Do đó bài viết sau đây Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn tìm hiểu quy định liên quan đến vấn đề ngăn cản thăm nuôi con cũng như hình thức xử phạt với hành vi ngăn cản thăm nuôi con. Mọi thắc mắc của các bạn về vấn đề trên, vui lòng kết nối đến với chúng tôi qua số hotline 1900.6174  để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.

 

ngan-can-tham-nuoi-con
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ sau ly hôn

 

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau ly hôn

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ là người trực tiếp nuôi con:

– Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ là người trực tiếp nuôi con trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn

Vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thường đặt ra đối với cả hai bên cha, mẹ không trực tiếp nuôi con và người trực tiếp nuôi con, người không trực tiếp nuôi con sẽ phải cung cấp một khoản chi phí vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cùng với người trực tiếp nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn.

Người trực tiếp nuôi con cũng phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc cho con đầy đủ về ăn uống, sinh hoạt, vui chơi, cung cấp cho con môi trường sống lành mạnh, giáo dục con, quan tâm, chăm sóc con… để đảm bảo cho sự phát triển của con toàn diện nhất theo quy định của pháp luật

– Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ là người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con.

Ngoài quyền và nghĩa vụ đối với con, người trực tiếp nuôi con cũng có những quyền và nghĩa vụ nhất định đối với người không trực tiếp nuôi con được pháp luật quy định khá cụ thể.

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con “cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên trong gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng. giáo dục con”.

Quyền thăm nom con là quyền nhân thân của người không trực tiếp nuôi con nên không ai được cản trở, người trực tiếp nuôi con và những người khác cũng có nghĩa vụ tôn trọng quyển này. Việc thăm nom này cũng đóng vai trò vào sự phát triển về mặt tâm lý cho con giúp tránh các hệ lụy đối với việc con thấy thiếu thốn tình cảm của cha hoặc mẹ tác động xấu đến sự phát triển của con sau khi cha mẹ ly hôn nên việc thăm nom của người không trực tiếp nuôi con là cần thiết

– Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ là người không trực tiếp nuôi con:

Sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con vẫn là cha mẹ của con mặc dù không sống cùng con. Người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền và nghĩa vụ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và vẫn được pháp luật đảm bảo cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó.

Tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ là người không trực tiếp nuôi con như sau:

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. ”

Theo đó cha mẹ không trực tiếp nuôi con vẫn phải cùng người trực tiếp nuôi con thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con để con được phát triển tốt nhất.

Mọi thắc mắc về các quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chung khi ly hôn, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174  để được Luật sư giải đáp miễn phí và nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Điều kiện giành quyền nuôi con – Hướng dẫn chi tiết thủ tục

 

Có được ngăn cản thăm nuôi con không?

 

Anh Kiên (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:

Tôi và vợ kết hôn từ năm 2018 đến nay, tuy nhiên gần đây vợ chồng tôi không còn yêu thương nhau như trước, chúng tôi thường xuyên xảy ra cãi vã, bất đồng quan điểm sống. Mâu thuẫn đến nay cũng được hơn 1 năm do đó chúng tôi quyết định sẽ ly hôn để chấm dứt cuộc hôn nhân này. Chúng tôi có với nhau 1 con chung 4 tuổi, do cháu còn quá bé nên chúng tôi thỏa thuận sẽ để cháu cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên hiện tôi đang lo ngại nếu vợ tôi trực tiếp nuôi dưỡng con chung thì sau này khi hai vợ chồng không ở với nhau nữa tôi sẽ không được thăm nom con do gia đình vợ tôi rất khó.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi khi đã ly hôn thì vợ tôi hoặc gia đình vợ có được quyền ngăn cản thăm nuôi con của tôi hay không? Mong Luật sư giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư giải đáp hạn chế quyền thăm nuôi con trong trường hợp nào, gọi ngay 1900.6174 

co-duoc-ngan-can-tham-nuoi-con-khong
Có được ngăn cản thăm nuôi con không?

Trả lời:

Chào anh Kiên! Cảm ơn anh đã gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật. Dựa trên những thông tin mà anh Kiên cung cấp đến với chúng tôi ở trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho vấn đề mà anh gặp phải như sau:

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu rõ:

“ 3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”

Theo đó quyền được thăm nom là một quyền cơ bản của cha, mẹ là người không trực tiếp nuôi con được pháp luật ghi nhận. Quyền này chỉ bị hạn chế khi cha, mẹ là người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡng con của người trực tiếp nuôi con.

Hơn nữa tại Khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có quy định:

“2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Do đó, căn cứ theo những quy định trên, áp dụng trong trường hợp của anh Kiên. Nếu anh và vợ ly hôn, hai bên thỏa thuận vợ anh là người có quyền trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc con chung đồng thời anh không thuộc vào các đối tượng bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì lúc này vợ anh cùng các thành viên trong gia đình không ai có quyền được cản trở việc anh đến thăm nom, chăm sóc con.

Nếu anh còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quyền cũng như nghĩa vụ của cha mẹ là người không trực tiếp nuôi dưỡng con, anh hoàn toàn có thể liên hệ đến đường dây nóng 1900.6174  của chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn – Tư vấn điều kiện, thủ tục từ A-Z

 

Khi bị ngăn cản thăm nuôi con thì giải quyết như thế nào?

 

Chị Hạnh (Hà Nội) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:

Tôi và chồng cũ kết hôn được 6 năm, sau đó chúng tôi ly hôn do anh là người gia trưởng, bảo thủ, thường xuyên chửi bới, xúc phạm tôi mỗi khi tôi làm không đúng ý anh.

Tại bản án ly hôn Tòa án có trao quyền nuôi con chung 5 tuổi cho chồng cũ tôi được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng do điều kiện của anh tốt hơn tôi về mọi mặt và tôi sẽ có quyền được thăm nom, hỗ trợ chồng chăm sóc con. Tuy nhiên từ đó đến nay mỗi lần tôi đề nghị muốn được gặp và đón con đi chơi thì anh đều từ chối, tìm mọi cách ngăn cản mẹ con tôi gặp nhau.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu chồng tôi vẫn tiếp tục ngăn cản việc tôi thăm nom, chăm sóc con thì tôi phải giải quyết như thế nào? Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>> Luật sư tư vấn miễn phí cách xử lý khi bị ngăn cản thăm nuôi con, gọi ngay 1900.6174 

bi-ngan-can-tham-nuoi-con-giai-quyet-the-nao
Khi bị ngăn cản thăm nuôi con thì giải quyết như thế nào

Trả lời:

Chào chị Hạnh, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật. Dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành, cũng như những thông tin mà chị Hạnh trình bày bên trên, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho câu hỏi của chị như sau:

Quyền thăm nom, chăm sóc con là quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ là người không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con chung khi ly hôn. Quyền này được pháp luật hôn nhân gia đình ghi nhận cụ thể tại Điều 82 và 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Theo như chị Hạnh trình bày thì việc ly hôn của vợ chồng chị đã được Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết bằng bản án và đã có hiệu lực pháp luật. Theo đó lúc này các bên phải có nghĩa vụ thi hành bản án này.

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình như chúng tôi phân tích ở trên thì chị Hạnh là bên không trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sẽ có quyền được thăm nom con mà không ai được quyền ngăn cản.

Như vậy nếu chồng chị cố tình ngăn cản quyền thăm nom con của chị thì chị có thể giải quyết bằng những cách sau:

– Thứ nhất chị và chồng cũ có thể đặt vấn đề và thỏa thuận về quyền thăm nom con khi đã ly hôn. Các bên nên thể hiện thiện chí, đặt lợi ích của con chung lên hàng đầu.

– Thứ hai nếu không thể thỏa thuận được thì chị có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án, yêu cầu chồng chị thực hiện đúng như bản án mà Tòa án đã tuyên bố.

– Thứ ba trường hợp có đủ các yếu tố chứng minh chồng chị không có đủ điều kiện để nuôi con thì chị còn có thể nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho chị trong việc giải quyết những vấn đề mà mình gặp phải, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quyền thăm nuôi con, chị có thể gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174  để được Luật sư của chúng tôi hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Làm thế nào để thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn?

 

Ngăn cản quyền thăm nuôi con bị xử lý như thế nào?

 

Chị Thu (Nam Định) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư tôi có câu hỏi cần được Luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:

Tôi và chồng ly hôn đến nay cũng được gần 1 năm. Thời điểm ly hôn do chưa có công việc ổn định, điều kiện kinh tế chưa có nên tôi và chồng cũ có thỏa thuận với nhau chồng cũ tôi sẽ có quyền được nuôi dưỡng con chung của chúng tôi cho đến khi cháu đủ 18 tuổi. Khi thỏa thuận thì tôi có nói rõ nếu cháu được ở với bố thì anh phải cho tôi được thăm nom, chăm sóc con và chồng cũ tôi cũng đồng ý.

Tuy nhiên từ khi con tôi về ở với bố và chúng tôi có quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án thì tôi chưa được gặp con lần nào. Tôi có nhắc nhở chồng cũ nhưng anh tìm mọi lý do để ngăn cản không cho mẹ con gặp nhau.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi việc chồng cũ ngăn cản tôi thăm nom con có phải là một hành vi vi phạm hay không? Đối với hành vi này thì chồng tôi sẽ bị xử phạt như thế nào? Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>> Luật sư giải đáp hình thức xử phạt đối với hành vi ngăn cản thăm nuôi con, gọi ngay 1900.6174 

Trả lời:

Chào chị Thu! Cảm ơn chị đã gửi những thắc mắc của mình đến với đội ngũ chúng tôi. Qua quá trình xem xét, tìm hiểu những quy định của pháp luật, chúng tôi xin đưa ra giải đáp cho vấn đề của chị như sau:

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

” Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Như chị Hạnh trình bày thì theo thỏa thuận của hai vợ chồng thì khi ly hôn chồng cũ chị sẽ có quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con chung. Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình thì chị Hạnh là người không trực tiếp nuôi con sẽ có quyền được thăm nom con mà không bị ai ngăn cản.

Khi đã chấm dứt quan hệ hôn nhân vợ chồng chị phải nghiêm túc thực hiện theo quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án và những quy định của pháp luật về Hôn nhân gia đình.

Do đó hành vi ngăn cản chị Hạnh thăm nom con của chồng cũ chị là một hành vi vi phạm, đi ngược lại những quy định của pháp luật. Do đó hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:

“Điều 56. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Đối chiếu theo quy định trên, nếu không phải do quyết định của Tòa án hạn chế việc thăm nom con của chị Hạnh sau ly hôn mà do chồng chị ngăn cản việc thăm nom, chăm sóc con thì lúc này chồng chị sẽ bị phải tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với hành vi ngăn cản thăm nuôi con.

Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến mức xử phạt đối với hành vi ngăn cản thăm nuôi con khi ly hôn, hãy nhấc máy và liên hệ ngay đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174  để được Luật sư hỗ trợ tư vấn giải đáp.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về các nội dung liên quan đến vấn đề ngăn cản thăm nuôi con. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn phần nào áp dụng được vào trường hợp của mình để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình cũng như những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn. Mọi thắc mắc của các bạn về vấn đề trên, vui lòng kết nối ngay đến đường dây nóng 1900.6174  để được Luật sư hỗ trợ giải đáp.