Trên thực tế, trong thời kỳ hôn nhân nhân vẫn có nhiều trường hợp sổ đỏ đứng tên vợ. Tuy nhiên điều này cũng khiến nhiều người bối rối khi chia tài sản sau ly hôn. Vậy sổ đỏ mà vợ đứng tên là tài sản chung hay tài sản riêng? Khi bán đất, có cần chữ ký của vợ không? Tất cả những vấn đề trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp chi tiết trong bài viết sau. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!
Sổ đỏ đứng tên vợ là tài sản chung hay riêng?
Chị Hồng Hạnh (thành phố Cao Bằng) có câu hỏi:
“Năm 2013, tôi đăng ký kết hôn. Sau đó 02 năm, cha tôi mất có để lại cho tôi thừa kế một căn nhà 124,5m2 ở mặt đường. Tôi có mở một cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng, điện tử. Hiện nay, vì để mở rộng kinh doanh nên tôi quyết định bán một nửa diện tích của khu đất để đầu tư kinh doanh, tuy nhiên chồng tôi không đồng ý. Chồng tôi cho rằng đây là căn nhà được cho trong thời kỳ hôn nhân nên tài sản là tài sản chung của hai vợ chồng. Và cho rằng nếu tôi muốn bán phải được sự đồng ý của chồng tôi mới được (do chồng tôi đang có dự định khác với mảnh đất). Sổ đỏ chỉ đứng tên một mình tôi. Vậy cho tôi hỏi trong thời kỳ hôn nhân cha tôi để lại thừa kế cho tôi, căn nhà trên là tài sản chung hay là tài sản riêng của tôi? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn cách xác định sổ đỏ đứng tên vợ là tài sản chung hay tài sản riêng, gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trả lời:
Cảm ơn chị Hạnh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho đội ngũ Luật sư của chúng tôi! Đối với vấn đề mà chị gặp, đội ngũ Luật sư của chúng tôi xin đưa ra phản hồi như sau:
Để xác định một động sản hay bất động sản (sổ đỏ – quyền sử dụng đất) đứng tên một người là tài sản riêng của một bên vợ chồng hay là tài sản chung của vợ chồng thì trước hết cần phải xác định được nguồn gốc hình thành của loại tài sản – quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đó. Sổ đỏ đứng tên vợ chưa chắc đã là tài sản riêng của vợ.
Tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về những tài sản được coi là tài sản chung vợ chồng bao gồm các loại tài sản sau:
– Thứ nhất, tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân bao gồm: thu nhập do lao động, kinh doanh sản xuất hàng hóa, nuôi trồng.
– Thứ hai, những lợi tức, hoa lợi có từ tài sản riêng của mỗi bên.
– Thứ ba, các khoản thu nhập hợp pháp khác có trong thời kỳ hôn nhân bao gồm: tiền trợ cấp, tiền thưởng, tiền trúng xổ số …
– Thứ tư, quyền sử dụng đất vợ chồng có được sau khi kết hôn (ngoại trừ các trường hợp như được tặng cho riêng hoặc thừa kế riêng, hoặc việc có được quyền sử dụng đất do thực hiện bằng tài sản riêng của một bên).
– Thứ năm, các tài sản mà có sự tranh chấp và không có căn cứ rõ ràng chứng minh là tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
– Thứ nhất, tài sản mỗi bên vợ, chồng hình thành trước thời kỳ kết hôn;
– Thứ hai, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng do được thừa kế, tặng cho riêng.
– Thứ ba, tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng đã phân chia riêng khi phân chia tài sản chung…
Theo thông tin chị cung cấp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên một mình chị. Do đó, đây là tài sản riêng của chị được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, chị hoàn toàn có quyền sử dụng và định đoạt với diện tích đất trên mà không cần hỏi ý kiến của chồng mình.
Như vậy, sổ đỏ đứng tên vợ là tài sản riêng của chị Hạnh. Khi ly hôn, chị hoàn toàn có quyền định đoạt. Nếu chị muốn được tư vấn về cách xác định tài sản chung hay tài sản riêng, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn chi tiết!
>> Xem thêm: Thủ tục bố mẹ cho con đất – Tư vẫn miễn phí hồ sơ, thủ tục
Nếu sổ đỏ đứng tên vợ, khi bán đất, chồng có phải ký tên không?
Anh Ngọc Anh (thành phố Quảng Nam) có câu hỏi:
“Tôi và vợ kết hôn năm 2015. Đến tháng 8 năm 2019, vợ chồng tôi có mua một mảnh đất rộng 75m2 tại thành phố Hưng Yên. Tuy nhiên, do khoảng thời gian đó, tôi đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản nên chỉ gửi tiền về cho vợ cùng số tiền tích góp cũ của hai vợ chồng(có tin nhắn giữa hai vợ chồng và biên lai chuyển khoản ngân hàng). Vợ tôi làm thủ tục nhận chuyển giao với quyền sử dụng mảnh đất đó và sổ đỏ đứng tên vợ tôi. Mảnh đất đó trước đây là nhà cũ của gia đình tôi do túng thiếu mà đã bán đi khó khăn lắm mới mua lại được.
Hiện nay, vợ tôi có gọi điện thoại sang cho tôi yêu cầu bán ngôi nhà đó để mở cửa hàng và trả nợ cho em trai của vợ. Vậy cho tôi hỏi sổ đỏ đứng tên vợ khi chuyển giao quyền sử dụng đất không có chữ ký của tôi có được không? Vợ tôi có được quyền tự quyết với ngôi nhà trên hay không? Tôi xin cảm ơn!”
>> Bán đất có sổ đỏ đứng tên vợ có cần chồng ký không? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Xin chào anh Ngọc Anh, Tổng Đáp Pháp Luật cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn chúng tôi là nơi giải quyết các vướng mắc pháp lý. Đối với vấn đề mà anh gặp phải, Luật sư của chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Nghị định 126/2014/NĐ-CP tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định về những tài sản được coi là tài sản chung vợ chồng bao gồm các loại tài sản sau:
Thứ nhất, tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân bao gồm: thu nhập do lao động, kinh doanh sản xuất hàng hóa, nuôi trồng.
Thứ hai, những lợi tức, hoa lợi có từ tài sản riêng của mỗi bên.
Thứ ba, các khoản thu nhập hợp pháp khác có trong thời kỳ hôn nhân bao gồm: tiền trợ cấp, tiền thưởng, tiền trúng xổ số …
Thứ tư, quyền sử dụng đất vợ chồng có được sau khi kết hôn (ngoại trừ các trường hợp như được tặng cho riêng hoặc thừa kế riêng, hoặc việc có được quyền sử dụng đất do thực hiện bằng tài sản riêng của một bên).
Thứ năm, các tài sản mà có sự tranh chấp và không có căn cứ rõ ràng chứng minh là tài sản riêng.
Như vậy, sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đứng tên vợ thì chưa thể khẳng định rằng đó là tài sản riêng của một bên. Tuy nhiên theo quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông thường hiện nay, một mình cá nhân để được cấp bìa đỏ đứng tên (mặc dù đã có chồng) thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ yêu cầu cung cấp giấy tờ chứng minh đó là tài sản riêng:
+ Trường hợp đất nhận chuyển nhượng: phải cung cấp cam kết về tài sản riêng với chồng (được chứng thực hoặc công chứng hợp lệ).
+ Trường hợp đất được tặng, cho riêng hoặc được nhận thừa kế riêng thì cần phải có văn bản công chứng, chứng thực thể hiện rõ.
+ Trường hợp chưa có chồng thì phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là tình trạng độc thân.
Như vậy, theo thông tin anh cung cấp, ngôi nhà trên được hình thành trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp của hai người và được tạo lập bởi tài sản chung của hai vợ chồng. Do đó, quyền sử dụng đất sẽ thuộc tài sản chung của hai vợ chồng. Do đó, khi chuyển giao quyền sử dụng đất cho người khác thì cần có chữ ký của cả hai vợ chồng.
Như vậy, khi sổ đỏ đứng tên vợ, khi chuyển giao quyền sử dụng đất với trường hợp chứng minh được tài sản là tài sản riêng thì không cần chữ ký của chồng. Còn trường hợp là tài sản chung, khi sổ đỏ đứng tên vợ thì khi bán vẫn phải có chữ ký của cả hai bên vợ chồng (trường hợp một trong các bên không tham gia ký trực tiếp được cần có văn bản uỷ quyền). Nếu anh còn bất kỳ thắc mắc nào về việc bán tài sản chung của vợ chồng, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!
>> Xem thêm: Sổ đỏ chỉ đứng tên chồng khi bán có cần chữ ký của vợ không?
Chồng có mất quyền về tài sản khi sổ đỏ đứng tên vợ không?
>> Luật sư tư vấn miễn phí quyền tài sản khi sổ đỏ đứng tên vợ, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ Điều 28, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chế độ tài sản của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân nếu không có thỏa thuận khác, là chế độ tài sản chung.
Quyền sử dụng đất của vợ và chồng có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ và chồng trừ các tài sản vợ hoặc chồng do giao dịch dân sự riêng có được (thừa kế, tặng cho…).
Khi một bên vợ hoặc chồng đứng tên trên sổ đỏ sẽ xảy ra các trường hợp sau đây:
– Trường hợp: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất là tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng được hình thành khi họ tham gia các giao dịch dân sự với tư cách độc lập như được tặng cho riêng, thừa kế riêng,… Trường hợp này dù tài sản có được hình thành trong thời kỳ hôn nhân cũng không phải là tài sản chung của vợ và chồng.
Do đó, trong trường hợp này người chồng sẽ không có bất cứ quyền tài sản nào khi sổ đỏ đứng tên vợ.
– Trường hợp: quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của hai vợ và chồng.
Trường hợp này vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ đối với việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Như vậy, dù sổ đỏ đứng tên vợ cũng không đồng nghĩa với việc người chồng bị tước đi quyền tài sản đối với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến quyền tài sản khi vợ đứng tên sổ đỏ, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
>> Xem thêm: Thủ tục tặng quyền sử dụng đất bố mẹ cho con chưa thành niên
Sổ đỏ đứng tên vợ thì chồng có mất quyền lợi khi ly hôn không?
Anh Duy Lâm (thành phố Hưng Yên) có câu hỏi:
“Tôi kết hôn với vợ được 06 năm và có một con chung 04 tuổi. Gần đây, tôi mới phát hiện vợ mình đang ngoại tình với một bạn nhân viên cùng công ty. Tôi có chụp tin nhắn qua lại giữa vợ và tình nhân. Trong thời kỳ hôn nhân, chúng tôi có tiết kiệm, dành dụm được một khoản tiền mua được một mảnh đất rộng 80m2 tại huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, do tôi thường xuyên đi làm xa nên chỉ gửi tiền về cho vợ làm thủ tục (có tin nhắn mua nhà chung và biên lai chuyển khoản ngân hàng). Khi đi làm thủ tục nhận chuyển giao quyền sở hữu với quyền sử dụng đất chỉ có vợ tôi thực hiện ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đất và sang tên sổ đỏ đứng tên vợ tôi. Vậy hiện tại tôi định sẽ làm đơn xin ly hôn đơn phương, tôi có bị mất quyền lợi gì không khi sổ đỏ đứng tên vợ mình? Tôi xin cảm ơn!”
>> Ly hôn chồng có mất quyền lợi khi vợ đứng tên sổ đỏ không? Gọi ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Xin chào anh Lâm! Cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi! Đối với vấn đề mà anh gặp phải, Luật sư của chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:
Khi ly hôn, việc xác định tài sản nào là tài sản riêng của một bên vợ, chồng, tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp khi ly hôn về giải quyết tài sản tranh chấp. Nếu tài sản riêng thì các bên có quyền tự do định đoạt, sử dụng, chiếm hữu tài sản và không thuộc tài sản được chia khi ky hôn. Còn nếu là tài sản chung vợ, chồng thì các bên sẽ sử dụng, định đoạt theo thỏa thuận, nếu không thoả thuận được thì tài sản đó sẽ được tòa án chia theo yêu cầu của các bên.
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng như sau:
Với quyền sử dụng đất là tài sản riêng của một bên vợ, chồng thì người sở hữu tài sản đó có toàn quyền quyết định sử dụng, định đoạt tài sản đó mà không phụ thuộc vào bên kia, có quyền không nhập hay nhập một phần hoặc toàn bộ tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Nếu trong thời kỳ hôn nhân tài sản có tranh chấp mà không chứng minh được là tài sản riêng của một bên (tài sản có được do giao dịch từ tài sản riêng, được tặng cho riêng hoặc được thừa kế riêng…) thì được xem là tài sản chung của vợ chồng.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp tài sản được coi là tài sản riêng (tặng cho riêng, có được do tài sản riêng giao dịch, thừa kế riêng hoặc có thỏa thuận riêng).
Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã ghi tên một người có thể thực hiện việc yêu cầu cấp đổi thành tên của cả hai vợ chồng căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP.
Theo như thông tin anh cung cấp, mảnh đất này được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân và có được do tài sản chung của hai vợ chồng. Do đó, dù chỉ có một mình vợ anh đứng tên, đó vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Trường hợp khi ly hôn, tài sản sẽ được đưa vào tài sản chung để chia và dựa vào các căn cứ khác để chia theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
Thứ nhất, hoàn cảnh của các bên vợ, chồng.
Thứ hai, công sức, tiền bạc đóng góp, lao động trong gia đình.
Thứ ba, yếu tố lỗi của mỗi bên vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng…
Như vậy, trường hợp sổ đỏ đứng tên vợ nhưng tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân và do hai vợ chồng cùng tạo lập thì người chồng không bị mất quyền lợi với tài sản khi ly hôn. Nếu anh còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!
>> Xem thêm: Bố mẹ cho con đất có phải nộp thuế không? Miễn nộp lệ phí khi nào?
Nếu sổ hồng, sổ đỏ đứng tên vợ, chồng muốn đứng tên cùng cần phải làm gì?
Chị Mỹ Điệp (thành phố Hà Nội) có câu hỏi:
“Tôi và vợ kết hôn năm 2016. Đến năm 2018, tôi được bố ruột tặng cho riêng một mảnh đất rộng 145m2 tại thành phố Hà Nam. Sổ đỏ chỉ đứng tên một mình tôi. Hiện tại tôi muốn đem tài sản được tặng cho riêng trên sáp nhập vào tài sản chung của vợ chồng và muốn đứng tên cùng với chồng trong sổ đỏ. Vậy cho tôi hỏi thủ tục chuyển đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”
>> Chồng muốn cùng đứng tên trên sổ đỏ đứng tên vợ phải làm sao? Liên hệ ngay 1900.6174
Luật sư trả lời:
Cảm ơn chị Điệp đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Luật sư của chúng tôi sẽ phân tích để giải đáp thắc mắc của chị như sau:
Trường hợp sổ đỏ đứng tên vợ mà chồng muốn đứng tên cùng cần thực hiện theo thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản gắn liền với đất.
Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hai vợ chồng cần chuẩn bị các giấy tờ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT sau đây:
– Thứ nhất, đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo Mẫu số 10/ĐK)
– Thứ hai, bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Thứ ba, các giấy tờ khác bao gồm: sổ hộ khẩu, căn cước công dân, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của vợ và chồng.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi hoàn tất hồ sơ, cần nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ và trả kết quả
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ nhận được hợp lệ thì trong khoảng thời gian 07 ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ sẽ trả kết quả Giấy chứng nhận.
Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thì thời hạn giải quyết được kéo dài hơn nhưng không quá 17 ngày làm việc.
Đối với trường hợp do đo vẽ lại bản đồ mà phải thực hiện cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất, thời gian giải quyết không quá 50 ngày làm việc.
Những năm gần đây, với những cơn sốt đất, nhà, đất ở luôn là một trong những gia tài, tài sản lớn do có giá trị cao. Do đó, xuất hiện ngày càng nhiều những tranh chấp xung quanh đến quyền sử dụng đất không chỉ giữa người mua, người bán, giáp ranh, mà hiện nay, thực trạng tranh chấp quyền sử dụng đất trong gia đình ngày càng nhiều Trong đó có tranh chấp giữa vợ chồng. Đặt biệt với trường hợp sau khi ly hôn, xung đột về tài sản chung của vợ chồng cũng rất gay gắt và khó có thể tìm được tiếng nói chung.
Vì vậy, việc nắm bắt thông tin, hiểu biết về chế độ tài sản của vợ chồng (tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng) nói chung, và việc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất nói riêng là vấn đề nên biết, để hạn chế những vướng mắc về sau.
Như vậy, khi sổ đỏ đứng tên vợ, thủ tục của chị Điệp sẽ thực hiện theo 03 bước như trên. Chị cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ để tránh trường hợp trả lại hồ sơ gây mất thời gian, công sức. Trong quá trình thực hiện thủ tục cấp đổi sổ đỏ, nếu chị gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng!
>> Xem thêm: Bố mẹ cho đất con gái đã lấy chồng có phải tài sản riêng không?
Qua bài viết trên, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho anh/chị những thông tin vấn đề sổ đỏ đứng tên vợ và các vấn đề xoay quanh. Việc chủ động trang bị kiến thức pháp luật là điều cần thiết và đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của chính mình và người thân yêu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp anh /chị tháo gỡ những thắc mắc của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, anh/chị hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng 1900.6174, phía đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết!