Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp – Cách lãnh BHTN năm 2022

Ngày nay, bảo hiểm thất nghiệp đã và đang có ý nghĩa rất quan trọng đối với người lao động vì chúng có nhiệm vụ bù đắp 1 phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc làm và giúp họ chia sẻ gánh nặng tài chính. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể về thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp và quy trình đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu các bạn muốn được luật sư tư vấn trực tiếp về các vấn đề liên quan, hãy gọi ngay tới tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp.

thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp

Tư ván thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp – Gọi 1900.6174

Hồ sơ thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?

Anh Quyết (Thanh Hóa) có câu hỏi về thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Thưa luật sư, sau 4 năm gắn bó với công ty bất động sản này tôi đã có quyết định xin nghỉ việc vì tôi muốn đi xuất khẩu lao động. Nhưng vì dịch bệnh covid-19 đã khiến cho chuyến bay bị hoãn vài tháng nên không thể đi được. Trong quá trình làm việc với công ty thì tôi đã đóng bảo hiểm đầy đủ và theo như thư ký nói tôi có đủ điều kiện để rút sổ và đăng ký thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp. Vậy bây giờ tôi muốn làm hồ sơ thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp để hưởng trợ cấp thì cần những giấy tờ gì vậy luật sư?

>> Tư vấn thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp – Gọi 1900.6174

Trả lời

Về hồ sơ thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết sau:

– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 03 của Bộ luật lao động thương binh và xã hội.

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của các giấy tờ sau: Hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc đã hết hiệu lực, thông báo/ thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc, quyết định thôi việc, sa thải hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc,…

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 43 Luật việc làm: Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp phải làm giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc 1 công việc nhất định có thời gian làm từ 3 đến dưới 12 tháng. Giấy tờ xác nhận chấm dứt hợp đồng phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước.

– Sổ bảo hiểm xã hội

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động về việc nhận lại sổ bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm xã hội phải xác nhận việc về đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng và trả lại sổ bảo hiểm cho người lao động.

Đối với người sử dụng lao động ở các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp thuộc Bộ quốc phòng, bộ công an thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động thì Bảo hiểm xã hội bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân phải thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng và trả lại sổ xã hội cho người lao động.

Đối với câu hỏi của bạn là hồ sơ thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp gồm giấy tờ gì? Chúng tôi xin kết luận lại như sau: Bạn cần chuẩn bị đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu của pháp luật, bản chính hoặc bản sao có chứng thực của các giấy tờ liên quan đến hợp đồng làm việc, đơn xin nghỉ việc, thôi việc,…và sổ bảo hiểm xã hội sau khi nhận lại từ công ty cũ. Để tránh việc mất thời gian bổ sung giấy tờ, bạn hãy kiểm tra lại trước khi nộp hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền giải quyết.

Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp hay cách lãnh bảo hiểm thất nghiệp, xin vui lòng gửi về cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174, các luật sư luôn ở đây sẵn sàng 24/7 để tư vấn bảo hiểm xã hội cho các bạn dù là vấn đề khó hay dễ.

>>>Xem thêm: Ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp 

Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Anh Vinh (Đà Nẵng) có câu hỏi như sau:

Chào luật sư, sau khi nghỉ làm lại công ty nước ngoài với thời gian làm việc 7 năm, tôi quyết định làm đơn xin thôi việc vì sức khỏe của tôi ngày càng suy yếu. Tôi đã đóng tiền bảo hiểm đầy đủ trong suốt những năm làm việc tại công ty. Nghe nói là tôi nên đăng ký thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp để xin hưởng trợ cấp trong thời gian không có việc làm này. Nhưng tôi không biết điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì? Có phải ai cũng có quyền được hưởng như nhau không luật sư?

>> Tư vấn cách đăng ký bảo hiểm thất nghiệp – Gọi 1900.6174

Trả lời

Căn cứ theo điều 49 luật việc làm 2013, quy định về điều kiện hưởng chế độ thất nghiệp của người lao động như sau:

Điều 49: Người lao động quy định Điều 43 của Luật này quy định người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 điều 46 của Luật này.

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Ngoài ra, Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 43 Luật việc làm: Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp phải làm giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc 1 công việc nhất định có thời gian làm từ 3 đến dưới 12 tháng

Bản chất bảo hiểm thất nghiệp được coi là khoản tiền mang tính trợ cấp cho người lao động sau thời gian nghỉ việc tại công ty thời hạn hoặc lâu dài trước đó mà sau khi nghỉ việc, người lao động đó chưa thể tìm kiếm công việc mới trong thời gian 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Đối với trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động tái pháp luật thì sẽ không có quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đối với tất cả những người lao động đã có công việc trong thời gian 3- 12 tháng với hình thức công việc thời vụ hoặc chính thức được coi là đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Với bạn, bạn đã làm việc công ty nước ngoài được 7 năm, tức là trên 12 tháng nên bạn đã có điều kiện để đăng ký thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, việc đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ do người sử dụng lao động sẽ nộp cùng với sổ bảo hiểm xã hội. Người lao động có thể đóng bảo hiểm thất nghiệp khi có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và đã được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận về thông tin đóng bảo hiểm.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định: tháng liền kề có thể được tính cả trường hợp người lao động tạm hoãn hợp đồng và thời gian người lao động đóng bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp này, hai bên cần lưu ý về thời gian thỏa thuận nếu người lao động nghỉ làm ngay trước tháng kết thúc hợp đồng trong thời gian hơn 14 ngày thì cần phải có thỏa thuận làm văn bản hoãn hợp đồng thì mới có khả năng hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo quy định trên, bạn đã làm việc 7 năm, tức là trên 36 tháng, nếu bạn đóng đủ tiền bảo hiểm từ 12 tháng trở nên thì bạn sẽ có quyền hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp. Như chúng tôi đã nhắc ở trên, người lao động chỉ có thể đăng ký thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng. Trong thời gian kết thúc hợp đồng làm việc thì bên công ty cũ sẽ có trách nhiệm chốt sổ và trả lại sổ bảo hiểm xã hội. nếu trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày thôi việc mà bạn vẫn chưa tìm được việc làm mới thì bạn có đủ điều kiện đăng ký thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.

– Về hồ sơ: Khi đăng ký thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau trong hồ sơ của mình.

+ Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu của Bộ luật lao động thương binh và xã hội.

+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của các giấy tờ sau: Hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc đã hết hiệu lực, quyết định thôi việc, sa thải hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc,… hoặc các giấy tờ khác liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động

+ Sổ bảo hiểm xã hội

+ CMND/CCCD/ hộ chiếu, sổ hộ khẩu/ sổ tạm trú, thường trú

– Về nơi nộp hồ sơ: Người lao động có thể nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bất kỳ trung tâm việc làm nào tại địa phương nhưng được thành lập bởi cơ quan nhà nước để có thể dễ dàng trong việc xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm nói chung.

– Về mức hưởng trợ cấp: Nếu thuộc trong các trường hợp sau đây thì người lao động có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:

+ Nếu trong quá trình làm việc mà đóng đủ tiền bảo hiểm với thời gian từ 1-3 năm thì sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Nếu những năm tiếp theo bạn vẫn đóng tiền bảo hiểm thì bạn sẽ được hưởng tương đương thêm 1 tháng trợ cấp.

+ Lưu ý: mức hưởng trợ cấp mỗi tháng sẽ bằng 60% mức lương bình quân của 6 tháng cuối cùng trước khi người lao động kết thúc hợp đồng.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, với thông tin mà bạn cung cấp và căn cứ theo quy định trên của pháp luật thì bạn đã đủ điều kiện đăng ký thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp vì bạn đã có thời gian làm việc trên 12 tháng, đóng tiền bảo hiểm đầy đủ trong quá trình làm việc và hiện giờ, bạn chưa tìm được công việc mới. Khi làm thủ tục hưởng trợ cấp bạn cần lưu ý về hồ sơ, nơi nộp hồ sơ mà chúng tôi đã nêu ở trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan đến thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp hay cách nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp, đừng ngần ngại, hãy nhanh tay nhấc máy và gọi đến số điện thoại của Tổng đài pháp luật chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Gọi 1900.6174

Ngoài ra Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị Luật sư chuyên nghiệp, chúng tôi sẵn sàng hướng dẫn tư vấn bảo hiểm một cách hiệu quả nhất dành cho những khách hàng là tư vấn viên, đại sứ của công ty bảo hiểm. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ trọn vẹn nhất!

>>>Xem thêm: Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp

thủ tục lãnh bảo hiểm thất nghiệp

Tư vấn mức hưởng trợ cấp thất nghiệp – Gọi 1900.6174

Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?

Chị Hương (Hà Nội) có câu hỏi về thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Thưa luật sư, tôi vừa nộp đơn thôi việc tại công ty thiết kế thời trang sau 4 năm làm việc. Trong quá trình làm tôi đã đóng tiền bảo hiểm đầy đủ nhưng thư ký của công ty chưa hẹn ngày trả sổ bảo hiểm cho tôi, đến nay đã là 15 ngày. Nghe nói, nếu sau 15 ngày mà không nhận được sổ bảo hiểm và danh sách đóng tiền hàng tháng thì tôi sẽ hết quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy có đúng không luật sư. Hiện tại, chưa tìm được việc làm mới nên cuộc sống của tôi sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào tiền trợ cấp. Bây giờ tôi phải làm gì để có thể hưởng trợ cấp vậy và thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp sẽ cần giấy tờ gì?

>> Hướng dẫn lấy bảo hiểm thất nghiệp: Gọi 1900.6174

Trả lời

Với câu hỏi của bạn nêu trên, chúng tôi nhận thấy có các vấn đề như sau:

– Thứ nhất, điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo điều 46 Luật việc làm số 38/2013/QH13 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

“1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.

3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.”

– Thứ hai, về hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

“1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc

c) Quyết định sa thải

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc

đ) Thông báo thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc

3. Sổ bảo hiểm xã hội”

– Thứ ba, về nơi nộp và cách nộp bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

“1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

2. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.

– Thứ tư, về giải quyết hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ theo điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định về giải quyết trợ cấp thất nghiệp như sau:

Người lao động chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và gửi lại người lao động cùng với quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.

Từ những quy định của pháp luật và đối chiếu với trường hợp của bạn, thông tin về việc sau 15 ngày không nhận được sổ bảo hiểm từ công ty cũ sẽ không được đăng ký thủ tục bảo hiểm là hoàn toàn sai. Tuy nhiên, bạn sẽ không đủ điều kiện nếu đã quá 3 tháng nghỉ việc mà bạn không làm đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu bạn chưa nhận được sổ bảo hiểm xã hội thì hãy liên hệ lại với công ty để được giải quyết vụ việc. Và khi chuẩn bị hồ sơ thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ như: đơn đề nghị hưởng trợ cấp, bản chính hoặc bản sao các giấy tờ chứng minh việc bạn đã chấm dứt hợp đồng việc làm, sổ bảo hiểm xã hội.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bạn hãy đến trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội để nộp hồ sơ. Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận, nếu hồ sơ của bạn đủ điều kiện thì bạn có thể nhận được quyết định hưởng trợ cấp.Sau 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, bạn sẽ được lãnh số tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội của mình.

Ngoài ra, bạn có thể nộp hồ sơ bằng đường bưu điện nếu thuộc các trường hợp đặc biệt như: đau ốm, bị tai nạn, hỏa hoạn, dịch bệnh,… tuy nhiên, khi nộp hồ sơ bạn cần phải có dấu chứng nhận của cơ quan công an hoặc bệnh viện nơi bạn điều trị để khai báo minh chứng cho những việc mà bạn làm là đúng, không bịa đặt. Nếu sau 5 ngày mà người lao động vẫn chưa nhận được tiền thì hãy đến cơ quan BHXH để yêu cầu và kiểm tra số tiền trợ cấp. Nếu trong câu trả lời vẫn còn thông tin khiến các bạn chưa rõ hoặc còn câu hỏi liên quan đến thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp hay cần hướng dẫn cách làm bảo hiểm thất nghiệp thì hãy nhanh tay nhấc máy gọi đến Tổng đài pháp luật qua số điện thoại 1900.6174 để nhận được câu trả lời chi tiết nhất.

>>>Xem thêm: Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp

thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp

Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì? Gọi 1900.6174

Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Chị Nhung (Hà Nội) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, hiện tại tôi đã nghỉ công việc ở công ty tôi từng làm 5 năm tại Hà Nam. Trong quá trình làm thì tôi có đóng tiền bảo hiểm đầy đủ, sau 2 tuần nghỉ việc, đến giờ tôi chưa có việc làm mới nên muốn làm hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, tôi đã chuyển nơi ở từ Hà Nam về Hà Nội thì tôi nên nộp bảo hiểm thất nghiệp ở đâu đây thưa luật sư?

>> Luật sư tư vấn cách nhận bảo hiểm thất nghiệp – Gọi 1900.6174

Trả lời

Căn cứ theo quy định của Luật việc làm 2013, nếu bạn đã đăng ký sổ bảo hiểm ở đâu thì bạn sẽ nộp đơn đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp ở đó. Trong 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, người lao động có điều kiện đăng ký thủ tục làm bảo hiểm xã hội và đăng ký đúng nơi bạn đăng ký bảo hiểm trước đây. Ví dụ, bạn nộp hồ sơ tại trung tâm việc làm hoặc cơ quan BHXH ở Hà Nam thì bạn sẽ lấy tiền hưởng trợ cấp ở Hà Nam.

Khi chuẩn bị hồ sơ sẽ bao gồm những giấy tờ sau:

+ Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 03 do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

+ Quyết định cho thôi việc, nghỉ việc, hồ sơ chấm dứt hợp đồng

+ Sổ bảo hiểm xã hội

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ có trách nhiệm kiểm tra, xem xét thông tin. Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 20 ngày, trung tâm dịch vụ việc làm hoặc cơ quan BHXH sẽ giải quyết hồ sơ và trình hồ sơ lên cấp có thẩm quyền, từ đó người lao động sẽ được nhận quyết định từ cơ quan thẩm quyền đó. Đối với trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, trung tâm sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nếu bạn đang ở Hà Nội, bạn có thể làm thủ tục để xin chuyển nơi hưởng thất nghiệp từ Hà Nam về Hà Nội. Tuy nhiên, bạn vẫn phải nộp hồ sơ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nam, nơi bạn đã đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.

Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp hay thời gian nộp bảo hiểm thất nghiệp, hãy nhanh tay gọi đến tổng đài của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được các luật sư tư vấn trực tuyến miễn phí 24/7.

>>>Xem thêm: Nộp bảo hiểm thất nghiệp ở đâu

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất

Chị Lan (Hà Nội) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, chuyện là sau khi tôi nghỉ làm tại công ty cũ được 3 tuần thì cũng chính là lúc mà xóm tôi đang trong thời gian giãn cách dịch bệnh nên tôi không thể tìm được công việc mới. Trong gia đình, tôi là trụ cột và chu cấp tiền cho mọi sinh hoạt trong gia đình. Không có việc làm, không có tiền khiến tôi thấy rất khó chịu. Do đó, tôi đã quyết định làm hồ sơ thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp để lấy số tiền đó trang trải cuộc sống và trước làm ở công ty cũ, tôi có tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ với thời gian 3 năm, mỗi tháng tôi đóng 4 triệu đồng. Vậy bây giờ số tiền mà tôi có thể được hưởng là bao nhiêu và cách lấy tiền trợ cấp như thế nào vậy luật sư?

>> Tư vấn thời gian đăng ký bảo hiểm thất nghiệp – Gọi 1900.6174

Trả lời

– Thứ nhất, điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013, quy định về điều kiện hưởng chế độ thất nghiệp của người lao động như sau:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 điều 46 của Luật này.

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết

– Thứ hai, về mức hưởng trợ cấp

Mức hưởng trợ cấp mỗi tháng sẽ bằng 60% mức lương bình quân của 6 tháng cuối cùng trước khi người lao động kết thúc hợp đồng. Với điều kiện 5 tháng đó phải được đóng liên tiếp và tối đa không quá 5 lần so với mức lương cơ bản của người lao động do nhà nước quy định và sẽ không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của bộ luật lao động.

– Thứ ba, về thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm

Thời gian sẽ được tính theo số tháng mà người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu trong quá trình làm việc mà đóng đủ tiền bảo hiểm với thời gian từ 1-3 năm thì sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Nếu những năm tiếp theo bạn vẫn đóng tiền bảo hiểm thì bạn sẽ được hưởng tương đương thêm 1 tháng trợ cấp nhưng tối đa sẽ không vượt quá 12 tháng.

Theo thông tin của bạn cung cấp và căn cứ theo mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất của pháp luật năm 2022 thì với thời gian đóng là 3 năm, mỗi tháng đóng 4 triệu đồng thì số tiền bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian 3 tháng và mỗi tháng sẽ được hưởng với số tiền cụ thể như sau: 60% x 4.000.000 x3= 7.200.000 đồng.

Mọi thắc mắc liên quan đến thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp hay cách thanh toán bảo hiểm thất nghiệp, xin vui lòng các bạn gửi đến cho Tổng đài pháp luật của chúng tôi bằng cách gọi điện đến đường dây nóng 1900.6174 hoặc gửi về email để được tư vấn, giải đáp 1 cách sớm nhất.

Bài viết trên đây là những thông tin hữu ích mà Tổng đài pháp luật đưa ra, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về hồ sơ cũng như thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng về những quy trình và thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp, hãy liên hệ tới Tổng đài tư vấn theo số điện thoại 1900.6174 để được các luật sư tư vấn 24/7. Với những trường hợp mang tính chất phức tạp, bạn có thể hỏi qua email hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư để nhờ sự tư vấn. Sự đồng hành của các bạn là niềm vinh hạnh lớn đối với chúng tôi.