Vi phạm luật hôn nhân gia đình là gì? Bị xử phạt ra sao?

Vi phạm luật hôn nhân gia đình là hành vi xảy ra phổ biến trong xã hội hiện nay. Bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ đi tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề vi phạm luật hôn nhân gia đình. Nếu các bạn có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên lạc ngay đến với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất.

vi-pham-luat-hon-nhan-gia-dinh
Vi phạm luật hôn nhân gia đình bị xử phạt thế nào?

Thế nào là vi phạm luật hôn nhân gia đình?

– Một trong những nguyên tắc cơ bản của mà pháp luật hiện hành quy định với chế độ hôn nhân và gia đình là mối quan hệ này phải được tiến hành một cách tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng với nhau. Đồng thời trong suốt thời kỳ hôn nhân giữa hai người thì hai bên vợ chồng không được kết hôn với người khác hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Khái niệm luật hôn nhân gia đình được hiểu đơn giản là các hành vi xâm phạm đến quan hệ về nhân thân và quan hệ tài sản của vợ chồng và gây ra những hậu quả nhất định gây ảnh hưởng đến mối quan hệ bình thường của vợ chồng, mục đích của hôn nhân không đạt được. Hành vi này cũng có thể là vi phạm chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình.

Những hành vi nào được coi là vi phạm luật hôn nhân gia đình

 

Bạn Hương (Lâm Đồng) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, em năm nay 25 tuổi mới lập gia đình được 1 năm nay. Khi hai vợ chồng em lấy nhau thì không nhận được sự ủng hộ của gia đình bên nhà chồng. Do thiện cảm ban đầu đã không tốt nên khi em về nhà chồng mẹ chồng thường xuyên mắng mỏ, chửi bới em cũng như bố mẹ đẻ em.

Đỉnh điểm là gần đây vợ chồng em có chuyển ra ở riêng, mẹ chồng em cho rằng em xúi giục chồng, không cho chồng sống cùng bố mẹ nữa nên thường xuyên sang nhà em ép em phải ly hôn với chồng. Không những thế mẹ còn nhiều lần đánh đập em và uy hiếp nếu không ly hôn thì sẽ về quê chửi bố mẹ em để gia đình em không còn mặt mũi nào nữa.

Vậy Luật sư cho em hỏi liệu hành vi của mẹ chồng em có phải là một hành vi vi phạm hay không? Và những hành vi nào được xem là vi phạm luật hôn nhân gia đình? Mong luật sư tư vấn!

>>>Hành vi được coi là vi phạm luật hôn nhân gia đình. Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn Hương, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi. Xét theo những quy định của pháp luật hiện hành thì chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho vấn đề của bạn như sau:

– Theo quy định của pháp luật Luật Hôn nhân Gia đình 2014 kể từ khi hai người đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn và được pháp luật công nhận quan hệ vợ chồng thì hai người có những quyền và nghĩa vụ về nhân thân cũng như tài sản đối với nhau:

Về quan hệ nhân thân: Thì vợ và chồng cần đáp ứng những nội dung về quyền và nghĩa vụ quy định tại Mục 1 Chương III của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như quyền bình đẳng, tình nghĩa vợ chồng,…

– Những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ và chồng bao gồm hành vi: ngoại tình, hành vi chung sống như vợ chồng với người khác của một trong hai bên vợ hoặc chồng, hành vi bạo lực gia đình, hành vi bỏ bê không chăm sóc nhau, vợ chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

– Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Về quan hệ tài sản: Vợ chồng tôn trọng nhau về quyền và nghĩa vụ về tài sản như tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng… Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ và chồng bao gồm hành vi tẩu tán tài sản là tài sản chung của vợ chồng, hành vi gian dối trong việc mong muốn nhập tài sản riêng vào tài sản chung, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung không được thỏa thuận trước.

+ Việc định đoạt tài sản chung là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình mà không có sự thỏa thuận giữa vợ chồng,…

Đặc biệt theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì những hành vi sau đây xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

– Cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện (Điều 181 Bộ Luật hình sự 2015)

+ Người nào có hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ hoặc cản trở người khác kết hôn, duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hay bằng thủ đoạn khác nhau đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng vẫn còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm

– Vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Người nào đang có vợ, chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà biết rõ là đang có chồng, vợ thuộc một trong các trường hợp: làm cho quan hệ hôn nhân của một trong hai bên dẫn đến ly hôn, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này nhưng vẫn còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm.

+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp là làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát, đã có quyết định của tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ hôn nhân một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

– Tổ chức tảo hôn (Điều 183 Bộ luật hình sự 2015)

Người nào tổ chức lấy vợ, chồng cho những người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng vẫn còn vi phạm thì bị phạt tiền 10 đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

Loạn luân (Điều 184 Bộ Luật hình sự 2015)

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó có cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù 1 năm đến 5 năm

– Ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015)

+ Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp như thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng vẫn còn vi phạm thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.

+ Người phạm tội thuộc các trường hợp như phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; phạm tội đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo thì bị phạt tù 2 năm đến 5 năm

– Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 186 Bộ luật hình sự 2015)

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và trên thực tế có khả năng để thực hiện nghĩa vụ này đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật nhưng lại từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng hậu quả làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng vẫn còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại (Điều 187 Bộ luật hình sự 2015)

+ Người nào có hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thì bị phạt tiền 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

+ Người phạm tội thuộc các trường hợp như phạm tội đối với hai người trở lên, phạm tội hai lần trở lên, lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để phạm tội; tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù 1 năm đến 5 năm
Người phạm tội trong trường hợp này còn có thể bị phạt tiền 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm

Như vậy, có thể thấy những vi phạm luật hôn nhân và gia đình trên có thể bị xử phạt dân sự hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Áp dụng vào trường hợp cụ thể của bạn Hương ở trên, như bạn cung cấp thông tin thì mẹ chồng bạn có hành vi cưỡng ép bạn ly hôn với chồng bạn mặc dù trên thực tế vợ chồng bạn không mong muốn điều đó xảy ra, không những thế mẹ bạn còn có hành vi đánh đập, uy hiếp tinh thần bạn.

Tuy nhiên hành vi này của mẹ bạn xét theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015 thì chưa đủ các yếu tố để cấu thành tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện. Do đó đối với hành vi này mẹ chồng bạn sẽ chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 đến 20 triệu đồng được quy định cụ thể tại điểm c khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vi phạm hôn nhân, hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi qua 1900.6174 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình theo quy định mới nhất!

vi-pham-che-do-hon-nhan-mot-vo-mot-chong
Vi phạm luật hôn nhân gia đình

Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng

 

Quy định của pháp luật về vi phạm luật hôn nhân gia đình về chế độ 1 vợ 1 chồng?

Anh Toàn (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc cần được giải đáp như sau:

Chị gái tôi hiện đang sinh sống và làm việc trên Hà Nội. Khi đi làm ở công ty thì chị có phát sinh tình cảm với đồng nghiệp, tuy nhiên anh này đã có vợ và hai con ở quê. Chị gái tôi mặc dù biết anh này đã có gia đình nhưng 2 người vẫn sinh sống như vợ chồng trên Hà Nội. Gia đình tôi đã kịch liệt phản đối và khuyên ngăn nhưng chị tôi vẫn không nghe. Tuần trước vợ anh này có bất ngờ lên Hà Nội thăm chồng thì phát hiện chị tôi và anh này đang sống cùng nhà với nhau. Vì vậy hai bên có xảy ra xô xát và bị đưa lên phường.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi của chị tôi trong trường hợp này có vi phạm luật hôn nhân gia đình hay không? Với hành vi này thì chị tôi bị xử phạt như thế nào? Mong Luật sư có thể sớm giải đáp giúp tôi vấn đề này!

>>> Chung sống như vợ chồng với người đã có gia đình bị xử phạt thế nào? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi. Xét theo những quy định của pháp luật hiện hành thì chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho vấn đề của bạn như sau:

– Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân gia đình là hôn nhân phải tự nguyện, tiến bộ, hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng với nhau.

– Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà hành vi vi phạm luật hôn nhân về chế độ một vợ một chồng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tại Điều 59 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể mức xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, cụ thể như sau:

– Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đối với các hành vi:

+ Đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác; chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà biết rõ là đang có chồng hoặc có vợ

+ Đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác

+ Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà biết rõ là đang có chồng hoặc có vợ

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

+ Cản trở việc kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với các hành vi:

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi

+ Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn

+ Lợi dụng việc kết hôn để có thể xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích là xây dựng gia đình

+ Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích là chấm dứt hôn nhân.

Ngoài ra nếu hành vi trên đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn còn tái phạm hoặc hành vi này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 cụ thể:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Quay trở lại với trường hợp của anh Toàn ở trên, có thể thấy chị gái anh là chị Nga mặc dù biết anh Nam đã có vợ và hai con ở quê tuy nhiên vẫn qua lại và sinh sống như vợ chồng với anh Nam ở Hà Nội. Hành vi này của chị nga đã vi phạm về chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Tuy nhiên xét trong trường hợp này thì hành vi của chị Nga chưa đủ các yếu tố để bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 được chúng tôi phân tích ở trên.

Do đó trong trường hợp này chị Nga sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng được quy định cụ thể tại điểm c khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ/CP.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, cụ thể hoặc bạn đang gặp phải vướng mắc khác trong lĩnh vực hôn nhân theo quy định hiện nay, nhanh tay để lại câu hỏi cho Luật sư hoặc liên hệ ngay đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn luật miễn phí!

>>>Xem thêm: Mục đích của hôn nhân gia đình là gì?

Vi phạm luật hôn nhân gia đình về chế độ 1 vợ 1 chồng xử phạt như thế nào?

Anh Dương (Nam Định) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư tôi có thắc mắc cần được giải đáp như sau:

Vợ tôi 1 năm trước có làm việc ở công ty Bắc Ninh và quen một anh tên là Huy.  Anh này mặc dù đã có gia đình tuy nhiên vẫn tán tỉnh vợ tôi khiến cô ấy bỏ bố con tôi và lén lút chung sống cùng anh này một khoảng thời gian. Hải người đã từng một lần bị vợ anh này phát hiện ra việc lừa dối và đã bị xử phạt hành chính một lần về hành vi này. Tuy nhiên gần đây vợ tôi lại bỏ đi tiếp, khi tôi đi tìm thì biết vợ tôi đang cùng anh này chuyển về Hà Nội sống chung như vợ chồng với nhau.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi vợ tôi và anh Huy sẽ bị xử phạt như thế nào về hành vi này? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

>> Các mức xử phạt đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của bạn đến với chúng tôi. Xét theo những quy định của pháp luật hiện hành thì chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho vấn đề của bạn như sau:

– Trên phương diện pháp lý vợ anh và anh Huy đã có quan hệ hôn nhân với hai người khác nên việc vợ anh và anh Huy sinh sống cùng với nhau mà chưa ly hôn là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

– Đối với hành vi này tùy vào mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hoặc nặng hơn là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo như thông tin bạn cung cấp bên trên thì hành vi chung sống bất hợp pháp của vợ anh và anh Huy diễn ra từ một năm trước và hai người này cũng đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Tuy nhiên gần đây vợ anh và anh Huy lại quay lại và tiếp tục vi phạm. Điều này không những vi phạm các chuẩn mực đạo đức từ xưa đến nay mà còn thể hiện thái độ coi thường pháp luật của hai người này.

Do đó theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 thì vợ anh và anh Huy có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về chế độ một vợ một chồng. Do đó hai người này sẽ phải gánh chịu khung hình phạt là phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc nặng hơn là có thể phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến vấn đề vi phạm hôn nhân một vợ một chồng bị xử phạt như thế nào. Nếu anh còn câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>>>Xem thêm: Ngoại tình có vi phạm luật hôn nhân gia đình

chong-vo-co-con-voi-nguoi-khac

Các tình huống vi phạm luật hôn nhân gia đình và cách xử lý

 

Chồng/vợ có con với người khác khi chưa ly hôn bị xử phạt thế nào?

 

Chị Cẩm (Nghệ An) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi hiện đã có chồng và một đứa con gái 10 tuổi. Do tính chất công việc nên chồng tôi thường xuyên phải đi công tác xa nhà, mẹ con tôi thì tin tưởng anh nên hoàn toàn không có ý kiến gì về vấn đề này. Tuy nhiên gần đây tôi được một người quen ngoài Phú Quốc báo cho biết chồng tôi khi đi công tác trong này đã có vợ bé, anh sinh sống như vợ chồng với cô ta cũng được 2 3 năm nay. Thậm chí chồng tôi và cô ta còn có với nhau một đứa con chung 1 tuổi. Khi nghe tin thì tôi rất sốc và tức giận, tôi không ngờ anh ta lại lừa dối mẹ con tôi.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp này chồng tôi bị phạt về lỗi gì và liệu có bị phạm tội hình sự hay không?
Mong Luật sư có thể sớm giải đáp giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!”

>> Trường hợp vợ hoặc chồng có con với người khác thì bị xử phạt như thế nào, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Cẩm, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi của mình đến với Tổng đài pháp luật. Đối với thắc mắc trên của chị, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ tại Điều 2 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình trong đó có nguyên tắc “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”.

Cũng theo Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì tại Khoản 2 Điều 5 có quy định:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”

Như vậy trong trường hợp của chị Cẩm ở trên thì chồng chị đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng vì vậy trong trường hợp này chị hoàn toàn có quyền báo cáo sự việc đến cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm này.

+ Đối với trường hợp của người phụ nữ kia, nếu người này biết rõ chồng chị đã có gia đình nhưng vẫn cố tình qua lại, sống chung như vợ chồng thậm chí là có con với chồng chị thì người phụ nữ này cũng sẽ bị xử phạt về hành vi giống như chồng chị.

Do đó căn cứ tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì chồng chị và người phụ nữ kia sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm hôn nhân một vợ một chồng theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1.

Ngoài ra nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 thì chồng chị và nhân tình còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.

Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến nội dung câu trả lời của chúng tôi ở trên, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được chúng tôi nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ

>>>Xem thêm: Ly hôn con theo ai

Chồng cản trở, không cho ly hôn thì bị xử phạt thế nào?

 

Bạn Chúc (Lạng Sơn) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư em có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp như sau:

Em năm nay 27 tuổi, lấy chồng cách đây 3 năm hiện có một đứa con 2 tuổi. Khi lấy chồng về em thường xuyên bị chồng đánh đập, chửi bới. Đến nay thì em không chịu đựng được nữa nên có ý định muốn ly hôn để giải thoát cho em và con. Tuy nhiên khi đề cập đến vấn đề ly hôn thì chồng em kịch liệt phản đối. Đỉnh điểm là gần đây chồng em còn đánh đập tôi dã nam, bắt con em để uy hiếp tinh thần em, không cho em ly hôn với anh.

Vậy Luật sư cho em hỏi trường hợp này em có được đơn phương ly hôn không? Liệu chồng em vẫn tiếp tục cản trở không cho tôi ly hôn thì có bị xử phạt gì không? Mong luật sư tư vấn!

 

>> Tư vấn về trường hợp chồng cản trở không cho ly hôn, theo quy định hiện hành bị xử phạt như thế nào, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn Chúc, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến với chúng tôi. Qua quá trình xem xét, tìm hiểu, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Như bạn cung cấp thông tin ở bên trên, trong suốt quá trình chung sống với nhau bạn thường xuyên bị chồng đánh đập, chửi bới gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của bạn và con bạn, khiến cho tình trạng hôn nhân của vợ chồng bạn không thể kéo dài được nữa, mục đích của hôn nhân không đạt được. Do đó trong trường hợp này nếu bạn có đủ cơ sở để chứng minh chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình thì bạn còn toàn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương.

Tuy nhiên như bạn nói, khi bạn đề cập đến vấn đề ly hôn thì chồng bạn có hành vi cản trở bằng những hành động như đánh đập, lấy con ra để uy hiếm tinh thần bạn, hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật do đó căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì chồng chị sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng về hành vi cản trở ly hôn.

Nếu trường hợp chồng bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề hôn nhân gia đình, hãy gọi ngay cho chúng tôi đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Những trường hợp xử phạt vi phạm luật hôn nhân gia đình khác

 

Anh Lộc (Lào Cai) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, bác tôi là người dân tộc Thái sinh sống ở Lào Cai, gia đình bác thì có một cô con gái năm nay mới 14 tuổi. Gần đây khi lên nhà bác chơi tôi mới biết bác sắp tới bác sẽ tổ chức hôn lễ gả con gái cho một anh cùng bản 20 tuổi. Khi tôi lên tiếng ngăn cản thì bác nói con gái tuổi này đã lớn phải gả đi càng sớm càng tốt. Tuy nhiên tôi rất thương em vì hiện tại em mới 14 tuổi, còn tuổi ăn tuổi học lấy chồng sớm sẽ phá vỡ tương lai của em.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu bác tôi vẫn tổ chức hôn lễ cho em thì có vi phạm gì không vì tôi nghe nói đủ 18 tuổi theo pháp luật mới được lập gia đình. Mong luật sư tư vấn!

>> Tư vấn các trường hợp xử phạt vi phạm luật hôn nhân gia đình, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Lộc, cảm ơn anh đã tin tưởng cũng như gửi câu hỏi của anh đến với chúng tôi. Đối với câu hỏi nay, chúng tôi xin được đưa ra giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 về điều kiện đăng ký kết hôn trong đó điểm a khoản 1 Điều 8 có quy định “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bạn nữ trong trường hợp này mới chỉ 14 tuổi do đó vẫn chưa đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn theo quy định hiện hành.

Do đó nếu bác của bạn vẫn cố tình thực hiện việc tổ chức lấy chồng cho con gái chưa đủ 18 tuổi là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Đối với hành vi tổ chức tảo hôn này bác của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà bác bạn vẫn còn cố tình thực hiện việc vi phạm thì bác của bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ lên đến 2 năm theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015.

Trên đây là bài viết của Tổng đài pháp luật về vấn đề vi phạm luật hôn nhân gia đình. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ có cái nhìn mới hơn, để có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích của mình trên thực tế. Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên lạc ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất.