Nữ 17 tuổi 1 ngày có được kết hôn là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Bởi ngày nay, giới trẻ đang ngày càng có xu hướng kết hôn sớm. Vì vậy một trong những câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều đó chính là nữ 17 tuổi 1 ngày có được kết hôn không? Nữ 17 tuổi 1 ngày kết hôn có bị coi là tảo hôn không? Hiểu được những thắc mắc đó trong bài viết này Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp một vài thông tin liên quan đến các quy định về kết hôn. Ngoài ra nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến để được tư vấn cụ thể chi tiết hơn xin vui lòng gọi 1900.6174
Kết hôn là gì?
>> Tư vấn nữ 17 tuổi 1 ngày có được kết hôn không, liên hệ ngay 1900.6174
Chắc hẳn trong chúng ta đều hiểu được việc kết hôn là gì nhưng chắc chắn là chưa ai có thể đưa ra định nghĩa một cách chính xác. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có đưa ra định nghĩa về việc kết hôn dưới đây:
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”
Theo điều luật được nêu rõ ở bên trên thì Luật hôn nhân và gia đình đưa ra quy định khá cụ thể về việc kết hôn. Kết hôn chính là việc và nam và nữ thành lập và xác lập được quan hệ giữa các bên vợ chồng với nhau dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Khi thành lập quan hệ vợ chồng thì không được ép buộc và không được có sự ràng buộc nào theo quy định của pháp luật. Nếu đáp ứng được đầy đủ tất cả điều kiện đơn giản theo điều luật quy định thì hai bên sẽ được pháp luật công nhận kết hôn. Việc thành lập quan hệ vợ chồng này sẽ được thành lập bằng văn bản hay được gọi là giấy đăng ký kết hôn.
>> Tham khảo bài viết: Bao nhiêu tuổi được kết hôn theo quy định mới nhất năm 2022
Tại sao phải đăng ký kết hôn?
Đăng kí kết hôn có ý nghĩa về mặt pháp lý như thế nào? Việc đăng ký kết hôn là một loại thủ tục pháp lý được thực hiện bằng văn bản nhằm bảo vệ quyền lợi cũng như ràng buộc về mặt nghĩa vụ của vợ và chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân. Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn là giấy tờ hộ tịch nhân thân giúp quan hệ vợ chồng được xác lập cũng như giúp cho Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền có thể xác định một người có nằm trong tình trạng hôn nhân hay không khi xảy ra các vấn đề về hôn nhân thuộc giải quyết của cơ quan thẩm quyền.
Sau khi đăng kí kết hôn tại UBND các cấp thì kể từ lúc kí tên vào giấy đăng kí kết hôn thì hai bên vợ chồng sẽ phát sinh các nghĩa vụ cũng như quyền lợi của cả hai bên. Hiện nay, có rất nhiều cặp đôi yêu nhau sống thử tức là sống chung nhưng không đăng kí kết hôn. Việc này gây ra khó khăn rất lớn nếu gặp trục trặc trong mối quan hệ liên qua đến tài sản. Lúc này việc xác định tài sản chung và tài sản chung có phần rắc rối và khi sống chung nhưng không đăng kí kết hôn thì Toà án cũng khó có thể bảo vệ được quyền lợi của hai bên.
Mọi thắc mắc về đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hiện nay, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>> Tham khảo bài viết: Độ tuổi kết hôn đối với nam và nữ theo quy định pháp luật 2022
Điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật
>> Tư vấn chính xác độ tuổi đăng kí kết hôn, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật xin tiếp nhận thông tin mà cháu đưa ra. Căn cứ nội dung tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn đối với nam và nữ như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;”
Theo đúng quy định của pháp luật thì nữ đủ 18 tuổi trở lên và nam 20 tuổi trở lên thì được phép đăng kí kết hôn tại các cơ quan có thẩm quyền. Như thông tin mà cháu đã cung cấp ở bên trên thì cháu sinh ngày 18/08/2003 nên tính đến thời điểm hiện nay thì cháu đã 19 tuổi. Do đó, theo quy định của pháp luật thì cháu hiện nay đã đủ tuổi đăng kí kết hôn tại phường xã địa phương.
Đồng thời cháu cũng sẽ phải chịu trách nhiệm cũng như sẽ bị ràng buộc về mặt nghĩa vụ trong suốt thời kỳ hôn nhân. Vì thế, khi kết hôn cũng cần phải chuẩn bị cả về mặt tinh thần cũng như vật chất để có đời sống hôn nhân tốt nhất.
Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, nhanh tay gọi đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ, tư vấn một cách trọn vẹn nhất!
>> Tham khảo bài viết: Chưa đủ tuổi kết hôn phạt bao nhiêu?
Nữ 17 tuổi 1 ngày có được kết hôn không?
>> Tư vấn nữ 17 tuổi 1 ngày có được kết hôn không, gọi 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Luật sư đã tiếp nhận thông tin mà bạn đưa ra và đưa ra lời tư vấn như sau:
Theo quy định của pháp luật tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Đối chiếu với điều luật được nêu ra tại bên trên thì nữ sẽ được kết hôn nếu đủ 18 tuổi trở lên và nam thì là 20 tuổi trở lên. Quy định về độ tuổi đăng kí kết hôn của điều luật mới trong luật HN&GĐ cũng tương tự với Khoản 1 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đó là nam được phép đăng kí kết hôn nếu 20 tuổi trở lên, nữ được đăng kí kết hôn từ 18 tuổi trở lên.
Bên cạnh đó, theo các quy định hiện hành tại Nghị quyết số 02/2000/ NQ-HĐTP thì cũng có quy định rằng nữ phải đủ 18 tuổi và nam đủ 20 mới được phép đăng ký kết hôn và không quy định bắt buộc phải đủ tuổi trở lên. Vì thế, khi mà nữ đã bước sang độ tuổi 18 và nam bước sang độ tuổi 20 thì vẫn được kết hôn theo quy định mà không vi phạm pháp luật.
Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có hiệu lực chính thức từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Hiện tại là năm 2022 nhưng theo như chúng tôi dự đoán thì sẽ chưa có bất kỳ sự thay đổi nào trong bộ luật Hôn nhân so với các điều luật cũ hiện nay. Do đó, quy định về độ tuổi kết hôn là nữ bước sang 18 tuổi còn nam bước sang 20 tuổi thì được đăng ký kết hôn chắc chắn sẽ không có sự thay đổi.
Tóm lại, nếu nữ 17 tuổi 1 ngày có được kết hôn không thì câu trả lời ở đây là vẫn được kết hôn vì 17 tuổi 1 ngày là đã bước sang tuổi 18 và hoàn toàn hợp pháp theo quy định pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về vấn đề nữ 17 tuổi 1 ngày có được kết hôn không? Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác có liên quan, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
>> Tham khảo bài viết: 16 tuổi có được đăng ký kết hôn không? Quy định mới nhất 2022
Một số câu hỏi liên quan đến nữ 17 tuổi 1 ngày có được kết hôn không?
Nữ 17 tuổi 1 ngày có được kết hôn với Nam 18 tuổi có được pháp luật cho phép không?
>> Tư vấn nữ 17 tuổi 1 ngày có được kết hôn với nam 18 tuổi không, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và tư vấn như sau:
Theo Điều 8, Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Dựa vào thông tin cháu cung cấp thì cháu 18 tuổi và bạn gái cháu là 17 tuổi 1 ngày. Theo Luật hôn nhân và gia đình thì cả hai đều chưa đủ điều kiện để có thể đến cơ quan chức năng để tiến hành việc đăng ký kết hôn. Nếu vẫn tiến hành kết hôn thì sẽ coi là đang vi phạm pháp luật. Nếu gia đình vẫn tiến hành đám cưới và ở với nhau thì sẽ bị pháp luật xử lý như sau:
Căn cứ theo Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính lĩnh vực hành chính, hôn nhân, thi hành án quy định:
Điều 47. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.”
Đối chiếu với điều luật được trích dẫn bên trên thì nếu gia đình hai bên vẫn cố làm đám cưới và thực hiện việc kết hôn thì cả hai sẽ bị xử phạt về việc vi phạm hành chính. Số tiền phạt sẽ là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Vì thế, cháu có thể chờ đủ 20 tuổi là bạn gái đủ 18 tuôi thì mới tiến hành kết hôn sẽ không vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, Điều 66 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính lĩnh vực hành chính, hôn nhân, thi hành án quy định:
Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình;
c) Tước quyền sử dụng thẻ báo cáo viên pháp luật cấp huyện có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IV của Nghị định này.
Như vậy, Chủ tịch UBND xã nơi mà cháu sinh sống sẽ hoàn toàn có quyền xử phạt hai bên gia đình theo các mức phạt được ghi ở điều luật trên. Đây được coi là hành vi tổ chức lấy chồng, lấy vợ cho người mà chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Nếu như sau khi Chủ tịch UBND xã tiến hành xử phạt hành chính nhưng hai bên gia đình của cháu vẫn có ý định tái phạm cũng như cố duy trì quan hệ vợ chồng, chung sống với nhau với tư cách là vợ chồng một cách trái pháp luật thì chắc chắn có thể gia đình cháu và gia đình bạn gái có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến tội tảo hôn, tổ chức tảo hôn theo Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Có hiệu lực 01/01/2018).
Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Tóm lại, cháu không thể kết hôn khi cháu cháu và bạn gái chưa đủ tuổi để đăng kí kết hôn trên giấy tờ theo Luật hôn nhân và gia đình 2014. Nếu như hai bên gia đình vẫn tiến hành làm đám cưới chui thì có thể sẽ bị Chủ tịch UBND xã phạt hành chính. Tiếp tục tái phạm thì có thể sẽ phải hầu toà và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì thế, đừng để việc kết hôn trở thành bản án hầu Toà. Hãy cân nhắc trước việc tiến hành đăng kí kết hôn và tổ chức hôn lễ. Hai cháu có thể dọn về nhà ở chung và sinh con sau đấy khi đủ tuổi thì mới nên đăng kí kết hôn.
>> Tham khảo bài viết: Kết hôn trái pháp luật là gì? Quy định xử phạt năm 2022 thế nào?
Kết hôn với bạn nữ dưới 17 tuổi đã có thai có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
>> Tư vấn kết hôn với nữ dưới 17 tuổi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật xin đưa ra tư vấn như sau:
Theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì việc kết hôn sẽ dựa trên các quy định như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a)Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”
Thông tin bạn cung cấp đó là em trai bạn sinh năm 2000 tức là đã đủ tuổi để kết hôn. Còn bé gái mà có quan hệ yêu đương với em trai bạn sinh năm 2005 tính đến hiện nay mới chỉ có 17 tuổi thôi nhưng đã có bầu. Hiện tại thì gia đình bạn đã đồng ý cho hai người kết hôn nhưng theo quy định của pháp luật thì nữ phải đủ 18 tuổi trở lên mới được đăng ký kết hôn. Như vậy, thì bé gái chưa đủ 18 tuổi nên không thể đăng ký kết hôn và pháp luật cũng sẽ không công nhận cuộc hôn nhân này.
Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định Theo Điều 149 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội đăng ký kết hôn trái pháp luật:
” 1. Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ là người xin đăng ký không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
Bên cạnh đó, theo Điều 115 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 tội giao cấu với trẻ em , em bạn sẽ bị xử lý như sau:
“Điều 115. Tội giao cấu với trẻ em
1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.”
Điều luật trên có quy định rằng giao cấu với trẻ em từ 13 đến 16 tuổi thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự vì tội giao cấu với trẻ em. Tuy nhiên theo thông tin mà bạn cung cấp thì bé gái đó đã 17 tuổi trên 16 tuổi. Tức là đã trở thành trẻ vị thành viên và không còn là trẻ em nữa. Do đó, em trai của bạn sẽ không phạm vào tội giao cấu với trẻ vị thành niên và sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, nếu như gia đình bạn vẫn thực hiện kết hôn mà hai bên chưa đủ tuổi thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về việc thực hiện tảo hôn.
>> Tham khảo bài viết: Kết hôn trái pháp luật là gì? Quy định xử phạt năm 2022 thế nào?
Sống chung với nhau khi chưa đủ tuổi kết hôn có gọi là tảo hôn không?
>> Tư vấn việc sống chung khi chưa đủ tuổi, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị! Luật sư xin phép đưa ra lời tư vấn như sau:
Theo khoản 8, Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định:
“Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.”
Tức là, khi mà hai người không đủ tuổi kết hôn nhưng lại vẫn sống chung và không tổ chức đám cưới thì vẫn được pháp luật quy định là tảo hôn.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rằng nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên mới được phép đăng ký kết hôn theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Việc tảo hôn được hiểu là khi hai bên chưa đủ tuổi đã tổ chức đăng ký kết hôn và sống với nhau như vợ chồng. Đây là một hành động kết hôn trái với pháp luật vì đã vi phạm quy định của nhà nước về độ tuổi kết hôn. Ngoài ra, có một số trường hợp cũng được coi là tảo hôn đó là khi mà nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng một trong hai bên lại chưa đủ tuổi theo điều luật mà nhà nước quy định. Đây được gọi là hiện tượng kết hôn dưới tuổi luật định. Đây cũng là vi phạm pháp luật vì hai bên sống chung với nhau nhưng lại không tổ chức đám cưới vì chưa đủ tuổi thì vẫn được gọi là tảo hôn.
Hành vi tảo hôn là một hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Hiện tượng tảo hôn này rất phổ biến ở các vùng xâu vùng xa, các vùng dân tộc thiểu số do hiểu biết về pháp luật còn hạn hẹp. Tuỳ vào từng trường hợp tảo hôn khác nhau mà mức xử phạt về hành chính hoặc hình sự cũng sẽ khác nhau hoàn toàn:
Người thực hiện tảo hôn sẽ bị xử phạt hành chính theo các quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP của chính phủ
Ngoài ra, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015 khi tổ chức tảo hôn nhưng vẫn vi phạm sau khi bị phạt hành chính.
Khi mà hai bên chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn mà đã sinh con thì đưa bé cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều đến việc mà đứa con sinh ra có bị ảnh hưởng đến quyền được hưởng BHYT hay không. Theo khoản 6 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế đã được sửa đổi vào 2014 được Nhà nước quy định là trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện được nhà nước chi trả BHYT. Còn lại là học sinh, sinh viên thì được nhà nước hỗ trợ chi phí về BHYT.
Ngoài ra, căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Thông tư số 41/2014/TTLT- BYT- BTC thì khi trẻ dưới 6 tuổi ốm đau, bệnh tật mà phải đến các cơ sở y tế để chữa trị thì chỉ cần xuất trình thẻ BHYT. Nếu như không xuất trình thẻ BHYT hoặc thẻ BHYT bị mất thì trẻ vẫn sẽ được hưởng các quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng sẽ phải nộp giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh và danh sách thuộc diện tham gia BHYT do UBND cấp xã cấp.
Trong trường hợp phải điều trị khẩn cấp ngay sau khi ra đời chưa kịp làm giấy khai sinh thì người giám hộ của trẻ hoặc thủ trưởng cơ sở y tế sẽ ký xác nhận tại hồ sơ bệnh án để sau này có căn cứ thanh toán viện phí theo đúng quy định nhà nước đề ra.
Cuối cùng thì khi mà hai bên chưa đủ tuổi kết hôn nhưng đẻ con ra vẫn sẽ được hưởng các quyền lợi vốn có của BHYT. Tuy nhiên để được hưởng các quyền lợi này sẽ phải cần đến giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh.
>> Tham khảo bài viết: Có nên đăng ký kết hôn trước khi cưới không? Thủ tục đăng ký 2022
Qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp thông tin chung về điều luật, điều kiện và quy định nữ 17 tuổi 1 ngày có được kết hôn. Việc yêu nhau và kết hôn là một điều thiêng liêng và đáng quý. Vì vậy, hãy cân nhắc với nhau kĩ khi tiến đến hôn nhân và tìm hiểu các quy định về hôn nhân. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến việc nữ 17 tuổi 1 ngày có được kết hôn, hãy liên hệ đến Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn trọn vẹn nhất!